Mng giúp mk vs. Mai KT rồi. Thanks trc nha😙😙
So sánh nền kinh tế của các nước ở bắc âu, tây và Trung Âu, Nam âu, Đông âu
Giúp mk vs ạ
Thanks trước ạk 😙😙😙😙
Bắc Âu :
– Các nước Bắc Âu có mức sống cao dựa trên cơ sở khai thác tài nguyên thiên nhiên một cách hợp lý để phát triển kinh tế đạt hiệu quả cao.
+ Ngành hàng hải và đánh bắt cá là 2 ngành kinh tế khai thác hợp lý tài nguyên của biển.
+ Ngành khai thác rừng đi đôi với việc bảo vệ và trồng lại rừng là ngành kinh tế khai thác hợp lý tài nguyên rừng.
+ Nguồn thủy năng dồi dào được tận dụng để phát triển thủy điện
Đánh bắt cá được tiến hành dưới dạng sản xuất công nghiệp, cơ giới hóa cao từ khâu kéo lưới đến khâu chế biến trên tàu.
– Kinh tế ở Bắc Âu phát triển rất đa dạng, có cả ngành công nghệ kỹ thuật cao như viễn thông, tin học… và khai thác rừng, thủy hải sản…luôn luôn đi đôi với bảo vệ tài nguyên thiên nhiên, môi trường tự nhiên.
Tây và Trung Âu :
a. Công nghiệp
– Tây và Trung Âu tập trung nhiều cường quốc Công nghiệp hàng đầu thế giới, nhiều vùng công nghiệp nổi tiếng, nhiều hải cảng lớn
– Nền công nghiệp phát triển đa dạng và năng suất cao nhất châu Âu
b. Nông nghiệp
– Nền nông nghiệp thâm canh phát triển đa dạng và có năng suất cao nhất châu Âu.
– Các loại nông sản chính: lúa mì, lúa mạch, củ cải đường, bò sữa …
c. Dịch vụ
– Phát triển ở trình độ cao và là ngành kinh tế chính của các quốc gia.
– Các trung tâm lớn: Luân Đôn, Pa-ri …
Nam Âu :
Kinh tế Nam Âu nhìn chung chưa phát triển bằng Bắc Âu, Tây và Trung Âu:
+ Khoảng 20% lực lượng lao động làm việc trong lĩnh vực nông nghiệp, sản xuất theo quy mô nhỏ.
+ Khí hậu địa trung hải thích hợp trồng và xuất khầu các loại cây ăn quả cận nhiệt đới.
→ Nhiều nước trong khu vực vẫn phải nhập khẩu lương thực.
+ Hình thức chăn nuôi chăn thả là phổ biến, chủ yếu chăn thả mùa hạ.
+ Trình độ sản xuất công nghiệp chưa cao, I-ta-li-a có nền công nghiệp phát triển nhất khu vực, nhưng chỉ tập trung phía bắc đất nước.
+ Du lịch và xuất khẩu lao động là nguồn thu ngoại tệ quan trọng của nhiều nước trong khu vực.
Đông Âu :
– Điều kiện tự nhiên thuận lợi cho việc phát triển công nghiệp và nông nghiệp, đặc biệt là các ngành truyền thống.
– Công nghiệp ờ khu vực Đông Âu khá phát triển, với nhiều trung tâm công nghiệp lớn. Giữ vai trò chủ đạo là các ngành công nghiệp truyền thông như khai thác khoáng sân, luyện kim, cơ khí, hoá chất… Một thời kì dài, ngành công nghiệp ở Đông Àu gặp khó khăn, nguyên nhân chủ yếu là do chậm đổi mới công nghệ.
– Các nước phát triển hơn cả là Nga, U-crai-na. Sản xuất nông nghiệp được tiến hành theo qui mô lớn. U-crai-na là một trong những vựa lúa lớn của Châu Âu .
Ai làm nhanh và đúng mk sẽ tk 3 ngày 1 lần, ý lộn 3 lần 1 ngày lun 😙😙😙😙😙😘
Thực hiện phép tính: M= (-2)+(-5)+(-8)+ ..... + (-182)
Thanks nhaaaaaaa!
Nhớ giúp đấy😈😈
M = - ( 2 + 5 +8 +....+ 182)
dãy tên là các số tự nhiên liên tiếp cách nhau 3 đơn vị có số số hạng là :( 182-2 ) : 3 +1 = 61( số hạng )
Tổng là : (182 + 2).61:2=5612
=> M = - ( 5612) = -5612
Vậy M = -5612
M = (-2) + (-5) + (-8) + .... + (-182)
M có số số hạng là:
( 182 - 2 ) : 3 + 1 = 61
\(M=\frac{\left(\left(-2\right)+\left(-182\right)\right)\times61}{2}\)
\(M=\frac{-184\times61}{2}\)
\(M=\frac{-11224}{2}=-5612\)
Vậy M = -5612
Nhớ k cho mình nhé! Thank you!!!
Xin lỗi My Nguyễn Thị Trà, Nguyễn Hữu Hoàng Anh nhanh hơn rồi 😅😅
Giúp mình với 😶😶😶
BTVN: Tìm x và y, biết:
(x-1/5).(y-1/2)=0. Trong đó: x-2=y+1
Mình mới lập nick nên mấy bn chỉ mình cách viết phân số vs nha!!! Thanks mấy bn🤗🤗🤗😙😙😙
Giúp em vs ạ😙😙😙😙
Cho đoạn thẳng AB. Vẽ các điểm C, D sao cho tam giác ABC có 3 cạnh bằng nhau, tam giác ABD cũng có 3 cạnh bằng nhau. Chứng minh rằng CD là tia phân giác của ACB.
CÁC BẠN GIÚP MIK VS!!!!
VẼ HÌNH DÙM MIK LUÔN NHA!!!!
AI NHANH MÀ ĐÚNG MIK TICK CHO!!! THANKS YOU😙😙😙😗
Giúp mk zới . Thanks minh nhìu 😙😙😙
1. Cùng viết về ánh trăng nhưng trong hai bài thơ “Cảnh khuya” và bài thơ “Rằm tháng Giêng”, Hồ Chí Minh lại thể hiện một sắc thái, một cảm xúc đặc biệt. Cùng là ánh trăng đấy nhưng hình ảnh trong mỗi bài thơ lại mang một nét đẹp, lại chứa đựng những cảm xúc riêng của nhân vật trữ tình. Nếu trong bài thơ Cảnh khuya, Hồ Chí Minh vẽ ra khung cảnh đêm khuya ánh trăng được đặt trong mối quan hệ với vạn vật nơi rừng sâu và phản chiếu hình ảnh con người đang ôm mối suy tư khi liên quan đến vận nước, thì bài thơ Rằm tháng Giêng lại là bức tranh mùa xuân dưới ánh trăng Rằm, hình ảnh của nhân vật trữ tình đang trong tư thế lạc quan tự tại và niềm tin vào sự chiến thắng của Cách mạng, vào sự trường tồn của vận nước.
Trong bài thơ Cảnh khuya, Hồ Chí Minh đã vẽ ra một bức tranh thiên nhiên tuyệt đẹp, nó dường như trở lên sinh động hơn trong đêm trăng nhưng nổi bật lên trong bức tranh ấy là vẻ đẹp của một con người cách mạng đang trăn trở, suy tư về công việc của dân tộc, của đất nước:
“Tiếng suối trong như tiếng hát xa
Trăng lồng cổ thụ bóng lồng hoa
Trong không gian tĩnh lặng của đêm khuya, tiếng suối róc rách chảy trong đêm vang vọng trong không gian, đặc biệt trong cảm nhận của Hồ Chí Minh thì tiếng suối này không như những tiếng suối thường nghe thấy mà nó dịu nhẹ hơn, da diết hơn, nó tựa như “tiếng hát xa” như có như không mà vọng lại. làm cho không gian vốn tĩnh lặng của đêm khuya tràn ngập âm thanh, như một khúc giao hưởng giữa rừng già. Không chỉ âm thanh mà ngay hình ảnh cũng kích thích, cũng hấp dẫn thị giác của người nhìn, đó là hình ảnh của bóng trăng lồng vào bóng của cây cổ thụ, bóng của cây cổ thụ lại lồng vào hoa, một sự kết hợp thật độc đáo.
“Cảnh khuya như vẽ người chưa ngủ
Chưa ngủ vì lo nỗi nước nhà”
Trong không gian thanh vắng của đêm khuya, hình ảnh nhân vật trữ tình hiện lên với những nỗi trăn trở, suy tư. Đó là những suy tư về vận nước, về tương lai của một dân tộc, hình ảnh ấy làm cho người chiến sĩ cách mạng hiện lên thật đẹp, thật đáng trân trọng. Trong bài “Rằm tháng Giêng” lại khác, khung cảnh thiên nhiên mà chủ tịch Hồ Chí Minh gợi ra đó chính là khung cảnh của trời đất, sông nước khi có ánh trăng Rằm soi chiếu, cũng là ánh trăng đêm nhưng giữa hai bài thơ lại mang đến những sắc thái khác biệt, máu sắc và cảm xúc hoàn toàn khác biệt.
“ Rằm xuân lồng lộng trăng soi
Sông xuân nước lẫn màu trời thêm xuân”
Bài thơ Rằm tháng Giêng là khung cảnh đêm xuân thật rực rõ, đó là cái bát ngát, rợn ngợp mà không kém phần sinh động, thi vị. Chỉ một từ láy “lồng lộng” thôi nhưng Hồ Chí Minh đã gợi ra giới hạn vô tận của không gian. Trong không gian rộng lớn ấy, ánh trăng Rằm không chỉ soi chiếu lên vạn vật làm cho chúng trở lên sáng rõ, tươi sắc hơn. Mà trên dòng sông, ánh trăng dường như đã hòa vào làm một với dòng nước, làm cho dòng nước ấy trở nên lộng lấy bởi sự kết hợp màu sắc giữa bầu trời, ánh trăng và không khí của mùa xuân, làm cho dòng sông mùa xuân vốn tươi đẹp lại tràn ngập sắc “xuân”, làm cho không sáng đêm khuya sáng bừng lên bởi vẻ đẹp của đất trời, của vạn vật.
“Giữa dòng bàn bạc việc quân
Khuya về bát ngát trăng ngân đầy thuyền”
Nhân vật trữ tình trong bài thơ này cũng không phải bơi thuyền trên sông để ngắm cảnh mà nhằm một mục đích cao cả hơn, to lớn hơn, đó là “bàn việc quân”. Câu thơ gợi hình dung ra hình ảnh của Bác với những người cộng sự của mình đang luận bàn việc nước, những công việc có liên quan trực tiếp đến vận mệnh của một dân tộc. Không khí họp bàn khá nghiêm tức nhưng lại không bị lên gân, cường điệu một cách thái quá, điều này thể hiện được một tâm hồn tư thái, tinh thần bản lĩnh của những người làm chủ. Đặc biệt trong câu thơ này còn có sự kết hợp giữa cảnh vật với lòng người “Khuya về bát ngát trăng ngân đầy thuyền”. Hình ảnh ánh trăng ngân như báo hiệu một tương lai tươi sáng, rực rỡ của cách mạng, của đất nước.
Như vậy, ở trong cả hai bài thơ, Hồ Chí Minh đều thể hiện được tình yêu đối với thiên nhiên, vạn vật và phương tiện để truyền tải tình yêu ấy chính là ánh trăng, và troong cả hai bài thơ thì hình ảnh của người chiến sĩ cách mạng cũng hiện lên thật đẹp, dù có trăn trở suy tư hay thư thái, tự tin thì đều rất đáng trân trọng, vì con người ấy dành trọn vẹn tình cảm, tâm hồn mình cho đất nước, cho quê hương ...
2, Quê hương hai tiếng gọi thân thương trìu mến mà mỗi ai đi xa đều đau đáu trong lòng. Quê hương trong mỗi người đã trở thành máu, thành thơ, thành một phần của tâm hồn. Đối với Lý Bạch - thi nhân suốt một đời xa quê thì tình yêu quê hương lại càng dâng trào mãnh liệt qua bài thơ Cảm nghĩ trong đêm thanh tĩnh:
Đầu giường ánh trăng rọi,
Ngỡ mặt,đất phủ sương
Ngẩng đầu nhìn trăng sáng,
Cúi đầu nhớ cố hương
Mở đầu bài thơ là một thế giới ảo diệu tràn ngập ánh trăng.
Sàng tiền minh nguyệt quang
Nghi thị địa thượng sương
(Đầu giường ánh trăng rọi
Ngỡ mặt đất phủ sương)
Trăng không chỉ giới hạn ở nơi đầu giường, mà ánh trăng bao trùm cả không gian toả khắp căn phòng nơi tác giả nghỉ trọ. Trăng như dòng suối chảy miên man khắp đêm sâu. Cảnh vật như say dưới trăng, giữa khoảnh khắc đêm sâu như vậy, ánh trăng là chủ thế trong cuộc sống tĩnh lặng. Hơi thở của tạo vật đất trời cũng nhè nhẹ sợ làm vỡ tan cái êm dịu của đêm trăng.
Với Lý Bạch - một hiệp khách thì ánh trăng sáng trong quán trọ không phải là chuyện lạ. Nhưng với thi nhân thì ánh trăng đêm nay rất khác lạ. ánh trăng len lỏi vào tận đầu giường nơi tác giả nằm. Ánh trăng không phải là vô tri vô giác, nó như biết được nơi người hiệp khách dừng chân. Trăng chủ động tìm đến trò chuyện, tâm sự cùng tác giả. Trong khoảnh khắc đêm
thâu tĩnh lặng, ánh trăng trong sáng và tinh khiết được tác giả chào đón nồng hậu. Trăng sáng quá, đẹp quá khiến tác giả:
Nghi thị địa thượng sương
Ánh trăng rọi ngỡ là sương mặt đất, chỉ một hình ảnh thôi mà gợi cả một thế giới cảm xúc. Đây là một hiện tượng rất bình thường, nhưng với tác giả thì hiện tượng này tạo cảm hứng mãnh liệt. Sức liên tưởng kỳ lạ làm hình tượng thơ sống dậy. Trăng hay là sương bao phủ mặt đất? Trăng là thực mà lại không thực? Bằng chất lãng mạn, thi nhân đã nâng ánh trăng lên đến mức diệu kỳ. Vầng trăng trở nên như cõi thiên thai. Sương khói của ánh trăng làm cho câu thơ ngập trong không khí mơ màng, hư hư thực thực. Cả trăng và thi nhân đã giao hoà, giao cảm quyện làm một. Phải thật tĩnh lặng mới nghe được tiếng trò chuyện thầm thì của trăng và thi nhân. Một sự quan hệ qua lại như đền đáp ân huệ mà thiên nhiên ban tặng cho thi nhân cũng như lòng ngưỡng mộ của thi nhân với trăng. Rất tự nhiên, nhẹ nhàng thi nhân hướng về nàng tiên trong đêm sâu.
Cử đầu vọng minh nguyệt
Đê đầu tư cố hương
(Ngẩng đầu nhìn trăng sáng
Cúi đầu nhớ cố hương)
Tư thế nhìn trăng là một tư thế rất tự nhiên của thi nhân, trong giây phút ấy tác giả gửi trọn hồn mình cho trăng phút chốc tâm tư bỗng trĩu nặng rồi dồn nén vội quên đi cả vũ trụ đất trời đang mời gọi. Đê đầu nhớ về quê cũ yêu thương. Đêm nay trăng sáng nơi quê người, trong quán trọ trên bước đường lữ thứ, tâm hồn nhà thơ sau không khắc khoải bồn chồn. Ánh trăng đêm nay hay chính ánh trăng ngày nào trên núi Nga Mi hiện về. Bỗng chốc lòng tác giả nặng xuống với: quá khứ, hiện tại, tương lai đang trỗi dậy trong lòng. Phải chăng con người ấy đang muốn phủ nhận thực tại trở về quá khứ? Tình ở đây là tấm lòng thương nhớ quê hương, với Lý Bạch tấm lòng da diết khôn nguôi. Hơn nữa trong không gian vắng lặng ấy làm cho tác giả càng buồn hơn, nỗi nhớ sâu hơn, mãnh liệt hơn. Quê hương, nơi ông sinh ra và một thời gắn bó với nó, nhớ những kỷ niệm chăn trâu thổi sáo, những đêm hè gọi bạn ngắm trăng thâu. Tất cả giờ chỉ còn trong ký ức.
Quê hương là những gì thiêng liêng nhất, không chỉ Lý Bạch đêm nay nhìn trăng nhớ quê cũ. Ai ai cũng vậy, trong hoàn cảnh ấy quá khứ sao lại chẳng dội về. Có chăng trong những phút nao lòng ấy nhà thơ muốn thốt lên nỗi lòng kẻ xa quê bao năm chưa trở lại. Dẫu sao tình cảm của tác giả với quê hương cũng không bao giờ phai nhạt. Hạ Tri Chương cũng từng thốt lên tâm sự khi hồi hương.
Khi đi trẻ, lúc về già
Giọng quê vẫn thế, tóc đà khác bao
Cái hồn quê, hương quê không thay đổi trong Hạ Tri Chương. Cũng như Lý Bạch quê hương đã trở thành máu, thành hồn.
Lý Bạch đã viết bài thơ bằng tình cảm chân thực, tình yêu cố hương được thể sống động trong ông. Ta bồi hồi trước chất lãng mạn cùa bài thơ, ta trân trọng nâng niu những tình cảm tự đáy lòng của nhà thơ. Điều này đã giúp ta hiểu, cảm được cái hay cái đẹp của nghệ thuật đích thực. Ai xa quê mà chẳng có tình cảm giống như ông. Tĩnh dạ tứ xứng đáng là một bản tình ca tâm hồn, là khúc nhạc chan chứa tình yêu quê hương của “thi tiên Lý Bạch”...
3, Hình ảnh người phụ nữ qua bài bánh trôi nước:
Phụ nữ Việt Nam là những người đức hạnh, khao khát một cuộc sống yên bình, hạnh phúc, nhưng các thế lực bạo tàn và cả lễ giáo khắc nghiệt lại xô đẩy họ vào những cảnh ngộ éo le, oan khuất, bất hạnh. Chủ đề này là nguồn cảm hứng cho các nhà văn, nhà thơ trung đại sáng tác những tác phẩm giá trị, nổi tiếng mà nổi bật là các bài thơ Bánh trôi nước, tự tình (bài II) của Hồ Xuân Hương và Thương vợ của Trần Tế Xương.
Qua những bài thơi trên, hình ảnh người phụ nữ hiện lên trước hết là những con người đẹp đẽ, không chỉ ở hình thức mà chủ yếu ở những phẩm chất cao quý: tài năng, nhân phẩm và khát vọng chân chính của con người như khát vọng vê quyền sống, khát vọng tự do, công lý, khát vọng tình yêu, hạnh phúc … Vẻ đẹp bền ngoài của người phụ nữ đã được nhà thơ Hồ Xuân Hương diễn tả trong bài Bánh trôi nước như sau:
“Thân em vừa trắng lại vừa tròn”.
Chiếc bánh trôi nước làm bằng bột nếp trắng tinh, mịn màng, tròn trịa và xinh xắn khiến người ta liên tưởng tới vẻ đẹp hồn nhiên của những cô gái đương xuân. “Vừa trắng lại vừa tròn”, từ ngữ gợi tả đả được sử dụng thật khéo léo để vừa diễn tả hình dang tròn và màu sắc trắng của bánh trôi nước, vừa ca ngợi vẻ đẹp hình thức của người phụ nữ với làn da trắng, thân thể đầy đặn. Nhưng đẹp nhất ở người phụ nữ vẫn là những phẩm chất cao quý.
“Mà em vẫn giữ tấm lòng son”.
Đây chính là lòng dạ sắt son vẫn được giữ nguyên vẹn, không để mất đi trong cuộc đời chìm nổi, lênh đênh. Hình ảnh ẩn dụ so sánh ngầm “tấm lòng son” vừa diễn tả được cái nhân màu đỏ của bánh trôi nước vừa nói lên tấm lòng chung thủy sắt son được giữ vững dù trong bất cứ hoàn cảnh khó khăn nào. Ở đây, tác giả đã sử dụng từ “mà” một cách xuất sắc để nói lên quyết tâm đó. Hơn nữa, Hồ Xuân Hương cũng rất khéo léo khu sử dụng đại từ “em” ở câu mở bài và kết thúc của bài thơ để diễn tả sự khiêm tốn của người phụ nữ dù họ vẫn tự hào về vẻ đẹp tâm hồn lẫn hình thức của mình.
Còn trong bài thơ Thương vợ, phẩm chất của người phụ nữ chính là tình yêu thương, lòng nhân hậu, một lòng một dạ vì chồng con:
“Quanh năm buôn bán ở mom sông
Nuôi đủ năm con với một chồng”.
Câu thơ diễn tả gánh nặng gia đình đặt lên vai bà Tú. Từ “mon” thật là hay, giúp người đọc thấy được nỗi gian truân của bà Tú khi quanh năm buôn bán bên bờ sông Vị, nơi ba bề là nước rất nguy hiểm. Bà vất vả quanh năm chẳng nề hà như vậy để nuôi cả nhà. Đông con, nuôi lũ con đông ấy đã đành, bà còn phải nuôi chồng. Năm con với một chồng là sáu người. Một phải gánh sáu, thế đã là nặng, phải gánh và gánh được, thế là đảm đang. Nhưng có lẽ một mình ông Tú nhu cầu cũng bằng của năm đứa con kia cộng lại (vì ông ngoài nhu cầu ăn, uống còn giấy vở, bút, nghiêm, mực …). Vì vậy nhà thơ đã tách ông ra một bên đòn gánh để gánh cho cân:
“Nuôi đủ năm con với một chồng”.
Vì cái gánh quá nặng nên bà vất vả quanh năm như vậy mà cũng chỉ vừa đủ nuôi chồng, nuôi con. Vậy mới thật là đảm, nặng đến thế mà cũng gánh xong, khó thế mà cũng chu toàn. Câu thơ thể hiện sử vất vả, gian lao, đức tính chịu thương, chịu khó hết lòng vì chồng, vì con, đồng thời ca ngợi sự đảm đang, tần tảo của bá Tú nói riêng và của người phụ nữ Việt Nam nói chung.
Vẻ đẹp tâm hồn của người phụ nữ còn là tinh thần mạnh mẽ, dám vượt lên trên đớn đau để tìm niềm hạnh phúc mà mình hằng khao khát. Hồ Xuân Hương đã nêu lên tinh thần này trong bài thơ Tự tình như sau:
“Xiên ngang mặt đất, rêu từng đám
Đâm toạc chân mây, đá mấy hòn”.
Hình tượng thiên nhiên dữ dội, “nổi loạn” như tính cách bướng bỉnh không chịu khuất phục của chính tác giả. Hai câu thơ tưởng như chỉ miêu tả cảnh vật xung quanh, nhưng chính những đặc điểm của cảnh vật đó dã được dùng để bộc lộ tâm trạng của con người. Những sinh vật bé nhỏ, hèn mọn còn hèn mọn hơn cả “nội cỏ hoa hèn” như đám rêu kia mà cũng không chịu mềm yếu. Nó phải mọc xiên, “xiên ngang mặt đất”. Đá đã rắn chắc lại phải rắn chắc hơn, nó phải “đam toạc chân mây”. Chỉ là những cảnh vật bình thường không có gì đặc biệt như rêu và đá, nhưng qua cách nhìn đầy bất mãn, ấm ức của tác giả, chúng trở nên vô cùng sống động. Đây cũng chính là tâm trạng của Hồ Xuân Hương phẫn uất trước những tục lễ phong kiến, những thế lực đang tàn nhẫn ra tay bóp chết hạnh phúc của bà. Đây quả là một cách suy nghĩ vô cùng mới mẻ, một tư tưởng đi trước thời đại, một tính cách hoàn toàn khác biệt so với người phụ nữ lúc bấy giờ. Đó cũng chính là một bản lĩnh một các tính Hồ Xuân Hương thật đáng trân trọng.
Tuy đẹp như vậy nhưng người phụ nữ xưa phải chịu nhiều nỗi khổ đau … Trước hết, họ phải sống cuộc sống vất vả, cực nhọc. Chúng ta thử xem công việc của bà Tú trong bài thơ Thương vợ:
“Lặn lội thân cò khi quãng vắng
Eo sèo mặt nước buổi đò đông”.
Tú Xương mượn hình ảnh con cò trong ca dao để nói về bà Tú. Hình ảnh con cò trong ca dao đã tội nghiệp, hình ảnh con cò trong thơ Tú Xương còn tội nghiệp hơn. Chỉ bằng ba từ “khi quãng vắng”, tác giả đã nói lên được cả thời gian, cả không gian heo hút, rợn ngợt, chứa đầy lo âu. Hình ảnh này càng kafm tăng nỗi vất vả, gian truân, đơn chiếc của bà Tú.
Câu thơ tiếp theo gợi cảnh chen chúc, bươn bả trên sông nước của những người buôn bán nhỏ. Sự cạnh tranh chưa đến mức sát phạt nhau nhưng cũng không thiếu lời qua tiếng lại. Buổi đò đông đâu phải là ít lo âu, nguy hiểm hơn khi quãng vắng. Bà Tú đã vất vả, đơn chiếc, nay lại thêm sự bươn chải trong hoàn cảnh chen chúc làm ăn.
Người phụ nữ xưa phải chịu nỗi khổ đau hơn nữa khi không được làm chủ số phận của mình. Hồ Xuân hương đã thốt lên”
“Bảy nổi ba chìm với nước non
Rắn nước mặc dầu tay kẻ nặn”.
Đây chính là hình ảnh chìm nổi của bánh trôi nước ở trong nồi nước sôi, đồng thời làm ta liên tưởng tới hình ảnh về số phận của người phụ nữ phải lênh đênh không định hướng được cuộc đời sẽ về đâu. Và hơn thế nữa, họ không được làm chủ số phận của mình. Cuộc đời của họ “rắn hay nát”, nghĩa là hạnh phúc hay đau khổ giống như hình ảnh rắn nát của bánh trôi nước là tùy “tay kẻ nặn”. Bởi vì, sống trong xã hội phong kiến, họ bị ràng buộc bởi nhiều tư tưởng lạc hậu “trọng nam khinh nữ”, “chồng chúa vợ tôi”, “tại gia tòng phụ, xuất giá tòng phu, phu tử tòng tử” …
Người phụ nữ xưa cũng phải chịu nỗi khổ đau vì cô quạnh, thiếu vắng hạnh phúc lứa đôi, vì không người yêu thương, thông cảm … Bài thơ Tự tình đã nói họ điều này:
“Đêm khuya văng vẳng trống canh dồn
Trơ cái hồng nhan với nước non”.
Trống cánh dồn văng vẳng là âm thanh duy nhất trong đêm vắng. Nửa đêm là thời gian sum họp của vợ chồng, là thời điểm hạnh phúc lứa đôi. Vậy mà lại có người phụ nữ tỉnh dậy vào đúng thời khắc thiêng liêng ấy, hay vì cả đêm người phụ nữ đã không ngủ được vì chăn đơn gối chiếc, vì tâm trạng đang mang nặng một nỗi cô đơn? Đó có phải là tiếng trống cất lên từ tiếng lòng thổn thức của tác giả, tiếng trống ám ảnh về một bi kịch đang ngày càng đến gần hơn với bà. Khi thời gian cứ lướt qua càng lúc càng dồn dập thì cũng là lúc “hồng nhan” ngày một trơ ra với đời. Đó là điều mà bất cứ người phụ nữ nào cũng hết sức tự hào, coi trọng, nâng niu. Nhưng “hồng nhan”để làm gì khi nửa đêm phải tỉnh giấc trong cái trống trải, lạnh lẽo đến cay đắng. Câu thơ như lời đay nghiến, mỉa mai chính bản thân mình, đang thương cho những người phụ nữ đương thời bị đè nén, áp bức với những hủ tục phong kiến đến mức xơ xác, héo mòn cả một phận hồng nhan. Đó còn là nỗi đau vì cô quạnh, thiếu vắng hạnh phúc lứa đôi, không người yêu thương, thông cảm.
“Chén rượu hương đưa say lại tỉnh
Vầng trăng bóng xế khuyết chưa tròn”.
Một người phụ nữ mà phải ngồi uống rượu một mình, cô đơn với đêm khuya, với vầng trăng lạnh. Câu thơ là ngoại cảnh mà cũng là tâm cảnh, tạo nên sự đồng nhất giữa trăng với người. Khi muốn quên sầu là lúc người ta ở trong tâm trạng cay đắng nhất, khi xung quanh không có ai để có thể chia sẻ nỗi niềm và ta chỉ còn biết quên đi nỗi niềm trong men rượu, một mình. Trăng vốn là biểu tượng của hạnh phúc, là hình ảnh đại diện cho ước mơ và hy vọng. Nhưng trang của Hồ Xuân Hương lại “khuyết”, “chưa tròn” – biểu tượng cho một hạnh phúc không hề trọn vẹn, một cuộc đời còn dang dở, éo le với những trắc trở trong tình duyên. Ánh trăng sáng mà lạnh lẽo vô cùng. Ẩn hiện trong đó một nỗi cô đơn, trống vắng. Bóng xế đi kèm với trăng lại gợi nên một nỗi niềm trong lòng tác giả: nỗi lo sợ trước tuổi xuân đang đi mất. Trăng đã xế mà vẫn khuyết chưa tròn, giống như tuổi xuân của Hồ Xuân Hương đang mất đi mà tình duyên chưa được trọn vẹn.
“Ngán nỗi xuân đi xuân lại lại
Mảnh tình san sẻ tí con con”.
Ngán là chán ngán, là ngán ngẩm. Hồ Xuân Hương ngán lắm rồi nổi đời éo le, bạc bẽo. Từ xuân mang hai nghĩa, vừa là mùa xuân, vừa là tuổi xuân. Mùa xuân đi rồi, mùa xuân trở lại với thiên nhiên, với muôn nghìn hoa cỏ, lá cây, nhưng với con người, tuổi xuân qua là không bao giờ trở lại. Nghệ thuật tăng tiến làm cho nghịch cảnh càng éo le hơn: “Mảnh tình san sẻ tí con con”. Mảnh tình đã bé lại còn san sẻ thành ít ỏi, chỉ còn tí con con nên càng xót xa, tội nghiệp. Câu thơ được viết ra có thể là tâm trạng của người mang thân đi làm lẽ. Đau xót biết mấy, khi mảnh tình là một thứ được chia năm xẻ bảy, nhận được duy nhất một mảnh tí con con. Hạnh phúc của bà chẳng những không trọn vẹn mà còn nhỏ bé, ít ỏi đến mức độ tội nghiệp. Tình duyên như thế có để làm gì, chỉ càng thêm tủi nhục, đắng cay. Bi kịch của Hồ Xuân Hương cũng là của người phụ nữ thời bấy giờ.
Vì sao trong thơ của hai nhà thơ nổi tiếng của nền văn học trung đại như Hồ Xuân Hương, Trần Tế Xương,hình tượng người phụ nữ Việt Nam lại hiện lên giống nhau như vậy? Họ đều chịu nhiều đau đớn, tủi cực nhưng vẫn toát lên tinh thần đấu tranh mạnh mẽ, vượt lên số phận để làm tốt bổn phận của một người phụ nữ trong gia đình, một người phụ nữ dám vượt lên trên đớn đau để tìm hạnh phúc mà mình hắng khao khát. Vì đây chính là cuộc sống cuộc đời thực sự của những người phụ nữ trong xã hội xưa, đồng thời là kết tinh của những đức tính tốt đẹp của người phụ nữ Việt Nam qua hàng bao thế kỉ.
Đồng cảm với các nhà thơ qua các tác phẩm văn học cổ, chúng ta phải cố gắng xây dựng cuộc sống tốt đẹp, không còn áp bức, bất công, nhất là để tiếng đàn hạnh phúc luôn ngân lên những tiếng tơ đồng ngợi ca cuộc sống tốt đẹp của người phụ nữ Việt Nam.
“Thân em như củ ấu gai
Ruột trong thì trắng vỏ ngoài thì đen
Ai ơi nếm thử mà xem
Nếm ra mới biết rằng em ngọt bùi”.
Từ chuyện "mẹ hiền dạy con" em hãy viết đoạn văn trình bày suy nghĩ của em về vai trò của cha mẹ trong cuộc sống của mỗi chúng ta.
Mai mn nộp rồi các bn làm hộ nha😙😙😙😙
Từ chuyện "mẹ hiền dạy con" em hãy viết đoạn văn trình bày suy nghĩ của em về vai trò của cha mẹ trong cuộc sống của mỗi chúng ta.
Bài làm
Nếu không có người mẹ hiền thì cũng không có anh hùng, thi sĩ. Mỗi một đứa trẻ trên trái đất đều có một người mẹ; hạnh phúc nhất của đứa con là có người mẹ hiền.
Mẹ hiền là người mẹ sinh thành nuôi dưỡng đứa con. Tục ngữ có câu: Đứa con là hạt máu cắt đôi của mẹ. Mẹ hiền là người yêu thương dạy bảo con nên người, biết nuôi dưỡng chí hướng và lẽ sống cho con, hình thành nhân cách văn hoá cho con. Bà mẹ Mạnh Tử là một người mẹ hiền lý tưởng xưa nay.
Bà thay đổi nơi ở đến nhiều lần. Lần thứ nhất dời nhà đến ở gần nghĩa địa, bà quan sát thấy con chỉ biết bắt chước "đào, chôn, lăn khóc". Đó là việc của phu đào huyệt, là những biểu hiện đau buồn của tang gia. Mạnh mẫu nói với mình, nói cho mình: chỗ này không phải chỗ con ta ở được. Lần thứ hai, bà phải dời nhà; dời nhà vì con thơ. Đến nơi ở mới, gần chợ, con trai bà cũng bắt chước nô nghịch cách buôn bán điền đảo. Không thể để con nhiễm phải tính xấu ấy, bà lại nói như nhắc khẽ mình: Chỗ này cũng không phải chỗ con ta ở được. Bà lại dời nhà đến nơi khác. Tất cả vì con. Lần thứ ba, Mạnh mẫu chuyện nhà đến ở gần trường học. Con bà thấy trẻ đua nhau học tập lễ phép, cắp sách vở, về nhà cũng bắt chước học tập lễ phép, cáp sách vở. Mẹ Mạnh Tử rất vui lòng, nói: Chỗ này là chỗ con ta ở dược đây. Qua đó, ta thấy Mạnh mẫu rất quan tâm đến con, luôn luôn theo dõi những biến đổi, những tiến bộ của con, tìm môi trường sống, môi trường học tập tốt đẹp cho con. Đó là cách dạy con rất tích cực, rất tiến bộ.
Bà mẹ Mạnh Tử quan tâm giáo dục con tính trung thực, thật thà. Mẹ không được nói dối con thơ. Mẹ phải làm gương cho con trong nói năng, ứng xử, trong mọi việc lớn nhỏ. Nhỡ nói đùa con: "Để cho ăn ăn cơm đây", khi con hỏi: Người ta giết lợn làm gì thế, bà nghĩ và hối hận. Bà tự trách mình: Ta nói lỡ mồn rồi! Con ta thơ ấu, tri thức mới mở mang mà ta nói dối nó, thì chẳng hoá ra ta dạy nó nói dối hay sao?. Mẹ hiền đã đi mua thịt lợn, đem về cho con ăn thật. Lời nói ấy, cách suy nghĩ ấy, việc làm ấy cho thấy người mẹ hiền rất gương mẫu trong giáo dục đạo đức cho con thơ.
Mạnh mẫu rất thương con, nhưng không nuông chiều. Bà rất nghiêm khắc, rất kiên quyết trước ý thức vô kỷ luật trong học tập của con. Mạnh Tử đang đi học, bỏ học về nhà chơi. Cử chỉ người mẹ trông thấy con bỏ học liền cầm dao cắt đứt tấm vải đang dệt trên khung thể hiện thái độ rất giận trước ý thức kém cỏi của con. Tấm vải đang dệt mà bị cắt đứt, xem như bị hỏng. Không la mắng! Không roi vọt! Bà chỉ nói với con: Con đang đi học mà bỏ học, thì cũng như ta đang dệt tấm vải này mà cắt đứt đi vậy. Một lời dạy con rất nghiêm, rất sâu sắc. Mạnh mẫu đã dạy con tính nghiêm túc, tính chăm chỉ trong học tập. Nhờ công giáo dục quý báu của mẹ hiền mà từ đó về sau, Mạnh Tử học tập rất chuyên cần, chẳng bao lâu trở thành một bậc đại hiền, được người đời ngưỡng mộ.
Mẹ hiền dạy con là một truyện lí thú. Một cách viết ngắn, lớp lang mạch lạc, giản dị mà sâu sắc: Ba lần chuyển chỗ ở, một lần hối hận vì "nói đùa" với con, một lần cắt đứt tấm vải đang dệt... để dạy con ý thức học tập. Mạnh mẫu rất yêu con, lại có phương pháp dạy con, quan tâm giáo dục đạo đức và chí hướng học hành cho con. Mạnh mẫu là một bà mẹ hiền vĩ đại. Mạnh Tử là một nhà hiền triết vĩ đại mới có người con vĩ đại. Đọc truyện Mẹ hiền dạy con, càng kính trọng Mạnh mẫu bao nhiêu thì ta càng yêu quý mẹ cha mình bấy nhiêu!
"Công lao của cha mẹ to lớn như biển cả và nó rất quan trọng đối với chúng ta". Một công đôi việc mà cha mẹ đã hy sinh cho chúng ta. Họ là người đã chăm sóc và dạy dỗ chúng ta nên người. không có người trồng cây, không có quả. Không có người sinh thành thì không có bản thân mỗi chúng ta. Công đức sinh thành của cha mẹ không gì sánh bằng: cha thức khuya dậy sớm làm lụng vất vả lo cho con có cơm ăn áo mặc, việc học hành. Dòng sữa ngọt ngào, lời ru của mẹ, người con nào có thể quên. Lúc con ốm đau, bệnh tật, cha mẹ lo lắng thuốc thang. Lòng thành kính của chúng ta tới cha mẹ được biểu hiện trong thực tế đời sống như phải biết kính trọng biết ơn cha mẹ, phụng dưỡng chăm sóc cha mẹ lúc ốm đau bệnh tật, khi về già phải biết chia sẻ gánh nặng cuộc sống với cha mẹ. Người con có hiếu là người con luôn biết yêu thương và kính trọng cha mẹ, phải làm cho cha mẹ vui lòng và tự hào về những cử chỉ hành động của chúng ta!
Nếu không có người mẹ hiền thì cũng không có anh hùng, thi sĩ. Mỗi một đứa trẻ trên trái đất đều có một người mẹ; hạnh phúc nhất của đứa con là có người mẹ hiền.
Mẹ hiền là người mẹ sinh thành nuôi dưỡng đứa con. Tục ngữ có câu: Đứa con là hạt máu cắt đôi của mẹ. Mẹ hiền là người yêu thương dạy bảo con nên người, biết nuôi dưỡng chí hướng và lẽ sống cho con, hình thành nhân cách văn hoá cho con. Bà mẹ Mạnh Tử là một người mẹ hiền lý tưởng xưa nay.
Bà thay đổi nơi ở đến nhiều lần. Lần thứ nhất dời nhà đến ở gần nghĩa địa, bà quan sát thấy con chỉ biết bắt chước "đào, chôn, lăn khóc". Đó là việc của phu đào huyệt, là những biểu hiện đau buồn của tang gia. Mạnh mẫu nói với mình, nói cho mình: chỗ này không phải chỗ con ta ở được. Lần thứ hai, bà phải dời nhà; dời nhà vì con thơ. Đến nơi ở mới, gần chợ, con trai bà cũng bắt chước nô nghịch cách buôn bán điền đảo. Không thể để con nhiễm phải tính xấu ấy, bà lại nói như nhắc khẽ mình: Chỗ này cũng không phải chỗ con ta ở được. Bà lại dời nhà đến nơi khác. Tất cả vì con. Lần thứ ba, Mạnh mẫu chuyện nhà đến ở gần trường học. Con bà thấy trẻ đua nhau học tập lễ phép, cắp sách vở, về nhà cũng bắt chước học tập lễ phép, cáp sách vở. Mẹ Mạnh Tử rất vui lòng, nói: Chỗ này là chỗ con ta ở dược đây. Qua đó, ta thấy Mạnh mẫu rất quan tâm đến con, luôn luôn theo dõi những biến đổi, những tiến bộ của con, tìm môi trường sống, môi trường học tập tốt đẹp cho con. Đó là cách dạy con rất tích cực, rất tiến bộ.
Bà mẹ Mạnh Tử quan tâm giáo dục con tính trung thực, thật thà. Mẹ không được nói dối con thơ. Mẹ phải làm gương cho con trong nói năng, ứng xử, trong mọi việc lớn nhỏ. Nhỡ nói đùa con: "Để cho ăn ăn cơm đây", khi con hỏi: Người ta giết lợn làm gì thế, bà nghĩ và hối hận. Bà tự trách mình: Ta nói lỡ mồn rồi! Con ta thơ ấu, tri thức mới mở mang mà ta nói dối nó, thì chẳng hoá ra ta dạy nó nói dối hay sao?. Mẹ hiền đã đi mua thịt lợn, đem về cho con ăn thật. Lời nói ấy, cách suy nghĩ ấy, việc làm ấy cho thấy người mẹ hiền rất gương mẫu trong giáo dục đạo đức cho con thơ.
Mạnh mẫu rất thương con, nhưng không nuông chiều. Bà rất nghiêm khắc, rất kiên quyết trước ý thức vô kỷ luật trong học tập của con. Mạnh Tử đang đi học, bỏ học về nhà chơi. Cử chỉ người mẹ trông thấy con bỏ học liền cầm dao cắt đứt tấm vải đang dệt trên khung thể hiện thái độ rất giận trước ý thức kém cỏi của con. Tấm vải đang dệt mà bị cắt đứt, xem như bị hỏng. Không la mắng! Không roi vọt! Bà chỉ nói với con: Con đang đi học mà bỏ học, thì cũng như ta đang dệt tấm vải này mà cắt đứt đi vậy. Một lời dạy con rất nghiêm, rất sâu sắc. Mạnh mẫu đã dạy con tính nghiêm túc, tính chăm chỉ trong học tập. Nhờ công giáo dục quý báu của mẹ hiền mà từ đó về sau, Mạnh Tử học tập rất chuyên cần, chẳng bao lâu trở thành một bậc đại hiền, được người đời ngưỡng mộ.
Mẹ hiền dạy con là một truyện lí thú. Một cách viết ngắn, lớp lang mạch lạc, giản dị mà sâu sắc: Ba lần chuyển chỗ ở, một lần hối hận vì "nói đùa" với con, một lần cắt đứt tấm vải đang dệt... để dạy con ý thức học tập. Mạnh mẫu rất yêu con, lại có phương pháp dạy con, quan tâm giáo dục đạo đức và chí hướng học hành cho con. Mạnh mẫu là một bà mẹ hiền vĩ đại. Mạnh Tử là một nhà hiền triết vĩ đại mới có người con vĩ đại. Đọc truyện Mẹ hiền dạy con, càng kính trọng Mạnh mẫu bao nhiêu thì ta càng yêu quý mẹ cha mình bấy nhiêu!
Day la bai hat gi?
Nguyen nhan la do con tim
anh ko con yeu nhu luc truoc va gio day anh mong em hay chap nhan dieu do giai thoat cho nha di em dung ban long them chi hoi nguoi em hay nhin ve doan dung phia truoc mai sau du anh co buoc tiep yeu moi nguoi khac nua va.................
Goi y:đây là bài hát của nam ca sĩ trẻ Lâm Chấn khang😙😙😙😙😙😙😙😙😙😙😙😙😙😙😙😙😙😙😙😙😙😙😙😙😙
Tìm giá trị của hằng số a để phương trình sau vô nghiệm
a(3x-1)/5 -6x-17/4 + 3x+2/10 =0 (ĐÂY LÀ PHÂN SỐ NHA )
GIÚP MK NHA!!😙😙😙❤❤❤