Những câu hỏi liên quan
nhannhan
Xem chi tiết
meme
17 tháng 9 2023 lúc 19:39

Trong thời kỳ từ thời kỳ Trung Cổ đến cuối thời kỳ Phục Hưng (TK X-XVIII), các cuộc kháng chiến chống ngoại xâm của nhân dân Việt Nam đã có những thắng lợi và ý nghĩa lịch sử quan trọng. Dưới đây là một số nguyên nhân và ý nghĩa của những cuộc kháng chiến đó:

Tình hình chính trị và xã hội: Trong giai đoạn này, Việt Nam là một quốc gia phong kiến với chế độ quân chủ, nhưng vẫn tồn tại các lực lượng phản động và xâm lược từ bên ngoài. Cuộc kháng chiến của nhân dân đã thể hiện sự đoàn kết và ý thức dân tộc cao độ, tạo ra một sức mạnh chính trị và xã hội mạnh mẽ để đối phó với quân thù.

Tôn giáo và văn hóa: Tôn giáo và văn hóa đã đóng một vai trò quan trọng trong việc gìn giữ và phát triển ý chí kháng chiến của nhân dân. Các nhà lãnh đạo tôn giáo và văn hóa đã tuyên truyền và thúc đẩy ý thức dân tộc và lòng yêu nước.

Chiến thuật và tài năng lãnh đạo: Trong các cuộc kháng chiến, nhân dân đã sử dụng chiến thuật đánh giặc, sử dụng địa hình và tri thức địa phương để chiến thắng quân thù. Nhiều lãnh đạo quân sự và dân tộc xuất sắc đã nổi lên, như Trần Hưng Đạo, Nguyễn Huệ, Lê Lợi, v.v., nhờ khả năng lãnh đạo và tài năng quân sự.

Sự đoàn kết của nhân dân: Một yếu tố quan trọng khác là sự đoàn kết của nhân dân. Dân tộc Việt Nam đã thể hiện lòng yêu nước và tinh thần tự do, sẵn sàng hy sinh vì độc lập và chủ quyền của đất nước. Sự đoàn kết này đã tạo ra một sức mạnh to lớn và giúp nhân dân vượt qua khó khăn và thắng lợi trong cuộc kháng chiến.

Ý nghĩa lịch sử của các cuộc kháng chiến chống ngoại xâm trong thời kỳ TK X-XVIII rất lớn. Những thắng lợi này đã giúp bảo vệ độc lập và chủ quyền của dân tộc, đồng thời tạo ra một tinh thần tự hào và lòng yêu nước sâu sắc trong tâm hồn người Việt Nam. Các cuộc kháng chiến này cũng đã góp phần xây dựng nền văn minh và bảo tồn những giá trị lịch sử, văn hóa của dân tộc Việt Nam.

nguyễn đức dũng
Xem chi tiết
Art Art
20 tháng 5 2021 lúc 22:14

+Nguyên nhân thắng lợi.

+Sự lãnh đạo tài tình của vua, quan nhà Trần,Lý tiêu biểu là Trần Quốc Tuấn thời Trần với những chiến thuật tài giỏi,có bộ tham mưu sáng suốt.

+Sự đoàn kết của nhân dân

+ Nhân dân ta có truyền thống yêu nước ,tinh thần quyết chiến đánh giặc đã tham gia ,giúp đỡ cuộc khởi nghĩa vượt qua mọi sự khó khăn

+Biết kết hợp sức mạnh quân sự và ngoại giao để chiến thắng kẻ thù 

Ngọc Mai
Xem chi tiết
Boy công nghệ
4 tháng 3 2022 lúc 21:38

tra gg đi

Boy công nghệ
4 tháng 3 2022 lúc 21:39

tui tiết lộ thật mấy đứa mà trả lời tham khảo là tra gg á

Lysr
4 tháng 3 2022 lúc 21:41

Tham khảo:

Hiểu biết:

a) Các cuộc kháng chiến chống xâm lược Mông - Nguyên ở thế kỉ XIII

- Năm 1258 - 1288 quân Mông - Nguyên 3 lần xâm lược nước ta. Giặc rất mạnh và hung bạo.

- Các vua Trần cùng nhà quân sự Trần Quốc Tuấn đã lãnh đạo nhân dân cả nước quyết tâm đánh giặc giữ nước.

- Những thắng lợi tiêu biểu: Đông Bộ Đầu, Hàm Tử, Chương Dương, Vạn Kiếp, Bạch Đằng.

+ Lần 1: Đông Bộ Đầu (bên sông Hồng từ dốc Hàng Than đến dốc Hóc Mai Ba Đình - Hà Nội).

+ Lần 2: Đẩy lùi quân xâm lược năm 1285.

+ Lần 3: Trận Bạch Đằng năm 1288 đè bẹp ý chí xâm lược của quân Mông - Nguyên bảo vệ vững chắc độc lập dân tộc, kết thúc thắng lợi cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Mông - Nguyên của nhân dân ta.

Nguyên nhân giúp ....:

https://nguoikesu.com/giai-bai-tap/lich-su-lop-10/chuong-2-viet-nam-tu-the-ki-x-den-the-ki-xv/bai-19-nhung-cuoc-khang-chien-chong-ngoai-xam-o-cac-the-ki-x-xv

 



 

Du Thị Kim Cúc
Xem chi tiết
nguyen thi cho
26 tháng 7 2021 lúc 9:27

1.Nguyên nhân thắng lợi

+Nhân dân đoàn kết chống giặc

+Sự sáng suốt,nhanh ý,thông minh trong cách đánh giặc của triều đình phong kiến nc ta bấy giờ.

+Kêu gọi nhân dân chống giặc(nhà Hồ đã không kêu gọi đc nhân dân chống giặc---->thất bại)

Ý nghĩa:

+Cho thấy nhân dân ta có truyền thống yêu nước thiết tha,lòng quyết tâm chống mọi kẻ thù xâm lược.

+Khẳng định Việt Nam(Đại Việt lúc bấy giờ)là nc có độc lập,chủ quyền,là nc tự do(đối với các nước phương Đông như:Hán,Nguyên-Mông,..)

Khách vãng lai đã xóa
Phạm Hoàng Khánh Linh
26 tháng 7 2021 lúc 9:27

Nguyên nhân thắng lợi: -Thứ nhất, là do tinh thần yêu nước nồng nàn, ý chí bất khuất và lòng tự cường dân tộc của quân dân ta. Trong cuộc kháng chiến chống Tống lần thứ hai, Lý Thường Kiệt đã từ bỏ danh vọng bổng lộc, xin triều đình mời Lý Đạo Thành về Thăng Long nhậm chức Tể tướng, còn ông chỉ tổ chức kháng chiến mà không tham gia các chức vụ trong vương triều. -Thứ hai, là do khối đại đoàn kết toàn dân vững chắc. Trong cuộc kháng chiến, nhân dân ta đã nhất trí một lòng xung quanh triều đình hoặc bộ tham mưu cùng chung sức đánh giặc. – Thứ ba, là sự lãnh đạo sáng suốt, tài tình của các tướng lĩnh chỉ huy mà tiêu biểu là Lý Thường Kiệt. -Thứ tư, nguyên nhân khách quan : khí hậu nóng nực ở phương Nam là một trở lực lớn đối với quân xâm lược ; địa hình của đất nước ta không phù hợp với sự di chuyển và chiến đấu của quân Tống ; việc tiếp tế của giặc gặp nhiều khó khăn, khiến địch lúng túng, tinh thần bị dao động

Theo em nguyên nhân thứ hai là quan trọng nhất bởi không có sự đoàn kết dân ta khó lòng đánh đuổi được quân thù. Đoàn kết đã tạo nên sức mạnh để có thể làm nên kì tích.

Khách vãng lai đã xóa

Nguyên nhân thắng lợi

+Nhân dân đoàn kết chống giặc

+Sự sáng suốt,nhanh ý,thông minh trong cách đánh giặc của triều đình phong kiến nc ta bấy giờ.

+Kêu gọi nhân dân chống giặc(nhà Hồ đã không kêu gọi đc nhân dân chống giặc---->thất bại)

Ý nghĩa:

+Cho thấy nhân dân ta có truyền thống yêu nước thiết tha,lòng quyết tâm chống mọi kẻ thù xâm lược.

+Khẳng định Việt Nam(Đại Việt lúc bấy giờ)là nc có độc lập,chủ quyền,là nc tự do(đối với các nước phương Đông như:Hán,Nguyên-Mông,..)

Khách vãng lai đã xóa
Nguyễn Bích Ngọc
Xem chi tiết
Lê Thị Cúc
28 tháng 12 2023 lúc 20:46

1. ý nghĩa thắng lợi

 

      Kết thúc cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước nhân dân ta đã đánh thắng kẻ thù lớn mạnh và hung hãn nhất của loài người tiến bộ trong thế kỷ 20, giành độc lập hoàn toàn cho Tổ quốc Việt Nam yêu quý, chấm dứt vĩnh viễn ách thống trị kéo dài 115 năm của chủ nghĩa thực dân trên  đất nước ta. Nhân dân ta gạt bỏ được trở ngại lớn nhất trong cuông cuộc hoàn thành cách mạng dân tộc, dân chủ nhân dân, thực hiện thống nhất đất nước, tiến lên CNXH. Do đó, thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước mang nhiều ý nghĩa sâu sắc.

 

      Đối với nhân dân ta

 

      - Thắng lợi  của cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước, đánh dấu bước ngoặt  rất cơ bản, quyết định của con  đường cách mạng mà Đảng ta và Chủ tịch Hồ Chí Minh đã vạch ra từ trong Chính cương vắn tắt năm 1930 - Con đường độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, tự do, ấm no, hạnh phúc.

 

      - Thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước là kế tục thắng lợi Cách mạng tháng 8-1945, phát huy thắng lợi  của cuộc kháng chiến  chống thực dân Pháp (1945-1954), là trận đánh quyết định nhất  của cuộc  chiến đấu 30 năm (1945-1975) gian khổ, ác liệt, giành lại và giữ vững nền độc lập tự do, thống nhất Tổ quốc. Từ đây, cả dân tộc ta tiến vào kỷ  nguyên mới: Độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, đẩy lùi nghèo nàn, lạc hậu, tạo lập cuộc sống ấm no, hạnh phúc, công bằng, dân chủ, văn minh.

 

      - Qua cuộc chiến đấu và chiến thắng, Đảng ta, nhân dân ta, quân đội ta, cả dân tộc ta và mỗi người Việt Nam được rèn luyện cả về phẩm chất và tài năng, càng nhận thức sâu sắc hơn, đúng đắn hơn vị trí, khả năng và sức mạnh của mình trong thời đại mới.

 

      - Thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước đã nâng vị thế chính trị của Việt Nam trên thế giới lên một tầm cao mới và là niềm tự hào của mỗi người dân trong thế kỷ XX và mai sau.

 

      Đối với thế giới

 

      - Thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước của nhân dân ta là một thắng lợi tiêu biểu của lực lượng cách mạng thế giới, góp phần thúc đẩy mạnh mẽ cuộc đấu tranh của nhân dân thế giới vì độc lập, hòa bình, dân chủ và tiến bộ xã hội.

 

      - Thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước đã đập tan cuộc phản công lớn nhất, kể từ sau chiến tranh thế giới lần thứ 2, của chủ nghĩa đế quốc vào trào lưu cách mạng của thời đại mà mũi nhọn là phong trào giải phóng dân tộc, mở  đầu sự phá sản của chủ nghĩa thực dân kiểu mới trên toàn thế giới.

 

      - Thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước làm sáng tỏ tính hiện thực, tính phổ biến của xu thế phát triển của loài người tiến bộ, góp phần động viên cổ vũ các dân tộc dũng cảm, kiên cường giương cao ngọn cờ độc lập dân tộc và CNXH, thực hiện công cuộc giải phóng dân tộc, giải phóng xã hội, giải phóng con người và trực tiếp góp phần to lớn vào công cuộc giải phóng dân tộc của nhân dân hai nước láng giềng Lào và Campuchia anh em.

 

      - Thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước là biểu tượng mới về sức mạnh của cách mạng thế giới, kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại, làm tiêu tan huyền thoại về sức mạnh của đế quốc Mỹ.

 

      - Thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước đã nêu bật một chân lý: Trong thời đại ngày nay, một dân tộc nước không rộng, người không đông, kinh tế kém phát triển, song dân tộc ta đã đoàn kết chặt chẽ và đấu tranh kiên quyết dưới sự lãnh đạo của một đảng mác xít-lêninít, có đường lối và phương pháp cách mạng đúng đắn, nắm vững ngọn cờ độc lập dân tộc và CNXH, kết hợp chặt chẽ sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại thì hoàn toàn có thể đánh bại mọi thế lực xâm lược.

 

      2. Nguyên nhân thắng lợi

 

      1. Sự lãnh đạo đúng đắn của Đảng Cộng sản Việt Nam, là nhân tố quyết định hàng đầu bảo đảm thắng lợi của cách mạng Việt Nam.

 

      Đảng ta nhận rõ sứ mạng, trọng trách lịch sử của mình trước giai cấp, trước dân tộc và phong trào cách mạng thế giới, đã ra sức xây dựng mình vững mạnh cả về chính trị, tư tưởng và tổ chức, theo đúng nguyên lý xây dựng Đảng macxít-lêninnít. Do vậy, đã đáp ứng ngày càng đầy đủ những yêu cầu rất khắt khe về sức mạnh tiền phong chiến đấu của một đảng giữ vai trò quyết định thắng lợi của cuộc kháng chiến vĩ đại nhất trong lịch sử dân tộc ta. Trên cơ sở vận dụng sáng tạo chủ nghĩa Mác-lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, Đảng ta đã kịp thời đưa ra đường lối, phương pháp cách mạng đúng đắn, sáng tạo, đồng thời kiên quyết chỉ đạo thực hiện bằng được mục tiêu, con đường nhiệm vụ cách mạng đặt ra.

 

      2. Nhân dân và các LLVT nhân dân ta đã phát huy truyền thống yêu nước của dân tộc, một lòng đi theo Đảng, đi theo Bác Hồ, chiến đấu dũng cảm ngoan cường, bền bỉ, lao động quên mình vì độc lập tự do của Tổ quốc, vì CNXH và vì quyền sống của con người.

 

      Đó là thắng lợi của cuộc chiến đấu đầy gian khổ, hy sinh, ngoan cường, bền bỉ và anh dũng; thắng lợi của bản lĩnh và trí tuệ của nhân dân và các LLVT nhân dân ta trong cả nước, của hàng chục triệu đồng bào yêu nước trên tuyến đầu Tổ quốc đã nêu cao tấm gương kiên cường, bất khuất. Người trước ngã, người sau tiến lên đạp bằng mọi chông gai thử thách, quyết tìm Mỹ mà đánh, tìm ngụy mà diệt. Đồng bào, chiến sĩ miền Bắc luôn hướng về miền Nam ruột thịt, động viên con em lên đường "Xẻ dọc Trường Sơn đi cứu nước", lao động quên mình, tạo ra cơ sở vật chất xây dựng CNXH, thực sự là hậu phương lớn chi viện toàn diện, liên tục cho cuộc kháng chiến ở miền Nam. Đồng thời, trực tiếp đánh thắng chiến tranh phá hoại bằng không quân và hải quân của địch, bảo vệ vững chắc miền Bắc XHCN.

 

      3. Cả nước đoàn kết, thống nhất ý chí và hành động, trên dưới một lòng triệu người như một, quyết tâm đánh thắng giặc Mỹ xâm lược.

 

      Trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước, đứng trước những khó khăn thử thách, truyền thống quý báu đó càng được phát huy cao độ. Trong Đảng, đoàn kết thống nhất từ Trung ương đến cơ sở. Sự đoàn kết thống nhất trong Đảng đã tạo nên sức mạnh lãnh đạo cách mạng nâng cao lòng tin của toàn  dân với Đảng và trở thành động lực xây dựng khối đoàn kết toàn dân. Nhân dân ta đoàn kết trong chiến đấu, lao động sản xuất, khắc phục khó khăn, thiếu thốn, thống nhất về chính trị, về nhận thức và hành động, trên cơ sở tình cảm giai cấp, tình đồng chí, nghĩa đồng bào. Điểm nổi bật về sự đoàn kết thống nhất là tình đoàn kết Bắc - Nam. Sự đoàn kết thống nhất trong toàn Đảng, toàn dân, toàn quân đã trở thành nhân tố quan trọng, sức mạnh to lớn, góp phần đánh thắng đế quốc Mỹ xâm lược.

 

      4. Kết hợp sức mạnh của dân tộc với sức mạnh của thời đại, tạo thành sức mạnh tổng hợp đánh Mỹ và thắng Mỹ.

 

      Trong suốt cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước, Đảng ta ra sức tăng cường đoàn kết quốc tế, coi đó là một bộ phận hợp thành của đường lối chống Mỹ, cứu nước và đặt hoạt động đối ngoại, đấu tranh ngoại giao thành một mặt trận có tầm quan trọng chiến lược, góp phần tạo nên sự vượt trội về thế và lực của nhân dân ta; tạo nên một mặt trận rộng lớn của nhân dân thế giới đoàn kết với Việt Nam và ủng hộ Việt Nam chống Mỹ xâm lược.

 

      5. Đoàn kết, liên minh chiến đấu với nhân dân Lào và nhân dân Campuchia.

 

      Phát huy truyền thống láng giềng anh em gắn bó với nhau từ xa xưa, Đảng và nhân dân ta đã chủ động đoàn kết, liên minh chiến đấu với nhân dân Lào, nhân dân Campuchia. Sự đoàn kết liên minh đó được thể hiện trên nguyên tắc tôn trọng độc lập chủ quyền, lợi ích của mỗi nước, cùng nhau đoàn kết chống kẻ thù chung, bảo vệ độc lập chủ quyền quốc gia cho cả ba dân tộc.

 

 

SATO OG
Xem chi tiết
Kính Phan Thi
6 tháng 12 2021 lúc 20:15

Cuộc chiến Mông – Nguyên – Đại – Việt hay cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Mông Nguyên (tên gọi ở Việt Nam) là cuộc chiến bảo vệ quê hương đất nước của quân và dân Đại – Việt vào đầu thời Trần dưới thời Trần Thái Tông và các vua Trần Thánh Tông và Trần Nhân Tông trước sự tấn công của đế quốc Mông Cổ và nhà Nguyên.

 

My Hope
6 tháng 12 2021 lúc 20:54

Nguyên nhân thắng lợi là

- Tất cả tầng lớp nhân dân, hành phần dân tộc tham gia đánh giặc, trong đó quý tộc, vương hầu là hạt nhân

-Chuẩn bị chu đáo về mọi mặt cho mỗi cuộc kháng chiến

-Tinh thần hi sinh, quyết chiến quyết thắng của toàn dân tộc, nòng cốt là quân đội

-Chiến lược, chiến thuật đúng đắn, sáng tạo

Ý nghĩa lịch sử là

- Đập tan tham vọng và ý chí xâm lược của nhà Nguyên

- Nâng cao lòng tự hào, tự cường dân tộc

- Xây đắp truyền thống quân sự Việt Nam

- Để lại nhiều bài học trong đấu tranh chống giặc ngoại xâm

- Ngăn chặn quân Nguyên xâm lược các nước khác

 

Bé Min
Xem chi tiết
Phan Tiến Nghĩa
6 tháng 1 2020 lúc 13:49

- Tháng 1-1077, khoảng 30 vạn quân Tống tiến vào nước ta. Bị phòng tuyến của quân ta chặn lại, Quách Quỳ đành phải đóng quân bên bờ Bắc sông Như Nguyệt, chờ thủy quân đến.

- Chờ mãi không thấy quân thủy đến, quân Tống nhiều lần tiến công đánh vào phòng tuyến của ta nhưng đều bị quân đội nhà Lý đẩy lùi.

- Không thể tiến công được, quân Tống chuyển sang củng cố, phòng ngự. Quân sĩ ngày một chán nản, mệt mỏi, chết dần chết mòn.

- Tương truyền, để động viên, khích lệ tinh thần chiến đấu của quân sĩ đêm đêm Lý Thường Kiệt cho người ngâm vang bài thơ thần “Nam quốc sơn hà”.

- Cuối mùa xuân 1077, nhận thấy quân địch đã suy yếu, Lý Thường Kiệt mở cuộc tấn công lớn vào trận tuyến của địch. Quân Tống thua to, lâm vào tình thế hết sức khó khăn, tuyệt vọng.

- Giữa lúc ấy, Lý Thường Kiệt chủ động kết thúc chiến tranh bằng biện pháp mềm dẻo, thương lượng, đề nghị “giảng hòa”. Quách Quỳ chấp nhận ngay, quân Tống vội vã rút về nước.

Khách vãng lai đã xóa
Phan Tiến Nghĩa
6 tháng 1 2020 lúc 13:50

Trong các cuộc kháng chiến, tất cả các tầng lớp nhân dân, các thành phần dân tộc đều tham gia đánh giặc, bảo vệ quê hương đất nước. Giặc đến đâu, nhân dân theo lệnh triều đình cất giấu lương thảo, của cải, thực hiện "vườn không nhà trống", tự vũ trang đánh giặc, hăng hái tổ chức các đội dân binh phối hợp chiến đấu với quân triều đình, làm cho quân Nguyên lâm vào thế bị động, thiếu lương thực, phân tán lực lượng để đối phó và bị đánh bại.
Trong cả ba lần chống quân xâm lược Mông - Nguyên, nhà Trần đã chuẩn bị rất chu đáo tiềm lực về mọi mặt cho mỗi cuộc kháng chiến. Nhà Trần rất quan tâm chăm lo sức dân, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân bằng nhiều biện pháp để tạo nên sự gắn bó đoàn kết giữa triều đình với nhân dân.
Quý tộc, vương hầu nhà Trần chủ động giải quyết những bất hoà trong nội bộ vương triều, tạo nên hạt nhân của khối đoàn kết dân tộc mà Trần Quốc Tuân là tiêu biểu. Ông là người yêu nước thiết tha, căm thù giặc cao độ, thương yêu nhân dân, quân lính hết lòng.
Trần Quốc Tuân còn là nhà lí luận quân sự tài ba. Ông là tác giả của các bộ binh thư nổi tiếng : Buih thưỵêu lược, Vạn Kiếp tông bí truyền thư. Ông còn là tác giả của Hịch tướng sĩ. Với chức Quốc công tiết chế- Tổng chỉ huy quân đội, ông là người đã có công lao to lớn trong ba cuộc kháng chiến, đặc biệt là các cuộc kháng chiến lần thứ hai và thứ ba.
Thắng lợi của ba lần chống quân xâm lược Mông - Nguyên gắn liền với tinh thần hi sinh, quyết chiến quyết thắng của toàn dân ta, mà nòng cốt là quân đội nhà Trần.
Thắng lợi đó cũng không thể tách rời chiến lược, chiến thuật đúng đắn, sáng tạo của vương triều Trần, đặc biệt là vua Trần Nhân Tông và các danh tướng : Trần Quốc Tuấn, Trần Quang Khải, Trần Khánh Dư...
Cách đánh giặc đúng đắn đó là : thấy được chỗ mạnh, chỗ yếu của kẻ thù, tránh chỗ mạnh và đánh vào chỗ yếu của giặc ; biết phát huy chỗ mạnh, lợi thế của đất nước, của quân đội và nhân dân ta, buộc địch phải đánh theo cách đánh của ta đã được chuẩn bị trước ; buộc giặc từ thế mạnh chuyển dần sang yếu, từ chủ động thành bị động để tiêu diệt chúng.

Khách vãng lai đã xóa
Trần Bình Nghiêm
Xem chi tiết
Nguyễn Trọng Nghĩa
2 tháng 3 2016 lúc 16:28

Các văn kiện:

-Nam quốc sơn hà, tương truyền của Lí Thường Kiệt xuất hiện trong cuộc kháng chiến chống quân Tống xâm lược lần 2 (1075-1077).

- Hịch tướng sĩ của Trần Quốc Tuấn xuất hiện trong cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Mông – Nguyên lần 2 (1285).

- Bình ngô đại cáo của Nguyễn Trãi xuất hiện vào giai đoạn cuối của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn (1418-1427).

- Hiểu dụ tướng sĩ của vua Quang Trung – Nguyễn Huệ xuất hiện trong cuộc kháng chiến chống 29 vạn quân Thanh (1789).

Trích đoạn nội dung của văn kiện Hiểu dụ tướng sĩ của vua Quang Trung:

Đánh cho để dài tóc

Đánh cho nó chích luân bất phản

Đánh cho nó phiến giáp bất hoàn

Đánh cho sử tri Nam quốc anh hùng chi hữu chủ.

*Ý nghĩa của văn kiện:

- Hai câu đầu nói lên mục đích quyết tâm đánh giặc là để bảo vệ nền độc lập dân tộc, bảo vệ những bản sắc văn hóa và phong tục lâu đời của dân tộc (hai yếu tố “dài tóc”, “đen răng”).

- Hai câu tiếp theo là sự khẳng định quyết tâm tiêu diệt địch: làm cho quân giặc không kịp trở tay, không cón một manh giáp, một chiếc xe nào để trở về.

- Câu cuối cùng là sự khẳng định chủ quyền, nền độc lập của đất nước, dân tộc ta, đánh địch để cho nó biết rằng nước nam là một nước anh hùng đã có chủ.

Nguyễn Hoài Thương
Xem chi tiết

* Đặc điểm:

- Diễn ra ngay sau khi Quang Trung - Nguyễn Huệ lên ngôi, được xem là chiến công đỉnh cao của thiên tài quân sự Nguyễn Huệ.

- So sánh lực lượng giữa ta và địch có sự chênh lệch lớn (ta hơn 10 vạn, địch 29 vạn).

- Diễn ra trong thời gian ngắn, chưa đầy 10 ngày với cuộc hành quân thần tốc, táo bạo, bất ngờ làm cho địch không kịp trở tay.

- Là cuộc chiến tranh của toàn dân chống giặc, trong đó nổi bật vai trò của người nông dân dưới dự lãnh đạo của Nguyễn Huệ.

- Cuộc kháng chiến này cũng chấm dứt thời kì xâm lược của các triều đại phong kiến Trung Quốc.

* Nguyên nhân thắng lợi:

- Có sự lãnh đạo tài tình của vua Quang Trung.

- Tinh thần yêu nước, chiến đấu dũng cảm của nghĩa quân, của nhân dân được phát huy cao độ.

- Nghĩa quân có được sự đồng tình ủng hộ của quân dân và sĩ phu Bắc Hà.