Những câu hỏi liên quan
đức hiếu đỗ
Xem chi tiết
Trần Anh
19 tháng 7 2023 lúc 10:37

Chúng ta ai ai cũng là con người, chúng ta cần yêu thương, trân trọng những điều nhỏ bé và giản dị quanh mình. Những điều nhỏ bé, giản dị có thể tới từ rất nhiều phía, từ người thân, cuộc sống, trường lớp hay bạn bè. Những điều nhỏ bé, giản dị là những điểm nhấn tạo nên ý nghĩa và hạnh phúc trong cuộc sống. Trong cuộc sống hiện đại nhanh chóng và hối hả, chúng ta dễ dàng bị cuốn vào những khát vọng vô tận và quên mất những điều giản dị và tinh tế đang tồn tại quanh ta. Trong cuộc sống hiện nay, có rất nhiều điều đáng quý và đáng trân trọng. Đó có thể chỉ là những cử chỉ nhỏ bé của người thân, những lời chúc từ bạn bè, ánh mắt vui tươi của người lạ hay những khoảng khắc chậm lại với thiên nhiên. Chúng ta đang dần quên đi những điều giản dị đó. Chúng ta đòi hỏi từ người thân, bạn bè hay người lạ những thứ lớn và giá trị hơn. Tôi còn nhớ, khi để vuột mất danh hiệu học sinh xuất sắc năm lớp 7, tôi đã rất buồn và tức giận. Ông bà tôi đề nghị cho tôi đi du lịch, mua quà an ủi tôi nhưng tôi cảm thấy không thiết tha những thứ đó. Em gái tôi đã chạy ra ôm và an ủi tôi. Tôi lúc đó chợt nhận ra tình cảm của em gái dành cho tôi rất nhỏ bé nhưng thật lớn lao về tinh thần. Vậy nên, chúng ta nên trân trọng những kỷ niệm, những điều rất đỗi nhỏ bé và giản dị xung quanh mình!

Bình luận (0)
Phúc Huỳnh
Xem chi tiết
Minh Nhân
5 tháng 6 2021 lúc 10:00

Em tham khảo dàn ý này nhé !

 

- Giải thích: Hạnh phúc là niềm vui, sự sung sướng khi được thỏa mãn nhu cầu nào đó về vật chất, về tinh thần. Có những niềm hạnh phúc lớn lao, cao cả, cũng có những niềm hạnh phúc bình dị, đơn sơ. (Dẫn chứng)

- Quan niệm về hạnh phúc: Từ niềm hạnh phúc của nhân vật anh thanh niên học sinh có thể nêu quan niệm của bản thân về hạnh phúc. Chấp nhận những quan niệm khác nhau về hạnh phúc, miễn là có cách lí giải phù hợp và đặt quan niệm đó trong hoàn cảnh hiện tại, đối với lứa tuổi học sinh. Ví dụ: Hạnh phúc là được học tập, được theo đuổi những khát vọng chân chính; được thực hiện những ước mơ đem lại cuộc sống tốt đẹp cho bản thân, góp phần đem lại lợi ích chung cho xã hội; hạnh phúc là được sống trong một gia đình êm ấm, thương yêu…

- Bàn luận:

+ Phê phán những người không biết trân trọng hạnh phúc mà mình đang có, không có ý thức vun đắp cho hạnh phúc, chỉ biết tận hưởng hạnh phúc một cách ích kỉ.

+ Hạnh phúc không tự đến. Con người cần phải biết tự mình tạo nên hạnh phúc, phấn đấu hết mình cho hạnh phúc của bản thân, gia đình và góp vào phần chung cho cộng đồng, xã hội. Khi gặp phải những bất hạnh, khổ đau trong cuộc đời không nên bi quan, chán nản mà cố gắng vượt qua, xem đó như cái giá của hạnh phúc, càng thấy hạnh phúc đáng quý hơn. (Dẫn chứng)

- Rút ra bài học nhận thức và hành động: Biết trân trọng hạnh phúc, biết tạo nên hạnh phúc chân chính bằng những cố gắng của bản thân.  

 

Bình luận (0)
☆》Hãčķěř《☆
Xem chi tiết
Ánh Lê
31 tháng 1 2019 lúc 12:58

1)

Mở bài:

Dân tộc ta từ xưa đến nay luôn đề cao đức tính giản dị của con người. Nó không những là một phẩm chất cao quý mà còn là lối sống, lối ứng xử in đậm trong văn hóa của người Việt.

Thân bài: Giản dị là gì?

Giản dị là một lối sống không trọng vật chất của con người. Giản dị biểu hiện ở lối sống đơn giản, không cầu kì, xa hoa, không phô trương hay lãng phí của cải vật chất. Giản dị còn thể hiện ở tinh thần yêu chuộng cuộc sống bình dị, gần gũi với thiên nhiên. Giản dị còn biểu hiện ở lời ăn tiếng nói hiền hòa, điềm đạm, có tình, có nghĩa của con người.

Biểu hiện của lối sống giản dị trong cuộc sống

Người giản dị thường xây dựng một cuộc sống kín đáo, hiền hòa. Họ thích ở làng quê hơn ở phố. Người giản dị cũng yêu thích những cái gì nhỏ nhắn, mộc mạc, đơn sơ. Họ không thích cầu kì một chác hình thức hay lãng phí một cách không cần thiết.

Người giản dị không những giản dị trong cách xây dựng không gian sống. Họ còn giản dị cả trong lời nói, ăn mặc, công việc và ứng xử.

Người giản dị thường ăn nói điềm đạm, ứng xử lịch sự, nhã nhặn. Họ ít khi có lời gắt gỏng hay xung đột với ai. Họ lấy nghĩa tình làm nguyên tắc ứng xử của mình. Những bất đồng ít khi trở thành xung đột, dĩ hòa vi quý.

Một người giản dị thường không khoa trương, không dùng lời lẽ xa hoa, bóng bẩy. Lời nới của họ đơn giản, ngắn gọn, dễ hiểu, truyền đạt đúng và đầy đủ thông tin mà họ muốn nói.

Trong ăn mặc, họ ít khi cầu kì. Cuộc sống giản đơn như đồng quê cây cỏ. Ăn uống đối với họ cũng hết sức đạm bạc. Họ cũng không thích những bộ trang phục lòe loạt, kiểu cách. Trang phục của họ thường rất bình dị, hòa hợp với hoàn cảnh xung quanh.

Trong công việc, họ cầu tiến nhưng không quá tham vọng. Họ sẵn sàng đối đầu với khó khăn thử thách để hoàn thành tốt công việc. Ít khi nào ta thấy họ bỏ cuộc hay chấp nhận thất bại một cách dễ dàng.

Người giản dị có cách giải quyết sự việc nhanh chóng, không dây dưa. Họ quyết liệt trong công việc nhưng không yêu cầu điều gì thái quá. Một người giản dị là một người không bao giờ yêu cầu người khác phải tạo điều gì đó đặc biệt cho mình. Họ luôn bằng lòng với tất cả những gì họ sẵn có. Họ không đòi hỏi thứ vật chất lớn lao hay sự ưu tiên khác dành cho mình.

Sự giản dị không chỉ thể hiện trong sinh hoạt hàng ngày, từ cách ăn mặc, lời nói, cử chỉ, hành động, trong công việc, trong giao tiếp mà còn cả ngay từ trong suy nghĩ. Nhiều khi sự giản dị thể hiện ngay trong việc con người sống với những gì vốn có của mình, không hoa mĩ, lòe loẹt, chạy theo phong trào, chạy theo mốt, Giản dị ở đây có thể hiểu như là lối sống chân phương vậy.

Đối với mọi người xung quanh, họ hết sức niềm nở, thân ái. Bởi người sống giản dị rất quý trọng tình nghĩa. Một người biết suy nghĩ những điều giản dị sẽ biết phải làm gì để có được điều đó, biết cách sống gần gũi với những người xung quanh. Đối với họ, sự hòa hợp của bản thân với xung quanh quan trọng hơn là nổi bậc.

Người có tính giản dị thường sống tiết kiệm, sử dụng đồng tiền có mục đích đúng đắn. Họ nhìn nhận sự việc đúng mức, không quan trọng hóa vấn đề. Đó là tất cả những đặc điểm nổi bật mà bạn có thể tìm thấy ở một con người giản dị thật sự. Bởi thế mà từ xưa, giản dị luôn là lối sống của các bậc hiền nhân.

Nhưng sự giản dị không thể gò ép, giả dối. Giản dị phải bắt nguồn từ một sự chân thành và những biểu hiện cũng hết sức chân thành,.Không thể sống giản dị một cách gượng ép, khiên cưỡng. Trước sau gì những người xung quanh cũng sẽ nhận ra điều đó. Giản dị có thể thuộc về bản tính sẵn có. Nhưng phần nhiều là do quá trình rèn luyện trong cuộc sống để có được.

Giản dị không chỉ là một cách sống, nó còn là một quan niệm sống. Từ xưa, lối sống “thanh bần lạc đạo” vốn được thực hành như một triết lí sống của con người. Nguyễn Bỉnh Khiêm xa rời vinh hoa quan trường về mở trường dạy học bên dòng sông Tuyết Giang (sông Hàn), sống an bần đến cuối đời. Nguyễn Khuyến cũng rời chốn phồn hoa về ẩn cư tại quê nhà, vui thú điền viên. Lãnh tụ Hồ Chí Minh cũng là một tám gương sáng ngời về lối sống giản dị, đáng để chúng ta kính trọng, học tập và làm theo.

Tại sao sống phải biết giản dị?

Sống giản dị là một lối sống hết sức lành mạnh và tích. Một lối sống không trọng vật chất, thích những điều đơn giản sẽ mang lại cho con người sự trong sạch trong tinh thần.

Lối sống giản dị mang lại cho con người một cuộc sống thanh bình, êm ả. Con người không bị ràng buộc bởi những tiện nghi. Tinh thần lúc nào cũng an nhàn, thoải mái.

Tính giản dị rất cần thiết trong cuộc sống. Tính giản dị khiến ta tiết kiệm thời gian, không mất thời gian vào các việc vô bổ mà cầu kì.

Tính giản dị khiến mọi người xung quanh tôn trọng ta. Sống giản dị giúp biết cách biết cách ứng xử hiền hòa trước cuộc sống. Ta trở nên gần gũi, chan hòa với cuộc sống, với mọi người xung quanh mình. Người có lối sống giản dị luôn được người khác yêu mến và kính trọng.

Phải làm gì để hình thành và rèn luyện lối sống giản dị?

Mục đích cuối cùng của quá trình học tập và lao động là tạo ra của cải và có được hạnh phúc. trong đó, được sống hạnh phúc là cái con người luôn khao khát có được. Muốn xây dựng và rèn luyện lối sống giản dị, trước hết phải hướng đến những giá trị chân thực ấy trong cuộc sống.

Biết quý trọng tình nghĩa, quý trọng những người xung quanh mình. Vật chất làm đẹp không gian sống nhưng chính tình cảm thân thiện, mến yêu mới làm đẹp con người.

Phải có nghị lực lớn mới dám sống cuộc sống giản dị, đơn sơ. Bởi con người luôn bị lôi cuốn bởi vật chất. Tâm lí xã hội cũng lấy vật chất làm thước đo giá trị cuộc sống con người. Vượt lên trên tâm lí ấy ta mới có đủ dũng khí để sống cuộc sống đúng nghĩa.

Phải có một tình yêu lớn đối với thiên nhiên. Yêu hoa mến cảnh là động lực thôi thúc con người tìm về với lối sống hòa ợp với đất trời. Lấy vẻ đẹp cỏ cây, sông núi làm đẹp cho cuộc sống và tâm hồn mình.

Quan trọng hơn tất cả, muốn hình thành và xây dựng lối sống giản dị trong cuộc sống này, con người phải có một tâm hồn cao đẹp, một trí tuệ uyên bác, một nghị lực mạnh mẽ để vượt lên trên mọi cám dỗ của cuộc đời, không tham cao sang, quyền quý, trọng tình cảm, thiết tha với các giá trị truyền thống của dân tộc mới có thể có được một lối sống giản dị đích thực. Các bậc hiền nhân luôn sống giản dị, hòa hợp với thiên nhiên là cuộc sống nhằm để di dưỡng và thanh lọc tinh thần.

Phê phán những người có lối sống xa hoa, lãng phí:

Trong cuộc sống tiện nghi, nhiều người chỉ biết quý trọng vật chất xa hoa mà quên tình bạc nghĩa. Họ coi giá trị vật chất là trên hết, bất chấp đạo lí, sẵn sàng chà đạp lên tình người để có được nó. Có nhiều người khác lại phô trương, khoe mẽ quá mức hoặc xa hoa lãng phí của cải một cách không cần thiết. Những người như thế thật đáng chê trách.

Bài học:

Sống giản dị mang lại cho con người thư thái trong tinh thần. Đủ nghị lực để vượt lên trên vật chất, đạt đến lối sống thanh cao, giản dị thể hiện vẻ đẹp cao quý của con người. Tuy nhiên, không nên khắt khe, hay xem thường giá trị của vật chất.

Kết luận:

Sống giản dị là sống như cha ông ta đã từng sống. Đó không phải là cách ứng xử của con người khi nghèo khổ mà đó là cách sống cao cả, nhằm hướng đến xây dựng một lối sống thắm đượm nghĩa tình, thể hiện sự quý trọng của con người đối với vật chất và sức lao động con người.

2)

“Có gì đẹp trên đời hơn thế
Người với người sống để yêu nhau”
Hai câu thơ của nhà thơ Tố Hữu như muốn nhắc nhở chúng ta rằng: cần có lòng yêu thương để cuộc sống này tốt đẹp hơn. Lòng nhân ái, yêu thương lẫn nhau là một tình cảm tốt đẹp, một truyền thống ngàn đời của dân tộc ta từ xưa đến nay. Lòng nhân ái không phải cái gì cao xa, trìu tượng hay khó hiểu mà chính là cách chúng ta đối xử với nhau hằng ngày.

Trước tiên, chúng ta cần hiểu: nhân ái là gì? Nhân nghĩa là người, còn ái nghĩa là yêu. Nhân ái chính là tình yêu thương giữa người với người. Lòng nhân ái có thể chỉ biểu hiện qua một lời nói ấm áp dành cho nhau, một cái ôm thật chặt khi yếu đuối, một cử chỉ cao đẹp lúc cuộc sống lâm vào khó khăn. Tình cảm ấy xuất phát từ trái tim chân thành của mỗi người, không cưỡng cầu, ép buộc. Bởi khi trao đi yêu thương, thứ chúng ta nhận được chính là tình yêu thương và sự thanh thản từ trong tâm hồn.

Con Người là hai tiếng kì diệu được viết hoa. Chúng ta khác với động vật ở chỗ chúng ta không sinh tồn bằng bản năng, chúng ta có ý thức, có cảm xúc. Và điều khác biệt lớn nhất đó là chúng ta biết yêu thương, chia sẻ, giúp đỡ, đùm bọc lẫn nhau. Lòng nhân ái có thể dễ dàng nhận ra trong cuộc sống hàng ngày. Trước hết, đó chính là những tình cảm gần gũi giữa những người thân thiết, ruột thịt với nhau: tình mẫu tử, tình anh em, tình bà cháu... Rộng hơn gia đình đó là xã hội. Dân tộc Việt Nam vốn có truyền thống yêu thương, đoàn kết, lá lành đùm lá rách. Những người khuyết tật, người nhiễm chất độc màu da cam vốn chịu nhiều thiệt thòi trong cuộc sống. Thấu hiểu hoàn cảnh của họ, chúng ta đã lập ra những quỹ vì người khuyết tật, vì nạn nhân chất độc màu da cam nhằm giúp cuộc sống của họ phần nào bớt khó khăn. “Một con ngựa đau cả tàu bỏ cỏ”. Cứ mỗi mùa mưa bão, khi nghe tin nhân dân miền Trung đang phải gánh chịu những hậu quả nặng nề, lòng mỗi người con Việt Nam lại quặn thắt xót xa. Và khi ấy, tình đồng bào lại mạnh mẽ, thắm thiết hơn bao giờ hết. Mỗi người, không phân biệt giàu sang, nghèo hèn đều góp chút của cải, công sức để giúp miền Trung vượt qua khó khăn. Bác Hồ- vị Cha già của chúng ta là người có tấm lòng nhân ái vĩ đại. Bác đã hi sinh cả cuộc đời, hạnh phúc cá nhân vì sự độc lập của dân tộc, cuộc sống ấm no, hạnh phúc của nhân dân. Hay mẹ Teresa- một nhân vật nổi tiếng toàn cầu với các hoạt động nhân đạo cứu giúp người nghèo và những người sống trong cảnh tuyệt vọng. Sự cống hiến lớn lao và không mệt mỏi của bà đã thay đổi cuộc đời nhiều người và giúp họ có niềm tin vào cuộc sống.

Trong bức thư Einstein gửi con gái, ông cho rằng tình yêu là thứ lực vô hình nhưng mạnh mẽ nhất. Quả thật như vậy, tình yêu thương, lòng nhân ái là sợi dây gắn kết trái tim con người, giúp ta cảm nhận được sụ ấm áp, quan tâm sẻ chia. Được che chở bởi lòng nhân ái, ta có thể đối mặt và vượt qua những thử thách khắc nghiệt nhất của cuộc sống. Lòng nhân ái cũng là yếu tố cốt lõi để tạo nên một cuộc sống hạnh phúc, một xã hội phát triển.

Bên cạnh đó, chúng ta cũng cần lên án, phê phán nghiêm khắc những người sống thờ ơ, vô cảm, thiếu tình yêu thương ngay với chính đồng loại mình. Họ là những con robot lạnh lùng, và sẽ sớm mang bệnh án trái tim rạn vỡ đến hết đời.

Mỗi chúng ta hoàn toàn có thể lan tỏa lòng nhân ái bằng những việc làm rất nhỏ hằng ngày. Đó có thể chỉ là một cử chỉ ân cần, sự quan tâm đối với những mảnh đời bất hạnh trong cuộc sống hàng ngày. Bằng cách đó, chúng ta đang góp sức mình để làm cho xã hội tốt đẹp hơn.

“Sống trong đời sống, cần có một tấm lòng”. Hãy để gió thổi đi lòng nhân ái xuất phát từ trái tim, và bạn sẽ thấy cuộc sống này chẳng còn khổ đau hay oán hận gì nữa.

3)

Bạn là chân thành. Bạn là thân ái. Bạn là tri kỉ. Bạn là đi hết cả cuộc đời. Đối với mỗi người, bạn là điều không thể thiếu. Và “người bạn tốt nhất bao giờ cũnglà người đến với ta trong những giây phút khó khăn, cay đắng nhất của cuộc đời.”

Bạn? Đôi khi ta hiểu đơn giản rằng đó là những người ta quen biết. Ta giới thiệu những người đó là bạn ta. Nhưng đâu phải cứ quen là làm bạn được. Ấy là còn chưa kể đến bạn thân.

Ta không thể hiểu từ “bạn” giống như nghĩa của từ “friend”. “Friend” là gì thì người Anh là hiểu rõ nhất. Còn biết và hiểu rõ cái nghĩa của từ “bạn” chỉ có người Việt chúng ta. Một khi đã coi ai là bạn thì người ấy với ta phải có quan hệ thân thiết, gần gũi, là người biết đồng cảm và chia sẻ với ta. Và bạn thân, người bạn tốt nhất là người không chỉ đến bên ta khi vui.

Đúng như vậy, người bạn tốt nhất bao giờ cũng là người đến với ta trong những giây phút khó khăn, cay đắng nhất của cuộc đời.

Khi ta ngã quỵ và thế giới quanh ta quá đen tối, người bạn ấy sẽ nâng ra dậy và làm cho cuộc sống của ta bừng sáng lên. Người bạn ấy nắm tay ta và nói rằng mọi chuyện sẽ tốt đẹp cả thôi. Người bạn ấy bước cùng ta qua những giây phút tưởng nhừng như không thể vượt lênđược. Ấy là khi ta hiểu rõ giá trị của tình bạn hơn hết.

Với tôi thì người bạn tốt nhất là người sẽ luôn đi bên tôi suốt cuộc đời. Đó là người tôi có thể chia sẻ mọi thứ mà tôi không thể chia sẻ. Đó là người tôi luôn có thể nói chuyện khi mà tôi không thể nói chuyện. Đó là người tôi yêu quý, quan tâm và luôn chia sẻ mọi điều. Đó là người khiến tôi cảm thấy yên bình khi ở cạnh bơi tôi biết chắc người đó quan tâm đến tôi. Đó cũng là người luônngăn tôi mắc sai lầm và sửa chữa sai lầm cho tôi. Là người luôn gắn bó là ủng hộ tôi.

Để rồi cuối cùng sau bao thăng trầm của cuộc sống, tôi chợt nhận ra rằng tôi có rất nhiều người quen nhưng tôi không có nhiều bạn – những người bạn thật sự. Bởi cuộc đời khắc nghiệt, những người bạn thật sự sống dựa vào nhau bằng niềm tin mạnh mẽ nhất. Chính niềm tin ấy khiến cho nụ cười được nở hoa.

Có những người bạn đến bên ta, trao cho ta niềm tin, nghị lực, làm chỗ dựa cho ta khi mọi người quay lưng lại với ta, khi số phận dường như không mỉm cười với ta.

Vậy thì, nếu thế giới này mất đi thứ mà người ta gọi là tình bạn, và sẽ chẳng bao giờ có những người bạn. liệu ta có gục ngã? Khi đó bằng mọi sự cố gắng thì mọi thứ dường như cũng quá trống rỗng. Chẳng có một ai nói an ủi khi ta thất bại hay vô vai ta: “mọi chuyện sẽ ổn thôi”. Trong giông bảo cuộc đời, con người ta phải đơn độc chiến đấu. Tất cả sẽ chỉ là sự cô đơn. Cô đơn đến vô vọng. Nó khiến đôi chân nặng hơn khi mà ta ngã gục. Để rồi cuộc đời này phải có những người bạn.

Người bạn tốt nhất bao giờ cũng là người đến với ta trong những giây phút khó khăn, cay đắng nhất của cuộc đời. Ai cũng mong có một người bạn như vậy. Và tự hỏi phải là gì để có một người bạn như thế? Cách duy nhất chính là mình phải là một người bạn chân thành. Sống không chỉ là nhận. Sống còn là phải biết cho đi. Hãy san sẻ mà không tính toán, cho đi mà không chờ nhận lại. “Bạn là của cải chứ của cải không phải là bạn.” Hãy trao yêu thương từ đáy lòng chứ không phải âm mưu vụ lợi. Và học cách chập nhận những khuyết điểm của người khác, tha thứ cho những lỗi lầm của họ. Quả thật là hơi khó nhưng cái gì cũng có giá của nó. Điều đó sẽ đem đển một tình bạn chân thành.

Có được một người bạn thân đã khó, giữ được tình bạn ấy lại càng khó hơn. “Tình bạn có thể vượt qua hầu hết mọi thứ và phát triển trên mảnh đất cằn cỗi, nhưng nó cần thỉnh thoảng bồi phủ một chút thư từ và các cuộc điện thoại và những món quà nhỏ bé ngớ ngẩn để nó không chết khô.”

Trong thực tế có biết bao tình bạn đẹp. Giống như Mác và Ăng ghen. Họ đến với nhau bằng cả trái tin và lí tưởng cao cả chứ không phải những toan tính của lí trí. Họ giúp đỡ nhau và chẳng hề chiếm đoạt bất kì thứ gì của nhau kể cả khi một người đã mất đi. Giống như tình bạn của hai anh chàng trong câu chuyện “Lỗi lầm và lòng biết ơn”. Họ sẵn sàng tha thứ cho lỗi lầm của nhau và chẳng bao giờ quên đi việc họ đã giúp nhau như thế nào.

Sống trên đời không phải lúc nào cũng hạnh phúc, cũng tốt đẹp. Có bao con người đến bên ta chỉ muốn cầu cạnh, nhờ vả, hoặc thâm chí là hãm hại. Có nhiều thứ dễ dàng đến rồi đi, nhanh chóng và mỏng manh như một làn khói, lướt qua đời như một cơn gió khẽ tung mai tóc ta. Chỉ có tình bạn thân thiết là chẳng bao giờ mất đi được.

Người bạn tốt nhất bao giờ cũng là người đến với ta trong những giây phút khó khăn, cay đắng nhất của cuộc đời. Còn gì tuyệt hơn khi được trao gửi tình cảm của mình cho mọi người và rồi cảm nhận được sự bình yên khi gọi nhau là “bạn”.

Năm mới sắp đến rồi, chíc bạn ngày một chăm ngoan học giỏi hơn nhé <3

Bình luận (0)
Thảo Phương
31 tháng 1 2019 lúc 14:39

Câu 6:

- Mở bài:

Hình như tình yêu thương không phải là một đặc trưng của loài người mà còn ở một số loài động vật khác. Thông thương yêu thương được phủ dưới một lớp áo của sự dịu dàng và ngọt ngào. Nhưng sự ngọt ngào chưa đủ để làm nên một tình yêu vĩ đại. Thật vậy, hãy nghĩ đến những khía cạnh khác của yêu thương bên cạnh ngọt ngào.

- Thân bài:

+ Giải thích: Thế nào là yêu thương? Có nhiều loại yêu thương như tình mẫu tử, tình thầy trò, tình bạn bè… và có bao nhiêu thời đại, có bao nhiêu con người thì có bấy nhiêu cung cách yêu thương.

+ Cung cách thường thấy nhất của yêu thương là sự ngọt ngào. Có yêu thương, ông bà, cha mẹ mới không giận dữ, quát mắng, rầy la, đánh đập khi con cháu làm việc sai quấy và luôn luôn vuốt ve, dịu dàng, vỗ về, chăm sóc khi con cháu thất bại trên đường đời. Có yêu thương, thầy cô mới không bực mình, la mắng khi học trò nói chuyện, nghịch giỡn trong giờ học, trong lúc thầy cô đang giảng bài. Có yêu thương, anh chị không nề vất vả, mất thời gian mà nhẹ nhàng, từ tốn hướng dẫn các em trong việc học, việc làm…

+ Tuy nhiên, tục ngữ Việt Nam có câu: “Thương cho roi cho vọt, ghét cho ngọt cho bùi” hay “Thuốc đắng dã tật, lời thật mất lòng”. Những câu tục ngữ này đã khẳng định rằng roi vọt, lời mắng chửi có khi cũng là một cung cách biểu hiện của yêu thương. Khi con hư, cha mẹ thường giận dữ la mắng và đánh đòn nhưng ẩn đằng sau đó là một tình yêu thương vô bờ bến. Những lời trách mắng, những đòn roi đó có mục đích cao thượng là muốn con nên người. Khi học trò nói chuyện trong lớp, thầy cô khiển trách nhưng trong lòng thầy cô là một tình yêu thương và một sự ngậm ngùi. Mục đích của người thầy là rèn luyện cho học trò mình thành một người vừa hồng vừa chuyên.

- Câu chuyện Lưu Bình - Dương Lễ ngày xưa cũng là một ví dụ cho thấy đôi khi yêu thương phải được ngụy trang bằng sự lạnh lùng và tàn nhẫn. Có những câu chuyện mà sự nóng giận không phải là lòng thù hận mà bắt nguồn từ tình yêu thương, mà nhiều năm sau người trong cuộc mới hiểu ra.

+ Trong thực tế xã hội, những kẻ xấu thường sử dụng những lời ngọt ngào như những thủ đoạn để đánh lừa người khác.

+ Trong tình thân bạn bè khi bạn mình sai thì rất cần những lời thẳng thắn như thuốc đắng dẫu có thể làm mất lòng bạn lúc đó nhưng sẽ có ích lợi lâu dài.

+ Có những tiểu thuyết và phim ảnh nói về những tình yêu vĩ đại chúng ta bắt gặp bên cạnh những ngọt ngào là những đớn đau và cay đắng.

+ Đôi khi sự yêu thương còn thể hiện bằng một sự im lặng mênh mông.

- Kết bài: Lòng yêu thương thường được biểu hiện bằng lời nói và thái độ ngọt ngào nhưng sự ngọt ngào chưa chắc đã xuất phát từ tình yêu thương thật sự. Cho nên, sống ở trên đời, chúng ta cần phải có thái độ tỉnh táo, khách quan trước mọi sự ngọt ngào và cay đắng. Bởi vì, “mật ngọt chết ruồi” và “kẻ khen ta mà khen đúng là bạn ta, kẻ chê ta mà chê đúng là thầy ta, còn kẻ nịnh ta là kẻ thù của ta”.

Bình luận (0)
Xin Lỗi 1 Tình Yêu
16 tháng 8 2019 lúc 19:01

1.MỞ BÀI: giới thiệu vấn đề cần nghị luận(tính giản dị).
2. THÂN BÀI:
Giản dị là sự đơn giản, không cầu kì, phô trương.
Biểu hiện:
Không quá đề cao vẻ bề ngoài hào nhoáng, sang trọng.
Sống thanh cao, bình dị với nhịp chậm dãi và êm đềm.
Không ăn mặc quá kiểu cách, tỏ ra phô trương và khoe khoang.
Dẫn chứng: Bác Hồ,..
Người giản dị là người ưa sự tĩnh tại, hiền hòa, cân đối.
Tâm hồn dường như trở nên thanh cao, thanh thản và điềm đạm hơn.
Cuộc sống không quá cầu kì, không gây áp lực, tạo cảm giác thỏa mái.
Phản biện:
Giản dị không có nghĩa là sơ thoáng, hà tiện và xuyền xoàng dễ dại.
Đó là sự chắt lọc về chất một cách tinh hoa và bình đạm nhất.
3. KẾT BÀI;
Nêu cảm nhận và khẳng định lại vai trò của tính giản dị trong cuộc sống.

BÀI VĂN NGHỊ LUẬN BÀN VỀ ĐỨC TÍNH GIẢN DỊ TRONG CUỘC SỐNG
Với nhân dân ta nói riêng và bạn bè quốc tế nói chung thì có lẽ hình ảnh vị cha già kính yêu-Hồ Chí Minh, đã quá vĩ đại và thân quen với mọi tầng lớp và gương mặt. Nhưng người không chỉ nổi tiếng là một vị lãnh tụ vĩ đại, một nhà quân sự tài ba, một danh nhân văn hóa thế giới mà Người còn được cả thế giới kính trọng bởi đức tính giản dị của một người lãnh tụ trên vạn người. Vậy thì thế nào là giản dị?

Giản dị là sự không cầu kì, sang trọng và phô trương khoe mẽ. giản dị thể hiện trong trang phục, lối sống, cách sinh hoạt, cách thể hiện bản thân. Giản dị đối lập hẳn với cách sống cầu kì, kiểu cách theo kiểu vương công quý tộc. Sự giản dị tạo ra cách sống nhẹ nhàng, điềm đạm thích sống hướng nội hơn là sự khoe mẽ ra bên ngoài.

Bác Hồ của chúng ta, người vốn nổi tiếng với đức tính giản dị. Giản dị trong nhu cầu ăn uống, Bác thường quen với những món giản dị, đạm bạc như canh cà, dưa muối. Trong ăn mặc Bác cũng không quá phô trương, Bác hay mặc chiếc áo ka-ki đã sờn màu và đi đôi dép lốp cao su. Tất cả những gì thuộc về Bác đều là sự giản dị đến tối đa, có ai nghĩ một vị chủ tịch nước của một dân tộc lại sống trong một căn nhà sàn đơn sơ, đạm bạc đến vậy thay vì những cung điện nguy nga, tráng lệ của vua chúa hay các vị nguyên thủ trên thế giới. Sự giản dị của Bác gợi ra cho chúng ta nhiều suy nghĩ. Sự giản dị phải chăng cũng đi liền với những quan niệm thẩm mĩ về cái đẹp, đó là cái đẹp giản dị, tự nhiên, chân chất và mộc mạc thay vì cái đẹp cầu kì, kiểu cách. Cái đẹp ấy đi liền với sự thanh cao, giản dị, cái đẹp tự nhiên, điềm đạm, cân đối hài hòa. Sự giản dị giúp tâm hồn ta thanh thản và nhẹ nhõm, không quá đề cao những gì thuộc về vật chất. đồng thời sự giản dị giúp ta sống không theo kiểu chạy theo xu hướng, không quá a dua, đua đòi theo lối sống của người khác. Cũng chính nhờ sự giản dị, tâm hồn ta tăng thêm vẻ đẹp mộc mạc, hài hoa tránh phát sinh những ham muốn rất dễ trở thành dục vọng tầm thường, thấp kém. Đôi khi con người ta hay vì ưa những cái rực rõ, chói lóa sang trọng mà a dua, học đòi, bắt chước nhưng kì thực họ không biết rằng chỉ có sự giản dị về chất từ bên trong mới tạo ra vẻ đẹp ngời rạng, trong sáng và thanh cao từ chính tâm hồn mình.

Nhưng sự giản dị không đồng nghĩa với sự dễ dãi, xuyền xoàng trong tác phong và cách thức sinh hoạt. sự giản dị ở đây là không màu mè, kiểu cách còn sự dễ dãi kia lại rất dễ gây ra sự thô tục, thiếu lịch sự, gây mất thiện cảm với người xung quanh. Sống giản dị là biết tạo ra một sự tĩnh tại và an nhiên, điềm đạm trong tâm hồn mình để không bị cuốn theo những cám dỗ về vật chất ở bên ngoài. Đó dường như đã là vẻ đẹp truyền thống, rất riêng, rất dân tộc của người dân Việt Nam ta từ bao đời nay.

Có một nhà văn nào đó đã từng nói như này: Quần áo giản dị là y phục đúng kiểu của kẻ thô tục; chúng được may cho họ, và phù hợp hoàn toàn với tiêu chuẩn của họ, nhưng đối với những người đã đổ đầy cuộc đời mình với những hành động lớn lao thì chúng lại là đồ trang trí lộng lẫy. Tôi ví chúng như cái đẹp trong sự xuềnh xoàng, nhưng khiến người ta mê mẩn. Vậy thì thật đáng quý biết bao là cái đẹp giản dị, cái đẹp sang trọng trong những gì bình dị nhất.


Trong tất cả mọi thứ: trong tính cách, trong cung cách, trong phong cách, cái đẹp nhất là sự giản dị. Chính sự giản dị làm nên cái chuẩn mực và thanh tĩnh cho tâm hồn, không để ta cứ luôn phải chạy theo những toan tính và tham vọng về vật chất để khoe mẽ và phơi bày cho thiên hạ trông thấy. Chính vì thế, giản dị cũng là một trong những đẹp thanh lịch và quý báu mà chúng ta cần phát huy.

( Câu 1 trong đề bài nhé )

Bình luận (0)
39 Đỗ Nguyễn Đan Vy
Xem chi tiết
Trinh Ngoc Tien
Xem chi tiết
Bé Mun
Xem chi tiết
𝓗â𝓷𝓷𝓷
3 tháng 3 2022 lúc 7:23

Tham khảo:

1/Giản dị là một đức tính, một phẩm chất cao đẹp mà mỗi chúng ta nên có. Giản dị, với mỗi người, thường thể hiện ở lời nói, ở việc làm, thể hiện trong lối sống, trong quan hệ với người xung quanh. Nó là cách ứng xử cao đẹp, nói lên sự hiểu biết của bản thân mỗi chúng ta. Giản dị giúp chúng ta hài lòng với cuộc sống hiện tại và khiến tâm hôn con người trở nên nhẹ nhàng, thoải mái hơn. Quan trọng nhất, giản dị giúp người gần người hơn. Bởi chúng ta sống gần gũi và chan hòa với mọi người xung quanh thì dù là người xa lạ khoảng cách giữa ta và họ dường như cũng không còn nữa.

2/Bác Hồ là một vị lãnh tụ có lối sống giản dị đáng để ngưỡng mộ và noi theo. Sự giản dị ấy được thể hiện từ trong lời ăn tiếng nói, trang phục và cách ứng xử hằng ngày của bác. Bác chỉ có vài bộ trang phục đơn giản. Tuy cũ những Bác vẫn sử dụng chứ không vất đi. Những bữa cơm của Bác thường chỉ có ba món. Nếu ăn không hết, sẽ được cất đi gọn gàng. Ngôi nhà Bác ở chẳng phải dinh thự mà chỉ là ngôi nhà nhỏ ba gian. Công việc hằng ngày Bác đều tự làm chứ chẳng cần kẻ hầu người hạ. Đến vườn rau, ao cá cũng do chính tay Bác tự chăm sóc. Với mọi người, Bác luôn đối xử chan hòa, yêu thương, không hề có sự kiểu cách hay trịch thượng. Chính điều đó, khiến hình tượng Bác trở nên gần gũi, thân thương trong lòng người dân Việt Nam. Và đến nay, vẫn lớp lớp thanh thiếu niên thi đua học tập theo lối sống của Bác.

Bình luận (0)
dũng đoàn
Xem chi tiết
Bảo An
31 tháng 8 2017 lúc 21:49

Bác Hồ của chúng ta, tuy là một vị Chủ tịch nước nhưng Bác luôn sống giản dị, sống trong sạch, sống “cần – kiệm – liêm – chính”, vì vậy mà mỗi chúng ta – những thế hệ trẻ của đất nước phải sống sao cho đẹp, sống có ích với bản thân và đất nước. Tôi cũng vậy, là một học sinh, chủ nhân tương lai của đất nước, tôi đã và đang cố gắng sống sao cho thật tốt, cho phù hợp với hoàn cảnh, sống cống hiến vì đất nước để trở thành một con ngoan, trò giỏi, cháu ngoan của Bác Hồ kính yêu.Sự giản dị là một lối sống đẹp cần được mỗi người trong thế hệ chúng ta phấn đấu rèn luyện để có được. Xung quanh ta có biết bao bạn trẻ vì được sinh ra trong hoàn cảnh sung túc, được sự nuông chiều của gia đình mà quen với lối sống phung phí, xa hoa, coi tiền như rác. Họ không biết thế nào là sự giản dị và càng không nhận thức được rằng giản dị mới là đức tính cần thiết, đáng quý để được gần gũi với những người xung quanh, được mọi người yêu quý. Những cái xa hoa, phù phiếm, chạy theo mốt thường là những cái chóng chán. Chỉ có những cái đơn giản, giản dị mới là những cái mãi giữ được vẻ đẹp dài lâu.

Cái này mình tìm tài liệu trên mạng,sau đó đúc kết lại :p

Bình luận (0)
trịnh hải đăng
Xem chi tiết
Đỗ Tuệ Lâm
22 tháng 3 2022 lúc 22:32

Giản dị là một phẩm chất quý báu cần có ở mỗi người. Đó là lối sống biết tiết kiệm đúng mức, không xa hoa, lãng phí. Người sống giản dị luôn thân mật, gần gũi với mọi người. Hầu hết thế hệ trẻ ngày nay đều học tập theo lối sống giản dị của Bác Hồ kính yêu. Tuy nhiên vẫn còn không ít những thanh niên chọn lối sống xa hoa, đua đòi, chạy theo các mốt ăn chơi mặc dù hoàn cảnh gia đình chẳng hề khá giả. Điều đó không chỉ làm cho cha mẹ buồn lòng mà còn đi ngược lại với chuẩn mực xã hội. Là học sinh còn ngồi trên ghế nhà trường, chúng ta cần tự rèn luyện cho mình lối sống giản dị, tiết kiệm để được mọi người yêu mến và cũng là hoàn thiện hơn nhân nhân cao đẹp của mình.

Bình luận (0)
trịnh hải đăng
22 tháng 3 2022 lúc 22:29

đâ

 

Bình luận (0)
Lê Hà
Xem chi tiết
Cô Nguyễn Vân
23 tháng 12 2019 lúc 16:34

1. 

a. Câu mang nội dung chính của đoạn văn: Hạnh phúc bình thường và giản dị lắm.

b. Biện pháp tu từ được sử dụng trong đoạn trích là điệp từ "là" kết hợp với liệt kê chỉ ra những điều giản dị trong cuộc sống hàng ngày tạo nên hạnh phúc của con người.

c. Mỗi học sinh có thể đưa ra quan niệm của mình về hạnh phúc. 

Lưu ý: Hạnh phúc là sự thỏa mãn của mỗi người về mặt tinh thần.

2. Ý nghĩa của công việc:

- Thể hiện năng lực, khả năng của mỗi người.

Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa