Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài

Những câu hỏi liên quan
Lưu Thi Thanh Thủy
Xem chi tiết
kkkttt
Xem chi tiết
Phan Thị Hoài Thương
Xem chi tiết
Nguyễn Hoàng Dự
9 tháng 11 2018 lúc 21:03

- Thiên văn học: sáng tạo ra lịch (Âm lịch) chia một năm ra 12 tháng, mỗi tháng có khoảng 29 đến 30 ngày. Họ biết làm đồng hồ đo thời gian.

- Chữ viết: tạo ra chữ viết (chữ tượng hình) được viết trên giấy Pa-pi-rút, trên mai rùa, trên thẻ tre hoặc các phiến đất sét ướt rồi đem nung khô.

- Toán học: nghĩ ra phép đếm đến 10, tính được số pi bằng 3,16.

- Kiến trúc, điêu khắc: xây dựng được các công trình kiến trúc đồ sộ như: kim tự tháp cổ ở Ai Cập, thành Ba-bi-lon ở Lưỡng Hà,...

Phần sau mình k biết :)

Mễ Linh
Xem chi tiết
Oanh Sarah
9 tháng 12 2016 lúc 19:32

theo mình: thành tựu quan trọng nhất đó là người phương đông tìm ra thiên văn học và lịch vì đó là 2 nghành ra đời sớm nhất, gắn liền với nhu cầu sản xuất nông nghiệp.. Người phương đông lấy nông làm gốc mà

 

Huyền Anh Kute
Xem chi tiết
Bùi Hải Phong
21 tháng 3 2017 lúc 16:23

Thiên văn ,hệ chữ cái abc,số pi,các tác phẩm văn học nghệ thuật,các kì quan thế giới,lịch âm dương

Tất cả đều quan trọng

Thanh Do Nguyen
3 tháng 1 2019 lúc 10:45

- Lịch:biết làm và sử dụng lịch dương.

- Chữ viết:sáng tạo ra chữ cái a, b, c [chữ la tinh]

- Các ngành khoa học:số học, hình học, thiên văn học,...rất phát triển.

Đoàn Diệu Linh
29 tháng 5 2019 lúc 16:01

Lịch- dc phát minh bởi người Ai Cập & dc chỉnh sửa thành lịch dương bởi người Roma. Kịch- dc phát minh bởi người Hy Lạp.Đấu trường Coloseum ở Roma ( hay Cô li dê) dc xây dựng bởi hoàng đế Vespasian & hoàn thành dưới thời hoàng đế Titus, kim tự tháp lăng mộ của các pharaoh thời cổ và trung vương quốc ở Ai Cập, đền Parthenon ( pác tê nông) ở Hy Lạp, đền Abu Simbel ở Ai Cập dc xây dọc theo bờ Tây sông Nile & dc UNESCO cứu thoát khỏi lũ lụt, tượng thư lại ngồi xếp bằng của Ai Cập, thung lũng vua - lăng mộ của các Pharaoh Ai Cập thời Tân Vương Quốc, lăng mộ Tutankhamun,... thôi, cứ làm sao nó bám sát chương trình là dc còn mk tìm hiểu sâu 1 chút trong sách vở í mà

Nguyễn Thanh Hằng
Xem chi tiết
Phạm Thị Diệu Hằng
20 tháng 5 2017 lúc 2:45

* Những thành tựu:

   - Thiên văn học và lịch là hai ngành khoa học ra đời sớm nhất, gắn liền với nhu cầu sản xuất nông nghiệp. Việc tính thời lịch chỉ đúng một cách tương đối nhưng nông lịch có ngay tác dụng thực tiễn đối với việc gieo trồng.

   - Chữ viết, đầu tiên là chữ tượng hình mô phỏng vật thật để nói lên ý nghĩ của người viết. Về sau, để diễn tả linh hoạt hơn, người ta đã dùng những nét tượng trưng thay cho hình vẽ và ghép các nét theo quy ước để thành chữ gọi là chữ tượng ý.

   - Toán học cũng ra đời cũng sớm. Cư dân phương Đông cũng là những người đầu tiên sáng tạo ra các chữ số. Ban đầu người Ai Cập dùng những vạch đơn giản và những ký hiệu tượng trưng cho các số 10, 100, 1000… còn hệ thống chữ số A-rập, kể cả số 0 mà ta đang dùng ngày nay, là do người Ấn Độ cổ đại sáng tạo ra.

      + Người Lưỡng Hà thạo về số học,

      + Người Ai Cập thạo về hình học.

   - Kiến trúc, người phương Đông xây dựng được nhiều công trình kiến trúc lớn. Tiêu biểu cho các công trình kiến trúc này là các kim tự tháp ở Ai Cập được xây dựng từ khoảng thiên niên kỷ III TCN.

   - Trải qua bao thăng trầm của lịch sử, các công trình kiến trúc cổ xưa là hiện thân của sức lao động và trí tuệ sáng tạo của con người.

* Những phát minh của người phương Đông cổ đại mà đến nay chúng ta vẫn còn thừa hưởng:

   Mặc dù hiên nay khoa học – công nghệ phát triển nhưng những thành tựu văn hóa của các quốc gia cổ đại phương Đông vẫn còn có giá trị thực tiễn của nó. Chẳng hạn, việc quan sát bầu trời, quan sát các vì sao để tính lịch và dự báo về thời tiết cho đến ngày nay vẫn còn phải áp dụng những kinh nghiệm của người phương Đông cổ đại. Hay việc sử dụng các chữ số số học vẫn được áp dụng theo đúng nguyên giá trị của nó, nhất là chữ số 0. Việc đo đạc diện tích ruộng đất hiện nay người ta vẫn phải sử dụng nhiều bài toán hình học của người cổ đại phương Đông. Việc tính toán để xây dựng các công trình, người ta lại tiếp tục mô phỏng theo các kiểu kiến trúc thời cổ đại…

Baokhoi Nguyenba
Xem chi tiết
châu_fa
30 tháng 12 2022 lúc 19:36

tham khảohaha

Trong các thành tự văn hóa của người Ai Cập em ấn tượng nhất là về thành tự kiến trúc điêu khắc Kim tự tháp. Bởi với sự tài hoa sáng tạo cũng như công sức của hàng nghìn người, kim tự tháp được xây dựng vừng chắc và là công trình kiến trúc đồ sộ, trường tồn với thời gianHình học phát triển ở Ai Cập là do người dân cần đo đạc lại diện tích mỗi khi nước sông Nin dâng cao làm ranh giới giữa các thửa nước xóa nhòa sau khi nước rút
AVĐ md roblox
30 tháng 12 2022 lúc 19:37

TK :

Trong các thành tựu của văn minh Trung Quốc cổ đại, em ấn tượng nhất với việc phát minh ra giấy( một trong tứ đại phát minh của Trung Quốc). Bởi thành tựu này đóng góp vai trò vô cùng lớn đối với nền văn minh nhân loại. Việc tạo ra giấy giúp chúng ta lưu trữ thông tin một cách dễ dàng hơn đồng thời từ những tờ giấy nhỏ bé tạo ra những cuốn sách mang đầy tri thức rộng lớn.

Riinn
Xem chi tiết
Citii?
19 tháng 12 2023 lúc 18:10

                             **Tham khảo**

Trong các thành tựu của văn minh Trung Quốc cổ đại, em ấn tượng nhất với việc phát minh ra giấy( một trong tứ đại phát minh của Trung Quốc). Bởi thành tựu này đóng góp vai trò vô cùng lớn đối với nền văn minh nhân loại. Việc tạo ra giấy giúp chúng ta lưu trữ thông tin một cách dễ dàng hơn đồng thời từ những tờ giấy nhỏ bé tạo ra những cuốn sách mang đầy tri thức rộng lớn.

Lucy Heartfilia
Xem chi tiết
Bình Trần Thị
12 tháng 10 2016 lúc 22:01

PHƯƠNG ĐÔNG :

Những tri thức Thiên văn học và Lịch pháp học ra đời vào loại sớm nhất ở các quốc gia cổ đại phương Đông. Nó gắn liền với nhu cầu sản xuất nông nghiệp. Để cày cấy đúng thời vụ, những người nông dân luôn phải “trông trời, trông đất”. Dần dần, họ biết đến sự chuyển động của Mặt Trời, Mặt Trăng. Đó là những tri thức đầu tiên về thiên văn. Từ tri thức đó, người phương Đông sáng tạo ra lịch. Vì vậy, lịch của họ là nông lịch, một năm có 365 ngày được chia thành 12 tháng.

Đây cũng là cơ sở để người ta tính chu kì thời gian và mùa. Thời gian được tính bằng năm, tháng, tuần, ngày. Năm lại có mùa ; mùa mưa là mùa nước lên, mùa khô là mùa nước xuống, mùa gieo trồng đất bãi. Thời đó, con người còn biết đo thời gian bằng ánh sáng mặt trời và tính được mỗi ngày có 24 giờ.

Thiên văn học sơ khai và lịch đã ra đời như thế.

b)   Chữ viết

Sự phát triển của đời sống làm cho quan hệ của xã hội loài người trở nên phong phú và đa dạng ; người ta cần ghi chép và lưu giữ những gì đã diễn ra. Chữ viết ra đời bắt nguồn từ nhu cầu đó. Chữ viết là một phát minh lớn của loài người.

Các cư dân phương Đông là người đầu tiên phát minh ra chữ viết. Vào khoảng thiên niên kỉ IV TCN, chữ viết đã xuất hiện ở Ai Cập và Lưỡng Hà.

Lúc đầu, chữ viết chỉ là hình vẽ những gì mà họ muốn nói, sau đó họ sáng tạo thêm những kí hiệu biểu hiện khái niệm trừu tượng. Chữ viết theo cách đó gọi là chữ tượng hình. Người Trung Hoa xưa vẽ  để chỉ ruộng, vẽ để chỉ cây và vẽ để chỉ rừng.

Người Ai Cập xưa vẽ để chỉ nhà, vẽ chỉ móm, vẽ để chỉ Mặt Trời...

Sau này, người ta cách điệu hoá chữ tượng hình thành nét và ghép các nét theo quy ước để phản ánh ý nghĩ của con người một cách phong phú hơn gọi là chữ tượng ý. Chữ tượng ý chưa tách khỏi chữ tượng hình mà thường được ghép với một thanh để phản ánh tiếng nói, tiếng gọi có âm sắc, thanh điệu của con người.

Nguyên liệu được dùng để viết của người Ai Cập là giấy làm bằng vỏ cây papirút. Người Su-me ở Lưỡng Hà dùng một loại cây sậy vót nhọn làm bút viết lên trên những tấm đất sét còn ướt rồi đem phơi nắng hoặc nung khô. Người Trung Quốc lúc đầu khắc chữ trên xương thú hoặc mai rùa, về sau họ đã biết kết hợp một số nét thành chữ và viết trên thẻ tre hay trên lụa.

c)   Toán học

Do nhu cầu tính toán lại diện tích ruộng đất sau khi ngập nước, tính toán trong xây dựng, nên Toán học xuất hiện rất sớm ở phương Đông.

Lúc đầu, cư dân phương Đông biết viết chữ số từ 1 đến 1 triệu bằng những kí hiệu đơn giản. Người Ai Cập cổ đại rất giỏi về hình học. Họ tính được số Pi (71) bằng 3,16 ; tính được diện tích hình tròn, hình tam giác, thể tích hình cầu v.v... Còn người Lưỡng Hà giỏi về số học. Họ có thể làm các phép cộng, trừ, nhân, chia cho tới một triệu. Chữ số mà ta dùng ngày nay, quen gọi là chữ số A-rập, kể cả số 0, là thành tựu lớn do người Ấn Độ tạo nên.

Những hiểu biết về toán học của người xưa đã để lại nhiều kinh nghiệm quý, chuẩn bị cho bước phát triển cao hơn ở thời sau.

d)   Kiến trúc

Trong nền văn minh cổ đại phương Đông, nghệ thuật kiến trúc phát triển rất phong phú.

Nhiều di tích kiến trúc cách đây hàng nghìn năm vẫn còn lưu lại như Kim tự tháp ở Ai Cập, những khu đền tháp ở Ấn Độ, thành Ba-bi-lon ở Lưỡng Hà ...

Những công trình cổ xưa này là những kì tích về sức lao động và tài năng sáng tạo của con người.

Nền văn hoá cổ đại Phương Tây tập trung ở Hy Lạp và Rô-Ma tức La Mã vảo khoảng thiên niên kỉ I TCN, trên bán đảo Ban Căng và I-ta-li-a ngày nay. Họ đã sáng tạo ra Dương lịch dựa trên chu kì quay của Trái Đất quanh Mặt Trời, hệ chữ cái: a, b, c,… như ngày nay, có nhiều đóng góp về số học, hình học, thiên văn, vật lí, triết học, văn học, kiến trúc, điêu khắc, tạo hình với những công trình nổi tiếng như đền Pác tê nông ở A ten( Hi Lạp), đấu trường Cô li dê(ở Rô ma) v...v...

Trương  quang huy hoàng
24 tháng 10 2018 lúc 20:13

Những thành tựu văn hóa của các quốc gia phương Đông cổ đại:

+ Chữ viết: Xuất hiện sớm ở Lưỡng Hà , Ai Cập (3500 năm TCN) Trung Quốc (2000 năm TCN).

+ Chữ số: Người Ấn Độ đã phát minh ra các chữ số trong đó có cả số 0.

+ Toán học: Nghĩ ra phép đếm đến 10 và rất giỏi về hình học, họ đã tính được số Pi bằng 3.1416

+ Những công trình kiến trúc : Kim tự tháp ở Ai Cập, Lưỡng Hà có thành Ba – bi – lon với cổng đền I – sơ – ta.

Phương Đông :
+ Sáng tạo ra lịch Âm ( mỗi năm có 12 tháng, mỗi tháng có khoảng 29 đến 30 ngày )
+ Đồng hồ đo thời gian
+ Chữ tượng hình viết trên giấy Pa-pi-rút, thẻ tre, mai rùa hoặc những phiến đất sét nung khô
+ Về toán học, phát minh ra phép đếm đến 10, các số từ 1 đến 9 và số 0
+ Tính ra số pi bằng 3,16
+ Về kiến trúc, xây dựng nên Kim Tự Tháp ở Ai Cập, thành Ba-bi-lon ở Lưỡng Hà...
- Phương Tây
+ Làm ra lịch Dương ( một năm có 365 ngày 6 giờ, chưa thành 12 tháng )
+ Sáng tạo ra hệ chữ cái a,b,c gồm 26 chữ gái
+ Các nghành khoa học : Phát triển cao và đặt nền móng cho nghành khoa học sau này
+ Một số nhà khoa học nổi tiếng như Ta-lét, Pi-ta-gô, Ơ-cơ-lít ( Toán học ), Ác-si-mét ( Vật Lí học ), Pla-tôn, A-ri-xtốt ( Triết học ), Hê-rô-rốtm Tu-xi-dis ( Sử học ), Stơ-ra-bôn ( Địa Lí học ), v.v...
+ Về kiến trúc, có đền Pác-tê-nông trên đồi A-crô-pôn ở A-ten, đấu trường Cô-li-đê ở Rô Ma, tượng lực sĩ ném đĩa, tượng thần vệ nữ ở Mi-lô...

truơng minh hiếu
Xem chi tiết