Bốn điện trở giống nhau có điện trở bằng R. Hỏi có bao nhiêu cách mắc để điện trở của đoạn mạch có giá trị khác nhau.
Cho đoạn mạch gồm các điện trở giống nhau có giá trị là 120 Ω. Hỏi phải mắc bao nhiêu cái điện trở này song song hay nối tiếp vào đoạn mạch để có điện trở tương đương là 5Ω
ta thấy \(R>Rtd\left(120\Omega>5\Omega\right)\) do đó mạch gồm Rx//R
\(\Rightarrow\dfrac{1}{5}=\dfrac{1}{120}+\dfrac{1}{Rx}\Rightarrow Rx=\dfrac{600}{115}=\dfrac{120}{23}\Omega< R\)
do đó trong Rx gồm Ry//R
\(\Rightarrow\dfrac{1}{\dfrac{120}{23}}=\dfrac{1}{120}+\dfrac{1}{Ry}\Rightarrow Ry=\dfrac{60}{11}\Omega< R\)
do đó trong Ry gồm Rz//R \(\Rightarrow\dfrac{1}{\dfrac{60}{11}}=\dfrac{1}{120}+\dfrac{1}{Rz}\Rightarrow Rz=\dfrac{40}{7}\Omega>R\)
do đó trong Rz gồm Rt // R
\(\Rightarrow\dfrac{1}{\dfrac{40}{7}}=\dfrac{1}{120}+\dfrac{1}{Rt}\Rightarrow Rt=6\Omega< R\)
trong Rt lại gồm Rq//R
(cứ làm như vậy tới khi \(Rn=R=120\Omega\)) là xong
Bốn điện trở có cùng giá trị R= 12 Ω a. Có mấy cách mắc bốn điện trở này thành một mạch điện? Vẽ sơ đồ các cách mắc điện đó. b. Tính điện trở tương đương của mỗi đoạn mạch trên .
Có các điện trở giống nhau, giá trị của mỗi điện trở là R = 30 . Cần mắc nối tiếp hay song song bao nhiêu điện trở này với nhau để có một điện trở tương đương là Rtđ = 90 ?
- Cần mắc nối tiếp 3 điện trở R = 30Ω để thu được điện trở R = 90Ω.
Có các điện trở giống nhau, giá trị của mỗi điện trở là R= 30 Ω. Cần mắc nối tiếp hay song song bao nhiêu điện trở này với nhau để có một điện trở tương đương là Rtđ = 3Ω ?
Vì Rtđ<R(3<30)
nên ta cần mắc song song các điện trở
Điện trở tương đương là
<CT:\(\dfrac{1}{R_{tđ}}=\dfrac{1}{R_1}+\dfrac{1}{R_2}+...+\dfrac{1}{R_n}\)>
\(\dfrac{1}{R_{tđ}}=n\dfrac{1}{R}\Rightarrow\dfrac{1}{3}=n\cdot\dfrac{1}{30}\Rightarrow n=10\)
vậy ...
cho một số điện trở giống nhau R=12 ôm mắc vào mạch điện biết điện trở tương đương của đoạn mạch là 7,5 ôm hỏi cần có ít nhất bao nhiêu điện trở như vây
Có một số điện trở giống nhau, mỗi điện trở có giá trị R = 20 ôm. tìm số điện trở ít nhất và cách mắc để có điện trở tương đương bằng 7,5 ôm
ta có:
do R tương đương nhỏ hơn R đó nên R 20Ω mắc // với X nên ta có:
\(\frac{1}{20}+\frac{1}{X}=\frac{1}{7,5}\Rightarrow X=12\Omega\)
do X nhỏ hơn R 20Ω nên R 20Ω mắc // với Y nên ta có:
\(\frac{1}{20}+\frac{1}{Y}=\frac{1}{12}\Rightarrow Y=30\Omega\)
do Y lớn hơn R 20Ω nên R 20Ω mắc nối tiếp với Z nên ta có:
Z+20=30\(\Rightarrow Z=10\Omega\)
do Z nhỏ hơn R 20Ω nên R 20Ω mắc // với T nên ta có:
\(\frac{1}{20}+\frac{1}{T}=\frac{1}{10}\Rightarrow T=20\Omega\)
do T=R 20Ω nên:
có ít nhất 5 điện trở mắc với nhau và chúng mắc như sau:
{[(R // R)nt R] //R} // R
1.Cho điện trở r1 r2= 100ôm, mắc song song. Cụm song song được mắc nối tiếp với r3=50ôm, điện trở toàn mạch có giá trị là
2.Có 3 điện trở giống nhau được mắc nối tiếp, tổng trở toàn mạch lag 150(ohm), mỗi điện trở có giá trị bao nhiêu?
3.Tính điện trở của dây dẫn khí hiệu điẹn thế 2 đầu dây là 18(v), cường đọ dòng điện qua dây dẫn là 2,5(A)
Bài 1:
\(R_{12}=\dfrac{R_1.R_2}{R_1+R_2}=\dfrac{100.100}{100+100}=50\left(\Omega\right)\)
Điện trở toàn mạch là:
\(R_{tđ}=R_{23}+R_3=50+50=100\left(\Omega\right)\)
Bài 2:
Ta có: \(R_{tđ}=R_1+R_2+R_3=150\left(\Omega\right)\)
Mà \(R_1=R_2=R_3\)
\(\Rightarrow R_1=R_2=R_3=150:3=50\left(\Omega\right)\)
Bài 3:
Điện trở dây dẫn là:
\(R=\dfrac{U}{I}=\dfrac{18}{2,5}=7,2\left(\Omega\right)\)
Một đoạn mạch gồm 2 điện trở có cùng giá trị R mắc song song. CĐDĐ qua mỗi điện trở là 1A. Nếu mắc thêm 1 điện trở khác có giá trị R' = 2R song song với 2 điện trở trên thì CĐDĐ qua điện trở này là bao nhiêu?
có R//R(ban đầu)
\(=>U=2.Rtd=2.\dfrac{R}{2}=R\left(V\right)\)
R//R//R'
\(=>\dfrac{1}{Rtd}=\dfrac{1}{R}+\dfrac{1}{R}+\dfrac{1}{2R}=>RTd=\dfrac{2}{5}R\)
\(=>I=\dfrac{U}{Rtd}=\dfrac{R}{\dfrac{2}{5}R}=\dfrac{5}{2}A=>Ir'=0,5A\)
Cho đoạn mạch có hai điện trở có giá trị R bằng nhau mắc nối tiếp nhau thì cường độ dòng điện qua mạch là 3A. Nếu mắc nối tiếp thêm một điện trở cùng giá trị R thì cường độ dòng điện trong mạch là?
Lúc đầu:\(I=\dfrac{U}{2R}\)
lúc sau:\(I'=\dfrac{U}{3R}\)
Lập tỉ lệ giữa I và I'
\(\dfrac{I}{I'}=\dfrac{\dfrac{U}{2R}}{\dfrac{U}{3R}}=\dfrac{\dfrac{1}{2}}{\dfrac{1}{3}}=\dfrac{3}{2}\Rightarrow\dfrac{I}{I'}=\dfrac{3}{2}\Leftrightarrow\dfrac{3}{I'}=\dfrac{3}{2}\Rightarrow I'=2\left(A\right)\)
vậy ...