Những câu hỏi liên quan
Oops Shun
Xem chi tiết
Đông Phương Lạc
2 tháng 1 2020 lúc 13:24

Định luật truyền thẳng của ánh sáng:

      _ Trong môi trường trong suốt và đồng tính, ánh sáng truyền đi theo đường thẳng.

Chắc chắn 100% 

~ Học tốt ~

Khách vãng lai đã xóa
Hoàng hôn  ( Cool Team )
2 tháng 1 2020 lúc 14:16

trả lời:

Định luật truyền thẳng ánh sáng:

- Trong môi trường trong suốt và đồng tính, ánh sáng truyền đi theo đường thẳng.

Học tốt!

Khách vãng lai đã xóa
Long Gai Thiên
Xem chi tiết
Chuu
25 tháng 3 2022 lúc 21:07

Tham khảo:

   - Thất nghiệp thiếu việc làm.

   - Đời sống của một số dân cư thấp: sống trong khu nhà ổ chuột , với nhũng điền kiện khó khăn.

   - Các tệ nạn xã hội

   - An ninh trật tự xã hội,…

Đỗ Tuệ Lâm
25 tháng 3 2022 lúc 21:08

- Nạn thất nghiệp, thiếu việc làm.

- Thiếu nhà ở, tệ nạn xã hội, ô nhiễm môi trường, ùn tắc giao thông trong giờ cao điểm, an ninh, trật tự xã hội…

Phong Luyến Vãn
Xem chi tiết
Hoàng hôn  ( Cool Team )
10 tháng 2 2020 lúc 10:09

trl:

1.lực đàn hồi xuất hiện khi 1 vật bị tác dụng 1 lực vào vật đó. lực đàn hồi có nv phản lại lực đó, tức là làm vật trở về hình dạng ban đầu.

2.Lực đàn hồi được sinh ra khi vật đàn hồi bị biến dạng. Vật đàn hồi thường rất đa dạng; Có thể là dây chun, lò xo hoặc cũng có thể là một đoạn dây cao su.

học tốt

Khách vãng lai đã xóa
Bạch Lam Anh
10 tháng 2 2020 lúc 10:12

1. Lực đàn hồi là lực sinh ra khi vật đàn hồi bị biến dạng.

2. Vật đàn hồi là những vật sau khi ngừng tác dụng lực gây biến dạng, vật có khả năng trở về hình dạng ban đầu.

Khách vãng lai đã xóa
Tâm Không Quan
Xem chi tiết
phan thị ngọc ánh
3 tháng 4 2018 lúc 19:27

TN 1:đặt hai chậu cây đậu non có các điều kiện sống như nhau, nhưng một cây để trong phòng tối còn một cây để ở nơi có ánh sáng mặt trời,sau một thời gian thấy cây đậu ở nơi có ánh sáng mặt trời phát triển tốt còn cây ở trong phòng phát triển kém.

TN 2: để một cây đậu trong phòng tối bên cạnh một cái cửa sổ sau một thời gian đọt cây đậu vươn về hướng có ánh sáng cạnh cửa sổ. tùy bạn chọn một trong hai thí nghiệm

Nguyễn Văn Bé
Xem chi tiết
Nguyễn Văn Bé
25 tháng 5 2016 lúc 17:06

Ngày 01 tháng 12 năm 1947, Đài Tiếng nói Nam bộ kháng chiến chính thức phát sóng tại kênh Quận vùng Đồng Tháp Mười, nay thuộc xã Hậu Thạnh Đông, huyện Tân Thạnh, tỉnh Long An. Đài được xem là công cụ sắc bén của Đảng để lãnh đạo, tuyên truyền cổ vũ đồng bào Nam bộ đứng lên chống quân xâm lược. Trong mưa bom bão đạn, dù phải di dời 10 lần, đổi tên 2 lần, đài vẫn chiến đấu ngoan cường, liên tục hoàn thành nhiệm vụ lịch sử trong 7 năm phát sóng. 

Trong những năm từ 1947 đến 1950, Đài Tiếng nói Nam bộ kháng chiến đã đóng cơ quan tại kênh 7 và kênh 9 xã Biển Bạch, nay là xã Tân Bằng, huyện Thới Bình. Tuy phải di chuyển liên tục, nhưng nhờ sự đùm bọc, cưu mang của chính quyền địa phương và nhân dân, đài vẫn đảm bảo an toàn phát sóng khi bị địch ném bom bắn phá. 

Đỗ Nguyễn Như Bình
27 tháng 5 2016 lúc 8:43


Tiếng nói của chính nghĩa

Ngay sau khi Mặt trận dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam được thành lập, Đài Phát thanh Giải phóng cũng chính thức ra đời và ban đầu định đặt trụ sở tại vùng Lò Gò - Bến Tà Nốt, đầu nguồn sông Vàm Cỏ Đông (Tây Ninh). Tuy nhiên, do địch sử dụng con đường sát căn cứ với âm mưu chia cắt vùng giải phóng, Mặt trận Trung ương đã quyết định chuyển trụ sở đài vào vùng Mã Đà, chiến khu Đ (Đồng Nai).

Ông Ba Nhi (tên thật là Huỳnh Minh Lý), nguyên Phó Giám đốc Đài Phát thanh Giải phóng, là một trong những người thuộc thế hệ đầu tiên của Đài. Những ngày đầu tháng 4-1975, ông được chỉ thị tổ chức một đoàn gồm biên tập và kỹ thuật, đi trên hai xe gắn máy xuống T4 (khu Sài Gòn - Gia Định) tới phục ở Dầu Tiếng, chờ lệnh vào tiếp quản Sài Gòn. Đoàn đã chạy suốt ngày đêm, vượt qua các rừng cao su nhưng ra đến lộ lớn, xe phải chạy chậm lại vì từng đoạn, địch lại đắp mô đất làm chướng ngại vật, chỉ chừa cho đủ một chiếc xe qua… "Khi vào đến Sài Gòn, đoàn chúng tôi được lệnh tiếp quản Đài Phát thanh Quán Tre. Đến nơi, tôi thấy máy móc còn nguyên vẹn, chỉ có ăng-ten bị mảnh pháo làm hư hỏng… Đài đã phát sóng bản tin thắng trận đầu tiên truyền đi từ Sài Gòn, với cả ba lực lượng, gồm: Đài Giải phóng, Đài CP.90, công nhân chế độ cũ trở về với cách mạng". 

Về sự kiện này, trong hồi ký, bà Hoàng Hà, nguyên Phó Giám đốc Đài Phát thanh Giải phóng thuật lại: "Lúc 12 giờ 7 phút ngày 30-4-1975, Đài Giải phóng tuyên bố: Sài Gòn đang chứng kiến những giờ phút vinh quang. Người đọc là cô phát thanh viên Thanh Liêm, có thâm niên 13 năm xướng ngôn, đánh máy, tải gạo; tên thật là Vương Thị Hải, nữ sinh Sài Gòn, đi kháng chiến". Còn ông Nguyễn Thành, nguyên Giám đốc Đài A đã ghi lại cảm xúc thật khó tả của mình lúc đó: "Ai ai cũng biểu lộ quyết tâm góp phần xứng đáng của mình vào trận cuối cùng này… Tin chiến thắng bay về tới tấp, kèm theo là những phóng sự nóng hổi của các phóng viên chiến trường gửi về".

Đại tá Nguyễn Viết Tá, phụ trách Ban biên tập phát thanh Quân Giải phóng miền Nam, không thể quên vinh dự lớn của ông khi tham gia viết "Thông cáo cuối cùng" mang danh của Bộ Chỉ huy Mặt trận Sài Gòn vào ngày 26-4-1975. "Tôi viết đến đâu, anh Nguyễn Văn Tòng, lúc đó là Cục phó Cục Chính trị Miền, sửa đến đó ngay trong đêm để sáng hôm sau thông qua Bộ Chỉ huy chiến dịch, kịp phát trên Đài Phát thanh Giải phóng, động viên kịp thời toàn dân ta xốc tới giành toàn thắng trên mặt trận Sài Gòn".

Đêm cuối của ngụy quyền Sài Gòn

Theo kế hoạch, sáng sớm ngày 26-4-1975, tại một địa điểm chỉ cách Sài Gòn chưa đầy 100km, một đoàn tiền phương của Đài Phát thanh Giải phóng, gồm 36 người, được Ban Tuyên huấn Trung ương Cục miền Nam giao khẩn trương tiến vào Sài Gòn. Ban chỉ huy đoàn do ông Thanh Nho (Phó Giám đốc Đài) làm trưởng đoàn, cùng với ông Ba Nhi phụ trách kỹ thuật và lực lượng hậu cần, nội chính. 

Theo ông Nguyễn Hữu Phước, việc tiếp quản diễn ra thần tốc. Theo chân mũi tiến công thần tốc vào Sài Gòn, một binh chủng đặc biệt, được phân công nhiệm vụ dập tắt tiếng nói của ngụy quyền Sài Gòn... Không nằm ngoài kế hoạch, chỉ vài giờ sau khi Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu lên tiếng từ chức thì Đài Phát thanh Giải phóng đã phát đi bản tin đanh thép đặt thời hạn bắt buộc các nhân viên tình báo và cố vấn quân sự Mỹ phải lập tức rời khỏi Sài Gòn. Ngày 28-4, Đài Phát thanh Giải phóng tiếp tục phát đi tuyên bố của Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam, buộc chính quyền Sài Gòn phải chấp nhận yêu sách của ta đề ra. Cũng buổi chiều hôm ấy, trong một phát biểu ngắn gọn tại lễ nhậm chức, Tổng thống Dương Văn Minh đã đưa ra đề nghị ngừng bắn tức khắc và mở lại hội nghị hòa bình trong khuôn khổ Hiệp định Paris. Đây là thời điểm không có nguồn thông tin nào kịp thời, nhạy bén hơn làn sóng phát thanh.

Đến sáng 30-4, Quân Giải phóng bắt đầu vượt qua cầu Sài Gòn vào đến Tân Cảng, trước đó không lâu người Mỹ cuối cùng lao vào khoang trực thăng cất cánh từ nóc Tòa Đại sứ Mỹ rút khỏi Việt Nam. Đến 9h30 sáng hôm ấy, người ta nghe thấy trên Đài Phát thanh Giải phóng phát đi liên tục tuyên bố đơn phương của Tổng thống Dương Văn Minh đề nghị ngừng bắn và chờ cách mạng vào để bàn giao chính quyền. Trong khoảng thời gian này, Đoàn tiền phương tiếp quản đài phát thanh chỉ cách Sài Gòn không bao xa nhưng phải di chuyển rất chậm, nhích từng bước từ Trảng Bàng, Củ Chi, Hóc Môn đến Ngã tư Bảy Hiền vì những dòng người đổ ra đường hết đợt này đến đợt khác vẫy tay, vẫy cờ chào mừng. "Mấy tiếng đồng hồ sau, chúng tôi mới về đến được Đài Phát thanh Sài Gòn" - ông Nguyễn Hữu Phước thuật lại.

10h45 ngày 30-4, xe tăng mang số hiệu 843 húc nghiêng cổng phụ của Dinh Độc Lập và bị kẹt tại đó. Đại đội trưởng Bùi Quang Thận, chỉ huy xe 843 - nhảy xuống xe, cầm cờ chạy bộ vào. Xe tăng 390 dưới quyền chỉ huy của Vũ Đăng Toàn húc tung cánh cửa chính của dinh. 11h30, Trung úy Quân đội nhân dân Việt Nam Bùi Quang Thận đã hạ lá cờ Việt Nam Cộng hòa trên nóc dinh xuống, kéo lá cờ Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam lên. Cùng lúc này, Đại úy, Trung đoàn phó Trung đoàn 66 Phạm Xuân Thệ cùng lực lượng đột kích thọc sâu của Quân đoàn 2 và biệt động thành Sài Gòn tiến vào Dinh Độc Lập bắt Tổng thống cuối cùng của Việt Nam Cộng hòa là ông Dương Văn Minh cùng toàn bộ những nhân vật chủ chốt của nội các chính quyền Sài Gòn. Khoảng 12h, tại Đài Phát thanh Sài Gòn, Tổng thống Dương Văn Minh đã đọc tuyên bố đầu hàng vô điều kiện. Thay mặt các đơn vị Quân giải phóng đánh chiếm Dinh Độc Lập, Trung tá Bùi Văn Tùng đọc lời tiếp nhận đầu hàng. 

Khoảng 20h, là giờ phút lịch sử đáng ghi nhớ nhất. Từ đài phát thanh vang lên nhạc hiệu mở đầu "Giải phóng miền Nam" và giọng đọc trang trọng của phát thanh viên gửi đến toàn thể đồng bào, chiến sĩ: "Đây là Đài Phát thanh Sài Gòn, phát từ thành phố Sài Gòn". Sau đó là những thông báo đầu tiên của chính quyền cách mạng về các chính sách đối với vùng giải phóng của Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam, cùng các thông tin người dân xuống đường chào đón cách mạng và kỷ niệm ngày trọng đại: Bắc - Nam sum họp một nhà… 

Chương trình phát thanh cuối cùng của Đài Giải phóng tạm biệt khán giả diễn ra vào đêm 31-8-1976 và hoàn thành nhiệm vụ lịch sử của mình sau 14 năm 7 tháng hoạt động gian khổ. Đài được sáp nhập với Đài Tiếng nói Việt Nam, sau đó một số lại được tách ra thành lập Đài Tiếng nói nhân dân TP Hồ Chí Minh ngày nay. 

nguyen van a
Xem chi tiết
Kim Dung Vương Thị
Xem chi tiết
Nguyễn Hoàng Minh
31 tháng 10 2021 lúc 8:17

Tham khảo:

Lý Thường Kiệt có những cách đánh giặc rất độc đáo như:

- Thực hiện chiến thuật “Tiên phát chế nhân”: Chủ động tiến công địch, đẩy địch vào thế bị động.

- Lựa chọn và xây dựng phòng tuyến phòng ngự vững chắc trên sông Như Nguyệt.

- Tiêu diệt thủy quân của địch, không cho thủy quân tiến sâu vào hỗ trợ cánh quân đường bộ.

- Sử dụng chiến thuật “công tâm”: đánh vào tâm lí của địch bằng bài thơ thần “Nam quốc sơn hà”

- Chủ động tấn công quy mô lớn vào trận tuyến của địch khi thấy địch yếu.

- Chủ động kết thúc chiến sự bằng biện pháp mềm dẻo, thương lượng, đề nghị “giảng hòa” để hạn chế tổn thất.

Nguyễn Mai Bảo
23 tháng 11 2021 lúc 19:10

xin lỗi nha huhuhu !

mình ko bít bài này !

xin lũi bn nhìu

Khách vãng lai đã xóa
Lena
Xem chi tiết
Khánh Linh Nguyễn Thị
Xem chi tiết
Hà Thị Ngọc Lan
22 tháng 3 2020 lúc 19:01

                                             Bài làm

Tuổi thơ đối với bất kỳ ai cũng là quãng thời gian đẹp đẽ, hạnh phúc. Hạnh phúc bởi sự ngây thơ, hồn nhiên, bởi những điều nhỏ bé mà vô cùng đáng quý. Tuổi thơ của em cũng tràn ngập niềm vui và hạnh phúc, không chỉ bởi vì những điều trên mà còn bởi có một người em luôn kính yêu – bà ngoại.

Bà ngoại của em đã đi hết quãng đường hai phần ba cuộc đời mỗi con người, năm nay bà đã bảy mươi tuổi rồi. Không giống như bà cụ cạnh nhà em, từ những ngày còn lon ton chạy theo chân bà ngoại, em đã thấy bà có dáng người nhỏ nhắn, nhanh nhẹn. Cái lưng bà theo năm theo tháng đã cong cong xuống, mẹ bảo đó là cái lưng phi thường mạnh mẽ, đã gánh gồng mọi phong ba, chăm sóc, nuôi dạy mẹ và các bác lên người. Tóc bà em trắng như cước, nổi bật trên khuôn mặt trái xoan bé xíu với làn da in hằn dấu vết của thời gian. Mặt của bà đã có nhiều vết chân chim, lan tràn cả nơi khóe mắt. Cái miệng móm mém và hai mắt không còn sáng rõ như trước nữa. Vậy nhưng, ánh mắt hiền từ cùng vẻ mặt hòa ái của bà lại khiến người ta cảm thấy gần gũi, thân thiết.

Đôi tay bà ngoại lộ rõ những khớp xương, nhỏ bé. Ai nghĩ được đôi tay ấy đã nuôi nấng đàn con trưởng thành, xây nhà, dựng cửa và chăm sóc cho từng lớp cháu chắt lớn lên. Em chính là một trong những đứa cháu được bà chính tay bảo bọc, chăm lo từ lúc còn chập chững bước đi. Bà ngoại đã hi sinh cả cuộc đời mình để giữ gìn mái ấm gia đình sau khi ông ngoại mất, ngậm đắng nuốt cay vì con vì cháu. Dáng người nhỏ nhắn mong manh của bà vì con cháu mà kiên cường chống lại giông tố cuộc đời, gian nan vất vả.

Bà của em hiền hậu như những bà tiên trong truyện cổ tích. Dù cho mắt không còn tinh, chân không còn nhanh nhẹn nữa, bà vẫn ngày ngày qua lại giữa các nhà, quan tâm lo lắng cho tất cả con cháu, nội ngoại gái trai không phân biệt đối xử. Bà cẩn thận chăm sóc một mảnh vườn nhỏ, trồng cây nuôi gà. Đến ngày thu hoạch bà lại tất bật đem đến cho từng nhà, khi con cháu khuyên ngăn bà nghỉ ngơi, bà chỉ cười bảo rằng bà thích như thế, ngơi chân ngơi tay bà càng thấy mệt mỏi, bứt rứt không yên.

Bà là người phụ nữ kiên cường, giàu đức hi sinh, là người mà bố mẹ chúng em lẫn mọi người xung quanh kính trọng. Hàng xóm láng giềng kính vì những khó khăn bất hạnh mà bà vượt qua suốt cuộc đời, yêu mến bà tốt bụng, thân thiện. Chỉ cần có người gặp khó khăn, nếu giúp được bà em sẽ không ngần ngại giúp đỡ.

Đối với riêng em, bà là tuổi thơ êm đềm, hạnh phúc. Bà chăm em từ bé đến lớn, dành tình yêu thương để ru em những giấc ngủ say khi mẹ bận rộn. Những câu chuyện cổ tích nhiệm màu, nhân hậu cũng nhờ giọng kể ấm áp, truyền cảm của bà mà đến với tuổi thơ em. Những đêm trăng tròn vành vạnh, bà bế em trên chiếc võng kẽo kẹt đung đưa, nhẹ nhàng kể về anh Khoai, về cô Tấm...dạy em bao điều mới lạ, sống nhân hậu và yêu thương mọi người...

Thời gian trôi đi, bà em không còn khỏe mạnh như xưa, nhưng tình thương mà bà dành cho con cháu vẫn không hề thay đổi, luôn ngọt ngào và bao la, rộng lớn. Nụ cười hạnh phúc mãn nguyện của bà khi thấy con cháu khỏe mạnh, vui vẻ chính là nụ cười đẹp nhất mà em luôn nhớ mãi không quên.

Em luôn cảm thấy vô cùng may mắn vì được hưởng thụ tình yêu thương và sự bảo bọc của bà. Bà ngoại là người mà em kính yêu nhất. Em sẽ cố gắng sống như những lời bà dạy để không phụ sự kỳ vọng, giáo dục ân cần chu đáo của bà.

Khách vãng lai đã xóa
Đỗ Thuỳ Linh
Xem chi tiết
Anh Thư Đinh
24 tháng 11 2016 lúc 19:13

1. nếu để các vật ngoài trời nắng ta thấy vật nóng lên vì có ánh sáng từ mặt trời chiếu vào các vật đó

2. khi ngồi cạnh đống lửa ta thấy bị nóng rát vì ánh sáng từ đốm lửa phát ra chiếu vào người khiến ta cảm thấy nóng rát

3. ánh sáng do con đom đóm hay cây nắm phát ra gọi là ánh sáng lạnh vì ánh sáng của chúng cao hơn nhiệt độ môi trường,...

4. VD về nguồn phát ra ánh sáng:mặt trăng,mặt trời,cục than nóng đỏ,....

tác dụng:

-chiếu sáng cho con người hoạt động, ánh sáng mặt trời cung cấp vitamin D, làm cho thực vật động vật phát triển,duy trì nhiệt độ cân bằng cho trái đât,....