trình bày hệ quả ngày và đêm (nguyên nhân hệ quả ý nghĩa)
Câu 1. Trình bày chuyển động tự quay quanh trục của Trái Đất?
Câu 2. Nguyên nhân nào làm cho mọi nơi trên Trái Đất đều lần lượt có ngày và đêm luân phiên nhau?
Câu 3. Hệ quả chuyển động của Trái Đất quanh Mặt Trời:
Câu 4. Trình bày vị trí của Trái Đất trong hệ Mặt Trời?
Câu 5. Trái Đất có dạng hình gì?
Câu 6. Trái Đất có bán kính của là bao nhiêu km?
Câu 7. Khi khu vực giờ gốc (GMT) là 0 giờ thì ở nước ta là mấy giờ?
Câu 8. Khi chuyển động theo chiều kinh tuyến, hướng của các vật sẽ ra sao?
Câu 9. Trái Đất chuyển động quanh Mặt Trời theo hướng nào?
Câu 10. Thời gian Trái Đất chuyển động quanh Mặt Trời 1 vòng trên quỹ đạo là bao lâu?
Câu 11. Cấu tạo bên trong của Trái Đất gồm mấy lớp?
Câu 12. Lớp vỏ Trái Đất có độ dày bao nhiêu km ?
Giúp em với ạ .
THAM KHẢO
1.
* Chuyển động tự quay quanh trục của Trái Đất
– Trái Đất tự quay quanh một trục (tưởng tượng) nghiêng với mặt phẳng quỹ đạo chuyển động của Trái Đất xung quanh Mặt Trời một góc 66°33.
– Trái Đất tự quay quanh trục theo hướng từ tây sang đông.
– Thời gian Trái Đất tự quay một vòng quanh trục là một ngày đêm (24 giờ).
* Hệ quả
– Sự luân phiên ngày đêm.
– Giờ trên Trái Đất và đường đổi ngày quốc tế.
– Sự lệch hướng chuyển động của các vật thể.
2.- Trái Đất có dạng hình cầu, do đó Mặt Trời bao giờ cũng chỉ chiếu sáng một nửa. Nửa được chiếu sáng là ngày, nửa nằm trong bóng tối là đêm. - Mặt khác, Trái Đất tự quay quanh trục từ Tây sang Đông nên khắp mọi nơi trên Trái Đất đều lần lượt có ngày và đêm
3.
* Hệ quả
– Sự luân phiên ngày đêm.
– Giờ trên Trái Đất và đường đổi ngày quốc tế.
– Sự lệch hướng chuyển động của các vật th
4. Đứng thứ 3
5.HÌNH CẦU
6.6.371 KM
7. 4 GIỜ CHIỀU
8.Các vật thể chuyển động theo chiều kinh tuyến sẽ bị lệch về phía bên phải ở bán cầu Bắc, lệch về phía bên trái ở bán cầu Nam so với hướng ban ĐẦU
9.TỪ TÂY SANG ĐÔNG
10. 365 NGÀY 6 GIỜ
CÁI này đa số đều có tr sgk mà sao cậu ko tìm hiểu đi ;-;
Câu 1: Trình bày sự chuyển động của trái đất quay quanh trục và hệ quả.
Câu 2: Trình bày sự chuyển động của trái đất quay quanh mặt trời và hệ quả.
Câu 3: Nêu hiện tượng ngày và đêm dài ngắn khác nhau trên trái đất.
Câu 4: Trình bày hiểu biết của em về hiện tượng núi lửa và động đất, cho biết tác hại của chúng.
Câu 5: Cấu tạo bên trong của trái đất gồm mấy lớp? Nêu đặc điểm lớp vỏ trái đất.
câu 1: hướng tự quay từ Tây-Đông
Thời gian:24 giờ
Chia Trái đất thành 24 khu vực giờ, mỗi 1 khu vực giờ có 1 giờ riêng đó là giờ khu vực
hệ quả:
khắp nơi trên bề mặt Trài Đất lần lượt có ngày và đêm
làm lệch hướng chuyển động của các vật thể
Câu 1: Trình bày sự chuyển động của trái đất quay quanh trục và hệ quả.
1. Sự luân phiên ngày đêm
- Nguyên nhân: Trái Đất có hình cầu và tự quay quanh trục.
- Hệ quả: Mọi nơi trên bề mặt Trái Đất đều lần lượt được Mặt Trời chiếu sáng rồi lại chìm vào bóng tối.
-> Sinh ra hiện tượng luân phiên ngày và đêm.
2. Giờ trên Trái Đất và đường chuyển ngày quốc tế
Cùng một thời điểm, các địa điểm thuộc các kinh tuyến khác nhau sẽ có giờ khác nhau (giờ địa phương (giờ Mặt Trời). - Giờ địa phương (giờ Mặt trời): các địa điểm thuộc các kinh tuyến khác nhau sẽ có giờ khác nhau.
- Giờ quốc tế: giờ ở múi giờ số 0 được lấy làm giờ quốc tế hay giờ GMT.
+ Bề mặt trái đất được chia thành 24 múi giờ, mỗi múi giờ rộng 15 kinh tuyến.
+ Các múi được đánh số từ 0 đến 23. Múi số 0 là múi mà kinh tuyến giữa của nó đi qua đài thiên văn Greenwich, các múi tiếp theo được đánh số theo chiều quay của trái đất.
+ Việt Nam thuộc múi giờ số 7.
- Đường chuyển ngày quốc tế: Kinh tuyến 180o:
+ Từ Tây sang Đông phải lùi lại một ngày.
+ Từ Đông sang Tây phải cộng thêm một ngày
3. Sự lệch hướng chuyển động của các vật thể
- Nguyên nhân: Do ảnh hưởng của lực Criôlít.
- Hệ quả:
+ Bán cấu Bắc: Lệch hướng bên phải so với nơi xuất phát.
+ Bán cầu Nam: Lệch hướng bên trái so với nơi xuất phát.
+ Lực Criôlít tác động mạnh tới hướng chuyển động của các khối khí, dòng biển, đường đạn...
Hệ quả của sự vận động tự quay quanh trục của Trái Đất.
a) Hiện tượng ngày và đêm.
- Khắp mọi nơi trên Trái Đất đều lần lượt có ngày và đêm.
- Diện tích được Mặt Trời chiếu sáng gọi là ngày.
- Diện tích nằm trong bóng tối gọi là đêm.
b) Sự lệch hướng do vận động tự quay của Trái Đất.
- Các vật thể chuyển động trên bề mặt Trái Đất đều bị lệch hướng.
+ Ở nửa cầu Bắc vật chuyển động lệch về hướng bên phải.
+ Ở nửa cầu Nam vật chuyển động lệch về phía bên trái.
- Lực côriôlít ở cả hai bán cầu là như nhau.
Câu 2: Trình bày sự chuyển động của trái đất quay quanh mặt trời và hệ quả.
- Hướng chuyển động: từ Tây sang Đông
- Thời gian chuyển động: 365 ngày 6 giờ
- Quỹ đạo chuyển động: hình elip
- Trong khi chuyển động, trục Trái Đất vẫn giữ nguyên độ nghiêng và hướng nghiêng không đổi -> chuyển động tịnh tiến
- Sự chuyển động của Trái Đất quanh Mặt Trời làm sinh ra hiện tượng các mùa. Hiện tượng mùa ở 2 bán cầu có tính chất trái ngược nhau.
Em hãy trình bày hệ quả sự luân phiên ngày đêm trên trái đất
Trình bày nguyên nhân, kết quả và ý nghĩa của các cuộc khởi nghĩa tiêu biểu thời Bắc thuộc.
Trình bày nguyên nhân, điều kiện và hệ quả của các cuộc phát kiến địa lí ở châu Âu thời trung đại. Hệ quả nào quan trọng nhất?
1. NHỮNG CUỘC PHÁT KIẾN ĐỊA LÝ
* Nguyên nhân:
- Sản xuất phát triển, nhu cầu cần nguyên liệu, thị trường, vàng bạc tăng lên.
- Con đường bộ buôn bán qua Tây Á và Địa Trung Hải do người Ả rập độc chiếm.
- Khoa học- kỹ thuật phát triển (Hải đồ, la bàn, tàu có bánh lái và hệ thống buồm lớn).
Tàu Caraven:
Loại tàu do người Bồ Đào Nha chế tạo năm 1460, có bánh lái, lắp 3 cột buồm lớn. Cánh buồm của tàu hình vuông hoặc tam giác màu trắng. Trên boong tàu có lắp đại bác để chống cướp biển. Đuôi tàu trang bị 1 trục giữ bánh lái, có thể quay quanh bản lề, thay cho bánh lái mái chèo cổ xưa từ thế kỉ XII. Trên tàu có la bàn định hướng, đồng hồ cát bằng thủy tinh để đo thời gian và ước lượng kinh độ => có khả năng vượt đại dương.
*Những cuộc phát kiến địa lý lớn
- B. Đi a xơ (1487): vòng qua cực nam Châu Phi đến mũi Hảo Vọng.
- Cô lôm bô (1492) đến một số đảo biển Ca ri bê đã phát hiện ra Châu Mỹ.
- Va x- cô đơ Gama (1497) đến bờ Tây nam Ấn Độ.
- Ma gien lan (1519-1522) vòng quanh thế giới.
PERNANDO MAGELLAN (1480 - 1521):
Nhà thám hiểm người Bồ Đào Nha dẫn đầu chuyến hành trình vòng quanh thế giới đầu tiên bằng đường biển cho Tây Ban Nha. Ông phát hiện ra eo biển Magellan. Ông bị giết chết ở Philippines năm 1521 và chuyến hành trình của được Sebastian del Cano (hoặc Elcano).
* Nguyên nhân
- Sự phát triển của chủ nghĩa tư bản nhu cầu về nguyên liệu, vàng bạc, hương liệu tăng.
- Việc buôn bán trực tiếp với nước phương Đông bị ách tắc do con đường giao lưu thương mại qua Tây Á và Địa Trung Hải bị người Ả rập chiếm độc quyền. Do đó, người châu Âu phải tìm kiếm một con đường thương mại để sang phương Đông.
* Điều kiện
- Sự tiến bộ trong kĩ thuật hàng hải: nghiên cứu các dòng hải lưu và hướng gió, vẽ được bản đồ, hải đồ... đặc biệt, kĩ thuật đóng tàu có nhiều bước tiến mới như sự ra đời tàu Caraven cùng với sự xuất hiện của la bàn và máy đo góc thiên văn được sử dụng trong định hướng giữa đại dương bao la.
- Những cuộc hành trình của người châu Âu sang phương Đông và tài liệu ghi chép của những người đi trước.
* Hệ quả
- Văn hóa
+ Phát kiến địa lí được coi như một "cuộc cách mạng thực sự" trong lĩnh vực giao thông và tri thức.
+ Phát kiến địa lí đã đem lại cho loài người những hiểu biết về Trái đất, những con đường mới, những vùng đất mới, dân tộc mới, thúc đẩy sự giao lưu văn hóa giữa các khu vực, các châu lục.
+ Nhiều ngành khoa học mới có điều kiện phát triển: hải dương học, ngôn ngữ học....
- Kinh tế:
+ Phát kiến địa lí đưm về khối lượng hàng hóa khổng lồ, làm cho nền kinh tế châu Âu phát triển nhanh chóng: Trung tâm thương mại chuyển từ Địa Trung Hải sang Đại Tây Dương, hình thành hệ thống trung tâm thương mại hàng hải bên bờ Đại Tây Dương: Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha, Hà Lan, Anh...
+ Thị trường thế giới được mở rộng.
- Chính trị: Thúc đẩy quá trình khủng hoảng tan rã của quan hệ phong kiến và tiền đề sự ra đời của Chủ nghĩa tư bản ở Châu Âu.
- Xã hội: Tầng lớp thương nhân Châu Âu ngày càng giàu có, đóng vai trò quan trọng trong đời sống chính trị - xã hội và trở thành giai cấp tư sản, đồng thời người thợ thủ công cùng nông dân nghèo bị tước đoạt tư liệu sản xuất hình thành giai cấp vô sản./
- Tuy nhiên, cùng với yếu tố tích cực, các cuộc phát kiến địa lí đã làm nảy sinh quá trinh xâm lược, cướp bóc thuộc đị và buôn bán nô lệ.
* Hệ quả quan trọng nhất:
Các cuộc phát kiến địa lí góp phần quan trọng trong việc hình thành quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa ở châu Âu, ra đời giai cấp tư sản và giai cấp vô sản.
trình bày nguyên nhân, biểu hiện và hệ quả của cách mạng nông nghiệp
Câu 2: trình bày nguyên nhân, diễn biển, kết quả và ý nghĩa của chiến thắng
Bạch Đằng năm 938.
Tham khảo
Diễn biến của trận quyết chiến trên sông Bạch Đằng :
- Năm 938, quân Nam Hán kéo vào bờ biển nước ta, lúc này nước triều đang dâng, quân ta khiêu chiến, giả vờ thua rút chạy, giặc đuổi theo vượt qua bãi cọc ngầm.
- Khi nước triều rút, quân ta dốc toàn lực lượng đánh quật trở lại. Quân giặc rút chạy. Trận chiến diễn ra ác liệt (thuyền quân ta nhỏ gọn, dễ luồn lách ; thuyền địch to. cồng kềnh rất khó khăn chạy qua bãi cọc lúc này đã nhô lên do nước triều rút...).
Kết quả:
- Vua Nam Hán vội ra lệnh thu quân về nước. Trận Bạch Đằng kết thúc thắng lợi về phía quân ta.
Ý nghĩa:
Trận thắng lớn ở sông Bạch Đằng năm 938 có ý nghĩa vô cùng quan trọng đối với lịch sử Việt Nam, nó đã giúp chấm dứt 1000 năm Bắc thuộc trong lịch sử Việt Nam, mở ra một thời kỳ độc lập tự chủ cho Việt Nam.
Cách đánh độc đáo sáng tạo thể hiện ở chi tiết:
+ Lợi dụng thuỷ triều, xây dựng trận địa bãi cọc ngầm với hàng nghìn cây cọc nhọn... chỉ sử dụng thuyền nhỏ, nhẹ để dễ luồn lách ở bãi cọc.
+ Thuyền địch to, cồng kềnh rất khó khăn khi tìm cách thoát khỏi bãi cọc lúc nước triều xuống...
cuối năm 938 Lưu Hoàng Thảo chỉ huy quân kéo vào cửa biển Bạch Đằng Ngô Quyền cho quân gia khiêu chiến những giặc vào cửa biển Bạch Đằng khi thủy triều lên và tấn công hoặc quyết liệt khi thủy triều xuống kết quả quân Nam Hán thua ta trận Bạch Đằng Thắng Lợi Vẻ Vang ý nghĩa ý nghĩa chiến thắng sông Bạch Đằng năm 938 đánh bại hoàn toàn âm mưu xâm lược nước ta của quân Nam Hán chấm dứt hơn 1000 năm Bắc thuộc mở ra thời kì độc lập lâu dài cho đất nước
Tham Khảo
Diễn biến,kết quả,ý nghĩa của chiến thắng Bạch Đằng năm 938
Nguyên nhân
- Kiều Công Tiễn cầu cứu nhà Nam Hán.
- Nhà Nam Hán vốn đã nuôi sẵn ý đồ xâm lược nước ta và trả thù cho
thất bại trong cuộc xâm lược nước ta lần thứ nhất, nhân cớ cầu cứu của
Kiều Công Tiễn, vua Nam Hán cho quân xâm lược nước ta lần hai.
* Diễn biến
Cuối năm 938, Lưu Hoằng Tháo kéo quân vào nước ta theo
đường biển.
Ngô Quyền cho thuyền nhẹ ra nhử giặc vào cửa sông Bạch Đằng
lúc thủy triều lên.
Lưu Hoằng Tháo đốc quân đuổi theo vượt qua bãi cọc. Thủy triều rút, Ngô Quyền hạ lệnh dốc toàn lực lượng đánh trở lại.
Quân Nam Hán bỏ chạy, thuyền va vào bãi cọc vỡ tan tành.
Quân ta từ trên đánh xuống, từ 2 bên bờ đánh sang, đánh giáp lá
cà quyết liệt
Kết quả trận Bạch Đằng kết thúc hoàn toàn thắng lợi về phía ta
* Ý nghĩa
- Đây là một trong những chiến thắng vĩ đại trong lịch sử dân tộc. Chiến
thắng đã đập tan mưu đồ xâm lược của nhà Nam Hán ,
- Chấm dứt hơn 1000 năm Bắc thuộc, khẳng định nền độc lập của dân
tộc ta. Đồng thời mở ra một thời kì mới – Thời kì xây dựng và bảo vệ
nền độc lập lâu dài của tổ quốc
Trình bày nguyên nhân, kết quả và ý nghĩa của cuộc khởi nghĩa tiêu biểu thời bắc thuộc. Giúp mik vs mik cần gấp
Trình bày nguyên nhân, diễn biến, kết quả và ý nghĩa của cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng (năm 40 - 43) và Bà Triệu năm 248.
trình bày nguyên nhân, diễn biến, kết quả, ý nghĩa của cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng
tham khảo :
Khởi nghĩa Hai Bà Trưng:
Ý nghĩa lịch sử:
- Nền độc lập dân tộc được khôi phục.
- Thể hiện tinh thần yêu nước, ý chí quyết chiến, quyết thắng của dân dân tộc. khẳng định ý thức độc lập của dân tộc.
- Khẳng định vai trò lớn lao của người phụ nữ Việt Nam.