Những câu hỏi liên quan
Đỗ Ngọc Quỳnh Mai
Xem chi tiết
Lương Khánh Huyền
Xem chi tiết
Phương Anh (NTMH)
20 tháng 10 2016 lúc 5:08

Soạn bài ngôi kể và lời kể trong văn tự sự

I. Ngôi kể và vai trò của ngôi kể trong văn tự sự.

Trả lời câu hỏi :

a. Đoạn 1 được kể theo ngôi thứ 3.

Dấu hiệu : xem dấu chấm thứ 2 phần Ghi nhớ SGK trang 89.

b. Xem dấu chấm thứ 3 phần Ghi nhớ.

c. Người xưng tôi ở đoạn 2 này là Dế Mèn.

d. - Ngôi thứ 3 kể lại tự do, không hạn chế (đoạn 1)

- Ngôi thứ nhất chỉ kể những điều mình biết và trải qua (đoạn 2)

đ. Nếu đổi ngôi bằng cách thay

Dế Mèn vào tiếng Tôi thì – lời tự kể của tôi kể về điều mình biết trở thành lối quan sát bên ngoài bởi người kể ở ngôi thứ 3.

Người đọc khó tin vì đây không phải là lời tự kể của Dế Mèn. Chỉ có « tôi » mới nói về mình với thái độ vừa khách quan vừa phê phán như vậy.

e. Không thể đổi được vì ở ngôi thứ 3 thì sự việc mới được kể nhiều không hạn chế và rất tự do. Người kể chuyện dường như biết hết và kiểm soát các sự việc.

II. Luyện tập

1. Thay từ « Tôi » bằng Dế Mèn hoặc nó để chuyển ngôi kể thứ nhất sang thứ ba.

Ta thấy :

- Các hành động cụ thể của công việc đào hang được kể như khách quan : từ bên ngoài nhìn vào để kể.

- Những ý nghĩ như (rồi cũng lo xa như các cụ già…) mang tình phỏng đoán không chắc chắn.

- Để ở ngôi thứ nhất thì những việc ở tỉ mỉ được kể trở nên thật hơn.

Bởi chỉ có tôi mới am tường việc mình làm và tại sao làm như vậy ?

2. Thay từ Thanh thành tôi, ta thấy cái nhìn, hành động của con mèo, suy nghĩ của Thanh đều xuất phát từ cái nhìn của Thanh.

- Trong nguyên văn cho ta thấy đây là cái kể được nhìn từ bên ngoài. Sự vật trở nên khách quan và ta thấy mối quan hệ giữa mèo và nhân vật Thanh trở nên thật dịu dàng.

3. Truyện Cây bút thần được miêu tả theo ngôi thứ 3. Vì như vậy mới có thể tự do thoải mái, không hạn định thời gian địa điểm và nới rộng được các quan hệ giữa Mã Lương với các sự kiện.

4. Người kể là tập thể nhân dân sáng tác truyền từ đời này sang đời khác. Ngôi thứ 3 đảm bảo cho tính bền vững của các sự kiện, lược bỏ những cảm giác riêng lẻ các nhân vật – một yếu tố khó tồn tại trong truyện dân gian.

5. Viết thư được sử dụng ngôi thứ nhất (tôi, mình, con…)

6. - Lưu ý 6 yêu cầu của văn tự sự. - Hãy xưng em và kể theo yêu cầu. + Bộc lộ cảm xúc (ngạc nhiên, sung sướng, biết ơn…) + Sự kiện là nhận quà tặng của người thân.

 

Bình Trần Thị
20 tháng 10 2016 lúc 11:48

a)

Ngôi kể là vị trí giao tiếp mà người kể sử dụng để kể chuyện. Ngôi kể thường được thể hiện ra bằng nhân xưng trong lời kể. Có khi người kể kể theo ngôi thứ nhất – xưng “tôi”; có khi kể theo ngôi thứ ba – dấu mình đi, không trực tiếp lộ diện nhưng thực ra đã có mặt ở khắp nơi để chứng kiến và kể lại chuyện, kể như nhân vật tự kể, kể như “người ta kể”.

b) Đọc kĩ các đoạn văn và cho biết hình thức ngôi kể của chúng. Dựa vào đâu để nhận biết?

(1) Vua và đình thần chịu thằng bé là thông minh lỗi lạc. Nhưng vua vẫn còn muốn thử một lần nữa. Qua hôm sau, khi hai cha con đang ăn cơm ở công quán, bỗng có sứ nhà vua mang tới một con chim sẻ, với lệnh bắt họ phải dọn thành ba cỗ thức ăn. Em bé nhờ cha lấy cho mình một cái kim may rồi đưa cho sứ giả, bảo:

- Ông cầm lấy cái này vê tâu đức vua xin rèn cho tôi thành một con dao để xẻ thịt chim.

Vua nghe nói, từ đó mới phục hẳn.

(Em bé thông minh)

(2) Bởi tôi ăn uống điều độ và làm việc có chừng mực nên tôi chóng lớn lắm. Chẳng bao lâu, tôi đã trở thành một chàng dế thanh niên cường tráng. Đôi càng tôi mẫm bóng. Những cái vuốt ở chân, ở khoeo cứ cứng dần và nhọn hoắt. Thỉnh thoảng, muốn thử sự lợi hại của những chiếc vuốt, tôi co cẳng lên, đạp phanh phách vào các ngọn cỏ. Những ngọn cỏ gãy rạp, y như có nhát dao vừa lia qua. Đôi cánh tôi, trước kia ngắn hủn hoẳn, bây giờ thành cái áo dài kín xuống tận chấm đuôi. Mỗi khi tôi vũ lên, đã nghe tiếng phành phạch giòn giã.

(Tô Hoài, Dế Mèn phiêu lưu kí)

Gợi ý: Đoạn (1) kể theo ngôi thứ ba. Đoạn (2) kể theo ngôi thứ nhất.

c) Người xưng “tôi” trong đoạn văn (2) có phải là tác giả Tô Hoài không? Vì sao?

Gợi ý: Người kể xưng “tôi” là nhân vật Dế Mèn, không phải tác giả Tô Hoài mặc dù để kể được tác giả đã phải hoá thân vào “tôi” – Dế Mèn.

d) So sánh ngôi kể ở đoạn văn (1) và (2): Trong hai ngôi kể, ngôi kể nào có thể tự do hơn, ngôi kể nào chỉ được kể những gì mình biết, đã trải qua?

Gợi ý: Ngôi kể thứ ba ở đoạn văn (1) cho phép người kể tự do hơn trong việc chứng kiến, biết và kể lại mọi chuyện. Ngôi kể thứ nhất (tôi) trong đoạn văn (2) không thể tự do như ngôi kể thứ ba, người kể dưới hình thức nhân xưng “tôi” chỉ kể những gì “tôi” biết, “tôi” chứng kiến, nghĩa là không thể kể những gì mà Dế Mèn không biết.

đ) Thử đổi ngôi kể trong đoạn văn (2) thành ngôi kể thứ ba (thay “tôi” bằng Dế Mèn). Nhận xét về đoạn văn sau khi đã thay ngôi kể.

Gợi ý: Lời kể trong đoạn văn (2) mang tính tự truyện, nhân vật tự kể về mình, nếu thay bằng ngôi kể thứ ba sẽ không ảnh hưởng nhiều đến câu chuyện, nhưng sẽ làm giảm đi màu sắc cá thể của câu chuyện. Kể theo ngôi thứ nhất, mọi thứ đều được quan sát, kể lại bằng con mắt của Dế Mèn, in đậm cá tính của Dế Mèn.

e) Có thể đổi ngôi kể thứ ba trong đoạn (1) thành ngôi kể thứ nhất (xưng “tôi”) được không? Vì sao?

Gợi ý: Trường hợp này không giống với sự thay đổi ngôi kể như ở đoạn văn (2). Nếu thay ngôi kể thứ ba bằng “tôi” thì “tôi” sẽ không thể có mặt ở khắp nơi, lúc thì ở cung vua để biết được ý của vua và đình thần, nhất là ý của vua muốn thử cậu bé thêm một lần nữa, lại có mặt ở công quán để chứng kiến cảnh hai cha con ăn cơm và cảnh đối đáp của chú bé với sứ giả, rồi lại có mặt trong cung vua để biết được “Vua nghe nói, từ đó mới phục hẳn.”. Phải là kể theo ngôi thứ ba thì mới có thể biết hết mọi chuyện, ở mọi nơi, mọi lúc như thế được.

 



 

Trần Thị Ánh Nguyệt
Xem chi tiết
Linh Phương
4 tháng 10 2016 lúc 14:05
1. Đại từ là gì?Đọc những câu dưới đây, chú ý các từ in đậm và trả lời câu hỏi.(1) Gia đình tôi khá giả. Anh em tôi rất thương nhau. Phải nói em tôi rất ngoan. lại khéo tay nữa.(Khánh Hoài)(2) Chợt con gà trống ở phía sau bếp nổi gáy. Tôi biết đó là con gà của anh Bốn Linh. Tiếng  dõng dạc nhất xóm.(Võ Quảng)(3) Mẹ tôi, giọng khản đặc, từ trong màn nói vọng ra:- Thôi, hai đứa liệu mà đem chia đồ chơi ra đi.Vừa nghe thấy thế, em tôi bất giác run lên bần bật, kinh hoàng đưa cặp mắt tuyệt vọng nhìn tôi.(Khánh Hoài)(d)                                                Nước non lận đận một mình,  Thân cò lên thác xuống ghềnh bấy nay.Ai làm cho bể kia đầy,Cho ao kia cạn, cho gầy cò con?(Ca dao)1. Từ  ở trong đoạn văn đầu trỏ ai? Từ nó trong đoạn văn thứ hai trỏ con vật gì? Nhờ đâu em biết được nghĩa của hai từ  trong hai đoạn văn ấy?Gợi ý trong đoạn văn (1) trỏ em tôi còn  trong đoạn văn (2) trỏ con gà của anh Bốn Linh. Để biết được nghĩa của các từ  này, người ta phải căn cứ vào ngữ cảnh nói, căn cứ vào các câu đứng trước hoặc sau câu có chứa từ này. 2. Từ thế trong đoạn văn sau đây trỏ sự việc gì? Nhờ đâu mà em hiểu được nghĩa của từ thế trong đoạn văn này.Gợi ý: Từ thế ở đây trỏ cái gì? Muốn biết điều này, hãy xác định "Vừa nghe thấy thế" là vừa nghe thấy gì?3. Từ ai trong bài ca dao dùng để làm gì?Gợi ý: Muốn xác định được ai trong bài ca dao trên được dùng để làm gì, trước hết phải xác định câu "Ai làm cho bể kia đầy, Cho ao kia cạn, cho gầy cò con?" có mục đích gì, để kể, để tả hay để hỏi? Câu ca dao này dùng với mục đích hỏi, từ ai trong trường hợp này được dùng để hỏi.4. Các từ nó, thế, ai trong các đoạn văn trên giữ chức vụ ngữ pháp gì trong câu?Gợi ý: Xác định chủ ngữ, vị ngữ của câu có đại từ. Nếu đại từ không làm chủ ngữ hay vị ngữ thì xác định xem nó làm phụ ngữ cho từ nào, nằm trong cụm từ nào?Từ  trong đoạn văn (1), ai trong bài ca dao làm chủ ngữ;  trong đoạn văn (2) làm phụ ngữ cho danh từ, thế làm phụ ngữ cho động từ.2. Phân loại đại từa) Đại từ để trỏTrong các nhóm đại từ sau đây, nhóm nào dùng để trỏ người, sự vật; nhóm nào trỏ số lượng; nhóm nào chỉ hoạt động, tính chất, sự việc?(1) - tôi, tao, tớ, chúng tôi, chúng tao, chúng tớ, mày, chúng mày, nó, hắn, chúng nó, họ, ...(2) - bấy, bấy nhiêu(3) - vậy, thếGợi ý: Nhóm thứ nhất trỏ người, vật; nhóm thứ hai trỏ số lượng; nhòm thứ ba trỏ hoạt động, tính chất, sự việc. Đây cũng là ba loại đại từ để trỏ.b) Đại từ để hỏiTrong các nhóm đại từ để hỏi sau đây, nhóm nào hỏi về người, vật; nhóm nào hỏi về số lượng; nhóm nào hỏi về hoạt động, tính chất, sự việc?(1) - ai, gì, ...(2) - bao nhiêu, mấy(3) - sao, thế nàoGợi ý: Tương ứng với ba nhóm đại từ để trỏ, đại từ để hỏi cũng được chia thành ba loại: đại từ để hỏi về người, vật; đại từ để hỏi về số lượng; đại từ để hỏi về hoạt động, tính chất, sự việc. 
Nguyễn Thị Thùy Dương
Xem chi tiết
Thảo Vân
1 tháng 2 2018 lúc 17:12

Câu 1 (trang 45 sgk Ngữ Văn 6 Tập 2):

a*. Qua hình ảnh nhân vật, có thể hình dung những nét tiêu biểu của cảnh sắc ở khúc sông nhiều thác dữ vì : động tác con người phải mạnh mẽ, dứt khoát thì mới chống chọi được cái hung dữ của dòng thác mạnh, siết.

b. - Văn bản hai tả cảnh : dòng Năm Căn và rừng đước.

   - Miêu tả theo thứ tự gần đến xa (khi tả dòng Năm Căn), thấp đến cao (khi tả rừng đước).

c. Văn bản thứ ba miêu tả lũy làng.

   - Phần 1 (Từ đầu ... màu của lũy) : giới thiệu lũy làng.

   - Phần 2 (tiếp ... lúc nào không rõ) : miêu tả các vòng của lũy.

   - Phần 3 (còn lại) : suy nghĩ tác giả về tình mẫu tử.

   * Trình tự miêu tả : ngoài vào trong, thời gian, từ dưới lên trên.

Luyện tập và bố cục bài văn tả cảnh

Câu 1 (trang 47 sgk Ngữ Văn 6 Tập 2):

a. Những hình ảnh tiêu biểu :

   - Thầy cô giáo : chép/phát đề lên bảng, coi học sinh làm bài, thu bài khi hết giờ,...

   - Các học sinh : chuẩn bị giấy, chăm chú làm bài, ...

b. Thứ tự : thời gian (bắt đầu, kết thúc giờ kiểm tra ...) / không gian (bên ngoài, bên trong, ...).

c. - Mở bài : Sáu mươi phút căng thẳng nô nức đến từ cái không khí nặng nề lan tỏa trên gương mặt cô giáo và các bạn, trên những tờ giấy nắn nót viết tên. Giờ viết tập làm văn đã sẵn sàng.

- Kết bài : Giọng nói rõ ràng của cô giáo thông báo hết giờ làm bài. Các cây bút đồng loạt buông xuống bắt đầu những lời bàn tán sôi nổi mọi phía trong lớp. Cô kết thúc giờ kiểm tra trên tay xấp giấy cứ dày lên theo mỗi bước chân.

Câu 2 (trang 47 sgk Ngữ Văn 6 Tập 2):

   Các ý cần miêu tả : về khung cảnh (mây, trời, gió, thời tiết, cây cối, ...), về con người (hoạt động học sinh ngoài sân : chơi đá cầu, nhảy dây, ...

- Mở bài : Giới thiệu cái đẹp của cảnh biển.

- Thân bài : + Theo thời gian : sáng, trưa, chiều.

       + Biển thay đổi theo màu sắc mây trời.

- Kết bài : cảm nhận về cảnh biển.

a, Miêu tả Dượng Hương Thư làm nổi bật cảnh thác dữ

- Hoạt động nhanh, gấp rút: “nhanh như cắt” thả, rút sào

- Ngoại hình: Như một pho tượng đồng đúc, hai hàm răng cắn chặt, quai hàm bạnh ra, cặp mắt nảy lửa trên ngọn sào.

- Sử dụng biện pháp so sánh: hiện lên cảnh thác dữ, cảnh thiên nhiên hùng vĩ.

b, Đoạn văn miêu tả dòng sông Năm Căn và rừng đước

- Tác giả miêu tả từ gần đến xa, từ thấp đến cao

- Hình ảnh so sánh độc đáo, chi tiết miêu tả sinh động: nước ầm ầm đổ ra biển đêm ngày như thác, cá bơi hàng đàn như người bơi ếch, đước dựng đứng như dãy tường thành dài vô tận…

c, Miêu tả lũy tre bao quanh làng

- Từ đầu… màu của lũy: giới thiệu về lũy làng

- Tiếp … lúc nào không rõ: miêu tả các vòng của lũy

- Còn lại: cảm nghĩ về tình cảm của thảo mộc

LUYỆN TẬP

Bài 1 (trang 47 sgk ngữ văn 6 tập 2):

a, Tả quang cảnh lớp học trong giờ viết tập làm văn:

- Hình ảnh trong lớp học: thầy cô, cảnh không gian lớp, đồ vật trong lớp, các bạn học sinh. Đặc tả một, vài bạn nổi bật.

b, Thứ tự miêu tả: Theo trình tự thời gian, từ khi có trống vào lớp tới khi phát đề, các bạn làm bài, cuối cùng giáo viên thu bài.

c, Mở bài: Giờ tập làm văn luôn là giờ học được mong đợi nhất trong lớp của em nên bạn nào bạn nấy cũng hào hứng, sôi nổi chờ cô phát đề. Đó là giờ học rèn cho chúng em thỏa sức “viết lách” xây dựng bài văn, đoạn văn của riêng mình.

Bài 2 (trang 47 sgk ngữ văn 6 tập 2):

Trình tự tả quang cảnh giờ ra chơi:

    + Sân trường vắng lặng

    + Tiếng trống báo hiệu, học sinh ùa ra chơi

    + Có tốp chơi đá cầu, nhảy dây, có nhóm đứng nói chuyện…

    + Tả màu sắc, khung cảnh bầu trời, cây cối

Đoạn văn: Giờ ra chơi, mọi người ùa ra sân tíu tít như bầy chim non rời tổ. Phía trước cửa lớp em sân trường được chọn làm nơi đủ trò thú vị như nhảy dây, đá cầu, ô keo… Các bạn nữ lúc nào cũng nhanh nhảu “chiếm” phần hơn trên khoảng sân đó để làm nơi nhảy dây. Đôi khi sự hò reo của các bạn nữ khi chơi khiến các bạn nam hào hứng cùng tham gia: đội nam và đội nữ. Khi chơi vui vẻ như vậy, em lại thấy lớp mình đoàn kết, gần gũi nhau hơn. Những giờ ra chơi này sẽ mãi là kỉ niệm đẹp trong lòng mỗi đứa học trò như chúng em.

Bài 3 (trang 47 sgk ngữ văn 6 tập 2):

Dàn ý của bài Biển đẹp diễn ra:

Mở bài: cảnh biển buổi sớm mai

Thân bài:

Buổi chiều (biển lặng, đục ngầu, đầy như mâm bánh đúc)

    + Biển trong ngày mưa rào

    + Biển chiều lạnh nắng tắt sớm

    + Sự thay đổi màu sắc tùy thuộc vào màu sắc mây trời…

Kết bài: Nguồn gốc của hình ảnh biển đẹp

Premis
1 tháng 2 2018 lúc 17:13

a) Văn bản đầu miêu tả hình ảnh dượng Hương Thư, trong một chặng đường của vượt thác. Tại sao có thế nói, qua hình ảnh nhân vật, ta có thể hình dung được những nét tiêu biểu ở khúc sông có nhiều thác dữ?

b) Văn bản thứ hai tả quang cảnh gì? Người viết đã miêu tả cảnh vật ấy theo một thứ tự nào?

c) Văn bản thứ ba là một bài văn miêu tả có ba phần tương đối trọn vẹn. Em hãy chỉ ra và tóm tắt các ý của mỗi phần. Từ dàn ý đó hãy nhận xét về thứ tự miêu tả của tác giả trong đoạn văn.

Trả lời:

a) Qua hình ảnh dượng Hương Thư, người đọc phần nào có thể hình dung được cảnh sắc ở khúc sông có nhiều thác dữ. Đó là bởi vì người vượt thác đã phải đem hết gân sức, tinh thần để chiến đấu cùng thác dữ: hai hàm răng cắn chặt, cặp mắt nảy lửa, quai hàm bạnh ra, bắp thịt cuồn cuộn ...(nhờ ngoại hình và động tác).

b)    Đoạn văn tả cảnh dòng sông Năm Căn.

-   Người viết đã miêu tả cảnh theo trình tự từ dưới sông lên bờ, cũng là từ gần đến xa.

c)     Đoạn văn của Ngô Văn Phú có 3 phần:

-   Phần mờ đầu: từ “Luỹ làng là một vành đai” đến “màu của luỹ”: Giới thiệu khái quát vể luỹ tre làng (phẩm chất, hình dáng và màu sắc).

-  Phần thứ hai: tiếp theo đến “không rõ”: Lần lượt miêu tả cụ thể ba vòng tre của luỹ làng như thế nào.

-  Phần ba: Còn lại: Phát biểu cảm nghĩ và nhận xét về loài tre.

*  Trình tự miêu tả:

Tác giả miêu tả từ khái quát đến cụ thể, từ ngoài vào trong (trình tự không gian )


 

Nguyễn Thị Thùy Dương
Xem chi tiết
©ⓢ丶κεη春╰‿╯
2 tháng 2 2018 lúc 16:10

Mở bài

- Hoa đào là loài hoa đặc trưng của mùa xuân miền Bắc


 
- Thấy hoa đào nở là thấy xân về.

- Em thấy lòng mìn náo nức mỗi khi nhìn thấy cây đào trước ngõ.

2. Thân bài

a. Cây đào nhìn từ xa:

- Cây đào do ông em trồng trước ngõ đã nhiều năm.

- Cây to, gốc sù sì, cành toả rộng.

- Mùa đông, cành cây đen đúa, khẳng khiu, nhìn gầy gò, không có sức sống.

- Khi có mưa xuân, cành cây bỗng mỡ màng và dịp tết đến cây như một ngọn đèn hồng rực rỡ thắp sáng ngõ nhà em.


 
b. Cây đào nhìn cận cảnh:

- Ngày 28 tết, ông lựa cành đào đẹp nhất, cắt lấy cắm vào chiếc lục bình.

- Sắc hồng của hoa đào làm căn phòng thêm ấm cúng.

- Cành đào xoè ra với dáng vẻ tự nhiên không bị uốn nắn.

- Mỗi đoá hoa có năm cánh hồng nhạt mỏng manh.

- Nhuỵ hoa vàng tươi.

- Những bông hoa chen với nụ nở chi chít trên cành.

- Hoa đào cùng nhau trầm đèn nến tạo nên không khí tết thật đầm ấm.

3. Kết bài

- Em rất yêu cây đào trước ngõ.

- Loài hoa mang đến niềm vui năm mới.

- Em chăm sóc cây đào để mỗi mùa xuân nó lại nở hoa.

Đề 2: Hãy viết bài văn miêu tả hàng phượng vĩ và tiếng ve vào một ngày hè.

1. Mở bài

- Cây hoa phượng được trồng ở đâu?

- Từ bao giờ?

2. Thân bài

a. Tả cây phượng:

- Cây phượng lớn cỡ nào? Hình dáng nó ra sao?

- Cây phượng có đặc điểm gì? Rễ, thân, cành, lá, hoa, quả... như thế nào?

- Hoa phượng nở vào mùa nào trong năm?

- Màu sắc của cánh hoa, nhụy hoa?

- Cây phượng gắn bó với học sinh ra sao?

b. Tả tiếng ve:

- Cùng với hoa phượng ve ở đâu cũng kéo về, tiếng ve như thế nào?

- Mọi người xung quanh có nhận xét gì khi nghe tiếng ve kêu?

- Tiếng ve đã làm cho mùa hè trở nên như thế nào?

c. Tình cảm học sinh đối với hàng phượng vĩ và tiếng ve:

- Yêu quý, nhớ nhung khi mùa hè qua đi ...

- Thương cho những chú ve kêu suốt đến khô cả xác.

3. Kết bài

- Em sẽ làm gì để bảo vệ và chăm sóc cây phượng sau khi mùa hè qua: Dọn dẹp vệ sinh xung quanh cây, tưới nước ...

Đề 3: Em đã từng chứng kiến cảnh bão lụt ở quê mình hoặc xem cảnh đó trên truyền hình, hãy viết bài văn miêu tả trận bão lụt khủng khiếp đó.

1. Mở bài

- Em dự định miêu tả cảnh gì?

- Đó là cảnh mà em đã trực tiếp được chứng kiến hay đã xem nó trên truyền hình.

2. Thân bài

- Miêu tả lại trận bão lụt khủng khiếp đó:

   + Cảnh trước khi cơn bão đến.

   + Khung cảnh chung khi cơn bão tràn qua?

   + Xóm làng (thành phố, ...), cây cối, sức vật, con người như thế nào sau cơn bão?

- Trận bão đã để lại những thiệt hại khủng khiếp như thế nào? (cây cối đổ nát, nhà cửa tốc mái, ...)

3. Kết bài

- Bài học rút ra sau khi chứng kiến trận bãolà gì? (phải tôn trọng những quy luật của thiên nhiên và có các bước phòng trống bão).

Đề 4: Em hãy viết thư cho bạn ở miền xa, tả lại khu phố hay thôn xóm, bản làng nơi mình ở vào một ngày mùa đông giá lạnh.

1. Mở bài

- Lời xưng hô.

- Lời chúc.

- Dẫn dắt để giới thiệu về khu phố, thôn xóm hay bản làng của mình vào một ngày đông.

2. Thân bài

- Miêu tả những nét đặc trưng của mùa đông (nhất là mùa đông nơi em đang ở).

thời tiết, hình ảnh ông mặt trời, gió, sương, ...

thiên nhiên, cảnh vật

- Miêu tả những sinh hoạt đời thường ở khu phố, thôn xóm,... của em trong những ngày đông ấy.

- Những ngày đông giá lạnh ấy gợi cho em những cảm xúc và suy nghĩ ra sao?

3. Kết bài

- Ấn tượng sâu đậm nhất của em về những ngày mùa đông ấy là gì? (co ro trong áo ấm, xum xoe bên bếp lửa mẹ nấu, ...)

- Lời chào tạm biệt.

- Lời chúc và nhắn nhủ.

:D

1. Mở bài

- Hoa đào là loài hoa đặc trưng của mùa xuân miền Bắc

- Thấy hoa đào nở là thấy xân về.

- Em thấy lòng mìn náo nức mỗi khi nhìn thấy cây đào trước ngõ.

2. Thân bài

a. Cây đào nhìn từ xa:

- Cây đào do ông em trồng trước ngõ đã nhiều năm.

- Cây to, gốc sù sì, cành toả rộng.

- Mùa đông, cành cây đen đúa, khẳng khiu, nhìn gầy gò, không có sức sống.

- Khi có mưa xuân, cành cây bỗng mỡ màng và dịp tết đến cây như một ngọn đèn hồng rực rỡ thắp sáng ngõ nhà em.

b. Cây đào nhìn cận cảnh:

- Ngày 28 tết, ông lựa cành đào đẹp nhất, cắt lấy cắm vào chiếc lục bình.

- Sắc hồng của hoa đào làm căn phòng thêm ấm cúng.

- Cành đào xoè ra với dáng vẻ tự nhiên không bị uốn nắn.

- Mỗi đoá hoa có năm cánh hồng nhạt mỏng manh.

- Nhuỵ hoa vàng tươi.

- Những bông hoa chen với nụ nở chi chít trên cành.

- Hoa đào cùng nhau trầm đèn nến tạo nên không khí tết thật đầm ấm.

3. Kết bài

- Em rất yêu cây đào trước ngõ.

- Loài hoa mang đến niềm vui năm mới.

- Em chăm sóc cây đào để mỗi mùa xuân nó lại nở hoa.

Dương kevin
2 tháng 2 2018 lúc 16:33

Bn Thiên Bình Có 102 ơi bn thiếu 3 đề nữa nha

Trần Đặng Phan Vũ
Xem chi tiết
Nguyễn Văn Hưởng
9 tháng 1 2018 lúc 17:59

Soạn bài: Bài học đường đời đầu tiên

Tóm tắt:

Đoạn trích là bài học về tính kiêu căng, xốc nổi của chàng Dế Mèn khỏe mạnh, cường tráng, tính tình kiêu căng, tự phụ. Vì bày trò trêu chọc Cốc mà dẫn đến cái chết oan của Dế Choắt. Từ đây Mèn rút ra bài học đường đời đầu tiên.

a. Truyện kể bằng lời nhân vật Dế Mèn.

Bố cục:

   - Đoạn 1 (Từ đầu ... sắp đứng đầu thiên hạ rồi) : Vẻ ngoài, tính tình của Dế Mèn.

   - Đoạn 2 (Còn lại) : Bài học đường đời đầu tiên của Dế Mèn.

Câu 2 (trang 10 sgk Ngữ Văn 6 Tập 2):

   Bảng đưa ra những chi tiết miêu tả hình dáng, hành động, tính cách của Dế Mèn. Các tính từ được in nghiêng trong bảng.

- Ngoại hình :

+ Ưa nhìn : cường tráng, càng mẫm bóng (mập mạp), vuốt cứng và nhọn hoắt, thân hình bóng mỡ (đậm) và ưa nhìn, cánh dài kín.

+ Dữ tợn : Đầu... to và nổi từng tảng, răng đen nhánh, râu dài và uốn cong.

- Hành động :

+ Co cẳng, đạp phanh phách vào các ngọn cỏ, dáng điệu tỏ vẻ con nhà võ.

+ Cà khịa với bà con trong xóm.

- Tính cách :

+ bướng, hùng dũng, hãnh diện, trịnh trọng, khoan thai, oai vệ, tợn(bạo), giỏi, xốc nổi(bốc đồng), ghê gớm...

a. Kết hợp miêu tả ngoại hình với hành động làm bộc lộ nét tính cách của Mèn.

b. Các từ đồng nghĩa nếu thay thế vào đoạn văn sẽ không biểu hiện được ý nghĩa chính xác, tinh tế như những từ được tác giả sử dụng.

c. Tính cách Dế Mèn : điệu đàng, kiêu căng, xốc nổi, hung hăng, thích ra oai.

Câu 3 (trang 11 sgk Ngữ Văn 6 Tập 2):

   Thái độ của Dế Mèn đối với Dế Choắt : coi thường, trịch thượng.

   - Lời lẽ, giọng điệu bề trên, xưng hô “chú mày”.

   - Cư xử : ích kỷ, không thông cảm, bận tâm gì về việc giúp đỡ Choắt.

Câu 4 (trang 11 sgk Ngữ Văn 6 Tập 2):

   Tâm lí và thái độ Dế Mèn trong việc trêu Cốc :

   Từ thái độ hung hăng, coi thường, sau khi chứng kiến cảnh chị Cốc đánh Choắt, Mèn đã thấy sợ hãi, khiếp đảm.

   Bài học : “ở đời mà có thói hung hăng bậy bạ, có óc mà không biết nghĩ, sớm muộn rồi cũng mang vạ vào mình đấy.”

Câu 5 (trang 11 sgk Ngữ Văn 6 Tập 2):

   Hình ảnh những con vật được miêu tả trong truyện với thực tế khá giống nhau. Bởi tác giả đã miêu tả chúng qua mắt nhìn hiện thực. Tô Hoài đã sử dụng những đặc điểm của con người để gán cho chúng như : biết suy nghĩ, đi đứng, nói năng, … đây chính là biện pháp nghệ thuật nhân hóa.

   Những tác phẩm viết về loài vật tương tự : Khỉ và rùa, Cây khế...

Luyện tập

Câu 1 (trang 11 sgk Ngữ Văn 6 Tập 2):

   Đoạn văn cần làm nổi bật nội dung : Tâm trạng thương cảm người bạn đã chết do lỗi của mình, ăn năn, hối hận về việc làm dại dột đã gây ra.

   Có thể tham khảo đoạn văn sau :

Tôi hối hận lắm. Người hàng xóm ốm yếu mà tôi vẫn coi khinh, vẫn dửng dưng nay tại tôi mà phải chết oan, tại cái thói huênh hoang, hống hách của tôi. Tôi giận mình lắm. Nếu như tôi nghe lời can ngăn không bày trò trêu chị Cốc, nếu như trước đó tôi biết thông cảm giúp đỡ anh Choắt thì có lẽ cơ sự đã không như thế này. Tôi dại quá. Hung hăng, hống hách láo chỉ tổ đem thân mà trả nợ cho những cử chỉ ngu dại của mình thôi. Tôi sẽ không quên bài học này, bài học được đánh đổi bằng cả mạng sống bạn bè.

Câu 2 (trang 11 sgk Ngữ Văn 6 Tập 2):

   Học sinh tự chia nhóm phân vai đọc.

Bùi Thị Trà My
Xem chi tiết
Thư Phan
18 tháng 1 2022 lúc 21:14

Tham khảo!

https://vietjack.com/soan-van-lop-6-kn/son-tinh-thuy-tinh.jsp

Nguyên Khôi
18 tháng 1 2022 lúc 21:14

Tham khảo nha!

Soạn bài Sơn Tinh, Thủy Tinh | Hay nhất Soạn văn 6 Kết nối tri thức

Lê Phương Mai
18 tháng 1 2022 lúc 21:15

Tham khảo:

Câu 1 (trang 33 sgk ngữ văn 6 tập 1)

 

Truyện Sơn Tinh Thủy Tinh chia làm 3 đoạn:

 

- Đoạn 1 (từ đầu… mỗi thứ một đôi): Vua Hùng yêu cầu sính lễ

 

- Đoạn 2 (tiếp… thần Nước đành rút quân): Cuộc giao tranh giữa Sơn Tinh và Thủy Tinh

 

- Đoạn 3 (còn lại): Cuộc trả thù hằng năm của Thủy Tinh

 

b, Truyện gắn với thời đại Hùng Vương, thời đại mở đầu lịch sử Việt Nam

 

Câu 2 (trang 34 sgk ngữ văn 6 tập 1)

 

 

Trong truyện Sơn Tinh, Thủy Tinh có hai nhân vật chính: Sơn Tinh và Thủy Tinh

 

- Nhân vật Sơn Tinh: có phép lạ, vẫy tay về phía tây nổi núi đồi, rời từng dãy núi dựng thành lũy chặn dòng nước

 

→ Nhân vật tượng trưng cho khát vọng khắc phục thiên tai của nhân dân ta

 

- Nhân vật Thủy Tinh: hô mưa gọi gió, làm rung chuyển trời đất

 

→ Nhân vật tượng trưng cho thảm họa, thiên tai, bão lũ.

 

Câu 3 (Trang 34 sgk ngữ văn 6 tập 1)

 

Ý nghĩa của truyện:

 

- Giải thích các hiện tượng tự nhiên lũ lụt hằng năm

 

- Thể hiện sức mạnh đoàn kết và ước mơ chế ngự thiên tai của người Việt.

 

 

Luyện tập

Bài 1 (trang 34 sgk ngữ văn 6 tập 1)

 

Đọc diễn cảm truyện Sơn Tinh Thủy Tinh

 

Bài 2 (trang 34 sgk ngữ văn 6 tập 1)

 

Ngày nay chúng ta khắc phục thiên tai, những hiện tượng lũ lụt kinh hoàng bằng việc trồng cây, đắp đê điều, cấm phá rừng…

 

Bài 3 (trang 34 sgk ngữ văn 6 tập 1)

 

Những truyện kể dân gian liên quan tới thời đại các vua Hùng như: Chử Đồng Tử- Tiên Dung; Phù Đổng Thiên Vương, Mị Châu- Trọng Thủy…

Xem chi tiết
Trà Ngô
8 tháng 9 2019 lúc 20:38

bn vô vietjack

T༶O༶F༶U༶U༶
8 tháng 9 2019 lúc 20:39

Bạn vô vietjack.com để tham khảo nha 
~ Hok tốt ~
P/s : Mik không có quảng cáo đâu vì Vietjack không tài trợ cho mik :|

vào viêtjack rùi nhưng dài với lại hơibị lạc đề

Hot boy của trường
Xem chi tiết
❊ Linh ♁ Cute ღ
23 tháng 2 2018 lúc 15:45

Soạn bài: Lượm (Tố Hữu)

Câu 1 (trang 76 sgk ngữ văn 6 tập 2):

- Bài thơ kể và tả về Lượm bằng lời của người chú

    + Về chuyện gặp gỡ của hai chú cháu ở thành phố Huế trong “ngày Huế đổ máu”

    + Sự hi sinh anh dũng của Lượm khi đang trên đường làm nhiệm vụ và hình ảnh của Lượm còn sống mãi.

- Bố cục:

    + Phần 1 ( 5 khổ thơ đầu): Cuộc gặp gỡ của hai chú cháu tại Huế

    + Phần 2 (7 khổ thơ tiếp) Sự hi sinh của Lượm trên đường làm nhiệm vụ

    + Phần 3 (còn lại): Hình ảnh Lượm sống mãi với đất nước.

Câu 2 (trang 76 sgk ngữ văn 6 tập 2):

Hình ảnh nhân vật Lượm (khổ 2 tới khổ 5):

- Về mặt hình dáng: loắt choắt, chân thoăn thoắt

- Trang phục: xắc xinh xinh, ca lô đội lệch

- Hoạt động: đầu nghênh nghênh, mồm huýt sáo vang, nhảy trên đường

- Lời nói tự nhiên, chân thật, lễ phép: cháu đi liên lạc/ vui lắm chú à, ở đồn Mang Cá/ thích hơn ở nhà.

- Biện pháp nghệ thuật: từ láy, so sánh, nhịp điệu nhanh, vui nhộn

→ Hình ảnh Lượm là chú bé thông minh, nhanh nhẹn, hồn nhiên. Công việc khó khăn, nguy hiểm nhưng Lượm vẫn rất dũng cảm, không hề quan tâm tới hiểm nguy.

Câu 3 (trang 76 sgk ngữ văn 6 tập 2):

- Nhà thơ hình dung chuyến đi công tác cuối cùng của Lượm rất nguy hiểm: đạn bay vèo vèo, nhiệm vụ cấp bách

- Nhiệm vụ của Lượm quan trọng, khẩn cấp: thư đề thượng khẩn

- Tâm thế: Lượm bình tĩnh, gan dạ ( sợ chi hiểm nghèo)

- Hình ảnh Lượm anh dũng hi sinh, ngã xuống như một phần của đất mẹ:

    + Nằm trên lúa

    + Lúa thơm mùi sữa

    + Hồn bay giữa đồng

→ Hình ảnh Lượm ngã xuống khiến ta khâm phục, xúc động.

Khổ thơ đặc biệt: “Ra thế/ Lượm ơi!...” diễn tả niềm thương xót, ngậm ngùi trước sự hi sinh đột ngột của Lượm.

Câu 4 (trang 76 sgk ngữ văn 6 tập 2):

- Từ ngữ xưng hô của tác giả gọi Lượm: cháu, chú bé, Lượm, chú đồng chí nhỏ

→ Thể hiện quan hệ nhiều chiều: vừa là chú cháu, vừa là đồng chí.

- Đoạn thơ sau cùng, tác giả gọi Lượm là “chú bé” vì lúc này Lượm không còn là của riêng tác giả

- Lượm trở thành người anh hùng trong lòng mọi người, mọi nhà, Lượm là chiến sĩ nhỏ hi sinh vì quê hương, đất nước.

Câu 5 (trang 76 sgk ngữ văn 6 tập 2):

- Câu thơ: “Lượm ơi, còn không?” được đặt ở gần cuối bài thơ để bộc lộ cảm xúc và khẳng định.

    + Bộc lộ cảm xúc: Tiếc thương, đau xót trước sự hi sinh của Lượm.

    + Câu hỏi còn bộc lộ sự ngỡ ngàng như chưa kịp tin vào sự thật Lượm đã hi sinh.

- Sau câu thơ đặc biệt “Lượm ơi, còn không?” hình ảnh Lượm ở đầu khổ thơ được lặp lại nhằm khẳng định hình ảnh của em còn mãi về quê hương, đất nước và trong lòng mọi người.

LUYỆN TẬP

Bài 1 (trang 77 sgk ngữ văn 6 tập 2):

Học thuộc lòng thơ từ Một hôm nào đó đến hết bài thơ.

Bài 2 (trang 77 sgk ngữ văn 6 tập 2):

Trong bài thơ Lượm, hình ảnh chú bé liên lạc nhanh nhẹn, thông minh, gan dạ để lại ấn tượng sâu sắc trong lòng người đọc. Lượm làm nhiệm vụ giao liên, hằng ngày phải đối mặt với mưa bom bão đạn nhưng với trí thông minh, tinh thần gan dạ “sợ chi hiểm nghèo”. Trong một lần đưa thư “thượng khẩn” cũng như bao ngày, sau khi bỏ thư vào bao, Lượm băng qua những mặt trận “đạn bay vèo vèo” nguy hiểm, ác liệt. Bỗng đạn nổ “một dòng máu tươi”… Lượm ngã xuống trong tay vẫn nắm chặt bông lúa. Lượm hi sinh giữa cánh đồng lúa chín, hóa thân vào dáng hình xứ sở.

Nguyễn Thùy Linh
23 tháng 2 2018 lúc 15:49

Soạn bài: Lượm (Tố Hữu)

Câu 1 (trang 76 sgk ngữ văn 6 tập 2):

- Bài thơ kể và tả về Lượm bằng lời của người chú

    + Về chuyện gặp gỡ của hai chú cháu ở thành phố Huế trong “ngày Huế đổ máu”

    + Sự hi sinh anh dũng của Lượm khi đang trên đường làm nhiệm vụ và hình ảnh của Lượm còn sống mãi.

- Bố cục:

    + Phần 1 ( 5 khổ thơ đầu): Cuộc gặp gỡ của hai chú cháu tại Huế

    + Phần 2 (7 khổ thơ tiếp) Sự hi sinh của Lượm trên đường làm nhiệm vụ

    + Phần 3 (còn lại): Hình ảnh Lượm sống mãi với đất nước.

Câu 2 (trang 76 sgk ngữ văn 6 tập 2):

Hình ảnh nhân vật Lượm (khổ 2 tới khổ 5):

- Về mặt hình dáng: loắt choắt, chân thoăn thoắt

- Trang phục: xắc xinh xinh, ca lô đội lệch

- Hoạt động: đầu nghênh nghênh, mồm huýt sáo vang, nhảy trên đường

- Lời nói tự nhiên, chân thật, lễ phép: cháu đi liên lạc/ vui lắm chú à, ở đồn Mang Cá/ thích hơn ở nhà.

- Biện pháp nghệ thuật: từ láy, so sánh, nhịp điệu nhanh, vui nhộn

→ Hình ảnh Lượm là chú bé thông minh, nhanh nhẹn, hồn nhiên. Công việc khó khăn, nguy hiểm nhưng Lượm vẫn rất dũng cảm, không hề quan tâm tới hiểm nguy.

Câu 3 (trang 76 sgk ngữ văn 6 tập 2):

- Nhà thơ hình dung chuyến đi công tác cuối cùng của Lượm rất nguy hiểm: đạn bay vèo vèo, nhiệm vụ cấp bách

- Nhiệm vụ của Lượm quan trọng, khẩn cấp: thư đề thượng khẩn

- Tâm thế: Lượm bình tĩnh, gan dạ ( sợ chi hiểm nghèo)

- Hình ảnh Lượm anh dũng hi sinh, ngã xuống như một phần của đất mẹ:

    + Nằm trên lúa

    + Lúa thơm mùi sữa

    + Hồn bay giữa đồng

→ Hình ảnh Lượm ngã xuống khiến ta khâm phục, xúc động.

Khổ thơ đặc biệt: “Ra thế/ Lượm ơi!...” diễn tả niềm thương xót, ngậm ngùi trước sự hi sinh đột ngột của Lượm.

Câu 4 (trang 76 sgk ngữ văn 6 tập 2):

- Từ ngữ xưng hô của tác giả gọi Lượm: cháu, chú bé, Lượm, chú đồng chí nhỏ

→ Thể hiện quan hệ nhiều chiều: vừa là chú cháu, vừa là đồng chí.

- Đoạn thơ sau cùng, tác giả gọi Lượm là “chú bé” vì lúc này Lượm không còn là của riêng tác giả

- Lượm trở thành người anh hùng trong lòng mọi người, mọi nhà, Lượm là chiến sĩ nhỏ hi sinh vì quê hương, đất nước.

Câu 5 (trang 76 sgk ngữ văn 6 tập 2):

- Câu thơ: “Lượm ơi, còn không?” được đặt ở gần cuối bài thơ để bộc lộ cảm xúc và khẳng định.

    + Bộc lộ cảm xúc: Tiếc thương, đau xót trước sự hi sinh của Lượm.

    + Câu hỏi còn bộc lộ sự ngỡ ngàng như chưa kịp tin vào sự thật Lượm đã hi sinh.

- Sau câu thơ đặc biệt “Lượm ơi, còn không?” hình ảnh Lượm ở đầu khổ thơ được lặp lại nhằm khẳng định hình ảnh của em còn mãi về quê hương, đất nước và trong lòng mọi người.

LUYỆN TẬP

Bài 1 (trang 77 sgk ngữ văn 6 tập 2):

Học thuộc lòng thơ từ Một hôm nào đó đến hết bài thơ.

Bài 2 (trang 77 sgk ngữ văn 6 tập 2):

Trong bài thơ Lượm, hình ảnh chú bé liên lạc nhanh nhẹn, thông minh, gan dạ để lại ấn tượng sâu sắc trong lòng người đọc. Lượm làm nhiệm vụ giao liên, hằng ngày phải đối mặt với mưa bom bão đạn nhưng với trí thông minh, tinh thần gan dạ “sợ chi hiểm nghèo”. Trong một lần đưa thư “thượng khẩn” cũng như bao ngày, sau khi bỏ thư vào bao, Lượm băng qua những mặt trận “đạn bay vèo vèo” nguy hiểm, ác liệt. Bỗng đạn nổ “một dòng máu tươi”… Lượm ngã xuống trong tay vẫn nắm chặt bông lúa. Lượm hi sinh giữa cánh đồng lúa chín, hóa thân vào dáng hình xứ sở.

! Mình tự làm đó

Nguyễn Đào Anh Thư
Xem chi tiết
Nguyễn Diệu Linh
11 tháng 2 2018 lúc 20:10

I. Phương pháp viết một đoạn văn, bài văn tả người

Câu 1

Đọc các đoạn văn trang 59 sgk Văn 6 Tập 2

Câu 2

a, - Đoạn văn 1: tả Dượng Hương Thư chèo thuyền vượt thác dữ

    + Tả về ngoại hình thông qua các từ ngữ: cuồn cuộn, cắn chặt, ghì và những so sánh như tượng đồng đúc, hiệp sĩ

- Đoạn văn 2: tả chân dung Cai Tứ- ông cai gian giảo

    + Tả về các nét trên khuôn mặt với các tính từ: thấp, gầy, vuông, hóp, lổm chổm, gian hùng

    + Các động từ: dòm, giấu giếm, đậy điệm, toe toét.

- Đoạn văn 3: tả cuộc đấu vật của ông Quắm Đen và Cản Ngũ

    + Tả về hoạt động của hai nhân vật với động từ: lấn xả, lấn lướt, vờn, thoắt, biến, hóa, chúi xuống, bốc lên, nhấc bổng, luồn

    + Các tính từ: ráo riết, lắt léo, hóc hiểm, lờ ngờ, chậm chạp, lúng túng, loay hoay

b, Trong những đoạn văn trên của Võ Quảng và Lan Khai tập trung khắc họa chân dung nhân vật/ Kim Lân tả người gắn với hoạt động, công việc

    + Tả chân dung gắn với hình ảnh tĩnh, do đó có thể sử dụng danh từ, tính từ, tả hoạt động thường sử dụng động từ

c, Đoạn văn thứ 3 gần như một đoạn văn hoàn chỉnh:

    + Mở bài: Từ đâu… nổi lên ầm ầm: Giới thiệu chung về cảnh diễn ra hội vật

    + Thân bài: tiếp… buộc sợi dây quanh bụng: Diễn biến cuộc vật đô Trắm Đen và Cản Ngũ

    + Kết bài: còn lại: cảm xúc về cái kết keo vật

II.Luyện tập

Câu 1 (trang 62 sgk Ngữ Văn 6 Tập 2): Các chi tiết tiêu biểu :

Tả em bé 4-5 tuổiTả cụ già cao tuổiTả cô giáo giảng bài
Thân hình, làn da mịn, đôi mắt trong, môi đỏ, lời nói bập bẹ, ...Tóc trắng, da nhăn sạm, dáng vẻ đi đứng, mắt kém, nói năng,...Giọng nói, cử chỉ, ánh nhìn, dáng đứng, ngồi, cách viết, hướng dẫn,...

Câu 2 (trang 62 sgk Ngữ Văn 6 Tập 2):

   Mở bài : Giới thiệu chung về đối tượng.

   Thân bài : Tả chi tiết về các đặc điểm tiêu biểu của mỗi đối tượng như trong bảng

   Kết bài : Cảm nghĩ của em về người em tả.

Câu 3 (trang 62 sgk Ngữ Văn 6 Tập 2): Ông Cản Ngũ được miêu tả trong tư thế chuẩn bị bước vào sàn keo vật.

   (1) tôm luộc

   (2) ông tượng

K MÌNH NHA!!!!

Ahwi
11 tháng 2 2018 lúc 20:09

I. 1. Đọc các đoạn văn 2. Trả lời các câu hỏi. - Đoạn 1: Hình ảnh dượng Hương Thư. + Như pho tượng đồng đúc. + Các bắp thịt cuồn cuộn. + Hai hàm răng cắn chặt, quai hàm bạnh ra, mắt nảy lửa, ghì trên ngọn sào như một hiệp sĩ. - > mạnh mẽ, oai phong, hùng dũng. - Đoạn 2: Hình ảnh Cai Tứ + Thấp và gầy, độ tuổi 45, 50. + Mặt vuông nhưng hai má hóp lại. + Cặp lõng mày lổm chổm trên gò xương, lấp lánh đôi mặt gian hùng. + Mũi gồ sống mương. + Bộ ria mép… cố giấu giếm, đậy điệm cái mồm toe toét tối om. + Đỏm đang mấy chiếc răng vàng hợm của. - > Đỏ là kẻ xương xẩu, xấu xí, tham lam. - Đoạn 3: Ông Cản Ngữ a. Mở bài: Giới thiệu nhân vật. b. Thân bài: Miêu tả nhân vật (cử chỉ, hành động) c. Kết bài: cảm nghĩ về nhân vật. Nhận xét:  - Đoạn 2 tập trung khắc họa chân dung nhân vật. - Đoạn 3 và đoạn 1 miêu tả người gắn với công việc. II. Luyện tập. 1. 2. Có thể chọn lựa một số chi tiết miêu tả em bé 2 – 3 tuổi như sau: (1) Nó đi lẫm chẫm như một chú gấu non (2) Đôi mắt tròn xoe như hai hột nhãn loáng nước. (3) Cái miệng vừa toe toét cười đó lại vừa mếu máo phụng phịu để khóc. (4) Mái tóc lơ thơ vàng hoe bay phơ phất. (5) Đôi chân mập mạp, nặng nề từng bước. (6) Nước da trắng hồng, lâm tấm những bông sữa trắng mịn. 3. - Có thể thêm vào các từ. + đỏ như con tôm luộc. + không khác gì thần hộ vệ trong đền. - Ta có thể đoán ông Cản Ngũ đang chuẩn bị xuống xới vật để đọ sức với Quắm Đen.

 

Phạm Khánh Linh
11 tháng 2 2018 lúc 20:12

chị GOOGLE sinh ra để làm j :)))