giải thích ý nghĩa nhan đề bài thơ" Hai chữ nước nhà" của Á Nam Trần Tuấn Khải
Hai chữ nước nhà của Trần Tuấn Khải được viết theo thể thơ nào ?
A. Thất ngôn tứ tuyệt
B. Lục bát
C. Song thất lục bát
D. Thơ tự do
Hướng dẫn soạn bài " Hai chữ nước nhà" - Trần Tuấn Khải - Văn lớp 8
I. KIẾN THỨC CƠ BẢN
1. Về tác giả:
Trần Tuấn Khải (1895-1983) bút hiệu á Nam, quê ở làng Quang Xán, xã Mĩ Hà, huyện Mĩ Lộc, tỉnh Nam Định. Ông thường mượn những đề tài lịch sử hoặc những biểu tượng nghệ thuật để bộc lộ lòng yêu nước của đồng bào và bày tỏ khát vọng độc lập, tự do của mình.
Tác phẩm chính của Trần Tuấn Khải bao gồm các tập thơ: Duyên nợ phù sinh I, II; Bút quan hoài I, II; Với sơn hà I, II...
2. Về thể loại:
Song thất lục bát là thể thơ cách luật cổ điển thuần tuý của Việt Nam. Đơn vị cơ bản là một khổ thơ gồm hai câu bảy chữ và hai câu sáu tám tiếp theo. Nếu mở đầu bằng hai câu sáu tám trước thì gọi là lục bát gián thất. Trừ điểm sai biệt rất nhỏ này, lục bát gián thất hoàn toàn thống nhất với song thất lục bát về cội nguồn cũng như cách luật. Song thất lục bát, do đó, có thể được xem là một thuật ngữ chung.
Song thất lục bát được hình thành trên cơ sở tổ hợp thể thơ lục bát nhưng không phải với thể thất ngôn của Trung Quốc mà với lối thơ bảy tiếng vốn có của Việt Nam:
- "Bói ra ma quét nhà ra rác".
- "Được lòng ta, xót xa lòng người".
- "Giọt máu đào hơn ao nước lã".
(Tục ngữ)
- "Ăn, thì ăn cơm thừa canh cặn
Ăn, thì ăn môn sượng khoai sùng".
(Lục súc tranh công)
- "áo xông hương của chàng vắt mắc,
Đêm em nằm, em đắp lấy hơi
Gửi khăn, gửi túi, gửi lời,
Gửi đôi chàng mạng cho người đàng xa".
(Ca dao)
Qua sự gia công dần dần của nhà văn, đến thế kỉ XVIII, song thất lục bát đã đạt đến mức hoàn thiện qua tác phẩm của Nguyễn Gia Thiều, và dịch phẩm của Đoàn Thị Điểm, Phan Huy Vịnh, v.v... Ngày nay song thất lục bát vẫn còn sức sống của nó. Trong Ba mươi năm đời ta có Đảng, Tố Hữu sử dụng thể thơ này khá thành công.
ở dạng hoàn chỉnh nhất, song thất lục bát tuân theo cách luật như sau. Về gieo vần: tiếng cuối câu bảy trên bắt vần trắc xuống tiếng thứ năm câu bảy dưới; tiếng cuối câu bảy dưới bắt vần bằng với tiếng cuối câu sáu; tiếng cuối câu sáu lại bắt vần bằng với tiếng thứ sáu câu tám; tiếng cuối câu tám lại bắt vần bằng với tiếng thứ ba, hoặc tiếng thứ năm của câu bảy đầu của khổ thơ sau. Như thế mỗi khổ thơ có một vần trắc và ba vần bằng. Trừ câu sáu chỉ có vần chân, ba câu kia vừa có vần chân vừa có vần lưng. Về phối thanh, thì tiếng thứ năm và tiếng thứ bảy của câu bảy trên nhất định phải bằng và trắc, câu bảy dưới thì ngược lại. Bằng trắc trong hai câu sáu tám giống như trong thơ lục bát. Về ngắt nhịp, thì hai câu bảy theo đúng như thơ bảy chữ Việt Nam, nghĩa là 3/4 hoặc 3/2/2. Hai câu sáu tám cũng linh hoạt như thơ lục bát.
[...] Cũng như lục bát, song thất lục bát đã cô kết được nhiều phẩm chất thẩm mĩ của tiếng Việt, nhất là về phương diện nhạc điệu... Nếu câu thơ lục bát có khả năng miêu tả và kể chuyện thích hợp với loại truyện, thì song thất lục bát lại giàu giá trị biểu cảm, nhiều sức biểu hiện những trạng thái tâm hồn và xúc cảm, thích hợp với các khúc ngâm dài” (Phương Lựu – Từ điển văn học, tập hai, 1984).
3. Về tác phẩm:
a) Thời quân Minh sang xâm lược nước ta, Nguyễn Phi Khanh, đại thần của triều đình, bố của Nguyễn Trãi bị chúng bắt đưa sang Trung Quốc. Nguyễn Trãi muốn đi theo để phụng dưỡng cha già nhưng Nguyễn Phi Khanh đã khuyên con ở lại để đền nợ nước, trả thù nhà. Đến biên giới thì hai cha con chia tay nhau. Nguyễn Trãi tìm đến gia nhập nghĩa quân Lam Sơn và sau đó, bằng ngòi bút của mình, đã đóng góp phần rất lớn trong việc đánh tan quân xâm lược, giải phóng đất nước.
b) Xúc cảm buồn đau được thể hiện bằng một giọng thơ thống thiết, lâm li. Thể thơ song thất lục bát rất thích hợp với cảm xúc và giọng điệu này. Hai câu bảy chữ như trào dâng, dồn dập. Hai câu lục bát da diết, chậm mà xoáy sâu, nhức nhối. Những thanh trắc ở câu bảy, hiệp vần ở hai câu lục bát làm tăng nhạc tính ở từng khổ thơ:
*Bối cảnh không gian biên ải được gợi ra ở 4 câu thơ đầu
- Từ điểm chia li này, người cha sẽ ra đi vĩnh viễn, vĩnh biệt tổ quốc, vĩnh biệt những người ruột thịt. Cảnh vật sầu thảm thê lương (ải Bắc, mây sầu, gió thảm, hổ thét, chim kêu...) càng gợi buồn đau cho lòng người.
- Hoàn cảnh éo le và tâm trạng của nhân vật trữ tình (4 câu thơ tiếp): cha bị áp giải sang Tàu, một đi không trở lại, con muốn theo cha để làm tròn đạo hiếu nhưng thù nhà nợ nước còn đấy, cha đành dằn lòng khuyên con ở lại vì nghĩa lớn. Tâm trạng : đau đớn, xót xa vì chia li và cũng vì thù nhà nợ nước chưa trả.
Những câu thơ mở đầu đoạn có tác dụng tạo tiền đề, tâm thế. Trong không gian và tâm trạng chia li đau buồn như thế lời khuyên của người cha (thể hiện ở đoạn sau) có ý nghĩa như những lời trăng trối thiêng liêng.
* 20 câu thơ tiếp theo (phần 2) có sự kết hợp giữa tự sự (kể), miêu tả và biểu cảm. Những vần thơ thấm đẫm huyết lệ có sức lay động lớn
- Bốn câu, từ “Giống Hồng Lạc...” đến “...xưa nay kém gì !” : tác giả nhập vai vào người cha (Nguyễn Phi Khanh) để gợi nhắc cho con về niềm tự hào dân tộc.
- Tám câu tiếp, từ “Than vận nước...” đến “...dễ còn thương đâu !” gợi tả thực cảnh thương đau của đất nước khi bị xâm lăng. Lưu ý các hình ảnh : khói lửa bừng bừng, xương rừng máu sông, thành tung quách vỡ, bỏ vợ lìa con , xiêu tán hao mòn.
- Bốn câu tiếp, từ “Thảm vong quốc...” đến “...lầm than nỗi này !” trực tiếp thể hiện nỗi đau mất nước, xót xa trước cảnh “nòi giống lầm than”. Lưu ý những từ ngữ diễn tả cảm xúc : kể sao xiết kể, nhường xé tâm can, ngậm ngùi, khóc, than.
- Bốn câu, từ “Khói Nùng Lĩnh...” đến “...đàn sau đó mà?” : nỗi uất hận ngút trời thấm tràn sông núi, dày vò lòng người. Lưu ý các từ ngữ : xây khối uất, vật cơn sầu, càng nói càng đau, lấy ai tế độ. Người cha đang trở lại với bầu tâm sự muốn nhắn nhủ cùng con.
c) Phần cuối đoạn trích người cha nói đến tình thế bất lực của mình (tuổi già sức yếu, lỡ sa cơ), nhắc nhớ sự nghiệp của tổ tông (vì nước gian lao) để kích thích cái chí gánh vác giang sơn, đặt niềm tin, trao gửi cho con trả nợ nước, báo thù nhà.
d) Mượn xưa để nói nay, mượn người để nói ta vốn là thủ pháp có từ lâu đời trong truyền thống văn học. Trần Tuấn Khải lựa chọn chuyện chia li giữa hai cha con Nguyễn Phi Khanh và Nguyễn Trãi để gửi gắm tâm sự, nỗi đau mất nước nhằm khơi gợi tinh thần yêu nước thương nòi khi non sông đang bị giày xéo bởi gót giày thực dân. Bằng tình cảm sâu đậm, mãnh liệt, với một giọng điệu thống thiết, tác giả của Hai chữ nước nhà đã thực hiện bổn phận, sứ mệnh cao cả của người nghệ sĩ yêu nước. Thơ ông thôi thúc lòng người, khích lệ mọi người tranh đấu cho giang sơn độc lập, tự do.
II. RÈN LUYỆN KỸ NĂNG
Bài thơ được viết theo thể song thất lục bát, trong đó có câu song thất có nhịp 2/2 và 4/4 cần tập đọc nhiều lần để thể hiện đúng nhịp thơ, giọng thơ. Hai câu song thất đọc nhịp ngắt dứt khoát, hai câu lục bát đọc chậm, dàn trải hơn để thể hiện những cảm xúc kín đáo sâu xa.
Câu 1. Em có nhận xét gì về giọng điệu đoạn thơ này ? Thể thơ truyền thống song thất lục bát đã góp phần vào việc thể hiện giọng điệu đó như thế nào ? Bài thơ Hai chữ nước nhà sáng tác theo thể song thất lục bát. Tác dụng của thể thơ trong việc biểu hiện cảm xúc của bài thơ này là : - Thể thơ song thất lục bát vốn là thể thơ cha ông chúng ta xưa dùng để viết ngâm khúc. - Những vẫn trắc xô xát giữa câu, réo rắt, da diết, rất hợp để diễn đạt nỗi uất ức, nỗi căm giận, lời mắng nhiếc, tiếng thở than, sự nghĩ ngơi, nỗi u sầu… - Tâm trạng xã hội khoảng 1926 uất ức, bi tráng, điệu lục bát du dương êm hòa không đủ, mà đòi hỏi điệu thơ như song thất lục bát để toát, để thoát, để xé nỗi niềm uất đè nặng tâm hồn ». (theo Xuân Diệu) Câu 2. Đoạn thơ có thể chia làm 3 phần : 8 câu đầu, 20 câu tiếp theo và 8 câu cuối. Em hãy tìm hiểu ý chính từng phần. Đoạn thơ có thể chia làm 3 phần : 8 câu đầu, 20 câu tiếp theo và 8 câu cuối, có những ý chính như sau : Phần 1 : Tâm trạng của người cha trong cảnh ngộ éo le, đau đớn. Phần 2 : Cảnh đất nước trong nỗi đau thương, tang tóc. Phần 3 : Lời than về thế bất lực của người cah và lời trao gửi cho con. Câu 3. Ở 8 câu đầu, hãy tìm và phân tích những chi tiết nghệ thuật biểu hiện các mặt : - Bối cảnh không gian. + Cuộc chia li diễn ra ở nơi biên ải xa xôi, ảm đạm heo hút : « ải Bắc, mây sầu, gió thảm ». + Đây cũng là nơi tận cùng của đất nước để rồi người cha chia biệt vĩnh viễn với quê hương, với Tổ quốc mến yêu. + Tâm trạng ấy mang nặng màu tang tóc, thê lương và cảnh vật ấy lại càng như giục cơn sầu trong lòng người. + Sức gợi cảm là ở đó, cho nên dù từ ngữ có cũ mòn, ước lệ, nó vẫn tạo được không khí chung cho toàn bài. - Hoàn cảnh éo le và tâm trạng của hai nhân vật cha và con : + Hoàn cảnh thật éo le : ++ Cha bị giải sang Tàu, không mong ngày trở lại. ++ Con muốn đi theo để phụng dưỡng cha già cho tròn đạo hiếu. ++ Nhưng cha dặn lòng khuyên con trở lại để lo tính việc trả thù nhà, đền nợ nước. + Cả hai cha con đều đau đớn đến tột cùng vì nước mất nhà tan, cha con li biệt… Bởi vậy máu và lệ hòa quyện là sự chân thực, sâu thẳm tận đáy lòng, không còn sự sáo mòn nào cả. - Trong bối cảnh không gian và tâm trạng ấy, lời khuyên của người cha có ý nghĩa như thế nào ? + Lời khuyên răn, dặn dò có ý nghĩa như một lời trăng trối. + Nó thiêng liêng, xúc động khiến người nghe phải khắc cốt ghi tâm, bàn tay phải nắm chặt chuôi gươm, trái tim phải có nhịp đập mạnh hơn lúc nào hết. Câu 4. Phân tích đoạn thơ thứ hai. - Tâm sự yêu nước của tác giả thể hiện qua những tình cảm nào ? Ở năm 20 đầu thế kỉ XX, hiện tình đất nước đang diễn ra rất đen tối. Một lũ « khác giống » tàn bạo đang gây nên biết bao « thảm họa xương rừng máu rộng » và cảnh « xiêu tán hao mòn ». Sức gợi cảm của bài thơ là ở những hình ảnh làm đau nhói, xé buốt con tim. + Tác giả đã nhập vai người trong cuộc : Đó là một nạn nhân đang đi vào cõi chết nhưng vẫn không quên kể tội ác quân xâm lược. + Tác giả nhập cuộc nên thể hiện cảm xúc chân thành với nỗi đau da diết làm xúc động tận đáy lòng người đọc. Câu 5. Trong phần cuối đoạn thơ, người cha nói đến cái thế bất lực của mình và sự nghiệp tổ tông là để nhằm mục đích gì ? Trong phần cuối đoạn thơ người cha nói đến cái thế bất lực của mình : - Tuổi già sức yếu. - Lỡ bước sa cơ. - Đành chịu bó tay. Nhằm mục đích kích thích, hun đúc các ý chí thay cha gánh vác việc non sông, đất nước. Lời của người cha như tiếng kêu cứu, người con không thể thờ ơ vì sức nặng tình cảm cha con. Câu 6. Nghệ thuật. Bài thơ viết theo thể song thất lục bát, đem đến cho người đọc một sự xúc động sâu sắc. Trần Tuấn Khải đã sử dụng nhiều hình ảnh và từ ngữ có tính ước lệ, sáo mòn nhưng vẫn có sức truyền cảm mạnh mẽ. « Điệu song thất lục bát vốn là thể cha ông chúng ta xưa dùng để viết ngâm kuhcs, những vần trắc (yên vận) xô xát giữa câu, réo rắt, da diết, rất hợp để diễn đạt nỗi uất ức, nỗi căm giận, lời mắng nhiếc, tiếng thở than, sự nghĩ ngợi, nỗi u sầu… Tâm trạng xã hội khoanrg1926 uất ức, bi tráng, điệu lục bát du dương êm hòa không đủ, mà đòi hỏi điệu thơ như song thất lục bát để thoát, để xé nỗi niềm uất đè nặng tâm hồn ». (Xuân Diệu) Câu 7. Ý nghĩa. Bài thơ Hai chữ nước nhà là những cảm xúc chân thành, mãnh liệt, vừa gợi tả tâm trạng khắc khoải, đau thương của nhân vật lịch sử, vừa « rung vào dây đàn yêu nước thương nòi của mọi lòng người ». II. Luyện tập Người ta nói thơ Trần Tuấn Khải sử dụng nhiều hình ảnh và từ ngữ có tính ước lệ, sáo mòn. Hãy tìm trong đoạn thơ này một số hình ảnh, từ ngữ như thế và cho biết tạo sao nó vấn có sức truyền cảm mạnh mẽ. Trong bài thơ Hai chữ nước nhà, Trần Tuấn Khải đã sử dụng nhiều hình ảnh và từ ngữ có tính ước lệ, sáo mòn nhưng vẫn có sức truyền cảm mạnh mẽ. Ví dụ : « Ải Bắc, mây sầu, gió thảm, hỗ thét, chim kêu, hạt máu nóng, hồn nước, Hồng lạc vong quốc ». Đây là những cảm xúc chân thành, mãnh liệt, vừa gợi tả tâm trạng khắc khoải, đau thương của nhân vật lịch sử, vừa « rung vào dây đàn yêu nước thương nòi của mọi lòng người ».
I. KIẾN THỨC CƠ BẢN
1. Về tác giả:
Trần Tuấn Khải (1895-1983) bút hiệu á Nam, quê ở làng Quang Xán, xã Mĩ Hà, huyện Mĩ Lộc, tỉnh Nam Định. Ông thường mượn những đề tài lịch sử hoặc những biểu tượng nghệ thuật để bộc lộ lòng yêu nước của đồng bào và bày tỏ khát vọng độc lập, tự do của mình.
Tác phẩm chính của Trần Tuấn Khải bao gồm các tập thơ: Duyên nợ phù sinh I, II; Bút quan hoài I, II; Với sơn hà I, II...
2. Về thể loại:
Song thất lục bát là thể thơ cách luật cổ điển thuần tuý của Việt Nam. Đơn vị cơ bản là một khổ thơ gồm hai câu bảy chữ và hai câu sáu tám tiếp theo. Nếu mở đầu bằng hai câu sáu tám trước thì gọi là lục bát gián thất. Trừ điểm sai biệt rất nhỏ này, lục bát gián thất hoàn toàn thống nhất với song thất lục bát về cội nguồn cũng như cách luật. Song thất lục bát, do đó, có thể được xem là một thuật ngữ chung.
Song thất lục bát được hình thành trên cơ sở tổ hợp thể thơ lục bát nhưng không phải với thể thất ngôn của Trung Quốc mà với lối thơ bảy tiếng vốn có của Việt Nam:
- "Bói ra ma quét nhà ra rác".
- "Được lòng ta, xót xa lòng người".
- "Giọt máu đào hơn ao nước lã".
(Tục ngữ)
- "Ăn, thì ăn cơm thừa canh cặn
Ăn, thì ăn môn sượng khoai sùng".
(Lục súc tranh công)
- "áo xông hương của chàng vắt mắc,
Đêm em nằm, em đắp lấy hơi
Gửi khăn, gửi túi, gửi lời,
Gửi đôi chàng mạng cho người đàng xa".
(Ca dao)
Qua sự gia công dần dần của nhà văn, đến thế kỉ XVIII, song thất lục bát đã đạt đến mức hoàn thiện qua tác phẩm của Nguyễn Gia Thiều, và dịch phẩm của Đoàn Thị Điểm, Phan Huy Vịnh, v.v... Ngày nay song thất lục bát vẫn còn sức sống của nó. Trong Ba mươi năm đời ta có Đảng, Tố Hữu sử dụng thể thơ này khá thành công.
ở dạng hoàn chỉnh nhất, song thất lục bát tuân theo cách luật như sau. Về gieo vần: tiếng cuối câu bảy trên bắt vần trắc xuống tiếng thứ năm câu bảy dưới; tiếng cuối câu bảy dưới bắt vần bằng với tiếng cuối câu sáu; tiếng cuối câu sáu lại bắt vần bằng với tiếng thứ sáu câu tám; tiếng cuối câu tám lại bắt vần bằng với tiếng thứ ba, hoặc tiếng thứ năm của câu bảy đầu của khổ thơ sau. Như thế mỗi khổ thơ có một vần trắc và ba vần bằng. Trừ câu sáu chỉ có vần chân, ba câu kia vừa có vần chân vừa có vần lưng. Về phối thanh, thì tiếng thứ năm và tiếng thứ bảy của câu bảy trên nhất định phải bằng và trắc, câu bảy dưới thì ngược lại. Bằng trắc trong hai câu sáu tám giống như trong thơ lục bát. Về ngắt nhịp, thì hai câu bảy theo đúng như thơ bảy chữ Việt Nam, nghĩa là 3/4 hoặc 3/2/2. Hai câu sáu tám cũng linh hoạt như thơ lục bát.
[...] Cũng như lục bát, song thất lục bát đã cô kết được nhiều phẩm chất thẩm mĩ của tiếng Việt, nhất là về phương diện nhạc điệu... Nếu câu thơ lục bát có khả năng miêu tả và kể chuyện thích hợp với loại truyện, thì song thất lục bát lại giàu giá trị biểu cảm, nhiều sức biểu hiện những trạng thái tâm hồn và xúc cảm, thích hợp với các khúc ngâm dài” (Phương Lựu – Từ điển văn học, tập hai, 1984).
3. Về tác phẩm:
a) Thời quân Minh sang xâm lược nước ta, Nguyễn Phi Khanh, đại thần của triều đình, bố của Nguyễn Trãi bị chúng bắt đưa sang Trung Quốc. Nguyễn Trãi muốn đi theo để phụng dưỡng cha già nhưng Nguyễn Phi Khanh đã khuyên con ở lại để đền nợ nước, trả thù nhà. Đến biên giới thì hai cha con chia tay nhau. Nguyễn Trãi tìm đến gia nhập nghĩa quân Lam Sơn và sau đó, bằng ngòi bút của mình, đã đóng góp phần rất lớn trong việc đánh tan quân xâm lược, giải phóng đất nước.
b) Xúc cảm buồn đau được thể hiện bằng một giọng thơ thống thiết, lâm li. Thể thơ song thất lục bát rất thích hợp với cảm xúc và giọng điệu này. Hai câu bảy chữ như trào dâng, dồn dập. Hai câu lục bát da diết, chậm mà xoáy sâu, nhức nhối. Những thanh trắc ở câu bảy, hiệp vần ở hai câu lục bát làm tăng nhạc tính ở từng khổ thơ:
*Bối cảnh không gian biên ải được gợi ra ở 4 câu thơ đầu
- Từ điểm chia li này, người cha sẽ ra đi vĩnh viễn, vĩnh biệt tổ quốc, vĩnh biệt những người ruột thịt. Cảnh vật sầu thảm thê lương (ải Bắc, mây sầu, gió thảm, hổ thét, chim kêu...) càng gợi buồn đau cho lòng người.
- Hoàn cảnh éo le và tâm trạng của nhân vật trữ tình (4 câu thơ tiếp): cha bị áp giải sang Tàu, một đi không trở lại, con muốn theo cha để làm tròn đạo hiếu nhưng thù nhà nợ nước còn đấy, cha đành dằn lòng khuyên con ở lại vì nghĩa lớn. Tâm trạng : đau đớn, xót xa vì chia li và cũng vì thù nhà nợ nước chưa trả.
Những câu thơ mở đầu đoạn có tác dụng tạo tiền đề, tâm thế. Trong không gian và tâm trạng chia li đau buồn như thế lời khuyên của người cha (thể hiện ở đoạn sau) có ý nghĩa như những lời trăng trối thiêng liêng.
* 20 câu thơ tiếp theo (phần 2) có sự kết hợp giữa tự sự (kể), miêu tả và biểu cảm. Những vần thơ thấm đẫm huyết lệ có sức lay động lớn
- Bốn câu, từ “Giống Hồng Lạc...” đến “...xưa nay kém gì !” : tác giả nhập vai vào người cha (Nguyễn Phi Khanh) để gợi nhắc cho con về niềm tự hào dân tộc.
- Tám câu tiếp, từ “Than vận nước...” đến “...dễ còn thương đâu !” gợi tả thực cảnh thương đau của đất nước khi bị xâm lăng. Lưu ý các hình ảnh : khói lửa bừng bừng, xương rừng máu sông, thành tung quách vỡ, bỏ vợ lìa con , xiêu tán hao mòn.
- Bốn câu tiếp, từ “Thảm vong quốc...” đến “...lầm than nỗi này !” trực tiếp thể hiện nỗi đau mất nước, xót xa trước cảnh “nòi giống lầm than”. Lưu ý những từ ngữ diễn tả cảm xúc : kể sao xiết kể, nhường xé tâm can, ngậm ngùi, khóc, than.
- Bốn câu, từ “Khói Nùng Lĩnh...” đến “...đàn sau đó mà?” : nỗi uất hận ngút trời thấm tràn sông núi, dày vò lòng người. Lưu ý các từ ngữ : xây khối uất, vật cơn sầu, càng nói càng đau, lấy ai tế độ. Người cha đang trở lại với bầu tâm sự muốn nhắn nhủ cùng con.
c) Phần cuối đoạn trích người cha nói đến tình thế bất lực của mình (tuổi già sức yếu, lỡ sa cơ), nhắc nhớ sự nghiệp của tổ tông (vì nước gian lao) để kích thích cái chí gánh vác giang sơn, đặt niềm tin, trao gửi cho con trả nợ nước, báo thù nhà.
d) Mượn xưa để nói nay, mượn người để nói ta vốn là thủ pháp có từ lâu đời trong truyền thống văn học. Trần Tuấn Khải lựa chọn chuyện chia li giữa hai cha con Nguyễn Phi Khanh và Nguyễn Trãi để gửi gắm tâm sự, nỗi đau mất nước nhằm khơi gợi tinh thần yêu nước thương nòi khi non sông đang bị giày xéo bởi gót giày thực dân. Bằng tình cảm sâu đậm, mãnh liệt, với một giọng điệu thống thiết, tác giả của Hai chữ nước nhà đã thực hiện bổn phận, sứ mệnh cao cả của người nghệ sĩ yêu nước. Thơ ông thôi thúc lòng người, khích lệ mọi người tranh đấu cho giang sơn độc lập, tự do.
II. RÈN LUYỆN KỸ NĂNG
Bài thơ được viết theo thể song thất lục bát, trong đó có câu song thất có nhịp 2/2 và 4/4 cần tập đọc nhiều lần để thể hiện đúng nhịp thơ, giọng thơ. Hai câu song thất đọc nhịp ngắt dứt khoát, hai câu lục bát đọc chậm, dàn trải hơn để thể hiện những cảm xúc kín đáo sâu xa.
Giải thích ý nghĩa nhan đề của bài thơ?
Tham Khảo:
Người nghệ sĩ đặt tên cho đứa con tinh thần (tác phẩm) của mình đều có dụng ý. Nhan đề ấy không chỉ là đề tài mà còn gắn với chủ đề, tư tưởng, ý nghĩa nội dung tác phẩm.
Chính Hữu đặt tên cho bài thơ của mình là “Đồng chí” không chỉ có ý nghĩa viết về những con người cùng chung lí tưởng, chí hướng, cùng làm một đơn vị, cơ quan; mà sâu sắc hơn, ông muốn viết về tình đồng đội, về những con người đồng cảnh, đồng cam cộng khổ, đồng sức chung lòng chiến đấu bảo vệ Tổ quốc.
Chính nhà thơ đã từng tâm sự: “Những năm đầu cách mạng từ “đồng chí” mang ý nghĩa thiêng liêng và máu thịt vô cùng. Nơi khó khăn, cuộc sống của người này trở nên cần thiết với người kia. Một người có thể thay thế cho gia đình, cho cha mẹ, vợ con đối với một người khác. Hơn nữa, họ còn bảo vệ nhau trước mũi súng của kẻ thù, cùng nhau đi qua cái chết, chống lại cái chết, cùng nhau thực hiện một lí tưởng cách mạng".
Tình đồng chí, đồng đội – đó là chỗ dựa tinh thần để người lính tồn tại, vượt qua mọi khó khăn, gian khổ, để chiến đấu và chiến thắng. Tình cảm cao đẹp này đã trở thành nguồn cảm hứng lớn nhất, dồi dào nhất của thơ ca kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ sau này.
giải thích ý nghĩa nhan đề bài thơ "hồi hương ngẫu thư"
Tham khảo!
Nhan đề bài thơ của bài Hồi hương ngẫu thư là:
– Nhà thơ không định viết, không định làm thơ về tình cảm của mình với quê hương nhưng có duyên cớ khiến ông cầm bút lên và viết.
Giải thích ý nghĩa nhan đề của bài thơ “Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ”.
● Chỉ có một em cu Tai, nhưng tác giả lại viết là “những em bé”. Đây là cách khái quát trong thơ. Em cu Tai là một hình ảnh cụ thể, nhưng có bao nhiêu em bé đã lớn trên lưng của những bà mẹ người dân tộc Tà Ôi. Cũng có bao nhiêu bà mẹ ngoài đời nhưng nhà thơ lại chỉ viết một bà mẹ mà thôi. Một em bé để nói rất nhiều em bé. Nhiều bà mẹ, nhưng chỉ để nói về một người mẹ.
● Nhan đề của bài thơ do đó cũng là một ý thơ. Bài thơ ca ngợi người mẹ miền núi, cũng là người mẹ Việt Nam, kết hợp lòng thương con, yêu con với yêu thương bộ đội, yêu thương dân làng, yêu nước. Hình ảnh người mẹ là hình ảnh tượng trưng đã nuôi lớn những người con của mình để hiến dâng cho cuộc kháng chiến giành độc lập tự do cho Tổ Quốc.
Nêu ý nghĩa của bài thơ hai chữ nước nhà của Trần Quang Khải
Những năm 20 của thế kỉ trước, những bài thơ hát theo làn điệu dân ca, những bài thơ lục bát, song thất lục bát, thất ngôn... được truyền bá sâu rộng trong dân gian. Những gương anh hùng được Trần Tuấn Khải nói đến có giá trị khích lệ tinh thần yêu nước, nói lên nỗi đau nhục nô lệ lầm than, bày tỏ khát vọng độc lập tự do không bao giờ nguôi.
Đoạn trích bài thơ “hai chữ nước nhà” gồm có 36 câu thơ song thất lục bát được Trần Tuấn Khải sáng tác vào năm 1926, in trong tập “Bút quan hoài". Trong lời đề từ, nhà thơ nói rõ cảm hứng của mình là “nghĩ tới lời ông Phi Khanh dặn ông Nguyễn Trãi khi ông bị quân Minh bắt giải sang Tàu". Qua đó, ta cảm nhận được “Hai chữ nước nhà” là bài thơ mượn đề tài lịch sử để thể hiện cảm hứng yêu nước, kích thích lòng yêu nước cho quốc dân đồng bào khi đang làm thân trâu ngựa cho thực dân Pháp. Lời đề từ đưa chúng ta trở về những năm tháng đau thương của đất nước và dân tộc. Năm 1407, giặc Minh xâm lược nước ta, dìm đất nước ta vào trong máu lửa, chúng ta bắt cha con ông Hồ Quý Li và một số đại thần, trong đó có Nguyễn Phi Khanh giải về Tàu. Có thể nói bài thơ là lời cha dặn con về “Hai chữ nước nhà”, về mối thù nhà nợ nước.
Trong phần đầu tiên của đoạn trích, tác giả đã gợi lên cảnh đất nước đau thương dưới ách thống trị của giặc Minh tàn bạo. Những hình ảnh nhân hóa rất gợi: “Mây sâu ảm đạm”, “gió thảm đìu hiu” “hổ thét chim kêu”... Cảnh vật núi sông như mang nỗi đau con người. Cả một không gian rộng lớn từ “chốn ải Bắc” đến “chốn ải Nam’' và “khắp bốn bể” đều thấm máu và nước mắt của hàng triệu con người:
“Chốn ải Bắc, mây sầu ảm đạm,
Cõi trời Nam, gió thảm đìu hiu
Bốn bể hổ thét chim kêu...”.
Trước thảm cảnh “vong quốc”, người cha già trên con đường đi đày càng ngổn ngang nỗi niềm. Các chữ, các hình ảnh như: “Bất bình”, “hạt máu nóng thấm quanh hồn nước”, “tầm tã châu rơi” đã nói lên một cách cảm động “di hận” của người anh hùng thất thế, một bi kịch lịch sử của cha con Phi Khanh và Nguyễn Trãi. Câu thơ như thấm đầy lệ, giọng thơ thiết tha não nùng:
“Trông con tầm tã châu rơi
Con ơi! Con nhớ lấy lời cha khuyên”
Nguyễn Trãi có câu thơ chữ Hán “Anh hùng di hận kỉ thiên niên”, nghĩa là người anh hùng để lại mối hận đến nghìn năm. Phần đầu bài “hai chữ nước nhà”, Trần Tuấn Khải đã nói lên thật xúc động nỗi đau nước mất nhà tan, nỗi “di hận” của người anh hùng thất thế Nguyễn Phi Khanh.
Phần thứ hai là những lời thống thiết cha dặn con. Nhớ “hai chữ nước nhà" là nhớ về dòng giống Hồng Lạc, là nhớ về lịch sử trường tồn “mấy ngàn năm” của dân tộc, là nhớ giang sơn “giời Nam riêng một cõi này”, là nhớ đến bao “anh hùng hiệp nữ” như Hai Bà Trưng, Bà Triệu, Lí Thường Kiệt, Trần Quốc Tuấn... Nhớ “Hai chữ nước nhà” là để nâng cao lòng tự tôn, tự hào dân tộc:
“Giời Nam riêng một cõi này
Anh hùng hiệp nữ xưa nay kém gì!”
Giọng thơ trở nên bừng bừng căm giận khi cha dặn con hãy khắc cốt ghi tâm những tội ác tày trời của quân “cuồng Minh”:
“Bốn phương khói lửa bừng bừng .
Xiết bao thảm họa xương rừng máu sông
Nơi đô thị thành tung quách vỡ
Chốn nhân gian bỏ vợ lìa con,
Làm cho xiêu tán hao mòn
(...)
Khói Hùng Lĩnh như xây khói uất
Sông Hồng Giang nhường vật cơn sầu.
Những từ ngữ hình ảnh “khói lửa bừng bừng”, “xương rừng máu sông", “thành tung quách vỡ", “đất khóc giời than”, “xây khối nát”, “vật cơn sầu”... tuy mang tính ước lệ, nhưng trong văn cảnh vẫn có sức truyền cảm mạnh mẽ vì đã gợi lên bao nỗi nhục mất nước, lòng căm thù đối với quân xâm lược. Đặc biệt đoạn thơ của Trần Tuấn Khải đã đem đến liên tưởng cho người đọc về “BìnhNgô đại cáo” đoạn nói về tội ác giặc Minh tàn bạo:
“Nướng dân đen trên ngọn lửa hung tàn,
Vùi con đỏ xuống dưới hầm tai vạ
Dối trời, lừa dân, đủ muôn nghìn kế,
Gây binh, kết oán, trải hai mươi năm
Bại nhân nghĩa nát cả đất trời
Nặng thuế khóa sạch không đầm núi...”.
Người cha bị cùm trói, bị giải sang Tàu, nhìn cơ đồ giang san mà đau đớn như xé tâm can. Càng đau đớn, ông càng lo lắng cho vận mệnh của đất nước, tương lai của giống nòi. Câu cảm thán kết hợp với câu hỏi tu từ cất lên vô cùng thống thiết:
“Con ơi! Càng nói càng đau
Lấy ai tế độ đần sau đó mà?”.
Vần thơ như chứa đầy lệ, có lời than, có tiếng nức nở. Lời cha dặn con cũng là lời non nước.
Tám câu cuối trong phần cuối bài thơ vừa nói lên bi kịch của người cha: “Tuổi già sức yếu”, “sa cơ đành chịu bó tay”... vừa trông cậy vào con để trả thù, rửa hận nước: “Giang sơn gánh vác sau này cậy con”... Cha thiết tha dặn con lần cuối: “Vì nước” hãy “nhớ tổ tông”, hãy đem máu đào mà hi sinh chiến đấu cho độc lập của Tổ quốc. Đó là “hai chữ nước nhà” đó là những lời huyết lệ:
“Con nên nhớ tổ tông khi trước
Đã từng phen vì nước gian lao
Bắc Nam bờ cõi phân mao
Ngọn cờ độc lập máu đào còn đây...”.
“Hai chữ nước nhà” là một bài thơ hay và cảm động. Nói lên một cách hàm súc cô đọng nỗi đau, nỗi nhục mất nước của dân tộc ta trong thế kỉ XV và căm thù đối với giặc Minh cướp nước. Sâu xa hơn, bài thơ đã khích lệ lòng yêu nước của đồng bào, khêu gợi khát vọng độc lập tự do của dân tộc khi đang làm thân trâu ngựa cho thực dân Pháp. “Hai chữ nước nhà” vừa là lời cha dặn con, vừa là lời Tổ quốc kêu gọi.
Từ ngôn ngữ, hình ảnh đến giọng thơ, vần thơ, từ những cặp câu thất ngôn đối nhau đến những hình ảnh nhân hóa, tượng trưng ước lệ đều cho thấy một bút pháp nghệ thuật rất già dặn, giàu bản sắc của Á Nam.
Trong thời Pháp thuộc, bài thơ “Hai chữ nước nhà” đã làm lay động hàng triệu con người. Ngày nay, nó vẫn làm ta xúc động.
có sức gợi cảm bộc lộ tình cảm của tác giả và khích lệ lòng yêu nước ,ý chí cứu nước của đồng bào .tình cảm sâu đậm,mãnh liệt đối vs nước nhà .
Phân tích tâm sự yêu nước của nhà thơ Trần Tuấn Khải qua đoạn trích ''Hai chữ nước nhà''
Giải thích ý nghĩa nhan đề bài thơ? Tác giả viết “Ngẫu nhiên viết nhân buổi mới về quê” nhưng tình cảm dành cho quê hương có ngẫu nhiên xuất hiện khi nhà thơ mới đặt chân trở về mảnh đất quê hương không ?
a. Giải thích ý nghĩa nhan đề bài thơ? Tác giả viết “Ngẫu nhiên viết nhân buổi mới về quê” nhưng tình cảm dành cho quê hương có ngẫu nhiên xuất hiện khi nhà thơ mới đặt chân trở về mảnh đất quê hương không ?