dat loi moi cho bai hat ho ba li
Dat loi hat moi cho bai Li dia banh bo ve chu de moi truong, canh dep que huong dat nuoc?
Ta đi, đi khắt í a quê hương, hát lên hát một câu ca thắm thiết : Nước mình đẹp quá có nơi nào bằng ? Ngàn hoa thắm tươi trrên đường rộn ràng kìa muôn cách chim tung hoành trời đất bao la nào anh nào em ta hãy hát vang lên nào !!!!
dat loi moi cho bai hat ly cay da
Hồ Gươm xanh ngắt trong vắt ơi à sớm mai rằng tôi lí ới a sớm mai rằng tôi lới ơi a sớm mai
Ai đem a tình tính tang tình rằng lung linh trời rộng, rung động biết bao tâm hồn rằng tôi lí ới a nước non rằng tôi lới ới a nước non
tham khảo bài mk nha!
vải nâu may áo kìa áo ối a năm tà
rằng tôi lí ôi viền năm tà
ai đem ôi à tính tang tình rằng
cho anh chàng mặc xem hội cái đêm trăng rằm
rằng tôi lí ối a tháng giêng.
tham khảo bài mk nha!
chẻ tre đan nón kìa nón ối a ba tầng
rằng tôi lí ối tầng 3 tầng
ai đem ôi à tính tang tình rằng
cho cô mình đội xem hội cái đêm trăng rằm
rằng tôi lí ơi a sáng trăng
tra loi giup minh vs nha
vi sao moi khi dat nuoc co niem vui, bai hat" nhu co Bac Ho trong ngay vui dai thang lai vang len o khap moi noi
Trong không gian bình dị và thanh thản của những ngày cuối tháng tư, của hoa loa kèn và nền trời xanh đầu hạ, nhạc sỹ Phạm Tuyên nhỏ nhẹ, chậm rãi ôn lại thời khắc “trả được món nợ cuộc đời” khi viết ca khúc “Như có Bác trong ngày vui đại thắng” góp “một tiếng reo vui” mừng ngày Giải phóng!
Người nghệ sỹ Phạm Tuyên của ngày ấy, giờ đã là ông cụ (ngoại tám mươi mùa xuân) vẫn cứ tin rằng điệp khúc“Việt Nam Hồ Chí Minh…” được xướng lên hùng hồn sau thông báo tin độc lập của Nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa trên Đài Tiếng nói Quốc gia buổi chiều 30/4/1975 như đã có từ trước…
Video Player
00:00 02:40
Như có Bác trong ngày vui đại thắng - (Phạm Tuyên) - Tuyết Thanh - Đặng Hùng - Hợp xướng Đài TNVN
Nếu không phải ông thì cũng sẽ là một người khác cất lên “tiếng reo vui” ấy của lòng dân.
Để rồi đã qua 37 năm lửa và hoa, thật khó tin giữa thời bình hôm nay, lời ca dản dị, giai điệu vui tươi ngỡ như bài hát thiếu nhi ấy vẫn vang lên thật linh thiêng mỗi dịp chào mừng ngày 30/4 lịch sử và các lễ kỷ niệm trọng đại.
Cũng bài hát đó, sao hồn nhiên, trong sáng đến thế trong tiếng hát trẻ thơ? Sao nghe da diết, cồn cào mỗi khi “giã bạn” ở những miền đất ngược… Và tại nơi không thuộc về bầu trời Việt Nam, giai điệu ấy lại trở thành tiếng trống gọi quân ở nước bạn xa xôi. Để rồi đưa đến mối duyên gặp gỡ định mệnh xóa mờ mọi ranh giới địa lý, ngôn ngữ, ranh giới bạn và thù, giữa đội quân bên này và bên kia…
Bên ô cửa sổ phòng khách người nhạc sỹ già không giấu được niềm xúc động và phấn khích, dõi đôi mắt nhòa lệ như nhìn về quá khứ để nhớ lại thời khắc bài hát “Như có Bác trong ngày đại thắng” được chọn trong ngày lịch sử.
Môi run run, nhạc sỹ Phạm Tuyên xúc động: "Có lẽ trong cuộc đời mình, chưa bao giờ tôi được chứng kiến lần thu thanh nào cảm động như thế...."
Từ 13h30 chiều ngày 30/4 tất cả anh em ca sỹ của Đài Tiếng nói Việt Nam được huy động dàn dựng bài hát này từ cổng ra vào đến trong phòng thu. Ông kể, trong buổi chiều đáng nhớ đó, từ người kéo đàn, người chỉ huy, người lĩnh xướng đều khóc vì vui, niềm hạnh phúc dâng trào non sông thống nhất, khóc vì những ngày gian khổ, chia cắt...
"Giây phút ấy tôi lặng người vì không tin những lời ca này là bài hát của mình, nghe như bài hát này có từ trước. Nếu giờ phút ấy tôi không viết thì sẽ có người khác viết thôi! Tôi như người ghi sẵn những âm hưởng tự đến như là định mệnh.”
Ngày đó, nhạc sỹ Phạm Tuyên đã 40 tuổi, làm ở Đài Tiếng nói Việt Nam, phụ trách biên tập âm nhạc. Khi nghe Tổng biên tập, lúc đó là đồng chí Trần Lâm giao nhiệm vụ "sắp tới sẽ có chiến thắng rất lớn, vĩ đại nên anh em nghệ sỹ phải có tác phẩm hoành tráng để ăn mừng.”
Nghĩ đến chiến thắng vĩ đại, trong đầu ông chắc mẩm "Mình sẽ phải sáng tác một hợp xướng bốn chương.Thế mới có thể hoành tráng được! Theo lý trí chương một là Miền Bắc lũy thép, chương hai Miền Nam thành đồng, tiếp là thế giới – Việt Nam và chương cuối cùng là Ngày vui chiến thắng. "
Ngồi đối diện, ông cười xòa: "Đấy cứ nghĩ như thế và ngồi viết theo lý trí chứ không phải tình cảm lắm đâu. Tình cảm lúc đó đã dồn vào bước chân quân giải phóng hết cả."
"Tôi nhớ tối 28/4 lúc đó là 9h30 tối, Đài báo một phi công ném bom sân bay Tân Sơn Nhất, tôi mới giật mình. Ôi! Đến Tân Sân Nhất là đến Sài Gòn, không khéo ngày mai giải phóng”.
Nhưng chính lúc như có tiếng chân quân giải phóng tiến vào Sài Gòn thúc giục trong lòng ấy, trong đầu ông chợt nghĩ “bây giờ phải có tiếng reo vui, ngày mai giải phóng người người đổ ra đường, nhà nhà đổ ra đường reo vui. Lúc đấy chắc chẳng có ai ngồi nhà mà nghe hợp xướng.”
"Lòng mình cũng lạ lắm! Tình cảm ở đâu bỗng bùng lên sôi sục trong lòng. Mình cũng muốn reo lên mừng ngày đại thắng." Run run, nhạc sỹ Phạm Tuyên kể giây phút huy hoàng duy nhất trong cuộc đời sáng tác của mình "Cảm hứng tự nhiên dâng trào, lời ca, giai điệu cứ như cơn thác không ngừng chảy từ khối óc vào trong huyết quản..."
"Như có Bác trong ngày đại thắng"
"Tiếng reo vui đầu tiên cất lên chính là điệp khúc 'Việt Nam Hồ Chí Minh' nhắc đi nhắc lại. Tim tôi đập rộn rã, tay thấm đẫm mồ hôi, rồi liên tiếp những câu đầu... một mạch đến 11h đêm thì hoàn thành. Viết xong thì người tôi nhẹ bỗng, thanh thản đã trả được món nợ tình cảm."
Nhưng cũng ít ai biết rằng, khi đưa "Như có Bác trong ngày đại thắng" lên duyệt ban biên tập, nhiều người"chê" viết mừng thắng lợi vĩ đại sao giống bài hát thiếu nhi thế!
Mỉm cười hiền từ, nhạc sỹ Phạm Tuyên nhớ lại: "Đang 'bí' vì chưa kiếm đâu ra một bài hát mới phát sau tin tuyên bố độc lập theo chỉ thị của Trung ương "không thể hát Tiến về Sài Gòn nữa vì đã tiến về rồi, lại càng không thể hát Giải phóng miền Nam vì cũng đã giải phóng rồi..." Từ chân cầu thang, nghe Phạm Tuyên hát "Như có Bác trong ngày vui đại thắng" bất ngờ, đồng chí Trần Lâm chạy lên vỗ vai mừng rỡ "Ôi! chỉ cần bài này thôi, không cần bài nào to hơn nữa đâu!"
Thu thanh xong, buổi chiều 30/4/1975 sau khi Đài phát tin tuyên bố thắng lợi ra thế giới, bài hát "Như có Bác trong ngày đại thắng" dõng dạc vang lên đầy hùng tráng, tự hào cho đến hết đêm. Sáng hôm sau, khi đi qua Hồ Gươm, xe quân nhạc đã thổi rộn rã và vang khắp hang cùng, ngõ hẻm trong Sài Gòn ít ngày sau đó.
Nhấp ngụm trà, ông kể tôi nghe một kỷ niệm trong lần đi công tác miền trong: "Khi kể chuyện sáng tác bài hát 'Như có Bác trong ngày đại thắng' trong vỏn vẹn hai tiếng đồng hồ. Anh phóng viên, trố mắt ngạc nhiên và thật thà bảo: Thế một ngày 8 tiếng ông sáng tác 4 bài. Biết anh chỉ nói đùa nhưng tôi nghiêm mặt: Hai tiếng nhưng cộng cả cuộc đời!”
Không sinh ra trong thời đạn lửa, không thấm được thế nào là gian khổ, hy sinh, không nếm qua lầm than nô lệ, đất nước chia cắt... sẽ không có bài hát như thế. Nó là kết tinh của một thời kỳ lịch sử.
"Phạm Tuyên tôi nếu không trải qua chiến đấu gian khổ, đi Trường Sơn cứu nước, không nếm trải giữa gang tấc sống chết trong chiến tranh... chắc chắn không thể viết được bài hát này, ca từ này, cảm xúc này giữa đêm trước ngày đại thắng," Người nghệ sỹ bùi ngùi.
37 năm- Sức sống một bài hát và những điều khó tin
Nhạc sỹ Phạm Tuyên tâm sự, viết ca khúc cộng đồng rất khó mà cũng rất dễ. Khó vì phải ngắn gọn và dễ là phải thật tình, khái quát “Việt Nam Hồ Chí Minh”, lại vừa cụ thể “Ba mươi năm đấu tranh giành toàn vẹn non sông. Ba mươi năm dân chủ cộng hòa chiến thắng đã thành công.”
Trước đây anh Huy Cận có nói với tôi “Tuyên ơi, việc cậu làm được lớn nhất là cậu đã cho một bài hát Việt Nam thay thế một bài hát của Trung Quốc 'Kết đoàn chúng ta là sức mạnh' trong các cuộc hội nghị míttinh trước đây." Nhưng ông luôn tâm niệm, tuy mình sáng tác ra nó thật nhưng nhân dân là người lựa chọn và quyết định.
"Nói cho cùng, trong cuộc đời tôi sáng tác mấy trăm bài nhưng bài hát này đạt ba yếu tố thiên thời-địa lợi-nhân hòa. Ra đời đúng lúc 30/4, cả đất nước thống nhất, mọi người vui, hân hoan trong niềm vui độc lập.
Tếu táo, ông kể lại chuyện: "Mấy hôm trước tôi lên Cao Bằng, mọi người chẳng biết tôi là ai đâu. Thật thú vị khi kết thúc hội nghị, mọi người bỗng cất cao giọng hát “Như có Bác trong ngày vui đại thắng”.
Tôi quay sang thử hỏi anh chiến sỹ đứng cạnh “bài này là bài hát gì thế?" Anh trố mắt nhìn tôi như người trên trời rơi xuống “bác không biết bài này à”. Tôi lại hỏi “của ai thế?” Anh cười cười “cháu không biết của ai”.Trên này, chúng cháu gọi là bài “Giã bạn” - thêm không khí sôi nổi, tình cảm trong cuộc gặp gỡ, chia tay.
Trong một chuyến công tác khác ở Tây Ninh, kết thúc buổi họp bỗng có một cô gái trẻ tìm gặp tôi: "Cháu chào bác. Bác đã đặt tên cháu đấy!" Đang không hiểu chuyện gì xảy ra, cô gái cười tươi: "Nhờ có bài 'Như có Bác trong ngày đại thắng' mà cháu có tên là Huy Hoàng..."
Nghe cô kể chuyện, hóa ra cô được sinh vào ngày 30/4/1975. Sau khi nghe bài hát được phát đầu tiên vào buổi chiều ngày hôm ấy, bố cô đã nhắn về "Nếu là con trai sẽ đặt tên là Đại Thắng." Khi biết là con gái, người bố ấy không nao núng, hát vang cả bài, đến đoạn "Lời bác nay đã chiến thắng Huy Hoàng... thì ngừng lại vì đã tìm được tên cho cô con gái bé bỏng.
Nghe câu chuyện xúc động của người nhạc sỹ tuổi đã gần đất xa trời, khiến tôi bùi ngùi nhớ tới không khí tưng bừng của tiếng hô đồng thanh "Việt Nam Hồ Chí Minh..." mỗi khi ở sân vận động. Đặc biệt những trận bóng quan trọng có đội tuyển Quốc gia Việt Nam.
"Như có Bác trong ngày đại thắng."
Đồng cảm với tôi, ông lắc đầu cười: "À, đấy! Bài hát thì của mình nhưng nó cứ đi vào đời sống, vào cộng đồng mỗi nơi mỗi vẻ. Như hôm nọ tivi chiếu trận bóng có đội Sông Lam Nghệ An, cũng hát bài này nhưng các fan hâm mộ đổi là “Nghệ An, Hồ Chí Minh...”
Nhưng thế vẫn chưa hết những điều ngạc nhiên xung quanh bài hát này. Sau 37 năm, từ buổi chiều ngày 30/4/1975, sức sống của bài hát Việt Nam đã thấm đượm tình cảm trong lòng bạn bè quốc tế.
Giọng hào hứng, nhạc sỹ Phạm Tuyên nhớ lại kỷ niệm khó quên năm 1979, khi đưa đoàn Việt Nam sang Nhật, giữa đất nước hoa Anh đào người nhạc sỹ tưởng tai mình đang bị ù đi vì nghe nhầm khi nghe các bạn Nhật cất cao giai điệu "Như có Bác trong ngày đại thắng."
Bất ngờ và vui sướng làm sao, khi các bạn nước Nhật giải thích, rất đơn giản mà cũng kỳ lạ làm sao: “Âm nhạc bài này giúp chúng tôi tập họp được lực lượng.”
Ngần ngừ mãi, nghĩ lại thôi! Nhưng chính những phút cuối cùng ngồi cạnh trò chuyện với ông, tôi may mắn được nhạc sỹ Phạm Tuyên chia sẻ một bí mật của riêng ông về bài hát này, được đến từ một... cô gái Mỹ - Hẳn nhiên đó là niềm vui lớn, quý giá, hiếm hoi không phải người nhạc sỹ nào cũng có được trong cuộc đời sáng tác!
Cách đây ít lâu, cô gái trong gia đình chống chiến tranh Việt Nam tên là Molly Hartman O'Connell ở Sài Gòn, làm nghiên cứu về phụ nữ Việt Nam trong chiến tranh đã đi xe ôm tìm đến nhà Phạm Tuyên.
"Mình ngạc nhiên lắm khi thấy cô đứng trước cửa, vì trông chẳng giống những người bạn ngoại quốc từng gặp. Càng bất ngờ khi cô cho biết lý do thực hiện lời hứa đến thăm tác giả sau khi nghe bài 'Như có Bác trong ngày đại thắng' nếu khi ra Hà Nội."
Cuộc đời này luôn chứa đựng những điều không thể ngờ để rồi một ngày nào đó dẫn đến mối duyên gặp gỡ kỳ lạ và diệu kỳ. Sau này, tôi có vào Sài Gòn thăm gia đình cô theo lời mời. Qua họ, tôi lại bắt liên lạc được với một người bạn cũ mà năm xưa tôi từng viết bài "Gảy đàn lên hỡi người bạn Mỹ'- ca sỹ Pete Seeger, người ôm đàn hát bản ballad "Oh Hồ Chí Minh".
"Còn đây chính là bí mật của tôi...," nói như reo lên khi đi ra từ phòng đọc sách, tay ông nâng niu một hộp giấy được bọc kỹ lưỡng. Tay run run mở chiếc hộp, tấm bìa ápphích cũng dần dần hiện ra đầy sống động về hình ảnh Giải phóng miền Nam 30/4/1975. Tấm ápphích từ thời đó nhưng vẫn còn mới nguyên, có màu cờ đỏ sao vàng, có chiếc xe tăng tiến vào Dinh Độc lập, có Hồ Chí Minh... chứng tỏ chủ nhân của nó phải giữ gìn rất cận thận hoặc sưu tầm rất vất vả.
Biết tôi chưa "luận" ra được điều bí mật ông nói tới, nhạc sỹ Phạm Tuyên không giấu được xúc động hướng bàn tay về dòng chữ "Như có Bác trong ngày đại thắng" in đỏ như chưa bao giờ đỏ đến thế và phần phiên âm rất sát nghĩa bằng tiếng Anh ở phần cuối áp phích
Như câu "sống để dạ, chết mang theo" khi tặng tôi ápphích này, những điều cô gái Mỹ nói chắc chẳng bao giờ tôi quên được: "Cái này thuộc về bác. Nó là một kỷ niệm do người Mỹ làm. Đây là bài hát Việt Nam. Người Mỹ yêu quý Việt Nam dịch ra tiếng Mỹ in lên ápphích trong ngày giải phóng trong Sài Gòn để tỏ lòng yêu quý Việt Nam."
"Sau 37 năm, quãng thời gian hơn nửa đời một số phận con người, hơn cả những năm trường đất nước bị chia cắt chính tôi cũng không thể ngờ sức sống một bài hát, số phận một bài hát lại được những người bạn ở bầu trời xa xôi, ở đội quân bên kia gửi lại xúc động và thiêng liêng đến thế. Mọi ranh giới như được xóa nhòa và điều còn lại là sự tự hào dân tộc và tình hữu nghị," nhạc sỹ nói.
Từ nhà nhạc sỹ Phạm Tuyên đi về, trong đầu tôi cứ vu vơ mãi những câu chuyện giản dị mà kỳ lạ xung quanh bài hát "ngỡ như cho thiếu nhi" ấy.
Không phải học cũng thành thuộc lòng như tiếng gọi bà, gọi mẹ thân thương. Không phân biệt người già, trẻ nhỏ, lời ca, giai điệu dung dị mà đanh thép ấy vẫn vang lên tươi mới trong hôm nay, làm sống trong thế hệ trẻ Việt Nam hào khí một thời đạn lửa, về ngày đại thắng vĩ đại của dân tộc không thể nào quên./.
cac ban oi giup mk vs : dat loi ms cho bai hat li cay da
Em hay viet loi moi cho bai hat Li cay da voi chu de ve que huong, truong lop, ban be.
ai giup minh voi de bai la viet lai loi bai hat li cay da
https://www.youtube.com/watch?v=E5i8heYvCYQ
Trèo lên quan dốc ngồi gốc ối a cây đa
Rằng tôi lý ối a cây đa
Ai đem ôi à tính tang tình rằng
Cho đôi mình gặp xem hội cái đêm trăng rằm
Rằng tôi lý ối a cây đa (láy)
Chẻ tre đan nón kìa nón ối a ba tầng
Rằng tôi lý ối tầng ba tầng
Ai đem ôi à tính tang tình rằng
Cho cô mình đội xem hội cái đêm trăng rằm
Rằng tôi lý ối a sáng trăng (láy)
Vải nâu may áo kìa áo ối a năm tà
Rằng tôi lý ối viền năm tà
Ai đem ôi à tính tang tình rằng
Cho anh chàng mặc xem hội cái đêm trăng rằm
Rằng tôi lý ối a tháng giêng (láy)
dat loi moi cho bai tTDN so 2(anh trang)SGK/17 am nhac va my thuat lop 7
Nhịp:44
Cao độ:C,D,E,G,A,B
Trường độ :nốt đen,nốt trắng,nốt tròn
Dấu : Dấu nhắc lại
TICK hộ vs nha pn cho nó có tinh thần nha pn
sang tac loi moi cho bai ho la he, ho la ho