Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài

Những câu hỏi liên quan
Sao Băng
Xem chi tiết
Phước Lộc
Xem chi tiết
kirito3
11 tháng 12 2017 lúc 12:45

*nội dung:

-Sử dụng đại từ"ta" ->Nguyễn Trãi

-Cảnh Côn Sơn được cảm nhận và miêu tả:

+Suối chẩy rì rầm-Nghe như tiếng đàn cầm

+Đá rêu phơi-Như ngồi chiếu êm

+Rừng thông mọc-Như nêm(mọc dày)=>Ta nắm dưới bóng mát của cây thông

+Rừng trúc-Xanh mát

=>Sử dụng những động từ, nghệ thuật miêu tả và biện pháp tu từ so sánh, hiện lên một Nguyễn Trãi sống thảnh thơi, thả hồn vào cảnh trí Côn Sơn, khoáng đạt, thanh tĩnh, nên thơ.

* Nghệ thuật:

-Sử dụng đại từ xưng hô"ta"

-Sử dụng dọng thơ nhẹ nhàng, êm ái, tái hiện lên một tâm hồn cao đẹp

đây là phần cô giáo mk cho chép

chúc bn hok tốt

Phước Lộc
11 tháng 12 2017 lúc 9:19

Help me

Đường Quỳnh Giang
28 tháng 9 2018 lúc 11:40

Nội Dung:

Bài thơ vẽ lên một bức tranh thiên nhiên vô cùng đẹp nơi Côn Sơn mộc mạc dân dã. Cáo quan về quê nhà thơ không hề hối hận cũng không hề buồn mà chỉ nhàn nhã và thanh thản thêm. Với biện pháp nghệ thuật so sánh được sử dụng dày đặc Côn Sơn càng hiện lên sinh động hơn và tâm trạng của nhà thơ càng được thể hiện rõ hơn – đó là một tâm trạng hết sức phấn chấn và thanh thản.

Đinh Hoàng Yến Nhi
Xem chi tiết
Nguyễn Tuấn Dĩnh
2 tháng 9 2019 lúc 15:37

Tháng 8, gió bão lốc ập tới, trời đổ mưa, cùng với những âm thanh rùng mình của tiếng sấm chớp. Mái nhà tranh không chịu được sức gió chỉ trong chốc lát đã bật tung mái bay tứ tung. Mảnh bay sang sông, rải khắp bờ, mảnh thì bay vào rừng xa, mảnh thì ngoài mương… Ông cảm thấy đau xót bởi khó khăn lắm căn nhà được sự giúp đỡ của mọi người ông mới có một mái nhà trú mưa, trú nắng. Hoàn cảnh thật đáng thương và bi thiết. Ấy thế mà, lũ trẻ tranh nhau tới cướp những mảnh tranh còn sót lại rồi bỏ chạy khuất sau lũy tre. Sức tàn lực kiệt ông chỉ biết đứng nhìn theo lũ trẻ. Những câu thơ này, chúng ta tưởng tượng ra hình ảnh đáng thương của một ông cụ tay chống gậy, bất lực nhìn bọn trẻ cướp giật, bỏ chạy. Hình ảnh này gợi lên những ngang trái, bất công đầy rẫy trong xã hội đương thời. Đồng thời, ta cũng thêm thấu hiểu tấm lòng của tác giả đối với những kẻ làm điều xấu bởi ông hiểu sự nghèo khổ, bần cùng là nạn nhân của xã hội thối nát.

Dương Khánh Vy
Xem chi tiết
Thảo Phương
13 tháng 10 2016 lúc 12:37

Côn Sơn là một danh lam thắng cảnh, một di tích lịch sử nổi tiếng của đất nước ta. Nhắc đến Côn Sơn chắc hẳn mọi người, đặc biệt là các bạn yêu thơ không thể nào quên bài thơ “Côn Sơn Ca” nổi tiếng của Nguyễn Trãi. Trong đó có một đoạn mà em thấy rất thích:
“ Côn Sơn suối chảy rì rầm
Ta nghe như tiếng đàn cầm bên tai.
Côn Sơn có đá rêu phơi
Ta ngồi lên đá như ngồi chiếu êm.
Trong ghềnh thông mọc như nêm,
Tìm nơi bóng mát ta lên ta nằm.
Trong rừng có trúc bóng râm,
Trong màu xanh mát ta ngâm thơ nhàn.”
Trước hết, em vô cùng ấn tượng về khung cảnh thơ mộng hữu tình của Côn Sơn qua ngòi bút giàu màu sắc hội họa của Nguyễn Trãi. Lần lượt khung cảnh của Côn Sơn với rừng thông, núi đá đã hiện ra trước mắt em khiến em say mê, thích thú:
“Côn Sơn suối chảy rì rầm
Ta nghe như tiếng đàn cầm bên tai.
Côn Sơn có đá rêu phơi
Trong ghềnh thông mọc như nêm,
Trong rừng có trúc bóng râm,”
Nghệ thuật lấy động tả tĩnh đã gợi không gian yên ắng, tĩnh lặng, chỉ nghe được tiếng suối chảy rì rầm, đều đều vọng lại từ xa. Nguyễn Trãi đã sử dụng gam màu xanh làm chủ đạo: màu xanh của rêu đá rồi màu xanh cả rừng thông, trúc. Tất cả gợi nên khung cảnh thiên nhiên thơ mộng. Nghệ thuật gợi nhiều hơn tả đã tái hiện khung cảnh thiên nhiên khoáng đạt, thanh tĩnh, đẹp đẽ, nên thơ, có âm thanh tiếng suối, có bàn đá rêu phơi,có màu xanh bạt ngàn của rừng thông và trúc. Đoạn thơ đã khơi gợi trong em lòng yêu mến, tự hào về cảnh đẹp Côn Sơn nói riêng và cảnh đẹp đất nước nói chung. Không chỉ vậy, Nguyễn Trãi còn sáng tạo nên một loạt hình ảnh so sánh khiến em rất thích:
“Côn Sơn suối chảy rì rầm
Ta nghe như tiếng đàn cầm bên tai.
(…)
Ta ngồi trên đá như ngồi chiếu êm.
Trong ghềnh thông mọc như nêm
Hình ảnh so sánh mới lạ đã gợi khung cảnh khoáng đạt, tĩnh lặng. Trong đó, em thích nhất hình ảnh so sánh: “ tiếng suối như tiếng đàn cầm”. Hình ảnh so sánh thật hay và gợi cảm gợi tả âm thanh trầm bổng, du dương của tiếng suối chảy. Hình ảnh so sánh này làm em liên tưởng đến câu thơ của Hồ Chí Minh:
“ Tiếng suối trong như tiếng hát xa”
Cả hai bài đều lấy âm thanh do con người tạo ra để ví với âm thanh thiên nhiên. Cả hai bài đều là hình ảnh so sánh đẹp thể hiện sự cảm nhận tinh tế, tình yêu thiên nhiên của hai tác giả. Tuy nhiên, Nguyễn Trãi so sánh tiếng suối như tiếng đàn cầm phù hợp với tâm trạng của tác giả khi rời xa chốn triều chính về ở ẩn ở Côn Sơn còn Hồ Chí Minh so sánh tiếng suối như tiếng hát xa đã gửi gắm niềm lạc quan, yêu đời của người chiến sĩ Cách mạng
Bên cạnh đó, em vô cùng yêu quý, trân trọng nhân cách thanh cao, tâm hồn thi sĩ của Nguyễn Trãi gửi gắm qua đoạn trích. Nguyễn Trãi đã chủ động rời xa chốn quan trường đầy bon chen, danh lợi, lui về ở ẩn, vui thú cùng thiên nhiên:
“ Trong màu xanh mát ta ngâm thơ nhàn”
Chữ “nhàn” bộc lộ rõ tâm hồn trong sáng, không màng danh lợi thể hiện niềm vui được sống trong cảnh nhàn hạ. Nhưng ẩn sâu trong chữ “nhàn” ấy còn một nỗi niềm đau đáu, luôn lo nghĩ cho dân, cho nước nhà. Tấm lòng tha thiết với đất nước và nhân cách trong sáng thanh cao của nhà thơ làm em cảm phục biết bao!Và em cũng rất thích tình cảm yêu mến, gắn bó chan hòa với thiên nhiên của Nguyễn Trãi:
“ Ta nghe như tiếng đàn cầm bên tai
Ta ngồi trên đá như ngồi chiếu êm
Tìm nơi bóng mát ta lên ta nằm
Trong màu xanh mát ta ngâm thơ nhàn”
Điệp ngữ “ta” được lặp lại năm lần, mỗi lần là một tư thế, một tâm thế khác nhau: Nghe, ngồi, nằm, ngâm. Em hình dung nhà thơ đang sống trong những giây phút thảnh thơi tận hưởng những món quà vô giá do thiên nhiên ban tặng. Đó cũng thể hiện rõ sự hòa hợp, gắn bó với thiên nhiên. Với Nguyễn Trãi thiên nhiên không đơn thuần là thiên nhiên mà còn là bầu bạn của nhà thơ. Như vậy Nguyễn Trãi không chỉ có tình yêu thiên nhiên tha thiết mà còn là một con người có tâm hồn thi sĩ, nhân cách thanh cao. 
Càng yêu thích nội dung đoạn thơ em càng yêu mến nét nghệ thuật đặc sắc của đoạn thơ. Các điệp ngữ “ Côn Sơn, ta, trong”được sử dụng hiệu quả tạo nên giọng điệu nhẹ nhàng, êm tai của đoạn thơ. Một loạt phép so sánh mới lạ thể hiện tâm hồn nhạy cảm, sự tinh tế trong liên tưởng, tượng tượng và miêu tả của nhà thơ. 
Đoạn trích đã khép lại nhưng giai điệu ngân nga của bài thơ còn mãi trong em. Em càng tự hào về đại thi hào dân tộc. Em mong được một lần đến thăm Côn Sơn để khám phá vẻ đẹp thơ mộng của Côn Sơn và đồng điệu với nỗi niềm của Nguyễn Trãi. 

Linh Phương
13 tháng 10 2016 lúc 12:47

  Bài ca Côn Sơn (Côn Sơn ca) là một bài thơ chữ Hán nổi tiếng. Có lẽ Nguyễn Trãi viết bài thơ này trong thời kì ông cáo quan về ở ẩn ở Côn Sơn để giữ cho tâm hồn được thanh cao, trong sạch.

Đối với Nguyễn Trãi, Côn Sơn là một miền đất có sức hút kì lạ. Chẳng thế mà hai lần cáo quan về ở ẩn, ông đều tìm về với Côn Sơn. Và núi rừng Côn Sơn thanh vắng đã trở thành một thế giới riêng đầy thân thương gắn bó với thi nhân. Tại Côn Sơn, Nguyễn Trãi đượcsống với chính mình. Dường như thiên nhiên đã trở thành cứu cánh cho tâm hồn ông- một tâm hồn đớn đau vì nhân tình thế thái. Tại Côn Sơn, mọi vật đối với ông trở nên có tình, có nghĩa, như bầu bạn, như tri âm:

Núi láng giềng, chim bầu bạn

 Mây khách khứa, nguyệt anh tam

(Thuật hứng - Bài 19)

Cảnh trí Côn Sơn thanh tĩnh, rộng mở, để cho tâm hồn Nguyễn Trãi hoá thân tìm về, ùa vào đó mà quên đi mọi nỗi ưu phiền:

Côn Sơn suối chảy rì rầm

Ta nghe như tiếng đàn cầm bên tai

Côn Sơn có đá rêu phơi

Ta ngồi trên đá như ngồi chiếu êm

Trong ghềnh thông mọc như nêm,

Tìm nơi bóng mát ta lên ta nằm.

Trong rừng có bóng trúc râm,

Trong màu xanh mát ta ngâm thơ nhàn.

(Trích Côn Sơn ca).

Đoạn mở đầu bài Côn Sơn ca đem đến cho người đọc bao cảm nhận mới mẻ về tâm hồn thi sĩ của Ức Trai. Trong cảm xúc của ông, cảnh trí Côn Sơn hiện ra thật thơ mộng và lãng mạn: có tiếng suối chảy rì rầm, có đá rêu phơi êm ái, có rừng thông mọc rậm, dày, có rừng trúc xanh mát..., vừa có cái hoang dã của thiên nhiên, vừa có hơi ấm của cuộc sống đầy ắp tình người. Hơn nữa, trong con mắt thi nhân, thiên nhiên không chỉ là cảnh, mà đã trở thành nhà. Ngôi nhà thiên nhiên ấy thật đặc biệt: suối là đàn, rêu là chiếu, bóng thông làm giường, bóng tre trúc là nơi ngâm vịnh thơ ca. Thật là tuyệt thú! Và trong ngôi nhà thiên nhiên ấy, ông để tâm hồn mình giao hoà với cảnh và vẽ lại nó bằng một ngọn bút tài hoa.

Bức tranh thiên nhiên được chấm phá bằng âm thanh rì rầm của tiếng suối được cảm nhận như tiếng đàn:

Côn Sơn suối chảy rì rầm,

Ta nghe như tiếng đàn cầm bên tai.

Một hình ảnh so sánh thật độc đáo và gợi cảm. Suối đang chảy hay thi nhân đã thả hồn mình vào tiếng suối, làm rung lên cung đàn diễn tả nỗi khát khao yêu cuộc sống?

Năm trăm năm sau, thi sĩ Hồ Chí Minh cũng có chung cảm nhận ấy:

Tiếng suối trong như tiếng hát xa

Phải chăng những tâm hồn nghệ sĩ đã tìm về với nhau?

Sau những giây phút thả hồn mình cùng tiếng suối, thi nhân lặng đến ngồi bên những phiến đá mà thời gian đã rêu phong bao phủ. Ông ngồi chơi ngắm cảnh, hay ngồi đánh cờ một mình? Có lẽ là cả hai. Trên nhân gian này, không ít người đã từng ngồi trên đá, nhưng làm sao họ cảm nhận được như thi nhân?

Côn Sơn có đá rêu phơi,

Ta ngồi trên đá như ngồi chiếu êm.

Một hình ảnh so sánh liên tưởng đầy thú vị khiến ta không khỏi ngỡ ngàng. Nguyễn Trãi trở về Côn Sơn không phải là để ẩn dật theo đúng nghĩa của cách sống ẩn dật, mà ông trở về Côn Sơn với nỗi hân hoan đầy tự do của một con người trở về nhà mình (Hoàng Phủ Ngọc Tường). Và trong ngôi nhà ấy, ông không những được tha hồ nghe nhạc rừng, ngồi trên đá đánh cờ, mà còn được nằm dưới bóng thông râm mát, được ngâm thơ nhàn dưới bóng trúc xanh. Một cuộc sống mà người và cảnh gắn bó với nhau, hoà nhập vào nhau. Lòng Ức Trai thanh thản đến lạ kì.

Chưa bao giờ mà tâm hồn thi sĩ của Ức Trai lại được bộc lộ đầy đủ, sâu sắc và đầm thắm đến thế!

Cũng tại Côn Sơn này, hồn thơ Ức Trai còn tiếp tục rộng mở để đón nhận thiên nhiên, chở thiên nhiên về chất đầy kho:

Kho thu phong nguyệt đầy qua nóc

Thuyền chở yến hà nặng vay then

(Thuật hứng - Bài 24)

Tình yêu thiên nhiên sâu nặng đến mức thi nhân sợ bóng hoa tan mà không dám quét nhà:

Hé cửa, đêm chờ hương quế lọt,

Quét hiên, ngày đợi bóng hoa tan

(Quốc Âm thi tập - Bài 160)

Nhân cách thanh cao và tâm hồn thi sĩ của nguyễn Trãi thực sự là tấm gương sáng để ta soi vào.

Bạn tham khảo nhé!

Nguyễn Thị Chi
Xem chi tiết
Lê Dung
2 tháng 11 2016 lúc 11:25

mình chỉ gợi ý cho bạn thôi nha.dàn bài thôi
mở bài:
đỗ phủ là một nhà thơ nổi tiếng thời Đường.
bài ca nhà tranh bị giò thu phá của ông là một tác phẩm tiêu biểu. bài thơ như lời kêu than,ước mơ ,nỗi bất hạnh nghèo đói của đỗ phủ
thân bài:
nói nỗi khổ của nhà thơ trong cơn hoạn nạn:căn nhà rách nát,ọp ẹp đỡ sao qua cơn gió mạnh tháng tám,tranh nhà bị gió cuốn bay đi mất,cảnh nhà tan tác,tiêu điều.ấy vậy mà lại còn bị lũ trẻ con kinh thường là mình già không gào thét được chúng.sự ấm ức của nhà thơ.tuy vậy nhưng đỗ phủ cũng xót thương cho lũ trẻ con đó,tại sao chúng lại phải làm như vậy đó là do lúc đó xã hội trung quốc đang loạn ly,con người rất nghèo khổ.tác giả không ngủ được vì đau ốm,bệnh tật,vì rét,lo cho vận mệnh đất nước
-câu hỏi tu từ đêm dài ướt át sao cho trót? như tiếng thở dài,phản ánh hiện thục bế tắc mà không chỉ riêng nhà thơ mà còn cả xã hội đang phải gánh chịu

qua đó em thật cảm thông cho cái hoàn cảnh nghèo khổ của đỗ phủ,tấm lòng,sự lo lắng cho hoàn cảnh khó khăn của đất nước mình
-đoạn còn lại:
- ước vọng của nhà thơ:có nhà rộng muôn ngàn gian để có thể tránh thân mình nói riêng và cũng đồng thời che chơ cho những người có hoàn cảnh như mình.đo' là một ước mơ cao cả
-qua đó thì cho em hiểu thêm về đõ phủ:là một người có lòng vị tha và tinh thần nhân đạo.
kết bài:
từ đó bạn rút ra bài học gì(tự suy nghĩ ha)(gợi ý:phải thông cảm hiểu cho hoàn cảnh những mảnh đời nghèo khó và thật may mắn cho mình khi có điều kiện sống khá tốt.....còn nữa thì tự nghĩ nhé bạn)
à!vì đây là một bài văn biểu cảm,cảm nghĩ nên bạn không nên lạc đề làm một bài phân tích tác phẩm mà trong bài bạn luôn phải đánh giá, nhận xét,tìm và phân tích kĩ các điểm sáng nghệ thuật có trong bài

Phạm Mỹ Dung
24 tháng 10 2017 lúc 14:30

Vào tháng Tám, gió thu gào thét đã cuốn đi ba lớp tranh của ngôi nhà Đỗ Phủ. Các mảnh tranh bay khắp nơi, mảnh thì bay sang sông, mảnh treo trên ngọn cây ở tận rừng xa, mảnh thấp lại lộn xuống mương. Nhân cơ hội đó, bọn trẻ con thôn Nam đã xông vào cướp giật những mảnh tranh ngay trước mặt nhà thơ. Vì già yếu ông đành bất lực quay trở về trong khi lòng đầy ấm ức. Giây lát sau đó, gió lặng, mây đen kéo đến bao phủ mù mịt khắp bầu trời. Mưa càng ngày một dày hạt, mưa triền miên suốt cả đêm, mưa không dứt. Tranh bay mất ba lớp, căn nhà dột nát chẳng chừa một nơi nào. Chiếc chăn cũ đã lâu ngày, mỏng, lạnh tựa như sắt, con nằm ngủ xấu nết, đạp làm cho chăn rách nát. Rét buốt như cứa vào da thịt, từ ngày loạn li tác giả bỗng sinh ra ít ngủ. Người đã thao thức suốt đêm. Trong đêm đó, Đỗ Phủ đã mơ ước có một căn nhà rộng hàng ngàn gian để che cho khắp thiên hạ, căn nhà đó dù bị mưa gió vẫn vững vàng như thạch bàn. Và tác giả đã thốt lên: Than ôi! Bao giờ nhà ấy sừng sững dựng trước mắt, riêng lều ta nát, chịu chết rét cũng được!

Phạm Mỹ Dung
24 tháng 10 2017 lúc 14:30

Mùa thu năm ấy, gió lốc cuốn phăng ba lớp tranh nhà Đỗ Phủ, trận cuồng phong dữ dội đến mức làm mỗi mảnh tranh bay một nơi khác nhau. Lũ trẻ thôn nam thấy ông già yếu mà nỡ lòng cướp tranh đi mất. Nhà thơ bất lực trước cảnh cướp giật, gào thét đành ấm ức quay về. Đêm đến, mây, mưa kéo đến, trời mù mịt, căn nhà mất tranh nên dột đủ đường, có mền vải lâu năm bị con đạp rách, mưa vẫn cứ tiếp diễn. Trong cảnh ấy, nhà thơ với lòng nhân đạo, vị tha cao cả luôn nghĩ đến “kẻ sĩ nghèo” khắp thiên hạ, mong ước nhà ngàn gian che chở dân chúng.

UCHIHA SASUKE
Xem chi tiết
Nguyễn Hồng Hà My
21 tháng 11 2017 lúc 12:01

bạn lên mạng tìm đó nó ra nhiều lắm 

tk mình nhé chúc bạn học giỏi

Online  Math
21 tháng 11 2017 lúc 10:57

 Mùa thu năm ấy, gió thổi dữ dội. Căn nhà của ta mới dựng được vài tháng bị gió cuốn tung. Cái thì bay sang sông rãi khắp bờ. Cái thì bị cuốn treo trên ngọn cây ở cánh rừng xa. Cái thì bị cuốn xuống rãnh mương đầy nước. 
Lũ trẻ ở thôn nam thấy ta già yếu nên thi nhau chạy ra cướp giật mà ta chẳng làm gì được. Chỉ một loáng, tất cả các mảnh tranh bị chúng lấy sạch, chạy tuốt vào lũy tre. Mặc cho ta gào thét khan cả cổ,đành phải chống gậy quay về với bao nỗi ấm ức.
Đến lúc gió không thổi nữa thì mây đen kéo đến, trời đen như mực. Mưa ào ào trút xuống, trong nhà không có chỗ nào không dột, chiếc mền cũ mỏng tanh không đủ ấm, lại bị con đạp rách. Mưa ngoài trời cứ tiếp tục rơi, rơi mãi chẳng dứt. Ta từ lúc hoạn nạn đến giờ vốn chẳng ngủ được, lại thêm bây giờ trời lạnh,mưa ướt lại càng khó ngủ. 
Ta chỉ mong sao có một ngôi nhà rộng muôn ngàn gian, để cho tất cả những kẻ nghèo, dân chúng lầm than trong thiên hạ đều có chỗ nương thân, sung sướng. Than ôi! Nhưng đến bao giờ mới có được. Có như vậy thì riêng một nhà ta, một mình ta chịu chết rét ta cũng thấy vui.

Mk tên là Chi
Xem chi tiết

Nguyễn Trãi là một nhà thơ có tính cách vô cùng đặc sắc và có tâm hồn sâu sắc. những tác phẩm của Nguyễn trãi đều thể hiện tình yêu thiên nhiên, tình yêu con người. một trong những tác phẩm thể hiện sâu sắc tình yêu thiên nhiên sâu sắc của Nguyễn Trãi là tác phẩm “ Bài Ca Côn Sơn”.

Bài thơ là bài ca giao cảm với thiên nhiên, cũng là bài ca tâm trạng thế sự, triết lý cuộc đời, về nhân sinh. Bởi Nguyễn Trãi  là một người dành cả cuộc đời của mình để lo cho nước cho dân nhưng đến những năm cuối đời ông lại sống trong dự đố kị ghen ghét của đám nịnh thần.Vì thế khi ông trở về Côn Sơn ông như con chim sổ lồng mà bấy lâu nay ông không được tung cánh,cảm thấy mình thật sự tự do giữa bầu trời rộng lớn hơn lúc nào hết như  lúc này đây ông mới được sống là chính mình và chính mình hưởng thụ:

“ Côn Sơn suối chảy rì rầmTa nghe như tiếng đàn cầm bên taiCôn Sơn có đá rêu phơiTa ngồi trên đá như ngồi chiếu êm.”

Tiếng nước chảy róc rách mà nhà thơ thích thú “ cho là đàn cầm”. Nhạc của suối như để mua vui những tháng ngày ở ẩn. Ẩn dụ “ đàn cầm” biểu lộ niềm vui giao cảm với suối, coi suối là mảnh tâm hồn của “ ta”. Một hình ảnh so sánh liên tưởng đầy thú vị khiến ta không khỏi ngỡ ngàng. Nguyễn Trãi trở về Côn Sơn không phải là để ẩn dật theo đúng nghĩa của cách sống ẩn dật, mà ông trở về Côn Sơn với nỗi hân hoan đầy tự do của một con người trở về nhà mình.Trong bốn câu đầu cảnh vật hiện lên với dòng suối chảy róc rách,rì rầm như tiếng đàn lúc khoan,lúc nhặt.Trên tảng đá có phủ một lớp rêu xanh được tác giả nhân cách hóa thành như ngồi trên chiếu êm.Cảnh vật nơi đây được Nguyễn Trãi phác họa với những đặc điểm riêng biệt mà nó không hề bị trộn lẫn với bất cứ một bức tranh phong thủy nào.

Nếu như bốn câu thơ đầu là cảnh thiên nhiên Côn Sơn được miêu tả khách quan thì ở bốn câu thơ sau tác giả lại khéo léo luồn vào những lời khuyên xuất thế.

“Trong ghềnh thông mọc như nêmTìm nơi bóng mát ta lên ta nằmTrong rừng có trúc bóng dâmTrong màu xanh mát ta ngâm thơ nhàn.”

Côn Sơn du dương cuốn hút lòng người.Thiên nhiên côn sơn khoáng đạt và thanh tĩnh ở đây có suối chảy rì rầm,có bàn đá rêu phơi,có rừng tùng,rừng trúc che ánh nắng mặt trời tạo ra một khung cảnh tao nhã cho thi sĩ ngồi ngâm thơ thưởng thức âm vị cuộc sống.hình ảnh cây trúc,cây tùng trong văn chương tượng trưng cho khí phách cứng cỏi của người quân tử: Bần tiện bất năng di,uy vũ bất năng khuất. Suối, đá, thông, trúc là nơi nương tựa, nâng đỡ tâm hồn, là đối tượng để thi nhân giao hòa, giao cảm để cho “ ta là đàn cầm”, “ ta là đệm chiếu”,…Hình tượng thơ là âm thanh của khúc nhạc rừng, là màu xanh bất tận của núi rừng, của thiên nhiên, của sự sống, tất cả đã gắn liền với cảm giác, với tâm hồn Ức Trai bằng bao liên tưởng thiết tha, đằm thắm. Chữ “ ta” được lặp lại nhiều lần trog bài thơ đã tạo nên âm điệu du dương, trầm bổng, thiết tha.Ta là chủ thể trữ tình, là Ức Trai tiên sinh. Thiên nhiên là ta, ta cũng là thiên nhiên, suối, đá, thông, trúc của Côn Sơn với Nguyễn Trãi cũng chỉ là một.

Bài ca Côn Sơn là một bài thơ nêu lên cảnh thiên nhiên vô cùng sâu sắc và rất đẹp của nhà thơ. Đồng thời thể hiện nên tấm lòng yêu thiên nhiên của của tác giả và thể hiện tâm hồn nhân văn của tác giả. Có thể nói “ Bài ca Côn Sơn” là bài ca của sự sống, sự sống được ướp đượm hương sắc của suối rừng đất nước quê hương.

Khách vãng lai đã xóa
Phạm Ngọc Bảo Châu
Xem chi tiết
Doraemon
13 tháng 12 2018 lúc 11:08

Đoạn mở đầu bài Côn Sơn ca đem đến cho người đọc bao cảm nhận mới mẻ về tâm hồn thi sĩ của Ức Trai. Trong cảm xúc của ông, cảnh trí Côn Sơn hiện ra thật thơ mộng và lãng mạn: có tiếng suối chảy rì rầm, có đá rêu phơi êm ái, có rừng thông mọc rậm, dày, có rừng trúc xanh mát..., vừa có cái hoang dã của thiên nhiên, vừa có hơi ấm của cuộc sống đầy ắp tình người. Hơn nữa, trong con mắt thi nhân, thiên nhiên không chỉ là cảnh, mà đã trở thành nhà. Ngôi nhà thiên nhiên ấy thật đặc biệt: suối là đàn, rêu là chiếu, bóng thông làm giường, bóng tre trúc là nơi ngâm vịnh thơ ca. Thật là tuyệt thú! Và trong ngôi nhà thiên nhiên ấy, ông để tâm hồn mình giao hoà với cảnh và vẽ lại nó bằng một ngọn bút tài hoa.

Bức tranh thiên nhiên được chấm phá bằng âm thanh rì rầm của tiếng suối được cảm nhận như tiếng đàn:

Côn Sơn suối chảy rì rầm,

Ta nghe như tiếng đàn cầm bên tai.

Một hình ảnh so sánh thật độc đáo và gợi cảm. Suối đang chảy hay thi nhân đã thả hồn mình vào tiếng suối, làm rung lên cung đàn diễn tả nỗi khát khao yêu cuộc sống?

Năm trăm năm sau, thi sĩ Hồ Chí Minh cũng có chung cảm nhận ấy:

Tiếng suối trong như tiếng hát xa

Phải chăng những tâm hồn nghệ sĩ đã tìm về với nhau?

Sau những giây phút thả hồn mình cùng tiếng suối, thi nhân lặng đến ngồi bên những phiến đá mà thời gian đã rêu phong bao phủ. Ông ngồi chơi ngắm cảnh, hay ngồi đánh cờ một mình? Có lẽ là cả hai. Trên nhân gian này, không ít người đã từng ngồi trên đá, nhưng làm sao họ cảm nhận được như thi nhân?

Côn Sơn có đá rêu phơi,

Ta ngồi trên đá như ngồi chiếu êm.

Một hình ảnh so sánh liên tưởng đầy thú vị khiến ta không khỏi ngỡ ngàng. Nguyễn Trãi trở về Côn Sơn không phải là để ẩn dật theo đúng nghĩa của cách sống ẩn dật, mà ông trở về Côn Sơn với nỗi hân hoan đầy tự do của một con người trở về nhà mình (Hoàng Phủ Ngọc Tường). Và trong ngôi nhà ấy, ông không những được tha hồ nghe nhạc rừng, ngồi trên đá đánh cờ, mà còn được nằm dưới bóng thông râm mát, được ngâm thơ nhàn dưới bóng trúc xanh. Một cuộc sống mà người và cảnh gắn bó với nhau, hoà nhập vào nhau. Lòng Ức Trai thanh thản đến lạ kì.

Chưa bao giờ mà tâm hồn thi sĩ của Ức Trai lại được bộc lộ đầy đủ, sâu sắc và đầm thắm đến thế!

Cũng tại Côn Sơn này, hồn thơ Ức Trai còn tiếp tục rộng mở để đón nhận thiên nhiên, chở thiên nhiên về chất đầy kho:

Kho thu phong nguyệt đầy qua nóc

Thuyền chở yến hà nặng vay then

Vũ Đức Hưng
Xem chi tiết
Trần Thị Hồng
24 tháng 10 2018 lúc 20:30

Bài ca Côn Sơn (Côn Sơn ca) là một bài thơ chữ Hán nổi tiếng. Có lẽ Nguyễn Trãi viết bài thơ này trong thời kì ông cáo quan về ở ẩn ở Côn Sơn để giữ cho tâm hồn được thanh cao, trong sạch.

Đối với Nguyễn Trãi, Côn Sơn là một miền đất có sức hút kì lạ. Chẳng thế mà hai lần cáo quan về ở ẩn, ông đều tìm về với Côn Sơn. Và núi rừng Côn Sơn thanh vắng đã trở thành một thế giới riêng đầy thân thương gắn bó với thi nhân. Tại Côn Sơn, Nguyễn Trãi được sống với chính mình. Dường như thiên nhiên đã trở thành cứu cánh cho tâm hồn ông- một tâm hồn đớn đau vì nhân tình thế thái. Tại Côn Sơn, mọi vật đối với ông trở nên có tình, có nghĩa, như bầu bạn, như tri âm:

Núi láng giềng, chim bầu bạn

 Mây khách khứa, nguyệt anh tam

(Thuật hứng - Bài 19)

Cảnh trí Côn Sơn thanh tĩnh, rộng mở, để cho tâm hồn Nguyễn Trãi hoá thân tìm về, ùa vào đó mà quên đi mọi nỗi ưu phiền:

Côn Sơn suối chảy rì rầm

Ta nghe như tiếng đàn cầm bên tai

Côn Sơn có đá rêu phơi

Ta ngồi trên đá như ngồi chiếu êm

Trong ghềnh thông mọc như nêm,

Tìm nơi bóng mát ta lên ta nằm.

Trong rừng có bóng trúc râm,

Trong màu xanh mát ta ngâm thơ nhàn.

(Trích Côn Sơn ca).

Đoạn mở đầu bài Côn Sơn ca đem đến cho người đọc bao cảm nhận mới mẻ về tâm hồn thi sĩ của Ức Trai. Trong cảm xúc của ông, cảnh trí Côn Sơn hiện ra thật thơ mộng và lãng mạn: có tiếng suối chảy rì rầm, có đá rêu phơi êm ái, có rừng thông mọc rậm, dày, có rừng trúc xanh mát..., vừa có cái hoang dã của thiên nhiên, vừa có hơi ấm của cuộc sống đầy ắp tình người. Hơn nữa, trong con mắt thi nhân, thiên nhiên không chỉ là cảnh, mà đã trở thành nhà. Ngôi nhà thiên nhiên ấy thật đặc biệt: suối là đàn, rêu là chiếu, bóng thông làm giường, bóng tre trúc là nơi ngâm vịnh thơ ca. Thật là tuyệt thú! Và trong ngôi nhà thiên nhiên ấy, ông để tâm hồn mình giao hoà với cảnh và vẽ lại nó bằng một ngọn bút tài hoa.

Bức tranh thiên nhiên được chấm phá bằng âm thanh rì rầm của tiếng suối được cảm nhận như tiếng đàn:

Côn Sơn suối chảy rì rầm,

Ta nghe như tiếng đàn cầm bên tai.

Một hình ảnh so sánh thật độc đáo và gợi cảm. Suối đang chảy hay thi nhân đã thả hồn mình vào tiếng suối, làm rung lên cung đàn diễn tả nỗi khát khao yêu cuộc sống?

Năm trăm năm sau, thi sĩ Hồ Chí Minh cũng có chung cảm nhận ấy:

Tiếng suối trong như tiếng hát xa

Phải chăng những tâm hồn nghệ sĩ đã tìm về với nhau?

Sau những giây phút thả hồn mình cùng tiếng suối, thi nhân lặng đến ngồi bên những phiến đá mà thời gian đã rêu phong bao phủ. Ông ngồi chơi ngắm cảnh, hay ngồi đánh cờ một mình? Có lẽ là cả hai. Trên nhân gian này, không ít người đã từng ngồi trên đá, nhưng làm sao họ cảm nhận được như thi nhân?

Côn Sơn có đá rêu phơi,

Ta ngồi trên đá như ngồi chiếu êm.

Một hình ảnh so sánh liên tưởng đầy thú vị khiến ta không khỏi ngỡ ngàng. Nguyễn Trãi trở về Côn Sơn không phải là để ẩn dật theo đúng nghĩa của cách sống ẩn dật, mà ông trở về Côn Sơn với nỗi hân hoan đầy tự do của một con người trở về nhà mình (Hoàng Phủ Ngọc Tường). Và trong ngôi nhà ấy, ông không những được tha hồ nghe nhạc rừng, ngồi trên đá đánh cờ, mà còn được nằm dưới bóng thông râm mát, được ngâm thơ nhàn dưới bóng trúc xanh. Một cuộc sống mà người và cảnh gắn bó với nhau, hoà nhập vào nhau. Lòng Ức Trai thanh thản đến lạ kì.

Chưa bao giờ mà tâm hồn thi sĩ của Ức Trai lại được bộc lộ đầy đủ, sâu sắc và đầm thắm đến thế!

Cũng tại Côn Sơn này, hồn thơ Ức Trai còn tiếp tục rộng mở để đón nhận thiên nhiên, chở thiên nhiên về chất đầy kho:

Kho thu phong nguyệt đầy qua nóc

Thuyền chở yến hà nặng vay then

Tình yêu thiên nhiên sâu nặng đến mức thi nhân sợ bóng hoa tan mà không dám quét nhà:

Hé cửa, đêm chờ hương quế lọt,

Quét hiên, ngày đợi bóng hoa tan

Tập-chơi-flo
25 tháng 10 2018 lúc 17:30

Bài ca Côn Sơn (Côn Sơn ca) là một bài thơ chữ Hán nổi tiếng. Có lẽ Nguyễn Trãi viết bài thơ này trong thời kì ông cáo quan về ở ẩn ở Côn Sơn để giữ cho tâm hồn được thanh cao, trong sạch.

Đối với Nguyễn Trãi, Côn Sơn là một miền đất có sức hút kì lạ. Chẳng thế mà hai lần cáo quan về ở ẩn, ông đều tìm về với Côn Sơn. Và núi rừng Côn Sơn thanh vắng đã trở thành một thế giới riêng đầy thân thương gắn bó với thi nhân. Tại Côn Sơn, Nguyễn Trãi được sống với chính mình. Dường như thiên nhiên đã trở thành cứu cánh cho tâm hồn ông- một tâm hồn đớn đau vì nhân tình thế thái. Tại Côn Sơn, mọi vật đối với ông trở nên có tình, có nghĩa, như bầu bạn, như tri âm:

Núi láng giềng, chim bầu bạn

 Mây khách khứa, nguyệt anh tam

(Thuật hứng - Bài 19)

Cảnh trí Côn Sơn thanh tĩnh, rộng mở, để cho tâm hồn Nguyễn Trãi hoá thân tìm về, ùa vào đó mà quên đi mọi nỗi ưu phiền:

Côn Sơn suối chảy rì rầm

Ta nghe như tiếng đàn cầm bên tai

Côn Sơn có đá rêu phơi

Ta ngồi trên đá như ngồi chiếu êm

Trong ghềnh thông mọc như nêm,

Tìm nơi bóng mát ta lên ta nằm.

Trong rừng có bóng trúc râm,

Trong màu xanh mát ta ngâm thơ nhàn.

Đoạn mở đầu bài Côn Sơn ca đem đến cho người đọc bao cảm nhận mới mẻ về tâm hồn thi sĩ của Ức Trai. Trong cảm xúc của ông, cảnh trí Côn Sơn hiện ra thật thơ mộng và lãng mạn: có tiếng suối chảy rì rầm, có đá rêu phơi êm ái, có rừng thông mọc rậm, dày, có rừng trúc xanh mát..., vừa có cái hoang dã của thiên nhiên, vừa có hơi ấm của cuộc sống đầy ắp tình người. Hơn nữa, trong con mắt thi nhân, thiên nhiên không chỉ là cảnh, mà đã trở thành nhà. Ngôi nhà thiên nhiên ấy thật đặc biệt: suối là đàn, rêu là chiếu, bóng thông làm giường, bóng tre trúc là nơi ngâm vịnh thơ ca. Thật là tuyệt thú! Và trong ngôi nhà thiên nhiên ấy, ông để tâm hồn mình giao hoà với cảnh và vẽ lại nó bằng một ngọn bút tài hoa.

Bức tranh thiên nhiên được chấm phá bằng âm thanh rì rầm của tiếng suối được cảm nhận như tiếng đàn:

Côn Sơn suối chảy rì rầm,

Ta nghe như tiếng đàn cầm bên tai.

Một hình ảnh so sánh thật độc đáo và gợi cảm. Suối đang chảy hay thi nhân đã thả hồn mình vào tiếng suối, làm rung lên cung đàn diễn tả nỗi khát khao yêu cuộc sống?

Năm trăm năm sau, thi sĩ Hồ Chí Minh cũng có chung cảm nhận ấy:

Tiếng suối trong như tiếng hát xa

Phải chăng những tâm hồn nghệ sĩ đã tìm về với nhau?

Sau những giây phút thả hồn mình cùng tiếng suối, thi nhân lặng đến ngồi bên những phiến đá mà thời gian đã rêu phong bao phủ. Ông ngồi chơi ngắm cảnh, hay ngồi đánh cờ một mình? Có lẽ là cả hai. Trên nhân gian này, không ít người đã từng ngồi trên đá, nhưng làm sao họ cảm nhận được như thi nhân?

Côn Sơn có đá rêu phơi,

Ta ngồi trên đá như ngồi chiếu êm.

Một hình ảnh so sánh liên tưởng đầy thú vị khiến ta không khỏi ngỡ ngàng. Nguyễn Trãi trở về Côn Sơn không phải là để ẩn dật theo đúng nghĩa của cách sống ẩn dật, mà ông trở về Côn Sơn với nỗi hân hoan đầy tự do của một con người trở về nhà mình (Hoàng Phủ Ngọc Tường). Và trong ngôi nhà ấy, ông không những được tha hồ nghe nhạc rừng, ngồi trên đá đánh cờ, mà còn được nằm dưới bóng thông râm mát, được ngâm thơ nhàn dưới bóng trúc xanh. Một cuộc sống mà người và cảnh gắn bó với nhau, hoà nhập vào nhau. Lòng Ức Trai thanh thản đến lạ kì.

Chưa bao giờ mà tâm hồn thi sĩ của Ức Trai lại được bộc lộ đầy đủ, sâu sắc và đầm thắm đến thế!

Cũng tại Côn Sơn này, hồn thơ Ức Trai còn tiếp tục rộng mở để đón nhận thiên nhiên, chở thiên nhiên về chất đầy kho:

Kho thu phong nguyệt đầy qua nóc

Thuyền chở yến hà nặng vay then

Tình yêu thiên nhiên sâu nặng đến mức thi nhân sợ bóng hoa tan mà không dám quét nhà:

Hé cửa, đêm chờ hương quế lọt,

Quét hiên, ngày đợi bóng hoa tan

Nhân cách thanh cao và tâm hồn thi sĩ của nguyễn Trãi thực sự là tấm gương sáng để ta soi vào.

Tiến Đạt
Xem chi tiết
Nguyệt Trâm Anh
9 tháng 11 2016 lúc 19:53

Tháng tám giữ thu trời bắt đầu chuyển lạnh. Căn nhà ba gian vừa được dựng của nhà thơ Đỗ Phủ. Từ ngày thôi làm quan, ông đưa già đình về đây, xa chốn triều đình

Suốt mấy năm trời, thi sĩ mắc bệnh vì bệnh tật của bản thân và sự nghèo đói của gia đình. Sống trong cảnh đói không cơm, đau không thuốc ông yếu đi nhiều lắm. Vào một buổi bỗng dưng mây đen ùn ùn kéo đến, gió nổi lên cuồn cuộn. Cây cối gãy cành, rụng lá. Cơn lốc xoáy dữ dội tung mái tranh, tốc nóc bay xa. Ba tấm tranh bay sang bên kia sông. Có tấm treo ngọn rừng, có tấm rơi xuống muơng gần nhà. Trẻ con trong thôn cuớp giật ba tấm tranh ngay truớc mắt ông. Trẻ con cướp tranh chạy tuốt vào luỹ tre đầu làng. Ông môi khô miệng cháy gào, nhưng không lấy đuợc. Ông quay về nhà mà lòng ấm ức và buồn cho mình già yếu, bất lực. Lát sau gió lặng đêm ập xuống tối đen như mực. Đến đêm, trời lại đổ mưa. Mưa rơi xuống ngôi nhà. Cả nhà ông nằm chăn đêm củ rác

Từ hiện thực đau khổ cùng ấy đã vút lên ước mơ cao cả, chan chứa lòng vị tha nhân đạo. Ông chấp nhận cái khổ của mìnhcầu mong cho mọi nguời thoát khổ, đuợc sống hạnh phúc

Tưởng tượng ra căn nhà rộng muôn ngàn gian trong lòng ông một chút vui. Ngoài kia trời vẩn mưa, gió thu lạnh lẻo

 

 

Nhớ like nhé