nêu chiến lược phát triển kinh tế của ấn độ
Nêu chiến lược phát triển kinh tế của Ấn Độ.
- Sau khi giành được độc lập năm 1947, Ấn Độ đã đặt ra nhiệm vụ xây dựng đất nước thành quốc gia độc lập, hùng mạnh và thịnh vượng trên cơ sở tự lực, tự cường.
- Quá trình phát triển kinh tế có thể chia ra làm ba giai đoạn sau:
+ Từ thập niên 50 đến thập niên 70 của thế kỉ XX: Phát triển theo nguyên tắc hướng nội là chính.
+ Những năm 80 của thế kỉ XX: Thực hiện chiến lược hỗn hợp (vừa hướng nội, vừa hướng ngoại).
+ Từ năm 1991 đến nay: Thực hiện những cải cách kinh tế toàn diện, theo hướng tự do hóa kinh tế, coi trọng nhiều hơn tới thị trường, kinh tế đối ngoại và các ngành công nghệ cao.
Trình bày chiến lược phát triển kinh tế Ấn Độ trong các giai đoạn khác nhau.
Chiến lược phát triển kinh tế Ấn Độ trong các giai đoạn khác nhau.
- Ấn Độ giành được độc lập năm 1947, đề ra nhiệm vụ xây dựng đất nước độc lập, hùng mạnh và thịnh vượng trên cơ sở tự lực tự cường.
- Có ba giai đoạn phát triển kinh tế.
+ Từ thập niên 50 đến thập niên 70: chiến lược phát triển hướng nội là chính.
+ Những năm 80: chiến lược hỗn hợp (vừa hướng nội, vừa hướng ngoại).
+ Từ năm 1991 đến nay: cải cách kinh tế toàn diện theo hướng tự do hóa kinh tế.
Hãy nêu rõ chiến lược phát triển công nghiệp của Ấn Độ và thành tựu đạt được trong quá trình công nghiệp hóa.
Chiến lược phát triển công nghiệp của Ấn Độ và thành tựu đạt được trong quá trình công nghiệp hóa.
- Chiến lược phát triển công nghiệp Ấn Độ:
+ Xây dựng công nghiệp đa dạng, vững mạnh trên cơ sở tự lực, tự cường.
+ Từ thập niên 50 đến thập niên 80 phát triển công nghiệp nặng.
+ Những năm gần đây đầu tư phát triển mạnh ngành công nghiệp điện tử - tin học.
- Những thành tựu trong công nghiệp hóa:
+ Trở thành một trong 15 nước có giá trị sản lượng công nghiệp lớn nhất thế giới.
+ Xây dựng một hệ thống cơ cấu công nghiệp đa dạng, phân bố nhều vùng, nhất là những ngành có trình độ kĩ thuật cao.
Hãy nêu rõ chiến lược phát triển công nghiệp của Ấn Độ và những thành tựu đạt được trong quá trình công nghiệp hóa.
a) Chiến lược công nghiệp hóa
- Ấn Độ đã theo đuổi mục tiêu xây dựng một nền công nghiệp đa dạng và vững mạnh trên cơ sở tự lực, tự cường.
- Từ thập niên 50 đến thập niên 80 của thế kỉ XX, Ấn Độ đặc biệt chú trọng phát triển công nghiệp nặng, xây dựng các ngành công nghiệp trụ cột như: điện tử, tin học, công nghiệp vũ trụ và năng lượng hạt nhân.
- Gần đây, Ấn Độ đầu tư mạnh vào công nghiệp điện tử - tin học.
b) Thành tựu của công nghiệp hóa
- Ấn Độ đã trở thành một trong 15 nước có sản lượng công nghiệp lớn nhất thế giới.
- Ấn Độ đã xây dựng được hệ thống các ngành công nghiệp cơ bản, đa dạng, có khả năng tự sản xuất được các máy móc thiết bị công nghiệp, hàng hóa tiêu dùng cần thiết cho nhu cầu trong nước và xuất khẩu.
- Ấn Độ đã xây dựng được một số ngành công nghiệp có trình độ kĩ thuật cao như: công nghiệp năng lượng hạt nhân, điện tử, hóa dầu, luyện kim, hàng không - vũ trụ và công nghệ thông tin.
- Hiện nay, Ấn Độ nổi tiếng trên thế giới về sản xuất các sản phẩm phần mềm với đội ngũ chuyên gia công nghệ thông tin hùng hậu, trình độ cao.
- Các vùng công nghiệp quan trọng của Ấn Độ:
+ Vùng Đông Bắc: với hai trung tâm công nghiệp lớn là Giam-sét-bua (luyện kim, cơ khí), Côn-ca-ta (luyện kim, dệt may, chế biến thực phẩm).
+ Vùng Tây Bắc: với trung tâm quan trọng nhất là Mum-bai (chế tạo máy bay, ô tô, đóng tàu, dệt vải, năng lượng nguyên tử,...). Ngoài ra, công nghiệp dệt phát triển mạnh ở A-ma-đa-bat, Pu-ma và dầu khí được khai thác ở vịnh Cam-bây (Bắc Mum-bai).
+ Vùng Nam Ấn: phát triển các ngành luyện kim, chế biến chè và nông sản xuất khẩu. Ban-ga-lo là trung tâm sản xuất và xuất khẩu phần mềm nổi tiếng thế giới, lớn nhất ở châu Á.
Nội dung nào sau đây thể hiện quan điểm phát triển được nêu trong Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2011 - 2020? A. Phát triển nhanh và bền vững phải luôn gắn chặt với nhau trong quy hoạch, kế hoạch và chính sách phát triển kinh tế - xã hội. B. Phát triển nhanh và bền vững phải luôn gắn chặt với nhau trong quy hoạch, kế hoạch và chính sách phát triển an ninh quốc phòng. C. Phát triển nhanh và bền vững không nhất thiết phải gắn chặt với nhau trong quy hoạch, kế hoạch và chính sách phát triển kinh tế - xã hội. D. Phát triển nhanh và bền vững không cần gắn chặt với nhau trong quy hoạch, kế hoạch và chính sách phát triển kinh tế - xã hội.
Nêu ý nghĩa của hệ thông các đảo và quần đảo của Việt Nam trưng chiến lược phát triển kinh tế - xã hội và an ninh quốc phòng.
* Về kinh tế - xã hội:
- Phát triển các ngành nghề truyền thông gắn với việc đánh bắt và nuôi trồng hải sản, cũng như các đặc sản.
+ Đánh bắt, nuôi cá, tôm.
+ Các đặc sản: bào ngư, ngọc trai, tổ yến,...
- Phát triển các ngành công nghiệp chế biến hải sản (cá, nước mắm,...) và giao thông vận tải biển.
- Có ý nghĩa về du lịch:
+ Tiềm năng đa dạng (rừng, vườn quốc gia, khu bảo tồn thiên nhiên, các di tích lịch sử - cách mạng,...).
+ Mới bắt đầu khai thác.
- Giải quyết việc làm, nâng cao đời sống nhân dân cho các huyện đảo.
* Về an ninh, quốc phòng
- Là hệ thống tiền tiêu bảo vệ đất liền.
- Là cơ sở để khẳng định chủ quyền của nước ta đối với vùng biển và thềm lục địa quanh đảo và quần đảo.
Nêu ý nghĩa của hệ thống các đảo và quần đảo của Việt Nam trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội và an ninh quốc phòng.
*Về kinh tế - xã hội
-Phái triển các ngành nghề truyền thống gắn với việc đánh bắt và nuôi trồng hải sản, cũng như các đặc sản.
+Đánh bắt, nuôi cá, tôm
+Các đặc sản: bào ngư, ngọc trai, tổ yến,..
-Phát triển các ngành công nghiệp chế biến hải sản (cá, nước mắm,...) và giao thông vận tải biển
-Có ý nghĩa về du lịch:
+Tiềm năng đa dạng (rừng, vườn quốc gia, khu bảo tồn thiên nhiên, các di tích lịch sử - cách mạng,...).
+Mới bắt đầu khai thác
-Giải quyết việc làm, nâng cao đời sống nhân dân cho các huyện đảo
*Về an ninh, quốc phòng
-Là hệ thống tiền tiêu bảo vệ đất liền
Là cơ sở để khẳng định chủ quyền của nước ta đối với vùng biển và thềm lục địa quanh đảo và quần đảo
Nêu những tác động tiêu cực của bùng nổ dân số đối với phát triển kinh tế - xã hội ở Ấn Độ.
- Ấn Độ có dân số 1.103,6 triệu người, tỉ suất gia tăng dân số tự nhiên 1,7% (năm 2005).
- Bùng nổ dân số tác động tiêu cực đến phát triển kinh tế - xã hội là:
+ Sức ép về phát triển kinh tế - xã hội: cần thêm nhiều trường học và giáo viên, nhà ở, việc làm.
+ Làm sâu sắc thêm những khó khăn trong xã hội: tỉ lệ người nghèo ở nông thôn cao, trẻ em buộc phải lao động để nuôi sống gia đình,… yêu cầu trên vượt quá khả năng của nền kinh tế.
Cuộc cách mạng xanh và cách mạng trắng là gì? Nêu đặc điểm phát triển kinh tế của quốc gia ấn độ?
Bạn tham khảo nhé!
- Cách mạng xanh là một thuật ngữ dùng để mô tả sự chuyển đổi nền nông nghiệp trên khắp thế giới đã dẫn đến các gia tăng đáng kể sản lượng nông nghiệp giữa thập niên 1940 và thập niên 1960.
- Cách mạng trắng là cuộc cách mạng được tiến hành trong nghành chăn nuôi,sản xuất sữa trâu làm lương thực chính cho người dân.
-
Ấn Độ là một quốc gia có nền kinh tế phát triển nhất khu vực Nam Á: GDP đạt 477 tỉ USD, tỉ lệ gia tăng 5,88% và GDP/người là 460 USD.
- Về công nghiệp:
+ Công nghiệp có nhiều ngành đạt trình độ cao, giá trị sản lượng công nghiệp đứng hàng thứ 10 trên thế giới.
+ Phát triển nền công nghiệp hiện đại gồm các ngành công nghiệp chính:công nghiệp năng lượng, luyện kim, cơ khí chế tạo, hóa chất, vật liệu xây dựng...và các ngành công nghiệp nhẹ. Nổi tiếng nhất là công nghiệp dệt với hai trung tâm chính là Côn-ca-a và Mum-bai.
+ Phát triển các ngành công nghệ cao, tinh vi, chính xác (điện tử, máy tính..)
- Về nông nghiệp:
+ Không ngừng phá triển, cuộc ‘‘cách mạng xanh’’ và ‘‘cách mạng trắng’’ đã mang lại nhiều thành tựu lớn, giải quyết tốt vấn đề lương thực, thực phẩm cho nhân dân.
- Về dịch vụ: phát triển, chiếm 48% trong tổng GDP.
Tham khảo
Cuộc cách mạng xanh có thể được định nghĩa là một khoảng thời gian trong lịch sử loài người, nơi những tiến bộ trong công nghệ nông nghiệp cho phép gia tăng sản xuất nông nghiệp toàn cầu.
Cách mạng trắng là một chương trình phát triển nông thôn liên quan đến các sản phẩm sữa.
Ấn Độ là một quốc gia có nền kinh tế phát triển nhất khu vực Nam Á: GDP đạt 477 tỉ USD, tỉ lệ gia tăng 5,88% và GDP/người là 460 USD.
- Về công nghiệp:
+ Công nghiệp có nhiều ngành đạt trình độ cao, giá trị sản lượng công nghiệp đứng hàng thứ 10 trên thế giới.
+ Phát triển nền công nghiệp hiện đại gồm các ngành công nghiệp chính:công nghiệp năng lượng, luyện kim, cơ khí chế tạo, hóa chất, vật liệu xây dựng...và các ngành công nghiệp nhẹ. Nổi tiếng nhất là công nghiệp dệt với hai trung tâm chính là Côn-ca-a và Mum-bai.
+ Phát triển các ngành công nghệ cao, tinh vi, chính xác (điện tử, máy tính..)
- Về nông nghiệp:
+ Không ngừng phá triển, cuộc ‘‘cách mạng xanh’’ và ‘‘cách mạng trắng’’ đã mang lại nhiều thành tựu lớn, giải quyết tốt vấn đề lương thực, thực phẩm cho nhân dân.
- Về dịch vụ: phát triển, chiếm 48% trong tổng GDP.
Tham khảo :
Cách mạng trắng :
Cuộc cách mạng trắng là còn được gọi là Lũ chiến dịch. Đây là một chương trình phát triển nông thôn bắt đầu từ những năm 1970 ở Ấn Độ. Điều này được khởi xướng bởi Ủy ban Phát triển Nhật ký Quốc gia Ấn Độ. Đặc điểm chính của cuộc cách mạng trắng là nó cho phép Ấn Độ nổi lên trở thành nhà sản xuất sữa lớn nhất trên toàn thế giới. Cuộc cách mạng màu trắng rất gắn liền với nó bởi vì chương trình liên quan đến các sản phẩm sữa đặc biệt là sữa.
Cách mạng xanh :
Cuộc cách mạng xanh có thể được định nghĩa là một khoảng thời gian trong lịch sử loài người, nơi những tiến bộ trong công nghệ nông nghiệp cho phép sự gia tăng sản xuất nông nghiệp toàn cầu. Điều này đã diễn ra trong Những năm 1940 và 1960. Norman Borlaug được coi là Cha đẻ của Cách mạng Xanh.
Trước đây, toàn bộ khu vực Nam Á bị đế quốc Anh xâm chiếm làm thuộc địa. Nam Á trở thành nơi cung cấp nguyên liệu, nông sản nhiệt đới và tiêu thụ hàng công nghiệp của các công ty tư bản Anh. Năm 1947, các nước Nam Á đã giành được độc lập và tiến hành xây dựng nền kinh tế tự chủ.
Ấn Độ là quốc gia có nền kinh tế phát triển nhất khu vực Nam Á.
Từ sau ngày giành được độc lập, Ấn Độ đã xây dựng được một nền công nghiệp hiện đại, bao gồm các ngành công nghiệp năng lượng, luyện kim, cơ khí chế tạo, hóa chất, vật liệu xây dựng... và các ngành công nghiệp nhẹ, đặc biệt là công nghiệp dệt vốn đã nổi tiếng lâu đời với hai trung tâm chính là Côn-ca-ta và Mum-bai.
Ấn Độ cũng phát triển các ngành công nghiệp đòi hỏi công nghệ cao, tinh vi. chính xác như điện tử. máy tính v.v...
Ngày nay, về giá trị sản lượng công nghiệp, Ấn Độ đã đứng hàng thứ 10 trên thế giới. Sản xuất nông nghiệp cũng không ngừng phát triển, với cuộc "cách mạng xanh" và "cách mạng trắng", Ấn Độ đã giải quyết tốt vấn đề lương thực, thực phẩm cho nhân dân. Các ngành dịch vụ cũng đang phát triển, chiếm tới 48% GDP. Năm 2001, GDP đạt 477 tỉ USD. có tỉ lệ gia tăng 5,88% và GDP bình quân đầu người là 460 USD.