Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài

Những câu hỏi liên quan
tuyen tran viet
Xem chi tiết
tuyen tran viet
6 tháng 1 2021 lúc 20:14

giúp mik đi mà 

mik rất cần 

 

No Name
6 tháng 1 2021 lúc 20:16

https://hoc24.vn/hoi-dap/question/504844.html

nếu chị k nhầm thì có trong sgk âm nhạc thì phải

tuyen tran viet
6 tháng 1 2021 lúc 20:19

tui bị mất sgk thì mới hỏi nè

Lê Nguyễn Thảo Hà
Xem chi tiết
Vương Nguyễn Bảo Ngọc
17 tháng 12 2018 lúc 20:57

Trong kho tàng ca dao, tục ngữ dân gian Việt Nam có rất nhiều bài hay thể hiện tình cảm của người nông dân một nắng hai sương trên đồng. Thể hiện những tâm tư, tình cảm của người nông chân thật thà, chất phác. Mỗi bài ca dao đều gợi lên trong lòng người đọc những cảm xúc khác nhau.

Bài ca dao “Đi cấy” thể hiện tâm tư tình cảm của người nông dân trong cảnh nông vụ, phải lo toan nhiều chuyện, khi thời tiết không ủng hộ.

Người ta đi cấy lấy công
Tôi nay đi cấy còn trông nhiều bề
Trông trời trông đất trông mây
Trông mưa trông nắng trông ngày trông đêm
Trông cho chân cứng đá mềm
Trời yên biển lặng mới yên tấm lòng

Thông qua bài ca dao này nói lên nguyện vọng của người nông dân mong cho mưa thuận gió hòa để công việc nhà nông được thuận lợi, vụ mùa bội thu, người nông dân đỡ nhọc nhằn vất vả .
Trong câu đầu tiên của bài ca dao đã thể hiện sự lo lắng của người nông dân khi mùa cấy lúa đang tới gần.

Người ta đi cấy lấy công
Tôi nay đi cấy còn trông nhiều bề

Người ta chỉ những người đi làm thuê, cấy lúa cho xong nhiệm vụ rồi lấy tiền công về không phải lo lắng gì nhiều việc cây lúa sau khi được cấy xuống ruộng có bị khô hạn, hay ngập úng nước hay không. Người nông dân trong bài ca dao là một người đi “cấy” cho chính mảnh ruộng của mình. Họ lo lắng trăm bề, sợ cây lúa sau khi trồng xuống không thể phát triển được mà chết đi thì công sức của họ sẽ bị mất trắng.

“Tôi” “trông nhiều bề” thể hiện sự lo lắng, lo toan nhiều mặt trong cuộc sống khác, thể hiện sự chu đáo, có con mắt nhìn xa trông rộng của một người hay lo toan việc nhà.

Trông trời, trông đất, trông mây
Trông mưa, trông nắng, trông ngày, trông đêm

Điệp từ “Trông” được nhắc đi nhắc lại nhiều lần thể hiện sự lo lắng, mong mỏi trông chờ, mưa nắng, thời tiết có thể là cho cây lúa của người nông dân bị chết bất cứ lúc nào, thể hiện sự vất vả của nghề nông khi phải phụ thuộc số phận của mình vào thời tiết, thiên tai có thể giáng xuống bất kỳ lúc nào cướp đi công sức, sự hy vọng của người nông dân.

Khiến cho người nông dân không thể không lo lắng. Sự lo lắng cho cái ăn cái mặc của cả gia đình chỉ trông vào sự tồn tại của cây lúa nếu chẳng may cây lúa có mệnh hệ gì thì cả nhà sẽ chết đói, biết lấy gì để sống.

Trông cho chân cứng đá mềm
Trời yên biển lặng mới yên tấm lòng

Sự lo lắng của người nông dân chỉ có thể dừng lại khi người nông dân có thêm sức mạnh, thời tiết mưa thuận gió hòa, trời yên biển lặng. Trong hai câu ca dao này thể hiện mong muốn của người nông dân là có thời tiết an lành, phù hộ cho công việc đồng áng của người dân. Người dân khỏe mạnh để có thể chống lại sự khắc nghiệt của thiên nhiên, thời tiết. Đó là mong ước rất chính đáng, của những con người làm nghề nông.

Thông qua bài ca dao này ta thấy sự cực nhọc của người nông dân khi làm ra hạt gạo, bưng bát cơm thơm dẻo người nông dân đã đổ rất nhiều công sức tâm huyết của mình vào đó. Chính vì vậy, chúng ta phải biết tôn trọng thành quả của người nông dân không nên lãng phí lúa gạo.

thành nguyễn
Xem chi tiết
ngô thái dương
22 tháng 11 2023 lúc 18:58

"Đọc Đi Cấy" của Trần Đăng Khoa gợi lên trong ta một cảm giác hoài niệm và đánh giá cao công việc khó nhọc của người nông dân. Hình ảnh sống động về cuộc sống hàng ngày của người nông dân và cảnh quan thiên nhiên tạo nên một cảm giác kết nối với đất đai và những người làm việc trên đó. Ngôn ngữ đơn giản nhưng sâu sắc được sử dụng trong bài thơ đã chụp lấy bản chất của cuộc sống của người nông dân và sự kết nối sâu sắc của họ với đất đai. Tổng thể, bài thơ là một bản tình ca đẹp để dành cho những anh hùng vô danh của nông nghiệp và nhắc nhở chúng ta về tầm quan trọng của việc tôn trọng và đánh giá cao công việc khó nhọc của những người nuôi sống
chúng ta.

Trâm Phạm
Xem chi tiết
Kỳ Duyên Nguyễn
8 tháng 4 2018 lúc 20:21

có vụ đó trong tiếng việt nữa hở trời?

Tình yêu của tôi
9 tháng 4 2018 lúc 17:40

thần tươngà

Xem chi tiết
Đỗ Quỳnh Anh
1 tháng 5 2020 lúc 18:34

Giữa bộn bề, lo toan của cuộc sống, bất chợt một ngày ta nhớ lại ngày xưa, nhớ lại cái thời còn núp sau lưng mẹ, đến lớp với biết bao bỡ ngỡ đầu đời. 

Ngày đầu tiên đi học.

Mẹ dắt tay đến trường

    Làm sao ta quên được cái thời khắc ấy. Hồi hộp, lo lắng, có cả vui mừng tràn ngập. Không biết trường mới thế nào, không biết thầy cô ra sao, cả bạn bè nữa. Cả một thế giới mới mở ra trước mắt. Ta như con chim non mới tập bay, ra khỏi tổ với sự rụt rè, e ngại. Mẹ sửa soạn cả buổi sáng, như bà tiên hóa phép, biến ta thành cô công chúa nhỏ. Bước chân ra khỏi nhà, ngẩng cao đầu hãnh diện – con của mẹ càng lớn càng xinh. Thế nhưng, không như những gì nó đã nghĩ. Sao nó không nhìn thấy ai quen hết, sao không có gì vui hết. Bất chợt nó rùng mình, sợ hãi, muốn quay về với tổ ấm an toàn. 

Con vừa đi vừa khóc

Mẹ dỗ dành yêu thương

      Ôi chao! Cái bé thơ ngày đó sao buồn cười đến vậy, e sợ cả những điều đơn giản như thế. Nhớ quá! Nhớ cái bỡ ngỡ ngày nào, nhớ sự ân cần của mẹ, nhớ ánh mắt trìu mến của cô. Chợt ao ước dù chỉ một lần, được khóc òa trong những yêu thương, được trở lại ngày đầu tiên đi học, được vỗ về dịu ngọt và an lành.

Ngày đầu tiên đi học

Em mắt ướt nhạt nhòa

Cô vỗ về an ủi

Chao ôi, sao thiết tha…

       Ấn tượng đầu tiên về hình ảnh cô giáo thật đẹp. Một người hiền lành, dịu dàng như mẹ mình. “Sau này mình cũng làm cô giáo” – cái suy nghĩ ngây thơ ấy thoáng qua và theo ta đến tận hôm nay. Ta thầm cảm ơn hình bóng ngày xưa ấy – cái hình bóng in đậm trong ta, nuôi ước mơ ta thành hiện thực. Suốt quãng đời học trò ta đã trải qua biết bao kỷ niệm, mang ơn biết bao người. Nhưng cái ấn tượng đầu tiên ấy vẫn như khắc sâu trong trái tim ta, như những ký ức đẹp đẽ theo ta khôn lớn, để hôm nay ta nhớ về:

Ngày đầu như thế đó

Cô giáo như mẹ hiền

Em bây giờ cứ ngỡ

Cô giáo là cô tiên

     Bâng khuâng một ngày đầu thu, nghe tiếng trống khai trường vang vang, lòng ta chợt lắng đọng, chợt sống lại phút giây “ngày đầu tiên” xưa cũ:

Em bây giờ khôn lớn

Bỗng nhớ về ngày xưa

Ngày đầu tiên đi học

Mẹ cô cùng vỗ về

Tiếng thu êm ái bước đi, lòng ta nhẹ nhàng trôi với những kỷ niệm đẹp, thả hồn để trở lại ngày xưa…

Khách vãng lai đã xóa
nguyen dung
Xem chi tiết
Dương Gia Huy
18 tháng 12 2021 lúc 20:12

TL:

Sau khi nghe xong bài " Tháng năm học trò" của NGUYỄN ĐỨC TRUNG tôi cảm thấy vui vẻ, hào hứng nhưng lại xen lẫn một chút buồn bã nào đó. Nghe những lời hát mà tôi lại nhớ về những ngày đi học đầu tiên của mình, ngày đi học mà đầy nước mắt nhưng nó lại ghi lại 1 kỉ niệm khó quên. Những kỉ niệm khó quên ấy đã được tác giả cẩn thận, chau trút thành 1 bài nhạc. Thật cảm ơn tác giả!

CHÚC BẠN HỌC TỐT NHÉ.

nguyen dung
Xem chi tiết
Nguyễn Hà Giang
15 tháng 12 2021 lúc 16:33

Tham khảo!

 Sau khi nghe xong bài hát em thấy lòng mình lại rộn ràng, náo nức... Những cảm xúc nó cứ ùa về, những cảm xúc đi theo những lời nhạc. Những lời về ngày đi học, những lời về kí ức...

Thu Hằng
17 tháng 12 2021 lúc 21:29

Cảm nhận của tớ khi nghe xong thấy bình thường, không hay cũng không dở. Nó không có sức lôi cuốn cũng không bị lãng quên quá nhanh.

Dương Gia Huy
18 tháng 12 2021 lúc 20:10

TL:

Sau khi nghe xong bài " Tháng năm học trò" của NGUYỄN ĐỨC TRUNG tôi cảm thấy vui vẻ, hào hứng nhưng lại xen lẫn một chút buồn bã nào đó. Nghe những lời hát mà tôi lại nhớ về những ngày đi học đầu tiên của mình, ngày đi học mà đầy nước mắt nhưng nó lại ghi lại 1 kỉ niệm khó quên. Những kỉ niệm khó quên ấy đã được tác giả cẩn thận, chau trút thành 1 bài nhạc. Thật cảm ơn tác giả!

CHÚC BẠN HỌC TỐT NHÉ.

 

Lệ Trần Nhật
Xem chi tiết
Proed_Game_Toàn
22 tháng 12 2017 lúc 10:46

Trong kho tàng ca dao, dân ca Việt Nam, có rất nhiều lời ca tiếng hát cất lên nói hộ tấm lòng của con người. Có thể nói đó là nơi giãi bày tình cảm, tâm tư, nguyện vọng thầm kín nhưng chân thành nhất. Mỗi lời ca là một nỗi niềm khác nhau về nguyện ước trong cuộc sống. Bài ca dao:

Người ta đi cấy lấy công

Tôi nay đi cấy còn trông nhiều bề

Trông trời trông đất trông mây

Trông mưa trông nắng trông ngày trông đêm

Trông cho chân cứng đá mềm

Trời yên biển lặng mới yên tấm lòng

Đây là bài ca dao nói lên nguyện ước của người nông dân về thời tiết mưa thuận gió hòa để cuộc sống đỡ nhọc nhằn, vất vả hơn.

camnghibaicadaonguoitadicaylaychong
Cảm nghĩ về bài ca dao “Người ta đi cấy lấy công….Trời êm biển lặng mới yên tấm lòng”-Văn lớp 7
Mở đầu bài ca dao là cụm từ “người ta” như chỉ những người khác xung quanh mình. Việc đi cấy là việc làm thường xuyên của người nông dân mỗi khi đến mùa vụ. Đi cấy có thể là cấy cho mình và cấy cho người. Những người thợ đi cấy chỉ việc cấy và “lấy công” khi đã xong việc, không phải bận tâm, lo lắng bất cứ điều gì. Đây là công việc mà người phụ nữ phải làm, phải lo lắng chăm sóc cho cây mạ tốt tươi để cấy xuống đồng có thể phát triển nhanh nhất.

Người ta đi cấy lấy công

Tôi nay đi cấy còn trông nhiều bề


 
“Người ta” và “tôi” hoàn toàn khác nhau về hoàn cảnh, chỉ giống nhau về công việc. Khi người ta không phải lo lắng gì khi cấy xong thì “tôi” lại phải “còn trông nhiều bề”. Việc cấy lúa đâu phải là việc một sớm một chiều, cấy xong rồi để đó. Mà ngược lại cấy xong còn phải đắn đo suy nghĩ xem thời tiết, thiên nhiên như thế nào, có thuận theo lòng người hay không. Từ “bề” được người xưa dùng rất đúng, rất hợp với hoàn cảnh. Đó chính là trăm nỗi lo, trăm nỗi buồn phiền của người nông dân sau khi cấy lúa xong.

Hai câu này gợi lên hình ảnh một người phụ nữ biết nghĩ chu đáo, biết phán xét, suy nghĩ cho nhưng điều có thể xảy ra sau khi cấy xong. Đó chính là tầm nhìn của người nông dân, tầm nhìn sâu sẽ gắn với nỗi lo dài và triền miên.

Những câu ca dao sau đã khái quát đến nỗi lo, sự “trông” của người nông dân:

Trông trời, trông đất, trông mây

Trông mưa, trông nắng, trông ngày, trông đêm

Có thể thấy rằng ấn tượng khi đọc hai câu này lên chính là điệp từ “trông” được lặp đi lặp lại 7 lần chỉ trong hai câu thơ. Điệp từ này có tác dụng khẳng định và nhấn mạnh, đồng thời liệt kê những nỗi lo mà người nông dân đang phải bồn chồn, suy nghĩ. Sau mỗi từ “trông” sẽ gắn với một nỗi lo. Là lo trời, lo đất, lo mây, lo mưa, lo nắng, lo ngày, lo đêm. Những nỗi lo này cứ chồng chất, triền miên, kéo đến với nhau cùng một lúc. Chỉ mong sao cho thời tiết, cho đất trời có thể chiều theo lòng người, để cho vụ mùa có thể tươi tốt hơn. Có thể nói niềm mong ước bình dị này của người nông dân thật chân thật và đáng trân trọng.

Và nỗi lo của người nông dân như chững lại ở hai câu cuối:

Trông cho chân cứng đá mềm

Trời yên biển lặng mới yên tấm lòng

“Chân cứng đã mềm” là một thành ngữ chỉ sức mạnh, ý chỉ của con người. Dù cho khó khăn, vất vả, cực nhọc thì cũng sẽ cố gắng vượt qua. Dù phải đánh đổi, phải cực nhọc cũng sẽ quyết tâm trải qua. Đây là một ý chí thực sự đáng quý, đáng trân trọng biết bao.

Chỉ trong hai câu ca dao nhưng dùng đến hai thành ngữ, có thể thấy rằng nỗi mong ước, khát vọng mưa thuận gió hòa, thiên nhiên ủng hộ, thời tiết hòa thuận thì người nông dân mới có thể “yên tấm lòng” được.

Có thể thấy rằng quá trình làm ra hạt gạo không bao giờ là điều dễ dàng, đó là cả một quá trình gian nan, không chỉ phụ thuộc vào người làm mà còn phải phụ thuộc vào thiên nhiên thời tiết. Qua đây chúng ta càng thêm trân trọng tấm lòng và sự cần mẫn, chăm chỉ của người nông dân. Trân quý hơn những hạt gạo mà họ đã làm ra.

k cho mk nha $_$
:D

Dương Lê ngọc
Xem chi tiết
Trung Hiếu Hoàng Vũ
9 tháng 5 2022 lúc 20:23

Sau khi học hát, cảm xúc của em đó là: Em thấy ấn tượng với hình ảnh những chiếc khăn quàng đỏ thắm tươi đi theo chân các bạn nhỏ vượt đường xa tới lớp. Đây là hình ảnh đẹp, giúp em thấy được sự chăm chỉ, không ngại khó khăn của các bạn nhỏ trên con đường tiếp thu tri thức. 

 

Thang vo xuan
11 tháng 5 2022 lúc 20:07

bác hồ sinh ngày 19/5/1890 bác hồ là người vĩ đại tốt bụng và cuối cùng là dũng cảm đến đây thì mình ko muốn kể thêm vài truyện riêng tư của bác