Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài

Những câu hỏi liên quan
Agasga Sbbssbs
Xem chi tiết
Long Hán
24 tháng 3 2023 lúc 5:19

U🤣y

Nguyễn Diệp Ánh
Xem chi tiết
quách anh thư
15 tháng 3 2018 lúc 22:17

Cũng như bao truyền thống khác, tinh thần yêu nước là một nét đặc sắc trong văn hóa lâu đời của nước ta, nó được thể hiện từ xưa đến nay và đi sâu vào từng hành động, ý nghĩ của mỗi con người. Lòng yêu nước là yêu tất cả những gì tốt đẹp, yêu thiên nhiên muôn hình vạn trạng, yêu bầu trời trong xanh, yêu đàn chim bay lượn, yêu cả những dòng sông thân thương hay gần gũi nữa là yêu những chiếc lá mỏng manh. Nói cho cùng thì tinh thần yêu nước nó xuất phát từ ý chí, sự quyết tâm phấn đấu, xây dựng Tổ quốc, tình yêu thương và cả niềm hi vọng. Tinh thần yêu nước bao gồm cả nhiều tình yêu khác: tình yêu gia đình, quê hương, tình yêu con người. Nó được bộc lộ ở mọi lúc mọi nơi, mọi cá nhân, bất cứ nơi nào có người dân Việt Nam sống thì đó sẽ mãi là mầm mống, là chồi non của tinh thần yêu nước Việt Nam. Và đó cũng sẽ không phải là lí tưởng của mình dân tộc Việt Nam mà còn rất nhiều nước khác, lí tưởng ấy luôn đi đầu.

Nguyễn Diệp Ánh
15 tháng 3 2018 lúc 22:18

Thanks bạn nhiều lắm !!!!!!!!!

Nguyễn Thị Thanh Hiền
16 tháng 3 2018 lúc 7:26

Dân tộc Việt Nam từ xưa đến nay có nhiều truyền thống quí báu được gìn giữ và lưu truyền.Một trong những truyền thống đạo lí tốt đẹp nhất được thể hiện qua câu tục ngữ “Uống nước nhớ nguồn”,câu tục ngữ nhắc nhở chúng ta phải biết ơn những người đã giúp đỡ ta,đây là lời dạy mà mỗi người Việt Nam phải luôn ghi nhớ.Đến ngày nay,lời dạy của người xưa càng sâu sắc hơn.
Vậy “Uống nước nhớ nguồn” là như thế nào?”Uống nước” ở đây là thừa hưởng thành quả lao động của những người đi trước,thừa hưởng những gì mà họ đã bỏ công sức để tạo ra,để có được.”Nguồn” chính là nơi xuất phát,nơi khởi đầu của dòng nước,và ở đây “nguồn”chính là những thế hệ trước,những con người mà đã tạo ra “dòng nước” hay nói cách khác là tạo ra thành quả mà chúng ta đã hưởng ngày hôm nay.Cả câu tục ngữ chính là lời răn dạy,nhắc nhở chúng ta,những lớp người đi sau,những thế hệ đang thừa hưởng thành quả phải luôn nhớ ơn công lao của thế hệ trước.
Trong vũ trụ,thiên nhiên và xã hội không có sự vật nào mà không có xuất xứ hay nguồn gốc của mình.Tương tự như thế,thành quả không phải tự nhiên có mà phải do lao động mà nên.Như để có hạt gạo mà chúng ta ăn hàng ngày là cả một quá trình lao động cực khổ của những người nông dân.Họ đã phài sáng nắng chiều mưa làm việc ở ngoài đồng,nhổ mạ cấy lúa,gặt lúa,đập lúa…để có được hạt gạo là khó thế đó.Chính vì thế mà chúng ta nên biết quí trọng,biết ơn người đã cho ta những gì ta đang có.Lòng biết ơn phải xuất phát từ tình cảm,từ ý thức ghi nhớ công ơn của những người tạo ra thành quả phục vụ cuộc sống của chúng ta,đó chính là “nhớ nguồn”,là đạo lý làm người tất yếu mà mỗi người cần có.Hằng năm cả nước ta làm lễ “Giỗ tổ Hùng Vương” để ghi nhớ công lao của các vua Hùng đã dựng nước và giữ nước,hay hằng năm,để mừng sinh nhật Bác,cả nước đã cùng ôn lại chặng đường mà Bác đã đi qua,ca ngợi sự hy sinh của Bác để giành lại độc lập tự do cho nước nhà,đó cũng là một hình thức “nhớ nguồn” của chúng ta,thể hiện một tình cảm đẹp,một đạo lý đẹp của dân tộc ta.Lòng biết ơn giúp ta gắn bó hơn với những người đi trước,sẽ trân trọng những thành quả và công sức của tiền nhân,gần gũi hơn với tập thể…và từ đó sẽ tạo nên một xã hột đoàn kết,thân ái hơn giữa mọi người.Điều đó cho ta thấy truyền thống“Uống nước nhớ nguồn” là một truyền thống vô cùng cao đẹp.Nếu con người không có lòng biết ơn thì sẽ trở nên rất ích kỉ,không hiểu biết,thờ ơ với mọi người xung quanh và có thể sẽ trở thành con người ăn bám xã hội.Ví dụ một con người không có lòng biết ơn,không nhớ đến cội nguồn ,chỉ biết hưởng thụ mà không làm,không hiểu được lao động là như thế nào về lâu dài sẽ thành kẻ ăn bám,ngồi một chỗ mà hưởng thành quả lao động.
Vậy để thể hiện lòng biết ơn ta phải làm gì?Là một người Việt Nam đặt biệt là một học sinh Việt Nam luôn nhớ đến câu“Uống nước nhớ nguồn”,ghi nhớ và biết ơn thế hệ đi trước đã cho ta có ngày hôm nay ta nên trân trọng và bảo vệ những thành quả của cha ông,phát triển thành những điều tốt đẹp hơn nữa.Cụ thể ta nên tự hào về những truyền thống và nền văn hóa ngàn năm văn hiến.Ví dụ như loại hình “Nhã nhạc cung đình Huế” đã được UNESCO công nhận là di sản phi vật thể,hay văn hóa cồng chiên của dân tộc Tây Nguyên,những truyền thống đẹp như “Tôn sư trọng đạo”,”Kính trên nhường dưới” và cả “Uống nước nhớ nguồn”…..đều là những truyền thống,văn hóa lâu đời rất đáng tự hào cần được giữ gìn và phát huy của dân tộc.Ta cũng nên tiếp thu một cách có chọn lọc những tinh hoa của nhân loại dể làm giàu hơn truyền thống và văn hóa của mình,quan trọng là phải giữ được bản sắc văn hóa của quê hương.Ví dụ cụ thể nhất là tiếp thu nền khoa học-kĩ thuật phát triển của nhân loại để làm giàu,xây dưng đất nước và giới trẻ ngày nay cần tránh ăn theo phong cách ăn mặc của các nước khác vì có những phong cách trái với bản sắc truyền thống của dân tộc.Hơn hết là phải ý thức hưởng thụ thành quả hợp lí,tiết kiệm vì đó không phải công sức của chính bản thân,biết hưởng thụ thì cũng phải biết lao động mới xứng đáng những gì có được.Bản thân em,một người học sinh còn ngồi trên ghế nhà trường thì em sẽ học thật nghiêm túc,có kết quả thật tốt để có thể tạo ra thành quả lao động của chính mình,cho xã hội.Đó như là biểu hiện lòng biết ơn của em,sự đền đáp cho gia đình,xã hội,cho thế hệ trước vì cho em được ngày hôm nay.
“Uống nước nhớ nguồn”luôn là lời nhắc nhở quan trọng khi mà thế hệ ngày nay đã có thái độ thờ ơ với cội nguồn,với công lao của người đi trước,thích hưởng thụ hơn lao động.Từ câu tục ngữ em rút ra bài học cho chính bản thân mình là phải luôn nhớ ơn những người đã cho mình ngày hôm nay:sự dưỡng dục của ba me,dạy dỗ của thẩy cô,sự quan tâm của những người sống quanh mình,công dựng nước và giữ nước của bao thế hệđi trước nữa.Và để xứng đáng với công ơn đó,en sẽ sống thật tốt,học tập nghiêm túc,rèn luyện và sống đúng theo đạo lí truyền thống dân tộc để trở thành một công dân tốt của đất nước Việt Nam. 
--------


Qua quá trình lao động của nhân dân ta và trong hàng nghìn năm dựng nước và giữ nước, nhân dân ta đã chống lại ngoại xâm và thiên tai khắc nghiệt đã lập nên bao chiến công hiển hách, những trang sử vẻ vang. Chính đặc điểm lịch sử đó đã tạo nên một truyền thống tốt đẹp và quý báu của dân tộc ta, đó là đạo lý "uống nước nhớ nguồn" và trong cuộc sống ngày hôm nay lời dạy đó càng trở nên sâu sắc.

Trước hết, chúng ta phải hiểu thế nào là “uống nước nhớ nguồn”. “Uống nước” là sự thừa hưởng hoặc sử dụng thành quả lao động, đấu tranh cách mạng của các thế hệ trước. “Nguồn” chỉ nguồn gốc, nguồn cội hay có thể hiểu rộng ra là nguyên nhân dẫn đến con người hoặc tập thể làm ra thành quả đó. “Nhớ nguồn” là hành động mang tính đạo đức cao, hưởng thụ những thành quả không tự nhiên mà có. Câu tục ngữ như một lời khuyên lời nhắc nhủ cảu ông cha ta đối với lớp người đi sau, đối với tất cả những ai đã, đang và sẽ thừa hưởng những thành quả công lao của những người đi trước đã để lại cho ta.

Trong cuộc sống không gì gọi là tự nhiên có sẵn. không gì là không có nguồn gốc. Và chúng ta đuợc sống trong một xã hội hòa bình và hạnh phúc như ngày hôm nay thì đã có biết bao nhiêu mồ hôi và xương máu ông cha ta phải đổ xuống .. Chúng ta đã cố gắng làm được nhiều việc để đền đáp công ơn thương binh, liệt sĩ, các Bà mẹ Việt Nam Anh hùng, người có công với nước. Vào dịp 27-7 hằng năm, ngày thương binh liệt sĩ, toàn Ðảng, toàn dân ta có dịp nhìn lại những việc đã làm để đền ơn đáp nghĩa thương binh, liệt sĩ. Cùng với đó là hàng loạt hoạt động tri ân khác cũng đồng loạt diễn ra với sự thành kính, biết ơn những người đã ngã xuống. Chắc khó có nơi nào trên thế giới, hoạt động đền ơn đáp nghĩa lại có sức lan tỏa rộng khắp như ở Việt Nam, “Uống nước, nhớ nguồn”... Dân tộc Việt Nam là vậy, con người Việt Nam là vậy - chung thủy, nghĩa tình. Gần gũi với chúng ta hơn đó là cha mẹ.. Ai ai cũng lớn lên qua những câu hát chứa chan tình thương của mẹ. Rồi chính bố là người dẫn dắt ta đi khắp nẻo đường đời.Tình thương của cha mẹ luôn là trời bể. Các thầy cô giáo là những người dạy dỗ chúng ta nên người. Thầy cô trang bị cho chúng ta những hành trang vững chắc nhất để vào đời, đó là kiến thức. Do đó, ai cũng rất yêu mến cha mẹ, kính trọng thầy cô, không quên công lao to lớn của họ đã giúp chúng ta khôn lớn. Một lần nữa, đạo lí “Uống nước nhớ nguồn” được thể hiện cụ thể nhất. Vì thế, ‘nhớ nguồn’ là bổn phận tất yếu, là đạo lý làm người, là một tình cảm đẹp đẹp xuất phát từ trong chính mỗi con người chúng ta, xuất phát từ ý thức ghi nhớ công lao người đã tạo nên những điều tốt đẹp đến với ta.

Một đất nước, gia đình, xã hội mà giữ được đạo lí “uống nước nhớ nguồn” thì đất nước, gia đình, xã hội ấy tốt đẹp, thân ái biết bao. Song trong cuộc sống không phải ai cũng hiền lành, trung thực, đạo đức tốt, cũng có lắm kẻ giả dối, vong ân bội nghĩa những người làm ra thành quả. Câu tục ngữ thể hiện thật chính xác và sâu sắc ý nghĩa “Uống nước nhớ nguồn” nhằm khuyên răn những kẻ “có mới nới cũ”, “qua cầu rút ván”, “ăn cháo đá bát”,…



Mỗi khi được hưởng một thành quả nào, chúng ta phải có nghĩa vụ giữ gìn, trân trọng và phát huy những gì mà ông cha ta đã cố gắng gây dựng và bảo vệ như các bản sắc văn hóa quê hương, văn hóa dân tộc. Không chỉ có thế, chúng ta còn phải biết tiếp thu một cách có chọn lọc những tinh hoa của nhân loại để làm cho truyền thống văn hóa ta ngày càng phong phú. Bản thân là một trong những thanh niên của xã hội mới, ta phải cố gắng học tập thật nghiêm túc, cần cù lao động, tạo ra những thành quả không chỉ cho riêng chúng ta mà còn cho xã hội. Đó chính là biểu hiện cụ thể của tấm lòng “uống nước nhớ nguồn”.

“Uống nước nhớ nguồn” là lời nhắn nhủ hết sức ngắn gọn và giản dị, là bài học sâu sắc, có giá trị từ ngàn xưa và cho đến mai sau. “Uống nuớc nhớ nguồn” – Sống cho trọn nghĩa trọn tình: nhớ ơn sinh thành,dưỡng dục của cha mẹ, công ơn dạy dỗ của thầy cô, công ơn của những thế hệ đi trước … Từ đó phải biết học tập và làm việc sao cho xứng đáng với đạo lý làm người và truyền thống dân tộc ta. 
Sưu tầm

01. Nguyễn Thị Gia An
Xem chi tiết
Văn Hoàng Thái
29 tháng 12 2021 lúc 11:42

Ngày tết là ngày lễ quan trọng nhất của con người và dân tộc Việt Nam. Ngay tết cổ truyền có ý nghĩa rất quan trọng, thể hiện sự nghỉ ngơi của con người sau 1 năm làm việc mệt mỏi, và cầu mong một năm mới ăn khang thịnh vượng, làm ăn phát đạt. ngày tết cổ truyền quan trọng nhất là ba ngày tết, Ngày thứ nhất: “Ngày mồng Một tháng Giêng” Đây là ngày đầu tiên của một năm Là một ngày rất quan trọng Vào ngày này, mọi người thường không ra khỏi nhà khi chưa có người xông đất Mọi người thường cúng vào ngày này để gia đình cùng som họp Tục lệ “ mùng một tết cha” thì những người trong gia đình về thăm gia đình Ngày thứ 2: “Ngày mồng Hai tháng Giêng” Vào ngày này thường có những lễ cúng tại gia Tục lệ “ mồng hai tết mẹ” Ngày thứ 3: “Ngày mồng Ba tháng Giêng” Theo tục “ ngày mùng ba tết thầy” thì học trò sẽ đến thăm thầy cô của mình Đây là một lễ rất có ý nghĩa của dân tộc Việt Nam Chúng ta nên duy trì ngày lễ quan trọng này

Bao Lam
Xem chi tiết
Hoàng Mạnh
Xem chi tiết
_Animepham_zinh
14 tháng 12 2023 lúc 19:07

Một số truyền thống văn hóa của quê hương : 

+ Nghệ thuật múa rối nước, ca hát

+ Nghề truyền thống : làm yến sào, dệt vải,làm đá mỹ nghệ..

+ Lễ hội truyền thống : đá gà, đua thuyền ,..

+ Yêu đất nước, cần cù, siêng năng, đoàn kết, nhân nghĩa, sáng tạo , tôn sư trọng đạo, hiếu học,..

+...

Để giữ gìn và phát huy những truyền thống tốt đẹp của quê hương, chúng ta cần : 

+ Siêng năng học tập, rèn luyện và tìm hiểu về truyền thống nơi mình ở

+ Tuyên truyền cho mọi người hiểu và tự hào về truyền thống

+ Phê phán những hành vi làm tổn hại đến truyền thống 
+...

Kfkfj
Xem chi tiết
Hồ Thạch Thảo
Xem chi tiết
Lê Trần Khánh Vân
15 tháng 12 2017 lúc 9:02

- Giấy rách phải giữ lấy lề.

- Con hơn cha là nhà có phúc.

- Cây có cội, nước có nguồn.

- Chim có tổ, người có tông.



hà minh tiến
Xem chi tiết
lạc lạc
14 tháng 11 2021 lúc 21:07
 1. đây là những truyền thống có giá trịu về tinh thần, vô cùng quý giá , góp phần tích cực vào quá trình phát triển của dân tộc và mỗi cá nhân. ÙM  , truyền thống hiếu hoc , 1 nắng 2 sương ,.... em cần làm là  Yêu nước, đoàn kết, nhân nghĩa, cần cù lao động, hiếu học, tôn sư trọng đạo, hiếu thảo,...tôn trọng và kế thừa truyền thống 

- Bảo vệ, kế thừa và phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc

- Lên án, ngăn chặn những hành vi làm tổn hại đến truyền thống dân tộc 

 

 

lạc lạc
14 tháng 11 2021 lúc 21:12

tham khảo

2Vì sao phải bảo vệ hoà bình : Chúng  ta phải bảo vệ hòa bình ngăn chặn chiến tranh vì ko ai bị bỏ lại phía sau ; bị tổn thương và tinh thần và vật chất ; Tất cả mọi người không ai mong muốn sẽ có chiến tranh xảy ra. Việc chiến tranh diễn ra sẽ mất đoàn kết giữa các nước, phá hoại đất nước, nhà cửa, hao tổn nền kinh tế, phá hỏng nhà cửa, của cải, vật chất.

 

Là một học sinh ngoan, có tinh thần yêu nước, yêu hòa bình thì các em học sinh cần thể hiện lòng yêu hòa bình như sau:

Chăm chỉ học tập, học thật tốt để xứng đáng là một học trò chăm ngoan học giỏi

Phải đoàn kết, hòa đồng với bạn bè và mọi người xung quanh mình

Trở thành những công dân có ích cho xã hội, cho đất nước

 

Phải bảo vệ chủ quyền đất nước, dân tộc

hahaha10
20 tháng 7 2023 lúc 15:58

2.hòa bình là tình trạng không có chiến tranh hay xung đột vũ trang,là mối quang hệ hiểu biết,tôn trọng,bình đẳng và hợp tác giữa các quốc gia dân tộc,giữa con người với con người,là khát vọng của toàn nhân loại

b,vệ hòa bình là gìn giữ c.sống x.hội bình yên,dùng đàm phán,thương lượng để giải quyết mọi mâu thuẫn, xung đột giữa các dân tộc,tôn giáo và quốc gia,ko để x.ra chiến tranh hay xung đột v.trang

hòa bình mang lại c.sống bình yên,h.phúc cho c.người,góp phần lm giảm đau thương,tan tóc.chết chóc.tạo điều kiện th.lợi để mở rộng quan hệ hợp tác giữa các q.gia, các d.tộc trên tất cả các lĩnh vực

chiến tranh chỉ mang lại đau thương tan tóc, chết chóc, đói nghèo b.tật, gia đình li tán , trẻ e thất học,là thảm họa của nhân loại

4 việc lm

vẻ tranh về chủ đề h.bình, chống chiến tranh

giao lưu vs thanh niên quốc tế

chăm sóc các gia đình có thương binh liệt sĩ,tìm hỉu tác hại của chất độc da cam và quyên góp ủng hộ những gia đình.nạn nhân bị bềnh này

Phạm Như Huyền
Xem chi tiết
Phạm Như Huyền
30 tháng 12 2021 lúc 16:39

các bn giúp mk với