kể về một bữa cơm gia đình của em
Lập dàn ý với các đề sau :
Đề 1 : Kể về một bữa cơm của gia đình em
Đề 2 : Kể về một ngày chủ nhật cua em
đề 1
Mở bài:
* Giới thiệu chung :
- Thời gian: Chiều 30 Tết.
- Không gian: Ngôi nhà của em.
- Nhân vật: Những người thân trong gia đình.
2. Thân bài:
Bữa cơm sum hpp :
- Cách bài trí trong nhà, dưới bếp. (Chú ý các chi tiết, hình ảnh có liên quan đến Tết.)
- Không khí chuẩn bị ra sao? (Mọi người cùng làm. Người lớn việc lớn, người nhỏ việc nhỏ...)
- Bàn ăn (hay mâm cơm) có những món gì?
- Bữa ăn diễn ra đầm ấm, vui vẻ như thế nào?
- Sau bữa ăn, mọi người làm gì? (Uống nước, chuyện trò tâm sự...)
3. Kết bài:
* Cảm xúc của em :
- Cảm động và thích thú.
- Mong có nhiều dịp được sum họp đầy đủ với người thân.
- Nhận ra rằng gia đình quả là một tổ ấm không thể thiếu đối với mỗi con người.
đề 2 Mở bài
Sau một tuần học tập căng thẳng, em lại có ngày chủ nhật làm được nhiều việc giúp mẹ.
II. Thân bài
- Chuông đồng hồ réo gọi em thức giấc. Em liền choàng dậy và làm vệ sinh.
- Sau khi làm mấy động tác thể dục, em làm vệ sinh rồi cùng cả nhà ăn sáng.
- Ản sáng xong, em bắt đầu các công việc của mình:
+ Em cùng chị chổi quét nhà, lau nhà.
+ Sắp xếp lại đồ dạc trong góc học tập của em.
+ Lau bàn ghế, tủ,...
+ Em rửa tay, giúp mẹ nấu cơm và làm thức ăn trưa cho cả nhà. + Ăn cơm trưa cùng bô" mẹ.
+ Ngủ trưa.
+ Học bài và làm bài cho ngày thứ hai.
+ Chăm sóc cây trong vườn.
+ Cùng mẹ lo bữa cơm tối.
+ Cả nhà quây quần bên mâm cơm, xem ti vi.
+ Chuẩn bị sách vở và đồ dùng học tập cho ngày hôm sau rồi đi ngủ.
III. Kết bài
Ngày chủ nhật của em trôi qua như thế. Em mong ngày chủ nhật lại đến thật nhanh để em làm nhiều việc như thế giúp mẹ.
Đề 1 :
Bố em công tác xa tận trên nhà máy thủy điện Hòa Bình nên chiều thứ bảy cuối tháng là dịp để gia đình em đoàn tụ. Thường thường, bữa cơm diễn ra trong không khí ấm cúng và thân thiết. Mọi người cùng san sẻ những chuyện vui buồn hằng ngày và tìm thấy dưới mái ấm gia đình một nguồn động viên an ủi rất lớn. Vậy mà trong bữa cơm chiều thứ bảy tuần qua, em đã có một hành động sai trái khiến cho cả nhà phải buồn lòng.
Chuyện là thế này:
Biết chắc là bố em sẽ về nên từ sáng sớm, bà nội và mẹ đã xách làn đi chợ, mua thịt cá, rau củ và trái cây để chuẩn bị cho bữa cơm chiều. Mẹ không quên mua một bó hồng nhung, thứ hoa mà bố em rất thích. Ông nội soạn sẵn bàn cờ tướng để đấu vài ván với bố em như thường lệ.
Tan học về, em thấy bàn ăn đã được bày biện tươm tất, sẵn sàng. Toàn là những món cả nhà ưa thích: đĩa gà luộc vàng ươm có rắc lá chanh non thái chỉ, bát canh măng nấu nấm, đĩa xúp lơ xào lòng và hấp dẫn nhất là món cá chép rán giòn, chỉ nhìn thôi cũng đã thấy thèm.
Mẹ nhắc em tắm rửa rồi ra ăn cơm. Em lí nhí đáp: “Vâng ạ!” rồi cứ ngồi lì trong phòng ngủ; lòng buồn bực vì điểm 3 môn Toán hồi chiều. Cũng tại em hấp tấp, chủ quan nên mới ra nông nỗi.
– Cháu Hùng đâu rồi?
– Hùng đi tắm nhanh lên con! Đừng để cả nhà chờ!
Tiếng ông, tiếng bố thúc giục. Em vẫn ngồi im lặng, vừa xấu hổ, vừa bối rối. Có nên cho cả nhà biết hay không? Nếu giấu thì liệu giấu được đến bao giờ?
Có lẽ sốt ruột nên bố em đã vào tìm. Thấy em cúi mặt thẫn thờ, bố vội hỏi:
– Con mệt hả Hùng? Sao không ra ăn cơm?
Em đáp qua loa cho xong chuyện:
– Vâng! Con mệt! Cả nhà cứ ăn cơm trước đi! Con không muốn ăn!
Bố đặt tay lên trán em và nói:
– Trán con vẫn mát. Con có đau ốm gì đâu? Chắc lại xảy ra chuyện gì phải không? Nói cho bố nghe nào!
Em vẫn khăng khăng:
– Chẳng có chuyện gì đâu bố ạ! Con không thấy đói!
Ông bà và mẹ cũng lo lắng, hỏi han. Còn em thì…
Bữa cơm mất vui. Mọi người tỏ ra khó hiểu trước thái độ không bình thường của em. Em biết mình có lỗi nhưng không thể nói lên lời. Em giận và tự trách mình là kẻ dối trá, bất nhã, đã làm hỏng dịp sum họp của gia đình. Có lẽ đến sáng mai, em sẽ thú thật với ông bà, cha mẹ. Với lòng khoan dung, độ lượng, chắc mọi người sẽ tha thứ cho em.
Hôm nay, bà nội tôi lên chơi. Mẹ tôi nghỉ việc, ở nhà làm cơm đón bà.
Mới sáng tinh mơ, mẹ đã chuẩn bị làn, túi để đi chợ. Mẹ rủ tôi cùng đi với mẹ. Tôi “dạ” liền và hí hửng đi theo.
Ra tới chợ, tôi lẽo đẽo bám theo mẹ. Chợ mới sáng sớm mà sao đông người thế. Trong chợ đủ loại tạp hóa và đủ màu sắc. Mẹ mua nhanh để ra về.
Ra ngoài cổng chợ, mẹ thở phào nhẹ nhõm rồi lẩm bẩm:
– Chẳng biết có thiếu gì không nhỉ? Ừ, mà xem. Mẹ cầm giấy ghi thực đơn rồi quay sang nhìn tôi nói: “Con gái đứng đây trông nhé, mẹ quay lại mua mấy bó hành”.
Mẹ lách dòng người chen vào. Lát sau, mẹ quay ra với nụ cười tươi rói trên môi. Hai mẹ con tôi vội vã về.
Tôi vá mẹ bước vào cổng, con Mích từ trong nhà chạy ra vẫy đuôi rối rít. Bố tôi lúi húi lau xe. Chắc là bố chuẩn bị đi đón bà. Tôi thầm nghĩ.
Hai mẹ con bắt tay ngay vào công việc. Đầu tiên, tôi giúp mẹ nhặt rau, vo gạo. Ngày thường tôi làm nhàn vậy mà hôm nay lại quýnh lên, chẳng biết có phải vì hồi hộp không.
Mẹ thì luôn mồm nhắc tôi, tay vẫn không ngừng hoạt động. Mùi thơm bay ngào ngạt. Tôi hít lấy hít để. Sao hôm nay mẹ tôi nấu cơm lắm món ngon đến thế!
Khi mẹ cất tiếng nói mãn nguyện nhìn mâm cơm cũng là lúc con Mích mừng rỡ chạy ra cửa. Tôi sung sướng cùng hai em ùa ra chào bà:
– Bà, hoan hô bà đã lên!
Bà Ôm tôi vào lòng, cốc nhẹ lên trán:
- Bố cô, sao lớn nhanh thế!
Mẹ tôi vội vã chào bà rồi chuẩn bị nước cho bà tắm. Bà tắm xong vào nhà. Cả gia đình tôi quậy quần bên mâm cơm bốc khói nghi ngút. Bé Việt và Thúy lau nhau nhắc ghế cho bà và bố mẹ, chỉ mỗi tôi là chúng nó không nhắc. Tôi nguýt dài một cái. Việt len lén nhìn tôi cười khì.
Mâm cơm mẹ tôi làm thật thịnh soạn. Giữa mâm mẹ không quên để một bát cà muối. Đó là món bà tôi thích lắm. Bố cầm đũa lên so. Vừa chia đũa, bố vừa nói:
– Con mừng là mẹ đã lên thăm chúng con. Các cháu vui lắm đấy mẹ ạ. Chúng con cũng vui, lâu quá mới được gặp mẹ mà.
Bà cười, đôi mắt bà sáng lấp lánh. Dường như bà đang vui lắm thì phải. Bà ngắm khắp lượt mọi người, nhìn bằng ánh mắt âu yếm. Tôi gắp cho bà một quả cà thật to. Thúy trêu tôi: “Mời gì không mòi đi mời cà”. Tôi chống chế: “Tại bà thích cà”. Bà cười móm mém xoa đầu tôi. Mẹ nhìn bà cười và nói:
– Mẹ nếm thử các món con nấu xem nào. Món nào mẹ cũng phải nếm đấy nhé.
Bà gật đầu:
– Ừ! Ừ! Từ từ chứ, nhiều món thế này cơ mà. Mẹ ăn sao hết!
Căn nhà tôi bỗng trở nên ấm củng lạ thường, Trong tiếng cười tôi nhận thấy niềm vui lấp lánh trong ánh mắt mọi người. Hết thảy ai củng gắp thức ăn chúc bà. Bà cứ cười nói:
– Từ từ thôi chứ, để mẹ còn ăn hết đã, gắp thức ăn cho mẹ nhiều thế?
Bố hỏi bà:
– Mẹ ơi, năm nay mùa tốt chứ ạ?
– Còn phải nói. Tốt nhất vùng đấy con ạ! – Bà nói rồi quay sang bà chúng tôi:- “Mấy cây ổi chín lắm chờ mãi chẳng ai về. Nhớ mọi năm ba đứa bé tí, thế mà bây giờ đã lớn vổng lên rồi. Mẹ nó mát tay đấy”.
Mẹ nhìn chúng tôi vui lắm. Bà và bố mẹ nói rất nhiều chuyện. Chúng tôi chăm chú ngồi nghe. Mà cũng chỉ biết nghe thôi chứ chẳng lẽ cắm cúi ăn. Thỉnh thoảng, bà hỏi chúng tôi về chuyện học hành, chuyện trường lớp. Bé Việt bi bô nói bằng cái giọng ngọng nghịu. Cả nhà ồ lên, Tôi cảm thấy lòng ấm áp lạ kì.
Những bữa cơm như vậy có lỗ chẳng bao giờ tôi quên. Trong tôi lúc nào cũng ngân lên tiếng cười của bà, bố, mẹ và Thúy, Việt, ấm áp đến lạ kì.
Bạn tham khảo nha!
Với mỗi chúng ta , hạnh phúc nhất là được sinh ra và lớn lên trong tình yêu thương của những người thân yêu trong gia đình. Trong cuộc sống ai cũng muốn được quây quần bên gia đình , khi xa nhà ai cũng cảm thấy nhớ , mong ước được sống trong cái cảm giác được sum vầy bên gia đình thân yêu . Và khi ta cảm thấy mệt mỏi với những bộn bề lo toan của cuộc sống , gia đình cũng là chốn đầu tiên ta muốn tìm về . Mỗi gia đình được coi là một tế bào của xã hội , mỗi gia đình hạnh phúc góp một phần làm nên một xã hội phồn vinh , phát triển thịnh vượng . Hạnh phúc của mỗi gia đình là vô cùng quan trọng , ngày 28/6 hàng năm được lấy là ngày gia đình Việt Nam nhằm nhắc nhở mỗi cá nhân , mỗi gia đình tôn vinh hạnh phúc gia đình của chính mình . Trong từng khoảnh khắc hạnh phúc của gia đình , hạnh phúc nhất là khoảnh khắc trong bữa cơm gia đình tràn ngập tiếng cười , khi mà mọi thành viên góp mặt đông đủ . Để chào mừng ngày tôn vinh gia đình Việt năm 2015 , chủ đề tiếp tục được lấy đó là: “ bữa cơm gia đình ấm áp yêu thương ”
“ Bữa cơm gia đình ấm áp yêu thương ” ! Bữa cơm gia đình là khoảng thời gian mà mọi thành viên trong gia đình sum vầy ngồi ăn cùng nhau . Bữa cơm gia đình không chỉ đơn giản là một bữa ăn cung cấp năng lượng để hoạt cho cơ thể mà nó còn là nơi gắn kết yêu thương của các thành viên trong gia đình , thể hiện văn hóa truyền thống của một gia đình , của một đất nước . Nơi mà tất cả mọi người đều cảm nhận được tình thương thực sự , sự quan tâm lẫn nhau , sự kết nối giữa cha mẹ và con cái , giữa thế hệ này và thế hệ khác . Đó chính là bữa cơm gia đình ấm áp yêu thương .
Có những bữa cơm gia đình tuy đơn sơ , đạm bạc nhưng rất đầm ấm và đầy tình nghĩa . Sau một ngày lao động , làm việc và học tập vât vả , tập trung vào công việc riêng của mỗi người thì bữa ăn chính là thời gian dành cho gia đình yêu thương . Đó là lúc mọi người trở về tổ ấm của mình và bởi gia đình là chốn bình yên và hạnh phúc nhất để con người tìm về . Bữa cơm là thời gian quí báu nhất trong ngày mà cha mẹ và con cái có thể gần gũi và trò chuyện , bộc bách tâm sự , những câu chuyện dễ dàng được đưa ra bình luận , thậm chí là đưa ra những quan điểm về nhiều vấn đề trong ngày . Và đó cũng là lúc cha mẹ tìm hiểu về việc học hành của con cái , các mối quan hệ bạn bè cũng như mong ước của con trẻ , thấy con lớn lên từng ngày qua cách ứng xử của con trong mỗi bữa ăn .Bữa cơm gia đình giúp mỗi thành viên vui vẻ , thư giãn , gạt đi hết những muộn phiền , tìm thấy được những yêu thương và sự chia sẻ . Bữa cơm gia đình giúp con người nạp thêm năng cả về thể chất lẫn tinh thần . Thật dễ hiểu khi mỗi bữa cơm gia đình đều tràn ngập tiếng cười , những câu chuyện vui những chia sẻ không bao giờ kết thúc . . . Đó là nền tảng của hạnh phúc gia đình !
Qua bữa cơm gia đình , trẻ em được giáo dục nhiều đức tính : biết ngường nhịn và dành miếng ngon cho người khác , tập nhưng thói quen tốt trong khi ăn . Ngay từ khi còn nhỏ thì con cái đã được cha mẹ rèn cho thói quen tốt biết : “ ăn trông nồi , ngồi trổng hướng ” , biết lễ giáo quanh mâm cơm . Còn đối với người lớn ,đây chính là lúc chia sẻ với nhau những khó khăn vướng mắc sau một ngày làm việc vất vả , hay là kể cho nhau nghe những câu chuyện thú vị của cuộc sống , góp ý cho nhau đẻ cùng nhau hoàn thiện và vươn lên . Và hơn hết bữa cơm gia đình là chìa khóa , là ngọn lửa gìn giữ hạnh phúc gia đình . Những giá trị vật chất và tinh thần sau mỗi bữa cơm là vô giá , là chất xúc tác gắn kết một gia đình hạnh phúc . Ở bữa cơm , quan trọng nhất là việc gia đình quy quần đông đủ , chuyện trò hàn huyên về những việc diễn ra trong ngày . Dù xã hội hiện đại đến đâu nhưng những giá trị truyền thống tốt đẹp mà cụ thể là bữa cơm gia đình luôn chiếm một vị trí quan trọng trong mọi thời điểm . Hãy trân trọng và biết tận dụng những điều rất nhỏ nhặt từ bữa cơm gia đình trong việc giữ gìn tổ ấm và nuôi dưỡng tâm hồn vì điều đó sẽ tạo nên một hạnh phúc rất lớn !
Cuộc sống là một dòng chảy không ngừng nghỉ , con người luôn mải miết với công việc riêng của mỗi người và trở nên bận rộn . Để có được một bữa cơm đầy đủ thành viên vui vẻ dần cũng trở nên hiếm hoi . Luôn sẵn có những lí do được coi là thường tình cho người ta chối từ một bữa cơm gia đình ấm áp . Họ viện cớ cuộc sống còn khó khăn để lao vào vòng kiếm tìm vật chất , thỏa mãn ham muốn vật chất mà quên mất , coi nhẹ giá trị tinh thần , coi nhẹ không khí đầm ấm của bữa cơm gia đình . Con cái với lịch học thêm dày đặc , hoạt động ngoại khóa , bố mẹ bận công việc , làm thêm giờ , kẻ ăn trước , người ăn sau , hay dù ăn cơn chung nhưng lại phải ăn vội ăn vàng , ăn cho có lệ , ăn tranh thủ vì quá bận rộn , làm mất đi bầu không khí trò chuyên vui vẻ , thâm mật , đầm ấm . Chính vì thế bữa cơm chung thân mật , đầm ấm trong gia đình Việt một thời còn thiếu thốn giờ đang dần biến mất vì thừakinh tế , thiếu thời gian . Và cũng thật đáng tiếc khi nhiều bữa cơm gia đình ngày nay không còn được ấm áp tình người nữa .
Thực tế thì thật đáng buồn là những bữa cơm gia đình đang dần mất đi , có nghĩa là hạnh phúc những gia đình đó có nguy cơ đang bị đe dọa , chúng ta đang rât cần một giải pháp hữu ích cho vấn đề này . Ngay hôm nay mỗi chúng ta phải sắp xếp lại thời gian biểu cho công việc và học tập cùng thời gian cho bữa cơm gia đình hợp lí . Khi chúng ta quá bận rộn đến mức cả bữa tối cũng không thể ăn cùng gia đình thì dù muốn dù không thì sự quá bận rộn đó cũng ảnh hưởng đến hạnh phúc gia đình . Có một câu chuyện thực tế xót xa về việc ông bố thiếu thời gian ăn cơm chung với đứa con nhỏ như sau : Ông bố đi làm suốt ngày , tới tối muộn vẫn chưa về nhà . Cậu bé con ở nhà một mình thấy tối rồi mà bố chưa về , đói , cậu đi pha mì tôm ăn . Khi ăn được nửa bát mì cậu bé chợt nhớ ra là bố cậu đi làm chắc giờ cũng chưa ăn tối , nghĩ vậy câu liền bưng nửa bát mì còn lại đem ủ vào trong chăn để lúc bố cậu về ăn thì mì vẫn còn nóng . Khi ông bố đi làm về , quá mệt mỏi sau một ngày làm việc liền lên giường lật chăn đi ngủ thì bát mì tôm tung đổ ra giường . Quá tức giận , ông liền lôi con ra đánh cho một trận , khi hỏi lí do cậu con trai trả lời , ông bố mới chợt nhận ra sai lầm của minh , không nói lên lời . Tất cả các thành viên đều có trách nhiệm và quyền lợi tham gia vào bữa cơm gia đình , hãy tạo ra một không gian ấm cúng cho bữa ăn gia đình để các thành viên cảm thấy bữa ăn thực sự là khoảng thời gian hạnh phúc không thể bỏ qua .
Với mỗi chúng ta , hạnh phúc nhất là được sinh ra và lớn lên trong tình yêu thương của những người thân yêu trong gia đình. Trong cuộc sống ai cũng muốn được quây quần bên gia đình , khi xa nhà ai cũng cảm thấy nhớ , mong ước được sống trong cái cảm giác được sum vầy bên gia đình thân yêu . Và khi ta cảm thấy mệt mỏi với những bộn bề lo toan của cuộc sống , gia đình cũng là chốn đầu tiên ta muốn tìm về . Mỗi gia đình được coi là một tế bào của xã hội , mỗi gia đình hạnh phúc góp một phần làm nên một xã hội phồn vinh , phát triển thịnh vượng . Hạnh phúc của mỗi gia đình là vô cùng quan trọng , ngày 28/6 hàng năm được lấy là ngày gia đình Việt Nam nhằm nhắc nhở mỗi cá nhân , mỗi gia đình tôn vinh hạnh phúc gia đình của chính mình . Trong từng khoảnh khắc hạnh phúc của gia đình , hạnh phúc nhất là khoảnh khắc trong bữa cơm gia đình tràn ngập tiếng cười , khi mà mọi thành viên góp mặt đông đủ . Để chào mừng ngày tôn vinh gia đình Việt năm 2015 , chủ đề tiếp tục được lấy đó là: “ bữa cơm gia đình ấm áp yêu thương ”
“ Bữa cơm gia đình ấm áp yêu thương ” ! Bữa cơm gia đình là khoảng thời gian mà mọi thành viên trong gia đình sum vầy ngồi ăn cùng nhau . Bữa cơm gia đình không chỉ đơn giản là một bữa ăn cung cấp năng lượng để hoạt cho cơ thể mà nó còn là nơi gắn kết yêu thương của các thành viên trong gia đình , thể hiện văn hóa truyền thống của một gia đình , của một đất nước . Nơi mà tất cả mọi người đều cảm nhận được tình thương thực sự , sự quan tâm lẫn nhau , sự kết nối giữa cha mẹ và con cái , giữa thế hệ này và thế hệ khác . Đó chính là bữa cơm gia đình ấm áp yêu thương .
Có những bữa cơm gia đình tuy đơn sơ , đạm bạc nhưng rất đầm ấm và đầy tình nghĩa . Sau một ngày lao động , làm việc và học tập vât vả , tập trung vào công việc riêng của mỗi người thì bữa ăn chính là thời gian dành cho gia đình yêu thương . Đó là lúc mọi người trở về tổ ấm của mình và bởi gia đình là chốn bình yên và hạnh phúc nhất để con người tìm về . Bữa cơm là thời gian quí báu nhất trong ngày mà cha mẹ và con cái có thể gần gũi và trò chuyện , bộc bách tâm sự , những câu chuyện dễ dàng được đưa ra bình luận , thậm chí là đưa ra những quan điểm về nhiều vấn đề trong ngày . Và đó cũng là lúc cha mẹ tìm hiểu về việc học hành của con cái , các mối quan hệ bạn bè cũng như mong ước của con trẻ , thấy con lớn lên từng ngày qua cách ứng xử của con trong mỗi bữa ăn .Bữa cơm gia đình giúp mỗi thành viên vui vẻ , thư giãn , gạt đi hết những muộn phiền , tìm thấy được những yêu thương và sự chia sẻ . Bữa cơm gia đình giúp con người nạp thêm năng cả về thể chất lẫn tinh thần . Thật dễ hiểu khi mỗi bữa cơm gia đình đều tràn ngập tiếng cười , những câu chuyện vui những chia sẻ không bao giờ kết thúc . . . Đó là nền tảng của hạnh phúc gia đình !
Qua bữa cơm gia đình , trẻ em được giáo dục nhiều đức tính : biết ngường nhịn và dành miếng ngon cho người khác , tập nhưng thói quen tốt trong khi ăn . Ngay từ khi còn nhỏ thì con cái đã được cha mẹ rèn cho thói quen tốt biết : “ ăn trông nồi , ngồi trổng hướng ” , biết lễ giáo quanh mâm cơm . Còn đối với người lớn ,đây chính là lúc chia sẻ với nhau những khó khăn vướng mắc sau một ngày làm việc vất vả , hay là kể cho nhau nghe những câu chuyện thú vị của cuộc sống , góp ý cho nhau đẻ cùng nhau hoàn thiện và vươn lên . Và hơn hết bữa cơm gia đình là chìa khóa , là ngọn lửa gìn giữ hạnh phúc gia đình . Những giá trị vật chất và tinh thần sau mỗi bữa cơm là vô giá , là chất xúc tác gắn kết một gia đình hạnh phúc . Ở bữa cơm , quan trọng nhất là việc gia đình quy quần đông đủ , chuyện trò hàn huyên về những việc diễn ra trong ngày . Dù xã hội hiện đại đến đâu nhưng những giá trị truyền thống tốt đẹp mà cụ thể là bữa cơm gia đình luôn chiếm một vị trí quan trọng trong mọi thời điểm . Hãy trân trọng và biết tận dụng những điều rất nhỏ nhặt từ bữa cơm gia đình trong việc giữ gìn tổ ấm và nuôi dưỡng tâm hồn vì điều đó sẽ tạo nên một hạnh phúc rất lớn !
Cuộc sống là một dòng chảy không ngừng nghỉ , con người luôn mải miết với công việc riêng của mỗi người và trở nên bận rộn . Để có được một bữa cơm đầy đủ thành viên vui vẻ dần cũng trở nên hiếm hoi . Luôn sẵn có những lí do được coi là thường tình cho người ta chối từ một bữa cơm gia đình ấm áp . Họ viện cớ cuộc sống còn khó khăn để lao vào vòng kiếm tìm vật chất , thỏa mãn ham muốn vật chất mà quên mất , coi nhẹ giá trị tinh thần , coi nhẹ không khí đầm ấm của bữa cơm gia đình . Con cái với lịch học thêm dày đặc , hoạt động ngoại khóa , bố mẹ bận công việc , làm thêm giờ , kẻ ăn trước , người ăn sau , hay dù ăn cơn chung nhưng lại phải ăn vội ăn vàng , ăn cho có lệ , ăn tranh thủ vì quá bận rộn , làm mất đi bầu không khí trò chuyên vui vẻ , thâm mật , đầm ấm . Chính vì thế bữa cơm chung thân mật , đầm ấm trong gia đình Việt một thời còn thiếu thốn giờ đang dần biến mất vì thừakinh tế , thiếu thời gian . Và cũng thật đáng tiếc khi nhiều bữa cơm gia đình ngày nay không còn được ấm áp tình người nữa .
Thực tế thì thật đáng buồn là những bữa cơm gia đình đang dần mất đi , có nghĩa là hạnh phúc những gia đình đó có nguy cơ đang bị đe dọa , chúng ta đang rât cần một giải pháp hữu ích cho vấn đề này . Ngay hôm nay mỗi chúng ta phải sắp xếp lại thời gian biểu cho công việc và học tập cùng thời gian cho bữa cơm gia đình hợp lí . Khi chúng ta quá bận rộn đến mức cả bữa tối cũng không thể ăn cùng gia đình thì dù muốn dù không thì sự quá bận rộn đó cũng ảnh hưởng đến hạnh phúc gia đình . Có một câu chuyện thực tế xót xa về việc ông bố thiếu thời gian ăn cơm chung với đứa con nhỏ như sau : Ông bố đi làm suốt ngày , tới tối muộn vẫn chưa về nhà . Cậu bé con ở nhà một mình thấy tối rồi mà bố chưa về , đói , cậu đi pha mì tôm ăn . Khi ăn được nửa bát mì cậu bé chợt nhớ ra là bố cậu đi làm chắc giờ cũng chưa ăn tối , nghĩ vậy câu liền bưng nửa bát mì còn lại đem ủ vào trong chăn để lúc bố cậu về ăn thì mì vẫn còn nóng . Khi ông bố đi làm về , quá mệt mỏi sau một ngày làm việc liền lên giường lật chăn đi ngủ thì bát mì tôm tung đổ ra giường . Quá tức giận , ông liền lôi con ra đánh cho một trận , khi hỏi lí do cậu con trai trả lời , ông bố mới chợt nhận ra sai lầm của minh , không nói lên lời . Tất cả các thành viên đều có trách nhiệm và quyền lợi tham gia vào bữa cơm gia đình , hãy tạo ra một không gian ấm cúng cho bữa ăn gia đình để các thành viên cảm thấy bữa ăn thực sự là khoảng thời gian hạnh phúc không thể bỏ qua .
Với chủ đề “ bữa cơm gia đình ấm áp yêu thương ” của ngày gia đình Việt Nam năm 2015 , mỗi gia đình hãy cố gắng gìn giữ và duy trì tốt những bữa cơm truyền thống vốn có của gia đinh Việt , cũng như gìn giữ một gia đình hạnh phúc góp phần xây dựng nên một xã hội hạnh phúc , phát triển bền vững !
kể về 1 bữa cơm gia đình em mà em nhớ nhất
(không chép mạng)
Em còn nhớ vào tối thứ Bảy nọ,ngày mà bữa cơm gia đình trở lên vui hẳn và đầm ấm nhất.Bố em đi công tác xa ít khi mới về nhà.Mẹ thì cặm cụi vào công việc tối ngày.Hai chị được mẹ gửi nhờ hàng xóm trông giúp gần 2 năm mẫu giáo.
Một tối thứ Bảy,bố em đi làm về.Hai chị em em ra nghênh đón.Đứa thì xách đồ cho bố,đứa thì xả nước cho bố tắm.Tối đó,bố ngồi vào bàn ăn và kể lại chuyện ở công ty cho cả nhà nghe.Bố vui lắm vì sắp tới gia đình sẽ có một khoảng thời gian chừng hơn một tuần bên nhau.Em không biết nên cười hay nên khóc,khóc vì thời gian ấy quá ngắn hay cười vì cuối cùng cũng có bữa cơm trọn vẹn bên nhau.Bữa cơm hôm đó rất ngon và vui, khiến em nhắc lại còn muốn thời khắc đó trở lại thêm dù chỉ là một lần.
Sau này,khi ba em nghỉ việc ở công ti và trở thành nhà giáo,bố bảo:"Từ nay,gia đình ta sẽ có bữa tối thật hoàn hảo như các con mong ước với bố nhé!."
Trong bữa cơm chiều của gia đình, em đã làm được một việc tốt. Hãy kể lại việc đó.
em hãy viết khoảng 8 dòng kể về bữa cơm gia đình của mình và trong đó có dùng từ mượn và hãy xác định từ mượn ấy
Em hãy kể lại một bữa cơm thân mật trong gia đình nhân dịp có người thân đến thăm.
1 hôm người thân đến thăm em rồi rủ cả nhà đi ăn trừ em
em ở nhà ăn 1 bữa rất "thân mật"(trong ngoặc kép) vs con em ghét nhất
cuối cùng sau khi ăn xong em chạy lên phòng và lúc sau ko nhớ gì hết nx
suy nghĩ của em về bữa cơm gia đình
Một xã hội chỉ thực sự phát triển khi các cá nhân, tập thể trong xã hội đó hoàn thiện cả về tư duy và nhận thức. Đặc biệt ở đây, ta không thể không kể đến vai trò của gia đình trong việc xây dụng xã hội. Gia đình được coi là nền tảng thúc đẩy cho xã hội ngày một lớn mạnh.
Gia đình là tế bào của xã hội. Đó là nơi để mọi thành viên có thể chung sống, sinh hoạt cùng nhau. Một gia đình đầy đủ khi có tình yêu thương và sự chăm sóc của cha mẹ, sự sẻ chia và đồng cảm giữa các thành viên với nhau. Gia đình là nơi đem lại sự bình yên cho mỗi người sau những bộn bề lo toan của cuộc sống.
Gia đình đóng một vai trò quan trọng trong xã hội. Đó là một môi trường tốt giúp cho trẻ nhỏ phát triển về thể chất và tư duy. Trẻ em chính là mầm non của xã hội, là tương lai của đất nước. Được lớn lên trong vòng tay của cha mẹ, các em sẽ được sống đầy đủ về mặt tình cảm. Hơn thế nữa, dưới sự giáo dục của cha mẹ, các em sẽ có những định hướng tích cực trong tương lai. Cha mẹ vừa là người giáo viên, vừa là người bạn để các em sẻ chia, tâm sự. Mỗi khi gặp khó khăn trong đời, gia đình chính là nơi để chúng ta trở về và được an ủi, động viên. Gia đình là chỗ dựa tinh thần và thể xác tốt nhất khi ta suy sụp.Tuy nhiên nhiều cha mẹ lại mai mê kiếm sống mà lơ là việc quản lý giáo dục con. Điều này dễ làm cho con em họ bị tiêm nhiễm, sa ngã vào những thói hư tật xấu của xã hội. Các em ăn chơi, đua đòi theo nhóm bạn bè xấu. Nhiều em vì nghe lời rủ rê của kẻ xấu mà bỏ nhà, trộm cắp, cướp giật, … Đã có rất nhiều em vì không được bố mẹ quan tâm mà trở nên hư hỏng.
Đồng thời, ở ngoài kia vẫn còn rất nhiều trẻ em lớn lên thiếu thốn tình yêu thương của cha mẹ, gia đình. Có thể là do các em từ nhỏ đã mất cha mẹ, hoặc cũng có thể là do hôn nhân tan vỡ, … Các em chịu nhiều thiệt thời so với những người bạn đồng trang lứa, đôi khi cảm thấy tủi thân khi bị bạn bè chế giễu, bắt nạt. Lúc nào các em cũng kháo khát tình cảm gia đình.
Không có gì đẹp và đáng quý hơn là được sống trong mái ấm gia đình. Bởi vậy, mỗi người trong chúng ta cần biết nâng niu và trân trọng mái ấm gia đình của chính mình.
Nói đến hạnh phúc gia đình chúng ta thường mô tả bằng những từ thật đẹp đẽ và được thể hiện qua những giá trị đạo đức rất đáng trân trọng như tình yêu, lòng chung thuỷ, tình nghĩa vợ chồng, lòng yêu thương, hi sinh cho con cái, sự quý trọng, hiếu lễ của con cháu với cha mẹ, ông bà… Điều đó là đúng, nhưng đồng thời hạnh phúc gia đình cũng được thể hiện qua những việc làm nho nhỏ trong cách ứng xử, đối xử giữa các thành viên, qua những nét sinh hoạt cụ thể, diễn ra hàng ngày trong đời thường, như ăn uống, nghỉ ngơi, chuyện trò, vui chơi của gia đình. Vì vậy, chúng ta không thể xem nhẹ ý nghĩa của bữa cơm hàng ngày đối với việc xây dựng hạnh phúc gia đình.
Ông cha ta thường nói bữa cơm gia đình đơn sơ, đạm bạc nhưng cơm dẻo canh ngọt, mùa hè có bát cạnh rau cải ngọt ăn với vài miếng đậu phụ sao mà ngon thế? Mùa đông thì cơm nóng canh sốt, tuy chẳng phải là cao hương mỹ vị nhưng thật phù hợp với yêu cầu của các thành viên. Vì sao vậy? Bởi vì bữa cơm tuy không có nhiều món ăn cầu kì đắt tiền, nhưng thường người nấu ân, trước hết là người vợ, người mẹ luôn quan tâm đến sở thích của chồng con: con nhỏ thích ăn trứng rán, chồng thích vài miếng thịt luộc ăn với đĩa dưa chua, bát canh riêu cá nấu dấm chua. Mùa hè, cả nhà thích ăn đậu phụ với rau muống luộc, có bát canh đánh dấm chua, chấm với nước mắm chanh, ớt, tỏi… Thỉnh thoảng cả nhà mới có bữa ăn "cải thiện", giò chả cho trẻ con, hay nem rán, thịt quay cho người lớn… Như vậy bữa ăn gia đình trước hết là phù hợp với khẩu vị từng người, từng gia đình, tuy có chiếu cố đến số đông, nhưng không quên có thành viên không thích ăn món này, món kia, để chú ý cho họ có cái gì ăn phù hợp. Ăn bữa cơm, mỗi người được thoả mãn nhu cầu vật chất của minh thấy vui vẻ, phấn chấn, ăn ngon, ăn no, và rất thoải mái trong khi ăn, thích ăn gì thì gắp, tự do lựa chọn, không phải khách sáo. Đồng thời, qua bữa cơm lại giáo dục cho mỗi thành viên, đặc biệt là trẻ em, biết nhường nhịn, có miếng gì ngon cần chú ý để phần cho người khác, không dành lấy ăn hết. Đó là cách giáo dục cụ thể, thiết thực, đời thường, về ý thức san sẻ vui thú hay khổ đau giữa anh em trong gia đình rồi sau toả rộng ra ngoài xã hội, cộng đồng.
Bữa cơm là dịp cả gia đình đoàn tụ sau một ngày sống xa nhau, người lớn làm việc, trẻ em đi học. Hiện nay, có nhiều gia đình, buổi trưa cha mẹ ăn ở cơ quan, con lại ăn ở lớp học bán trú. Cả ngày chỉ đến buổi tối cả gia đình mới lại gặp nhau ở bữa ăn, chuyện trò hàn huyên, thông tin cho nhau về những sự kiện diễn ra trong ngày: con cái đi học điểm bài ra sao, bố mẹ ở cơ quan xí nghiệp cố chuyện gì đáng lưu ý… Tất nhiên, lúc ăn nên nói để tránh quá ồn ào, nói bắn hạt cơm sang người bên cạnh… Nhưng rõ ràng bắt đầu bữa cơm là chuyện trò rộn rã và sau bữa cơm lại những câu chuyện dài hơn. Rổỉ sau đó con cái đi học bài, đi ngủ sớm, bố mẹ dọn dẹp nhà cửa, tắm giặt, xem ti vi mỗi người một việc. Do vậy, nếu không có những phút tụ tập cả gia đình xung quanh mâm cơm thì họ chẳng còn lúc nào gặp đu mặt nhau để hàn huyên. Cũng vì vậy đến bữa ăn, khi thiếu một thành viên nào, mọi người đều nhắc nhở, hỏi thăm lí do vì sao chưa về ăn cơm… Bữa cơm ăn tại gia đình khác ăn ở khách sạn, hàng quán, nơi đó sang trọng hơn, đẹp đẽ hơn, nhưng tại gia đình trong khung cảnh sống quen thuộc, gần gũi, với cách nấu ăn, món ăn quen thuộc lại tạo nên sự ấm cúng đặc biệt.
Hạnh phúc gia đình được xây dựng đem giản như vậy đó! Nhưng để có được hạnh phúc đơn giản ấy, thì người chủ gia đinh, đặc biệt người phụ nữ, cần chăm lo cho bữa ăn có ý nghĩa thật sự. Những món ăn không phải cầu kì, nhưng cách chọn, cách nấu cần phù hợp với sở thích các thành viên, vừa với túi tiền gia đình, vừa sạch sẽ, ngon lành (nghệ thuật nấu ăn rất có ý nghĩa ở đây, kể cả có chút tài khéo léo bày biện trông đẹp mắt, ngon miệng, không quá xô bồ, thô kệch), biết đổi món ăn cho phù hợp với thời tiết nóng, lạnh. Không chỉ chú ý đến sở thích của các thành viên mà quan tâm lưu ý đến sức khoẻ từng người, gặp lúc ốm đau, mệt mỏi, đau bụng, tiêu hoá không tốt… để mỗi thành viên ngồi vào mâm cơm thấy có thể ăn một chút gì đó dù ốm đau (cháo, mì cho người ôm…) khiến họ rất cảm kích trước sự chăm nom, săn sóc của gia đình, đặc biệt của người vợ, người mẹ.
Tổ chức tốt bữa ăn thường ngày trong gia đình không chỉ là cung cấp năng lượng vật chất cần thiết cho sự sinh tồn của các thành viên, bồi dưỡng sức khoẻ cho họ mà còn chứa đựng những giá trị tinh thần tâm lí, tình cảm sâu sắc. Đó là sự quan tâm đến tâm trạng vui buồn của mỗi cá nhân, là vun đắp những mối quan hệ tình cảm ấm áp giữa các thành viên. Đó cũng chính là hạnh phúc gia đình đơn sơ, mộc mạc nhưng lại đáng quý biết bao!
Gợi ý
Đây là một quan niệm về hạnh phúc bình dị thể hiện trong phạm vi về sự chăm lo bữa cơm gia đình.
- Nêu khái niệm về gia đình: đơn vị tổ chức gồm có người chồng, người vợ, con cái, ông bà,...
- Giá trị của bữa cơm gia đình: không khí ấm áp, tạo cảm xúc dễ chịu, hạnh phúc.
- Thiếu vắng những bữa cơm gia đình -> nguy cơ về hạnh phúc.
- Không thể thiếu những bữa cơm gia đình.
- Liên hệ đời sông hiện nay để điều chỉnh hợp lí.
Viết một đoạn văn khoảng 20 dòng kể về bữa cơm tối của gia đình em trong đó có sử dụng yếu tố miêu tả , miêu tả nội tâm, đối thoại, yếu tố nghị luận, độc thoại, độc thoại nội tâm
Kể lại một trải nghiệm đáng nhớ nhất của em có sử dụng yếu tố đối thoại, độc thoại nội tâm
có lần trong bữa cơm chiều của gia đình em đã gây ra một việc khiến cha mẹ buồn Em hãy viết và kể lại sự việc đó
Mẹ! Tiếng gọi quá đỗi kính yêu và ngọt ngào.Bởi bên mẹ,con nhận được biết bao sự dạy dỗ,chăm sóc yêu thương…Và, rồi trong thâm tâm con cứ ngỡ :con sẽ chẳng bao giờ làm cho mẹ buồn phiền vì con,sẽ chẳng bao giờ con sai phạm điều gì …Thế nhưng mẹ ạ, con cũng đã có lỗi với mẹ,làm mẹ ưu phiền và biết bao lo lắng trong một lần con mắc lỗi đã quên lời mẹ dạy.
Đó là một buổi cơm chiều mùa đông ảm đạm, con theo mấy đứa bạn trong xóm đi chơi xa. Với bọn trẻ chúng con mà được vui chơi thì chẳng còn nhớ thời gian.Mải ham vui nên con quên bẵng lời dặn của mẹ. Lúc về, trời nhá nhem tối, không thấy mẹ ở nhà, con biết mẹ đang tất bật đi tìm con khắp xóm. Một lát sau, mẹ hớt hải chạy về, áo quần ướt sẫm, khuôn mặt xương xương của mẹ tái xanh vì lạnh, mấy cọng tóc lòa xòa bên đôi má... Trông mẹ thật lo lắng, mẹ vừa mừng vừa giận. Mừng vì con đã về nhà trước cơn mưa, giận vì đi chơi xa mà không xin phép mẹ, lại về nhà tối. Mẹ không nói gì nhưng đôi mắt sâu và thâm quầng của mẹ hiện rõ vẻ giận dỗi, bực bội . Rồi mẹ nghiêm nghị bảo:
_ Con xem lại việc làm của con đấy nhé !
Giọng nói của mẹ đã khàn đi vì cơn mưa rạt rào, thấm ướt. Mẹ húng hắn ho rồi xuống bếp dọn cơm lên. Con cũng xuống bếp rồi rụt rè phụ mẹ. Vừa làm vừa nghĩ đến hình ảnh mẹ trong cơn mưa lúc ban chiều, con lại nghĩ đến lời nói của mẹ vừa rồi. Tuy đơn sơ, ngắn gọn nhưng đã thấm sâu vào tâm trí của con. Lúc ấy, con như người ngủ say trong màn đêm lạnh lẽo được mẹ đánh thức dậy và đưa ra ngoài ánh sáng hửng ấm khí trời. Biết mẹ giận, em lễ phép thưa:
_ Con xin lỗi mẹ ạ! Từ nay, con sẽ nhớ lời mẹ dạy.Con sẽ không làm mẹ lo lắng về con nữa đâu!
Mẹ nhìn con như đã nguôi đi cơn giận, mẹ con đi tắm.
Mẹ ơi!Tấm lòng mẹ thật nhân ái, độ lượng, bao dung. Bàn tay gầy guộc của mẹ đã nuôi chúng con khôn lớn và cũng đôi bàn tay ấy mẹ đã nấu nước tắm cho con. Nước thật ấm, ấm như tấm lòng của mẹ đang ủ ấm cho con. Vừa tắm con vừa hình dung hình ảnh của mẹ liêu xiêu đang rảo bước dưới mưa. Con lại hình dung đôi mắt dịu hiền của mẹ nhìn con khi con mắc lỗi. Ôi! Lòng mẹ thật bao la! Tình cảm của mẹ dành cho con thật thiêng liêng, cao cả và không bao giờ vơi cạn. Lúc nào con cũng có mẹ ở bên chăm sóc, giúp đỡ bảo ban, chở che tiếp thêm sức mạnh để em còn vươn lên trong cuộc sống. Ấy thế mà em đã làm mẹ đau lòng!
Bây giờ con đã lớn khôn, con đã hiểu thế nào là sự nhọc nhằn của mẹ. Nhìn những cơn mưa cùng cái rét căm căm, bóng dáng của mẹ lại hiện về trong kí ức của con...với dáng mẹ gầy, với gương mặt bao lo lắng đang lầm lũi trong cơn mưa... Mẹ ơi! Con có lỗi với mẹ biết bao!Và,trong con lại vang lên khúc hát mà mỗi mùa Vu Lan con hay hát:
''...Rồi một chiều nào đó con về
Nhìn mẹ yêu,nhìn thật lâu
Rồi nói,nói với mẹ rằng:
Mẹ ơi! Mẹ ơi! Mẹ có biết hay không?
Biết gì?Biết là...Biết là...Con thương mẹ không?'
Sinh ra ở miền quê thanh bình yên ả em luôn gắn bó với mái ấm gia đình. Chiều nào cũng vậy sau khi đi học về em thường giúp đỡ bố mẹ một số việc nhỏ rồi cả nhà cùng nhau quây quần bên mâm cơm đạm bạc nhưng ấm áp. Vậy mà trong bữa cơm thứ bảy tuần qua em đã gây ra một hành động sai trái khiến cho bố mẹ em phải buồn lòng.
Hôm ấy là ngày anh trai em nghỉ lễ từ trường đại học về thăm nhà nên bữa cơm có nhiều món hơn ngày thường nào là canh cá, thịt luộc và cả món dưa góp mà em rất thích chỉ nhìn thôi cũng đủ thấy thèm rồi.
Mọi người vui vẻ, bận rộn mỗi người một việc. Mẹ em nhắc nhở em mau hoàn thành công việc, tắm rửa rồi cùng ra ăn cơm. Em lí nhí đáp rồi cứ ngồi thừ ra trong bàn học, bởi vì chiều nay kiểm tra toán em được có 4 điểm. Tại em mải chơi, hấp tấp và chủ quan nên mới ra nông nỗi như vậy. Thấy em khác lạ anh trai động viên, thôi có gì nói với anh nào! Lúc ấy em lại gắt lên: Anh thì biết gì nào!
Thế là cả nhà không ai nói gì. Bố em rất buồn nhưng vì hôm nay anh trai từ xa về thăm nhà bố không muốn nói nhiều. ánh mắt bố nghiêm lại, bố chỉ ăn uống sơ qua rồi lên bàn uống nước ngồi vẻ buồn bã. Còn mẹ em mới thất vọng làm sao. ánh mắt mẹ thoáng chút bực bội, mẹ lặng lẽ chẳng nói gì khác hẳn với ngày thường . Hôm nay mẹ lặng lẽ nhìn em, rồi lại nhìn anh trai, đôi tay gầy gầy xương xương gắp thức ăn mà lòng mẹ như đau xót vì thái độ của em ... Nhìn mẹ lúc này thấy da như sạm lại có thêm vài nếp nhăn.
Lúc này đây em thấy mình thật có lỗi vì đã làm cho bữa cơm sum họp mất vui, bố mẹ phải buồn lòng. Em suy nghĩ rất nhiều về thái độ hỗn láo và cách cư xử thiếu văn hoá của mình. Em muốn thốt lên xin lỗi bố mẹ và hứa sẽ không bao giờ tái phạm nữa.
Thời gian trôi qua rất nhanh bây giờ em đã hiểu, đã làm những điều tốt đẹp. Chăm ngoan học giỏi và luôn làm những việc tốt, nói năng suy nghĩ thận trọng luôn làm hài lòng bố mẹ và những người xung quanh.