Nêu kết luận về từ trường nam châm thẳng, nam châm chữ U, của cuộn dây có dòng điện chạy qua
Kết luận nào sau đây là sai?
A. Từ trường của nam châm điện tồn tại ngay cả sau khi ngắt dòng điện chạy vào ống dây dẫn.
B. Từ trường của nam châm điện tương tự từ trường của nam châm thẳng.
C. Từ trường của nam châm điện phụ thuộc dòng điện chạy vào ống dây và lõi sắt trong lòng ống dây.
D. Nam châm điện gồm một ống dây có dòng điện chạy qua quấn quanh một lõi sắt non.
Đáp án A sai. Khi ngắt dòng điện thì từ trường của nam châm điện cũng bị ngắt nhé
Câu 1. Dựa vào hiện tượng nào dưới đây mà kết luận rằng dòng điện chạy qua dây dẫn thẳng có từ trường?
A. Dây dẫn hút nam châm lại gần nó.
B. Dây dẫn hút các vụn sắt lại gần nó.
C. Dòng điện làm cho kim nam châm để gần và song song với nó bị lệch khỏi hướng Bắc Nam ban đầu.
D. Dòng điện làm cho kim nam châm luôn luôn cùng hướng với dây dẫn.
Câu 2. Làm thế nào để nhận biết được tại một điểm trong không gian có từ trường?
A. Đặt ở điểm đó một sợi dây dẫn, dây bị nóng lên.
B. Đặt ở đó một kim nam châm, kim bị lệch khỏi hướng Bắc Nam.
C. Đặt ở nơi đó các vụn giấy thì chúng bị hút về hai hướng Bắc Nam.
D. Đặt ở đó kim bằng đồng, kim luôn chỉ hướng Bắc Nam.
Câu 3. Người ta dùng dụng cụ nào để nhận biết từ trường.
A. Dùng ampe kế. | B. Dùng vôn kế. | C. Dùng áp kế. | D. Dùng kim nam châm có trục quay. |
Câu 4. Lực do dòng điện tác dụng lên kim nam châm để gần nó được gọi là
A. Lực hấp dẫn. | B. Lực từ. | C. Lực điện. | D. Lực điện từ. |
Câu 5. Có thể coi một dây dẫn thẳng dài có dòng điện một chiều chạy qua như một nam châm thẳng được không? Vì sao?
A. Có thể, vì dòng điện tác dụng lực từ lên kim nam châm để gần nó.
B. Có thể, vì dòng điện tác dụng lực từ lên vật bằng sắt để gần nó.
C. Không thể, vì dòng điện trong dây dẫn thẳng không hút các vụn sắt về hai đầu dây như hai cực của nam châm thẳng.
D. Không thể, vì dòng điện trong dây dẫn thẳng dài luôn có tác dụng như nhau lên các vụn sắt ở bất kì điểm nào của dây.
Câu 6. Chiều của đường sức từ cho ta biết điều gì về từ trường tại điểm đó?
A. Chiều chuyển động của thanh nam châm đặt ở điểm đó.
B. Hướng của lực từ tác dụng lên cực Bắc của một kim nam châm đặt tại điểm đó.
C. Hướng của lực từ tác dụng lên một vụn sắt đặt tại điểm đó.
D. Hướng của dòng điện trong dây dẫn đặt tại điểm đó.
Câu 7. Độ mau thưa của các đường sức từ trên cùng một hình vẽ cho ta biết điều gì về từ trường?
A. Chỗ đường sức từ càng mạnh thì từ trường càng yếu, chỗ càng thưa thì từ trường càng mạnh.
B. Chỗ đường sức từ càng mau thì từ trường càng mạnh, chỗ càng thưa thì từ trường càng yếu.
C. Chỗ đường sức từ càng thưa thì dòng điện đặt ở đó có cường độ càng lớn.
D. Chỗ đường sức từ càng mau thì dây dẫn đặt ở càng bị nóng lên nhiều.
Câu 1: C. Dòng điện làm cho kim nam châm để gần và song song với nó bị lệch khỏi hướng Bắc Nam ban đầu.
Câu 2: B. Đặt ở đó một kim nam châm, kim bị lệch khỏi hướng Bắc Nam.
Câu 3: D. Dùng kim nam châm có trục quay.
Câu 4: D. Lực điện từ.
Câu 5: D. Không thể, vì dòng điện trong dây dẫn thẳng dài luôn có tác dụng như nhau lên các vụn sắt ở bất kì điểm nào của dây.
Câu 6: B. Hướng của lực từ tác dụng lên cực Bắc của một kim nam châm đặt tại điểm đó.
Câu 7: B. Chỗ đường sức từ càng mau thì từ trường càng mạnh, chỗ càng thưa thì từ trường càng yếu.
một thanh nam châm thẳng mất dấu các từ cục để xác định từ cực ta có thẻ cho từ trường của thanh nam châm này tác dụng lên 1 dây dẫn thẳng có dòng điện chạy qua . nêu cách xác định từ cực của thanh nam châm khi đó
làm gấp
dùng quy tắc nắm tay phải để xác định hướng đường sức từ của ống dây,từ đó rút ra hai cực bắc nam của ống dây.sau khi xác định hai từ cực xong,đưa một đầu nam châm lại gần cực bắc của ống dây(hoặc cực nam),nếu ống dây đẩy nam châm ra xa thì đấy là cực bắc của nam châm còn nếu ống dây hút nam châm lại gần thì đấy là cực nam của nam châm
Dựa vào hiện tượng nào dưới đây mà kết luận rằng dòng điện chạy qua dây dẫn thẳng có từ trường?
A. Dây dẫn hút nam chậm lại gần nó.
B. Dây dẫn hút các vụn sắt lại gần nó.
C. Dòng điện làm cho kim nam châm để gần và song song vói nó bị lệch khỏi hướng Bắc Nam ban đầu
D. Dòng diện làm cho kim nam châm luôn luôn cùng hướng với dây dẫn
Chọn C. Dòng điện làm cho kim nam châm để gần và song song vói nó bị lệch khỏi hướng Bắc Nam ban đầu.
Trong hiện tượng cảm ứng điện từ cho ta nhận biết được điều gì?
A. Dòng điện xuất hiện trong cuộn dây dẫn đặt gần nam châm
B. Dòng điện xuất hiện trong cuộn dây đặt trong từ trường của nam châm
C. Dòng điện xuất hiện khi một cuộn dây dẫn kín quay trong từ trường của nam châm
D. Dòng điện xuất hiện trong cuộn dây khi cuộn dây chạm vào nam châm
Chọn C. Dòng điện xuất hiện khi một cuộn dây dẫn kín quay trong từ trường của nam châm.
Nhận định nào sau đây là đúng khi so sánh từ trường của nam châm thẳng và từ trường của ống dây có dòng điện chạy qua?
A. Từ trường bên trong của ống dây và từ trường của nam châm thẳng hoàn toàn giống nhau.
B. Từ trường của ống dây và từ trường của nam châm thẳng hoàn toàn khác nhau.
C. Phần từ phổ bên ngoài của ống dây và bên ngoài của nam châm thẳng giống nhau.
D. Đường sức từ của ống dây là các đường cong kín, còn của nam châm là các đuờng thẳng.
Nêu các tính chất từ của nam châm, sự tương tác khi hai nam châm đặt gần nhau. Vẽ ĐSTcủa nam châm và ĐST trong lòng ống dây có dòng điện chạy qua.
Cách nào dưới dây không tạo ra được dòng điện cảm ứng trong một cuộn dây dẫy kín.
A. Cho cuộn dây chuyển động theo phương song song với các đường sức từ ở giữa hai nhánh của thanh nam châm U
B. Cho cuộn dây dẫn quay cắt các đường sức từ của nam châm chữ U
C. Cho một đầu nam châm điện chuyển động lại gần một đầu cuộn dây dẫn
D. Đặt nam châm điện ở trước đầu cuộn dây rồi ngắt mạch điện nam châm
Chọn A. Cho cuộn dây dẫn chuyển động theo phương song song với các đường sức từ ở giữa hai nhánh của nam châm hình chữ U.
Một thanh nam châm thẳng đã bị tróc hết vỏ sơn, mất dấu các cực. Để xác định tên từ cực, ta có thể cho từ trường của thanh nam châm này tác dụng lên một dây dẫn thẳng có dòng diện chạy qua. Nêu rõ cách xác định tên từ cực của thanh nam châm khi đó
+ Bố trí thí nghiệm như hình 27.5.
+ Nếu dây dẫn chuyển động lên trên thì đầu N của nam châm là cực Bắc. Vận dụng quy tắc bàn tay trái để xác định tên từ cực của nam châm.
Cho khung dây hình chữ nhật có dòng điện chạy qua quay đều giữa hai cực của nam châm. Kết luận nào dưới đây là chính xác?
A. Trong khung dây xuất hiện dòng điện xoay chiều, vì số đường sức từ qua khung dây thay phiên tăng giảm
B. Trong khung dây xuất hiện dòng điện một chiều, vì số đường sức từ qua khung dây không đổi
C. Trong khung dây xuất hiện dòng điện một chiều, vì số đường sức từ qua khung dây luôn tăng hoặc luôn giảm
D. Trong khung dây xuất hiện dòng điện xoay chiều, vì lực điện từ tác dụng lên khung dây thay phiên tăng giảm
Đáp án A
Vì khi khung dây quay thì số đường sức từ qua khung dây thay phiên tăng giảm nên dòng điện xuất hiện trong khung dây là dòng điện xoay chiều