Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài

Những câu hỏi liên quan
Ngô Thị Hồng Thúy
Xem chi tiết
Đào Phương Anh
23 tháng 12 2017 lúc 8:12

Câu 1. Hằng năm, giỗ tổ Hùng Vương diễn ra vào ngày 10/3 âm lịch. ở Đền Hùng - Chân núi Nghĩa Linh

Câu 2. tên đầu tiên nước ta là Văn Lang - đóng đô ở Phong Châu ( tức là tỉnh Phú Thọ ngày nay) - do Hùng Vương đứng đầu Bạn tick cho mk nha
Ngô Thị Hồng Thúy
Xem chi tiết
Hoàng Thảo Linh
22 tháng 12 2017 lúc 20:59

1. Hằng năm, giỗ tổ Hùng Vương diễn ra vào ngày 10/3 âm lịch.

ở Đền Hùng - Chân núi Nghĩa Linh

Hoàng Thảo Linh
22 tháng 12 2017 lúc 21:02

2.

tên đầu tiên nước ta là Văn Lang

- đóng đô ở Phong Châu ( tức là tỉnh Phú Thọ ngày nay)

- do Hùng Vương đứng đầu

Phùng Tuệ Minh
3 tháng 11 2018 lúc 21:27

1) Hằng năm, giỗ tổ Hùng Vương diễn ra vào ngày 10/3 ở Phú Thọ. Cả nước có ngày giỗ tổ để mọi người đều nhớ ơn đến tổ tiên, đến các vua Hùng.

2) Tên đầu tiên của nước ta là Văn Lang, vua đóng đô ở thành Phong Châu, do Hùng Vương đứng đầu.

nguyenkhacphong
Xem chi tiết
Thảo Phương
1 tháng 11 2018 lúc 9:58

-Hằng năm,giỗ tổ hùng vương diễn ra vào ngày mong 10 thang 3 am lich.Ở Phu Tho .Cả nước ta lại có ngày giỗ tổ hùng vương de nho on to tiên, cội nguồn

Cô Bé Yêu Đời
Xem chi tiết
Sen Phùng
2 tháng 5 2017 lúc 9:28

Nếu copy trên mạng sẽ có rất nhiều câu trả lời hay cho các em,...nhưng đó là lời giải thích của báo, của người viết. Vậy quan điểm của các bạn như thế nào? Chúng ta cần xuất phát từ suy nghĩ của mình mà trả lời.

Học lịch sử thì phải biết về thời Vua Hùng dựng nước,...ông vua lập nên đất nước này thì chúng ta có nên tưởng nhớ? Và ngày 10.3 ra đời vì điều gì?

Các em bị phụ thuộc quá nhiều và internet mà quên mất rằng mình hoàn toàn có thể trả lời được sao?

tiểu thư họ nguyễn
27 tháng 11 2016 lúc 19:30

Ngày ” Giỗ Tổ Hùng Vương là ngày gì ” và ý nghĩa lịch sử ngày Giỗ Tổ Hùng Vương nói lên điều gì. Ngày Giỗ Tổ Hùng Vương hay còn gọi là “Lễ hội Đền Hùng” là một ngày lễ của Việt Nam, là ngày để tất cả mọi người cùng về đất nước Việt Nam này để tận hưởng được giá trị của sự bình yên và sự hi sinh của những đồng bào có công cùng các Vua Hùng dựng nước. Ý nghĩa lịch sử ngày Giỗ Tổ Hùng Vương chứa đựng những gì, và nói lên điều gì. Tại sao tổ tiên lại chọn ngày 10/3 chứ không phải là một ngày khác, đây chắc không phải là ngày chọn lựa một cách tình cờ mà có dụng ý, chứa đựng thông điệp nhất định của tổ tiên.

y nghia lich su ngay gio to hung vuong

Hãy cùng Viet Fun Travel tìm hiểu ” ý nghĩa lịch sử ngày Giỗ Tổ Hùng Vương

Theo Dịch học:

– Số 3 trong tháng 3 giỗ tổ là số của Địa chi

– Số 10 trong ngày 10 là số của Thiên can.

Tháng 3 âm lịch là tháng Thìn theo lịch nhà Hạ, Thìn là con rồng, Hoa ngữ đọc là LUNG, âm Hán Việt là LONG, Lung và Long là đồng âm của LANG, chính vì điều này con Rồng được dùng tượng trưng cho Vua.

– Năm là số trung cung của Hà-Lạc nơi điều hòa ngũ hành nên được dùng chỉ thủ lãnh, vua, người cầm đầu,

– Trong tiếng Việt: năm hay lăm → lang

Ngôn ngữ Thái và Mường hiện nay từ lang cũng có nghĩa là Thủ lãnh, người cầm đầu.

– Tóm lại: ý nghĩa của số 3 –Thìn chính là Lang là vua.

– Số 10 là can KỶ; đi hết 1 vòng trở về khởi đầu là Kỷ, nên ngày KỶ cũng là Kỵ, ngày KỴ tức ngày Giỗ.

– Số 10 và số 3 căn cứ trên 2 hệ Can – Chi theo Dịch học họ “HÙNG” giải mã ra là: “KỴ LONG” ý tứ rất rõ ràng nghĩa là ngày “GIỖ VUA”. Vua ở đây là vua tổ như đã trình bày ở trên, ngày giỗ của vua tổ cũng chính là ngày lên ngôi của vua đầu tiên, ngày khởi đầu của vương triều thứ nhất, ngày bắt đầu của lịch sử quốc gia.

y nghia lich su ngay gio to hung vuong 1

Cứ ngày 10 tháng 3 âm lịch người người trẩy hội đến với Đền Hùng – tìm về nguồn cội của mình. Lễ hội là dịp để con Lạc, cháu Hồng tìm hiểu và biết thêm về ý nghĩa lịch sử ngày Giỗ Tổ Hùng Vươngcũng là dịp hành hương về nơi đã sinh ra dân tộc Việt Nam anh hùng – một dân tộc chưa biết cúi đầu khuất phục bất kỳ một tên giặc ngoại xâm nào, kể cả những tên hùng mạnh nhất trên thế giới như Pháp và Mỹ. Đây không chỉ thể hiện niềm tự hào, tự tôn dân tộc của mỗi người Việt Nam mà còn trở thành niềm kiêu hãnh đối với các dân tộc đã, đang đấu tranh vì hòa bình, độc lập, tự do và nhân dân yêu chuộng hòa bình thế giới; bạn bè khắp năm châu cảm phục, kính nể dân tộc Việt Nam anh hùng. Có thể nói ngày 10 tháng 3 hàng năm là ngày duy nhất có được của toàn thể người Việt mà sự hân hoan tự nhiên phát ra từ đáy lòng, là ngày giờ linh thiêng khiến giữa tất cả người Việt với nhau thực sự không có sự ngăn cách nào dù mong manh nhất.

y nghia lich su ngay gio to hung vuong 2

Ngày mùng 10 tháng 3 âm lịch hằng năm đã trở thành “điểm hẹn” tâm linh trong mỗi người dân nước Việt. Cứ đến ngày này, dù ai ở xa, dù ai đang bận rộn, dù đi đâu về đâu, cũng tìm đường về chân núi Nghĩa Lĩnh dâng hương tưởng nhớ các vua Hùng đã có công dựng nước. Ngày 6/1/2001, chính phủ ban hành Nghị định số 82/2001/NĐ-CP, quy định về quy mô, nghi lễ tổ chức giỗ Tổ Hùng Vương và lễ hội Đền Hùng hàng năm. Ngày 10 tháng 3 trở thành ngày Quốc Giỗ của cả dân tộc.

Lễ hội đền Hùng với phần tế lễ và phần hội luôn mang đậm văn hóa truyền thống. Phần tế lễ được cử hành trọng thể mang tính Quốc lễ. Lễ vật dâng cúng là “lễ tam sinh”, là bánh chưng, bánh dày, xôi nhiều màu… Nhạc khí cử hành là trống đồng cổ. Với những nghi lễ văn hóa đậm nét, cả dân tộc trong một khoảnh khắc linh thiêng cùng nhau hướng về nguồn cội của mình. Người dân ở khắp mọi miền đất nước dâng lên vua Hùng những sản vật tiêu biểu của văn hóa truyền thống, đó là bánh chưng, bánh dày, xôi nhiều màu…

y nghia lich su ngay gio to hung vuong 4

Tháng 12/2012, tín ngưỡng thờ cúng vua Hùng của dân tộc Việt Nam đã được UNESCO công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại. Sự công nhận của thế giới trước tín ngưỡng thờ cúng vua Hùng chính là sự đánh giá tầm quan trọng bậc nhất việc một dân tộc luôn biết gìn giữ văn hóa nguồn cội trong “vòng xoáy” hội nhập.

“Dù ai đi ngược về xuôi/ Nhớ ngày giỗ Tổ mùng 10 tháng 3”, lễ Giỗ Tổ đang đến rất gần- đó không chỉ là ngày hội quần tụ của cả dân tộc, còn là ngày để chúng ta- mỗi người dân Việt khẳng định sức mạnh giống nòi, và sức trường tồn mãnh liệt của văn hóa dân tộc Việt Nam. Ý nghĩa lịch sử ngày Giỗ Tổ Hùng Vương thể hiện rõ đạo lý “uống nước nhớ nguồn” thể hiện lòng biết ơn sâu sắc các Vua Hùng đã có công dựng nước và các bậc tiền nhân kiên cường chống giặc ngoại xâm giữ nước, như một tinh thần văn hóa Việt Nam.

 
FAIRY TAIL
27 tháng 11 2016 lúc 19:31

“Dù ai đi ngược về xuôi

Nhớ ngày Giỗ Tổ mồng mười tháng ba

Khắp miền truyền mãi câu ca

Nước non vẫn nước non nhà ngàn năm”

Câu ca dao đậm đà tình nghĩa đã đi vào lòng mỗi người dân Việt Nam từ thế hệ này sang thế hệ khác. Hàng ngàn năm nay, Đền Hùng - nơi cội nguồn của dân tộc, của đất nước luôn là biểu tượng tôn kính, linh nghiêm quy tụ và gắn bó với dân tộc Việt Nam.

Theo truyền thuyết thì Lạc Long Quân và Âu Cơ được xem như là Thủy Tổ người Việt, cha mẹ của các Vua Hùng. Lễ hội Đền Hùng còn được gọi là ngày Giỗ Tổ Hùng Vương.

Ngày Giỗ Tổ Hùng Vương diễn ra vào ngày mồng 10 tháng 3 âm lịch hàng năm tại Đền Hùng, Việt Trì, Phú Thọ. Trước đó hàng tuần, lễ hội đã diễn ra với nhiều hoạt động văn hoá dân gian và kết thúc vào ngày 10 tháng 3 âm lịch với Lễ rước kiệu và dâng hương tại Đền Thượng.

Từ xa xưa Ngày Giỗ Tổ Hùng Vương đã có vị thế đặc biệt trong tâm thức của người Việt. Bản ngọc phả viết thời Trần, năm 1470 đời vua Lê Thánh Tông và đời vua Lê Kính Tông năm 1601 sao chép đóng dấu kiềm để tại Đền Hùng, nói rằng: “...Từ nhà Triệu, nhà Đinh, nhà Lê, nhà Lý, nhà Trần đến triều đại ta bây giờ là Hồng Đức Hậu Lê vẫn cùng hương khói trong ngôi đền ở làng Trung Nghĩa. Những ruộng đất sưu thuế từ xưa để lại dùng vào việc cúng tế vẫn không thay đổi...”.

Như vậy, có thể hiểu từ thời Hậu Lê trở về trước các triều đại đều quản lý Đền Hùng theo cách giao thẳng cho dân sở tại trông nom, sửa chữa, cúng bái, làm Giỗ Tổ ngày 10 tháng 3 âm lịch. Bù lại họ được miễn nộp thuế 500 mẫu ruộng, miễn đóng sưu, miễn đi phu đi lính.

Đến đời nhà Nguyễn vào năm Khải Định thứ 2 (1917), Tuần phủ Phú Thọ Lê Trung Ngọc đã trình bộ Lễ định ngày 10 tháng 3 âm lịch hàng năm làm ngày Quốc tế (Quốc lễ, Quốc giỗ). Điều này được tấm bia Hùng Vương từ khảo do Tham tri Bùi Ngọc Hoàn, Tuần phủ tỉnh Phú Thọ, lập năm Bảo Đại thứ 15 (1940) cũng đang đặt ở Đền Thượng trên núi Hùng, xác nhận: “Trước đây, ngày Quốc tế lấy vào mùa thu làm định kỳ. Đến năm Khải Định thứ hai (dương lịch là năm 1917), Tuần phủ Phú Thọ là Lê Trung Ngọc có công văn xin bộ Lễ ấn định ngày mồng Mười tháng Ba hằng năm làm ngày Quốc tế, tức trước ngày giỗ tổ Hùng Vương đời thứ 18 một ngày. Còn ngày giỗ (11 tháng Ba) do dân sở tại làm lễ”. Kể từ đây, ngày Giỗ Tổ Hùng Vương ngày 10 tháng 3 âm lịch hàng năm được chính thức hóa bằng luật pháp.

Sau cách mạng tháng Tám (1945) Đảng, Nhà nước ta rất quan tâm tới Đền Hùng, Chủ tịch Hồ Chí Minh, các đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước đều đã về thăm viếng tại đây. Kế tục truyền thống cao đẹp của cha ông, nhất là đạo đức “uống nước nhớ nguồn”, ngay sau cách mạng thành công, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã ký Sắc lệnh của Chủ Tịch nước số 22/SL - CTN ngày 18 tháng 2 năm 1946 cho công chức nghỉ ngày 10 tháng 3 âm lịch hàng năm để tham gia tổ chức các hoạt động Giỗ Tổ Hùng Vương - hướng về cội nguồn dân tộc.

Trong ngày Giỗ Tổ năm Bính Tuất (1946) - năm đầu tiên của Chính phủ mới được thành lập, cụ Huỳnh Thúc Kháng - Quyền Chủ tịch nước đã dâng một tấm bản đồ Tổ quốc Việt Nam và một thanh gươm quý nhằm cáo với Tổ tiên về đất nước bị xâm lăng và cầu mong Tổ tiên phù hộ cho quốc thái dân an, thiên hạ thái bình cùng nhau đoàn kết, đánh tan giặc xâm lược, bảo vệ toàn vẹn lãnh thổ của đất nước.

Chủ tịch Hồ Chí Minh cũng đã có hai lần về thăm Đền Hùng (19/9/1954 và 19/8/1962). Tại đây Người đã có câu nói bất hủ: “Các Vua Hùng đã có công dựng nước - Bác cháu ta phải cùng nhau giữ lấy nước”. Người còn nhắc: “Phải chú ý bảo vệ, trồng thêm hoa, thêm cây cối để Đền Hùng ngày càng trang nghiêm và đẹp đẽ, thành công viên lịch sử cho con cháu sau này đến tham quan”.

Năm 1995, ngày Giỗ Tổ Hùng Vương đã được Ban Bí thư ghi trong thông báo là ngày lễ lớn trong năm. Ngành Văn hóa thông tin - thể thao phối hợp với các ngành chức năng đã tổ chức lễ hội trong thời gian 10 ngày (từ 1/3 đến 10/3 âm lịch).

Tại Nghị định số 82/2001/NĐ-CP ngày 06/11/2001 về Nghi lễ Nhà nước, trong đó có nội dung quy định cụ thể về quy mô tổ chức Giỗ Tổ Hùng Vương, cụ thể như sau:

- “Năm chẵn” là số năm kỷ niệm có chữ số cuối cùng là “0”; Bộ Văn hoá - Thông tin và Ủy ban Nhân dân tỉnh Phú Thọ tổ chức Lễ hội; mời đại diện lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Quốc hội, Chính phủ, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các đoàn thể dự Lễ dâng hương.

- “Năm tròn” là số năm kỷ niệm có chữ số cuối cùng là “5”; Ủy ban Nhân dân tỉnh Phú Thọ tổ chức lễ hội; mời đại diện lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Quốc hội, Chính phủ, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các đoàn thể dự Lễ dâng hương.

- “Năm lẻ” là số năm kỷ niệm có các chữ số cuối cùng còn lại. Ủy ban Nhân dân tỉnh Phú Thọ tổ chức lễ hội; mời lãnh đạo Bộ Văn hoá - Thông tin dự lễ dâng hương và tổ chức các hoạt động trong lễ hội.

Ngày 02/4/2007, Quốc Hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam đã phê chuẩn sửa đổi, bổ sung Điều 73 của Luật Lao động cho người lao động được nghỉ làm việc, hưởng nguyên lương ngày Giỗ Tổ Hùng Vương (10/3 âm lịch). Kể từ đây, ngày 10/3 âm lịch hàng năm đã trở thành ngày lễ lớn - QUỐC LỄ mang ý nghĩa bản sắc văn hóa dân tộc.

Ngày giỗ Tổ Hùng Vương hằng năm là ngày hội chung của toàn dân, ngày mà mọi trái tim dù đang sống và làm việc ở muôn nơi vẫn đập chung một nhịp, mọi cặp mắt đều nhìn về cùng một hướng. Trong ngày này, nhân dân cả nước còn có điều kiện để tham gia vào các hoạt động văn hóa thể hiện lòng thành kính tri ân các Vua Hùng đã có công dựng nước và các bậc tiền nhân đã vì dân giữ nước.

Trong hồ sơ đề trình UNESCO công nhận “Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương” là di sản văn hoá thế giới đã nêu rõ giá trị của di sản là thể hiện lòng tôn kính đối với tổ tiên, theo tinh thần “Uống nước nhớ nguồn” của dân tộc Việt Nam. Theo đánh giá của các chuyên gia UNESCO, “Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương” đã đáp ứng được tiêu chí quan trọng nhất trong 5 tiêu chí, đó là, di sản có giá trị nổi bật mang tính toàn cầu, khích lệ ý thức chung của mọi dân tộc trong việc thúc đẩy giá trị đó. Vì vậy, ngày 6/12/2012, UNESCO đã chính thức công nhận “Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương ở Phú Thọ”, biểu tượng của tinh thần đại đoàn kết, truyền thống đạo lý “Uống nước nhớ nguồn” của dân tộc Việt Nam là Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại.

Giỗ Tổ Hùng Vương - Lễ hội Đền Hùng còn là dịp để giáo dục truyền thống “Uống nước nhớ nguồn”, lòng biết ơn sâu sắc các Vua Hùng đã có công dựng nước và các bậc tiền nhân kiên cường chống giặc ngoại xâm giữ nước, đồng thời còn là dịp quan trọng để chúng ta quảng bá ra thế giới về một Di sản vô cùng giá trị, độc đáo, đã tồn tại hàng nghìn năm, ăn sâu vào tâm hồn, tình cảm, trở thành đạo lý truyền thống của đồng bào cả nước, kiều bào ta ở nước ngoài, là ngày để toàn Đảng, toàn quân, toàn dân ta cùng nguyện một lòng mãi mãi khắc ghi lời căn dặn của Chủ tịch Hồ Chí Minh: “Các Vua Hùng đã có công dựng nước - Bác cháu ta phải cùng nhau giữ lấy nước”.

Minh Lệ
Xem chi tiết
Anh Lê Quốc Trần
9 tháng 8 2023 lúc 18:28

Tham khảo:

- Lễ giỗ Tổ Hùng Vương tổ chức ở Đền Hùng và vào ngày mồng Mười tháng Ba âm lịch hằng năm.

- Nghi thức quan trọng nhất của phần lễ là lễ rước kiệu, lễ dâng hương. Phần hội được tổ chức với nhiều hoạt động phong phú: diễn xướng hát Xoan, múa rối nước, liên hoan văn nghệ, hội trại văn hóa, hội thi gói bánh, hội thi thể thao,..

nguyenkhacphong
Xem chi tiết
So Yummy
25 tháng 10 2018 lúc 14:30

*Hằng năm giỗ tổ Hùng Vương vào ngày 10/3 âm lịch được tổ chức tại Phú Thọ.Cả nước có ngày giỗ tổ là để thể hiện lòng biết ơn,kính trọng các vua Hùng đã có công dựng nước và giữ nước.

*Thành Cổ Loa gắn liền với những truyền thuyết kỳ thú của dân tộc Việt, về việc vua An Dương Vương định đô, xây thành; Về chiếc nỏ thần Kim Quy bắn một phát hạ hàng trăm tên giặc; Về mối tình bi thương và cảm động của Mỵ Châu – Trọng Thuỷ… Từ bao đời nay, ngôi thành cổ này cùng với những nhân vật lịch sử được huyền thoại hoá đã đi vào tiềm thức của người dân Việt Nam.

Đây là toà thành cổ vào bậc nhất Việt Nam được vua Thục An Dương Vương xây từ thế kỷ thứ 3 trước Công nguyên để làm kinh đô nước Âu Lạc (tên nước Việt Nam thời đó), nay thuộc huyện Ðông Anh, ngoại thành Hà Nội.

Ngố ngây ngô
25 tháng 10 2018 lúc 10:32

Vào mồng mười tháng 3 âm lịch hằng năm tại Phú Thọ

Có ngày giỗ tổ để tưởng nhớ các vị vua hùng dã có công xây dựng đất nước và bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc

Phùng Tuệ Minh
25 tháng 10 2018 lúc 12:55

Hằng năm, giỗ tổ hùng vương diễn ra vào ngày 10/3, tại Phú Thọ. Cả nước có ngày giỗ tổ vì đây là ngày nhớ ơn công lao dựng nước của các vua Hùng, nhớ ơn tổ tiên của chúng ta.

Kudo shinichi
Xem chi tiết
I don
25 tháng 5 2018 lúc 15:06

- Quê của vua Lý Thái Tổ là ở Cổ Pháp, Bắc Giang ( nay thuộc huyện Từ Sơn, Bắc Ninh)

- Vua Lê Thái Tổ tên thật là Lê Lợi

- Tên nước đầu tiên của nước ta trong lịch sử là nước Văn Lang

- Lê Lợi đánh tan giặc Minh lập triều đại mới ở Việt Nam

- Ngô Quyền đóng đô ở Cổ Loa

Thị Thị
25 tháng 5 2018 lúc 15:01

tên thật là Lê Thánh Tông hay sao ý

Thị Thị
25 tháng 5 2018 lúc 15:08

mình nhầm

Nguyễn Ngọc Anh Thơ
Xem chi tiết
Đặng Hà Vy
Xem chi tiết

Đáp án : C

# Math is easy

Khách vãng lai đã xóa
Chu Nguyệt Cát
16 tháng 5 2021 lúc 9:46

C. Ngày Tổng tuyển cử Quốc hội chung trong cả nước 

:))))

Khách vãng lai đã xóa
Yêu Hoàng~
16 tháng 5 2021 lúc 9:48

đáp án C nhá 

Khách vãng lai đã xóa