Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài

Những câu hỏi liên quan
quynh chau
Xem chi tiết
Nguyễn Văn Minh
25 tháng 12 2016 lúc 19:02

thực vật và động vật ở hoang mạc có hai cách thích nghi với môi trường:

+tự hạn chế sự mất nước

+tăng cường dự trữ nước,dự trữ chất dinh dưỡng trong cơ thể

Nguyễn Bảo  Linh
Xem chi tiết
Nguyễn Bảo  Linh
Xem chi tiết
Hồng Hà Thị
Xem chi tiết
Đức Minh Nguyễn 2k7
19 tháng 12 2018 lúc 20:37

Ô nhiễm môi trường ở đới ôn hòaÔ nhiễm không khí và ô nhiễm nguồn nước

1. Ô nhiễm không khí
Nguyên nhân:
- Do khí thải, khói bụi từ các nhà máy, khu công nghiệp, các phương tiện giao thông.
- Hoạt động sản xuất của con người (đốt rừng, chất thải sinh hoạt...)
- Núi lửa phun trào, bão cát, lốc bụi, xác động thực vật, chất phóng xạ...

Hậu quả:
- Tạo mưa a xit làm chết cây cối, phá huỷ các công trình xây dựng bằng kim loại.
- Gây các bệnh về đường hô hấp.
- Tăng hiệu ứng nhà kính, làm thủng tầng Ôzôn.
- Hiện tượng xảy ra trong khí quyển khi ánh sáng mặt trời đi qua khí quyển dễ dàng và được bề mặt Trái đất hấp thụ, nhưng bức xạ nhiệt của bề mặt Trái đất vào vũ trụ lại bị khí quyển hấp thụ không cho thoát ra ngoài.

Biện pháp bảo vệ và khắc phục:
- Trồng rừng, cấm đốt rừng.
- Giảm lượng khí thải CO2 vào khí quyển.
- Xử lí khí thải trước khi thải vào khí quyển.
- Thực hiện nghị định thư Ki-ô-tô.

2. Ô nhiễm nước
Nguyên nhân:
- Nước thải của các nhà máy.
- Sử dụng nhiều phân hoá học, thuốc trừ sâu trên đồng ruộng.
- Chất thải sinh hoạt của con người.
- Váng dầu và giàn khoan dầu trên biển.
- Tập trung nhiều đô thị trên bờ biển.
- Chất thải sinh hoạt và sông ngòi đổ vào biển.

Hậu quả:
- Gây bệnh ngoài da, bệnh đường ruột cho con người.v.v..
- Tạo hiện tượng Thuỷ triều đỏ, Thuỷ triều đen, làm chết các sinh vật sống trong nước.

Biện pháp bảo vệ và khắc phục:
- Xử lí nước thải công nghiệp, nước thải sinh hoạt trước khi đổ vào cống rãnh, sông suối, biển.v.v...

- Do khí thải, khói bụi từ các nhà máy, khu công nghiệp, các phương tiện giao thông.
- Hoạt động sản xuất của con người (đốt rừng, chất thải sinh hoạt...)
- Núi lửa phun trào, bão cát, lốc bụi, xác động thực vật, chất phóng xạ...

Hậu quả:
- Tạo mưa a xit làm chết cây cối, phá huỷ các công trình xây dựng bằng kim loại.
- Gây các bệnh về đường hô hấp.
- Tăng hiệu ứng nhà kính, làm thủng tầng Ôzôn.
- Hiện tượng xảy ra trong khí quyển khi ánh sáng mặt trời đi qua khí quyển dễ dàng và được bề mặt Trái đất hấp thụ, nhưng bức xạ nhiệt của bề mặt Trái đất vào vũ trụ lại bị khí quyển hấp thụ không cho thoát ra ngoài.

Biện pháp bảo vệ và khắc phục:
- Trồng rừng, cấm đốt rừng.
- Giảm lượng khí thải CO2 vào khí quyển.
- Xử lí khí thải trước khi thải vào khí quyển.
- Thực hiện nghị định thư Ki-ô-tô.

2. Ô nhiễm nước
Nguyên nhân:
- Nước thải của các nhà máy.
- Sử dụng nhiều phân hoá học, thuốc trừ sâu trên đồng ruộng.
- Chất thải sinh hoạt của con người.
- Váng dầu và giàn khoan dầu trên biển.
- Tập trung nhiều đô thị trên bờ biển.
- Chất thải sinh hoạt và sông ngòi đổ vào biển.

Hậu quả:
- Gây bệnh ngoài da, bệnh đường ruột cho con người.v.v..
- Tạo hiện tượng Thuỷ triều đỏ, Thuỷ triều đen, làm chết các sinh vật sống trong nước.

Biện pháp bảo vệ và khắc phục:
- Xử lí nước thải công nghiệp, nước thải sinh hoạt trước khi đổ vào cống rãnh, sông suối, biển.v.v...

Nguyễn Phú Hào
Xem chi tiết
Đặng Thị Phương Anh
Xem chi tiết
sakura
2 tháng 3 2016 lúc 12:40

Tuy chưa xếp vào biển có mức độ ô nhiễm nghiêm trọng, nhưng cũng được cảnh báo là có nguy cơ ô nhiễm cao trong tương lai, vì công nghiệp đang phát triển mạnh ở các vùng duyên hải, cộng thêm hoạt động thăm dò, khai thác, vận chuyển dầu khí trong khu vực ngày càng gia tăng, trong khi nơi đây lại là khu vực thường xuyên xảy ra những thiên tai nguy hiểm trên biển.

Theo đánh giá của Viện Khoa học và Tài nguyên Môi trường biển-Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam: Từ năm 1989 đến nay, vùng biển Việt Nam có khoảng 100 vụ tràn dầu do tai nạn tàu, các vụ tai nạn này đều đổ ra biển từ vài chục đến hàng trăm tấn dầu. Những vụ tràn dầu thường xảy ra vào tháng 3 và tháng 4 hàng năm ở Miền Trung; từ tháng 5 đến tháng 6 ở Miền Bắc.

Những hậu quả ô nhiễm môi trường biển do tràn dầu

Thống kê cho thấy, giai đoạn từ năm 1992-2008, lượng dầu tràn trên biển Việt Nam xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau. Cụ thể như những vụ tràn dầu với lượng từ 7-700 tấn thường tập trung chủ yếu do tàu mắc cạn. Còn các vụ tràn dầu với số lượng lớn hơn 700 tấn chủ yếu là do quá trình vận chuyển dầu và va chạm tàu trên biển.

Sự cố tràn dầu gây ô nhiễm môi trường biển, ảnh hưởng nghiêm trọng đến các hệ sinh thái. Đặc biệt là hệ sinh thái rừng ngập mặn, cỏ biển, vùng triều bãi cát, đầm phá và các rạn san hô. Ô nhiễm dầu làm giảm khả năng sức chống đỡ, tính linh hoạt và khả năng khôi phục của các hệ sinh thái. Hàm lượng dầu trong nước tăng cao, các màng dầu làm giảm khả năng trao đổi ôxy giữa không khí và nước, làm giảm oxy trong nước, làm cán cân điều hòa oxy trong hệ sinh thái bị đảo lộn.

Ngoài ra, dầu tràn chứa độc tố làm tổn thương hệ sinh thái, có thể gây suy vong hệ sinh thái. Bởi dầu chứa nhiều thành phần khác nhau, làm biến đổi, phá hủy cấu trúc tế bào sinh vật, có khi gây chết cả quần thể. Dầu thấm vào cát, bùn ở ven biển có thể ảnh hưởng trong một thời gian rất dài. Đã có nhiều trường hợp các loài sinh vật chết hàng loạt do tác động của sự cố tràn dầu.

Điều đáng báo động nữa là dầu lan trên biển và dạt vào bờ trong thời gian dài không được thu gom sẽ làm suy giảm lượng cá thể sinh vật, gây thiệt hại cho ngành khai thác và nuôi trồng thủy, hải sản. Dầu gây ô nhiễm môi trường nước làm cá chết hàng loạt do thiếu ôxy hòa tan. Dầu bám vào đất, kè đá, các bờ đảo làm mất mỹ quan, gây mùi khó chịu đẫn đến doanh thu của ngành du lịch cũng bị thiệt hại nặng nề. Nạn tràn dầu còn làm ảnh hưởng đến hoạt động của các cảng cá, cơ sở đóng mới và sửa chữa tàu biển. Do dầu trôi nổi làm hỏng máy móc, thiết bị khai thác tài nguyên và vận chuyển đường thủy.

Qua khảo sát tại cảng cá Lạch Bạng, huyện Tĩnh Gia, tỉnh Thanh Hóa, nơi thường xuyên là chỗ neo đậu của hàng nghìn tàu cá từ nhiều vùng, miền khác nhau. Tình trạng ô nhiễm môi trường nước ở đây do cặn dầu của những con tàu “vô tư” xả ra đen đặc một vùng rộng lớn.

Nếu như 10 năm về trước vùng cửa biển này là nơi có hệ sinh thái rừng ngập mặn rất phong phú, thì bây giờ hầu như toàn bộ diện tích rừng ngập mặn do bị nhiễm dầu đang chết dần chết mòn, dẫn đến động, thực vật nước lợ hầu như tuyệt chủng. Nơi đây cũng liên tục xảy ra sự cố ô nhiễm dầu làm hàng trăm ha nuôi trồng thủy sản bị mất trắng, nên nhiều hộ buộc phải bỏ nghề.

Do đó, sự cố môi trường tràn dầu có thể xem là một trong những dạng sự cố gây ra tổn thất kinh tế lớn nhất, trong các loại sự cố môi trường do con người gây ra. Hiện việc xác định vị trí dầu tràn và khắc phục sự cố này ở Việt Nam còn nhiều hạn chế, cả về cơ sở pháp luật và các trang thiết bị, phương tiện kỹ thuật chuyên dụng để khắc phục ô nhiễm tràn dầu.

Trịnh Thị Kim Chi
Xem chi tiết
Lê Thị Quyên
20 tháng 4 2019 lúc 4:37

Đáp án:

Ô nhiễm môi trường là sự biến đổi các thành phần môi trường không phù hợp với tiêu chuẩn môi trường, gây ảnh hưởng xấu đến con người và sinh vật.

Đáp án cần chọn là: C

Nguyễn Hoàng Nam
Xem chi tiết
Ngô Quang Sinh
5 tháng 7 2018 lúc 9:45

- Ô nhiễm môi trường là sự thay đổi tính chất của môi trường, vi phạm tiêu chuẩn môi trường.

- Sự cần thiết phải bảo vệ môi trường là vì:

   + Môi trường là không gian sinh sống của con người và thế giới sinh vật, là nơi chứa đựng các nguồn tài nguyên cần thiết cho đời sống và sản xuất của con người. Ngoài ra nó còn là nơi chứa đựng các phế thải do con người tạo ra trong cuộc sống và sản xuất.

   + Sự gia tăng dân số nhanh chóng, quá trình công nghiệp hóa, đô thị hóa làm số lượng chất thải không ngừng tăng lên ở nhiều nơi, gây ra sự ô nhiễm môi trường.

   + Thế giới hiện nay phải gánh chịu những thách thức về môi trường như: khí hậu toàn cầu biến đổi, thiên tai gia tăng ...

   + Sự suy giảm tần ôzon gây ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống con người và các sinh vật trên trái đất như : gây ra nhiều bệnh tật cho con người, giảm năng suất cây trồng,...

   + Tài nguyên rừng, đất rừng đồng có bị suy thoái có nơi bị biến thành sa mạc….

   + Ô nhiễm môi trường đang xảy ra trên quy mô rộn do đó bảo vệ môi trường là trách nhiệm của cả cộng đồng.

Doãn Tuấn Huy
Xem chi tiết
nguyến duc khai
6 tháng 5 2022 lúc 21:01
 

- Môi trường là toàn bộ các điều kiện tự nhiên, nhân tạo bao quanh con người,

có tác động tới đời sống, sự tồn tại, phát triển của con người và thiên nhiên.

Những điều kiện đó hoặc đã có sẵn trong tự nhiên (rừng cây, đồi núi, sông, hồ...)

hoặc do con người tạo ra (nhà máy, đường sá, công trình thủy lợi, khói bụi, rác, chất thải..).

Môi trường mà chúng ta tìm hiểu ở đây là môi trường sống (môi trường sinh thái),

khác với môi trường trong xã hội như môi trường giáo dục, môi trường học tập..

- Môi trường và tài nguyên thiên nhiên có tâm quan trọng đặc biệt đối với đời sống con người:

+ Tạo cơ sở vật chất để phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội.

+ Tạo cho con người phương tiện sinh sống, phát triển trí tuệ, đạo đức, tinh thần.

- Một vài ví dụ về những việc làm ô nhiễm môi trường.

+ Đổ chất thải công nghiệp trực tiếp vào nguồn nước.

+ Sử dụng phân hoá học vượt mức quy định.

+ Khai thác thuỷ hải sản bằng chất nổ.

+ Săn bắt động vật quý hiếm.

Minh Lệ
Xem chi tiết
Thanh An
25 tháng 8 2023 lúc 14:55

- Ô nhiễm môi trường trong chăn nuôi do những nguyên nhân sau:

+ Chất thải chăn nuôi

+ Xác vật nuôi

- Ảnh hưởng đến vật nuôi và con người:

+ Chất thải chăn nuôi: gây ô nhiễm môi trường, đặc biệt là ô nhiễm nguồn nước và môi trường không khí.

+ Xác vật nuôi: gây ô nhiễm môi trường trong chăn nuôi, đồng thời là nguồn lây lan, phát tán dịch bệnh.

- Để hạn chế ô nhiễm môi trường trong chăn nuôi, cần:

+ Quy hoạch khu chăn nuôi và xây dựng hệ thống chuồng trại tốt.

+ Mật độ và diện tích chuồng nuôi phù hợp

+ Áp dụng công nghệ tiên tiến trong chăn nuôi

+ Công tác vệ sinh, khử trùng chuồng trại.

+ Chuyển đổi phương thức chăn nuôi.