Hãy nêu ý nghĩa của việc tìm thấy di tích của người tối cổ trên đất nước ta
nêu ý nghĩa của việc tìm thấy di tích của người tối cổ trên đất nước ta
giúp mình với nha!
Việc tìm thấy dấu vết Người tối cổ trên đất nước ta chứng minh rằng nước ta là một nước đã có từ rất lâu đời, là quê hương của loài người và giúp chúng ta hiểu hơn về giống nòi của chúng ta.
Trên đất nước ta, các nhà khảo cổ học mới chỉ phát hiện được dấu vết Người tối cổ cách nay khoảng 500.000 năm. Các nhà khảo cổ đã tìm thấy các hóa thạch người, các di tích cư trú, các công cụ lao động đá ghè đẽo thô sơ của người tối cổ ở trên nhiều địa bàn của lãnh thổ Việt Nam như Lạng Sơn, Thanh Hóa, Đồng Nai, Bình Phước... họ sống thành từng bầy, chủ yếu săn bắt thú rừng và hái lượm hoa quả để sống.
- Di tích cổ sinh hóa thạch (răng) của người Homo Erectus (người đứng thẳng) ở hang Thẩm Khuyên, Thẩm Hai (Lạng Sơn) và răng người Homo Sapiens (người khôn ngoan sớm) ở Thẩm Ồm (Nghệ An) niên đại 250.000 – 140.000 năm cách ngày nay, hang Hùm (Yên Bái) niên đại 80.000 – 70.000 năm cách ngày nay.
- Di tích cư trú, chế tác công cụ ở núi Đọ, núi Nuông, Quan Yên (Thanh Hóa), Suối Đá, Gia Tân (Đồng Nai)…
Một số loại mảnh tước, công cụ chặt thô, công cụ mũi nhọn… bằng đá gốc Bazan có dấu vết sử dụng của người tiền sử trong việc săn bắt, xẻ thịt hoặc trong chiến đấu. Các động tác thường được thực hiện là: chém, đâm, cắt, chặt, ném, nạo, gọt… Việc biết sử dụng công cụ có cạnh sắc, mũi nhọn cho thấy người tiền sử đã vượt ra khỏi cuộc sống động vật. Công cụ đá dần được ghè đẽo, gia công, tu chỉnh ngày càng sắc bén.
1. Sự hình thành công xã thị tộcTrải hàng vạn thế hệ, người tối cổ từ cuộc sống bầy đàn tiến hóa thành người tinh khôn với công xã thị tộc, với hoạt động lao động săn bắt hái lượm để sinh tồn, người tiền sử Việt Nam đã tự hoàn thiện kỹ năng đôi tay, năng lực tư duy, tiếng nói… đi từ sử dụng cục đá sẵn có trong tự nhiên lên trình độ chế tác công cụ đá, từng bước có những phát minh làm thay đổi chất lượng cuộc sống.
Dấu tích của người tinh khôn được tìm thấy ở nhiều nơi trên nước ta. Họ sống thành các thị tộc, sử dụng công cụ ghè đẽo, lấy săn bắt và hái lượm làm nguồn sống chính.
- Di tích cổ sinh hóa thạch của người Homo Sapiens Sapiens (người khôn ngoan hiện đại) ở Thung Lang (Ninh Bình), Kéo Lèng (Lạng Sơn) niên đại khoảng 30.000 năm cách ngày nay.
- Di tích cư trú, chế tác công cụ ở Mái đá Ngườm (Thái Nguyên) niên đại khoảng 30.000 – 23.000 năm cách ngày nay, ở Lung Leng (Kon Tum) niên đại 30.000 – 18.000 năm cách ngày nay, ở Sơn Vi (Phú Thọ) niên đại khoảng 23.000 – 11.000 năm cách ngày nay.
- Xuất hiện kỹ nghệ Ngườm (Thái Nguyên) chế tác công cụ mũi nhọn và công cụ nạo cắt bằng đá cuội với kỹ thuật gia công mảnh tước, ghè đẽo và tu chỉnh, cho phép người tiền sử cải tiến năng suất lao động cao hơn. Với việc phát minh kỹ thuật ghè đẽo, tu chỉnh đá cuội, người tiền sử đã bước đầu tự chế được công cụ cho mình theo ý muốn, không còn lệ thuộc vào những cạnh sắc bất kỳ của những mảnh tước như trước nữa. Công cụ Ngườm đã được ghè đẽo tạo cạnh sắc theo chiều ngang, mở ra ý tưởng hình thành những con dao đá sau này.
- Văn hóa Sơn Vi có phạm vi phân bố rộng rãi với hàng trăm di tích được phát hiện trên các tỉnh miền Bắc Việt Nam. Công cụ văn hóa Sơn Vi được chế tác từ đá cuội một cách công phu với kỹ thuật ghè đẽo, bổ ở hai đầu hay ở rìa cạnh thành hình “múi” thực hiện được nhiều chức năng hơn so với giai đoạn trước. So với công cụ Ngườm, công cụ cuội Sơn Vi ghè đẽo rìa cạnh đã có hình dạng ổn định, thuận lợi hơn trong việc sử dụng với cạnh sắc hình múi tạo vết cắt hoặc vết chém sâu hơn mà vẫn sử dụng lực bình thường.
2. Sự phát triển của công xã thị tộc
Nhờ những tiến bộ trong kỹ thuật chế tác công cụ cuối hậu kỳ đá cũ, người tiền sử Việt Nam có điều kiện sống tốt hơn nên ngày càng đông hơn, từ thị tộc đã phát triển thành bộ lạc và từ các miền rừng núi tràn xuống đồng bằng, vùng ven biển để bắt đầu cuộc sống định cư với các hoạt động kinh tế đa dạng: săn bắn, hái lượm theo chu kỳ của nền nông nghiệp nguyên thủy, chăn nuôi nguyên thủy, chế tạo đồ đá, đồ gốm, đồ gỗ, đồ xương… phát triển các loại hình đan, dệt, làm đồ trang sức… cũng như các hoạt động nghệ thuật, tín ngưỡng, tôn giáo. Gắn liền với Văn hóa Hòa Bình, Bắc Sơn và cuộc cách mạng Đã mới.
Di tích sơ kỳ đá mới xuất hiện đều khắp các vùng miền Việt Nam: vùng núi Tây Bắc (Hòa Bình, Bắc Sơn), vùng Đông Bắc (Cái Bèo – Hải Phòng), Soi Nhụ (Quảng Ninh), đồng bằng ven biển Quỳnh Văn (Nghệ An), Đa Bút (Thanh Hóa), Bàu Dũ (Quảng Nam)… Di tích sơ kỳ đá mới thường gặp là các loại mộ táng có công cụ đá, công cụ xương, mảnh gốm, tàn tích than tro, xương động vật, vỏ nhuyễn thể… đôi khi còn di cốt. Nguyên liệu để chế tác công cụ đá sơ kỳ đá mới đã phong phú hơn thời trước, ngoài đá cuội còn có sa thạch, đá ngọc, thạch anh, phiến thạch, gỗ, tre,…
v Hiện vật văn hóa Hòa Bình
Văn hóa Hòa Bình là văn hóa nổi tiếng tiêu biểu cho kỹ thuật chế tác đá thời sơ kỳ đá mới ở Việt Nam. Kỹ thuật này đã được sử dụng trong một vùng rộng lớn từ Nam Trung Quốc đến hết khu vực Đông Nam Á và hiện nay đã trở thành một thuật ngữ khảo cổ học quốc tế: “Hoabinhian” nghĩa là công cụ đá kiểu Hòa Bình.
Các loại công cụ đá cuội Hòa Bình với kỹ thuật ghè chung quanh và ghè hai mặt trong đó công cụ hình đĩa nhiều cạnh sắc, các loại rìu ngắn và nhóm công cụ mài lưỡi… là loại hình đặc trưng của văn hóa Hòa Bình. Cũng đã có dấu vết đồ gốm trong văn hóa Hòa Bình. Kỹ thuật ghè hai mặt với trình độ khá điêu luyện tạo ra công cụ hình đĩa có độ sắc bén cao. Công cụ này tạo điều kiện thoải mái hơn cho người tiền sử khi sử dụng và tạo được năng suất cao hơn.
v Hiện vật văn hóa Bắc Sơn
Gồm các loại công cụ đá, mảnh gốm…trong đó đáng chú ý nhất là loại rìu mài lưỡi cho thấy kỹ thuật mài đá đã trở nên phổ biến. Từ đó người tiền sử đã sở hữu loại công cụ sắc bén làm tăng năng suất lao động. Một loại di vật nổi tiếng là công cụ có vết mài lõm đôi, vết mài lõm này thường được gọi là dấu Bắc Sơn. Kỹ thuật cưa đá cũng đã thấy xuất hiện trong văn hóa Bắc Sơn. Đồ gốm thuộc văn hóa Bắc Sơn không nhiều, phần lớn là các loại đồ đựng có miệng loe đáy tròn, kiểu dáng thô, độ nung thấp.
v Di vật di tích Cầu Sắt (Đồng Nai)
Rìu có kích thước nhỏ, chủ yếu sử dụng trong việc gọt, nạo, cắt, bổ… Người tiền sử Đồng Nai - Nam bộ dùng kỹ thuật cưa và mài để chế tác chiếc rìu này.
Cách đây khoảng 5000-6000 năm,con người đã có tiến bộ vượt bậc trong việc chế tạo công cụ đá với những kỹ thuật mới như: mài, cưa, khoan… làm công cụ ngày càng hoàn thiện, có hình dạng đẹp đẽ, vừa bền chắc vừa dễ sử dụng trong lao động, chiến đấu hoặc dùng để chế tạo các loại công cụ khác. Phát triển kĩ thuật làm đồ gốm bằng bàn xoay. nó làm cho năng suất lao động tăng lên, nông nghiệp trồng lúa phổ biến. Dân số gia tăng. Đời sống vật chất ổn định, đời sống tinh thần nâng cao. Địa bàn cư trú được mở rộng. Trao đổi sản phẩm được đẩy mạnh.vào đây sẽ có câu trả lời ngắn gọn, đúng nè bn: https://hoc24.vn/hoi-dap/question/104982.html
1) Em thử nêu y nghĩa của việc tìm thấy di tích của người tối cổ trên đất nước ta ?
2) Vận ụng kiến thức đã hc ở bài 3 và bài 8 hoàn thanh bảng hệ thống về người tối cổ và người tinh khôn trên đất nc ta
GIÚP VS MAI MK ĐI HC RÙI
2)
Các giai đoạn phát triển | Thời gian sinh sống | Địa điểm tìm thấy dấu tích | Công cụ lao động tìm thấy | Đánh giá sự tiến bộ của công cụ lao động |
Người tối cổ | 40 - 30 vạn năm trước | Hang Thẩm Khuyên, Thẩm Hai ( Lạng Sơn ), núi Đọ, Quan Yên ( Thanh Hoá ), Xuân Lộc ( Đồng Nai ) | Công cụ đá ghè đẽo thô sơ dùng để chặt, đập; nhiều mảnh ghè mỏng .. ở nhiều chỗ | Họ chỉ biết làm những công cụ ghèo đẽo thô sơ để chặt, đập; nhiều mảnh đá ghè mỏng -> Chưa cải tiến |
Người tinh khôn - giai đoạn đầu | 3 - 2 vạn năm trước | Mái đá Ngườm ( Thái Nguyên ), Sơn Vị ( Phú Thọ ), nơi khác thuộc Lai Châu, Nghệ An | Rìu bằng hòn đá cuội, được ghè đẽo thô sơ và có hình thù rõ ràng | Họ đã cải tiến dần về việc chế tác công cụ đá, làm tăng thêm nguồn thức ăn |
Người tinh khôn - giai đoạn phát triển | 12000 đến 4000 năm trước đây | Hoà Bình, Bắc Sơn ( Lạng Sơn ), Quỳnh Văn ( Nghệ An ), Hạ Long ( Quảng Ninh ), Bàu Tró ( Quảng Bình ) | Rìu ngắn, rìu có vai, rìu đá cuội, một số công cụ bằng xương, sừng, đồ gốm và lưỡi cuốc đá | Công cụ sản xuất được cải tiến với việc dùng nhiều loại đá khác nhau -> Cải tiến rõ rệt |
------------- Chúc em học tốt nhé, chj chép trong SGK Lịch sử 6 đó ----------------------
Không hiểu hỏi lại chj nhé Nguyễn Thu Thủy
1) Ý nghĩa của việc tìm thấy di tích của người tối cổ trên đất nước ta :
- Giúp con người hiểu rõ về nguồn gốc của Người tối cổ
- Biết về những dấu tích xa xưa của Người tối cổ
- Nghiên cứu, tìm tòi về dấu tích của Người tối cổ
Mỏi tay quá Nguyễn Thu Thủy ơi, chúc em học tốt nhé, chj đã cố gắng hết sức rồi
cong cu lao dong cua nguoi nguyen thuy tren trai dat duoc phat hien chu yeu o dau
Nêu những dấu tích của người tối cổ trên đất nước ta được tìm thấy ở đâu ? Từ bao giờ ?
:)
Những dấu tích Người tối cổ được tìm thấy ở đâu?
* Điều kiện tự nhiên:
- Địa hình: rừng núi rậm rạp với nhiều hang động, mái đá, nhiều sông suối, có vùng ven biển dài;
- Khí hậu: hai mùa nóng - lạnh rõ rệt, thuận lợi cho cuộc sống của cỏ cây, muông thú và con người.
* Dấu tích:
- Vào những năm 1960 - 1965 các nhà khảo cổ học đã lần lượt phát hiện được hàng loạt di tích của Người tối cổ.
- Ở các hang Thẩm Khuyên, Thẩm Hai (Lạng Sơn), trong lớp đất chưa nhiều than, xương động vật cổ cách đây 40 - 30 vạn năm, người ta phát hiện được những chiếc răng của Người tôi cổ.
- Ở một số nơi khác như núi Đọ, Quan Yên (Thanh Hóa), Xuân Lộc (Đồng Nai)..., người ta phát hiện được nhiều công cụ đá ghè đẽo thô sơ dùng để chặt, đập ; nhiều mảnh đá ghè mỏng... ở nhiều chỗ.
Nêu ý nghĩa của việc tìm thấy di tích của Người tối cổ trên đất nước ta
- Giúp con người hiểu rõ về nguồn gốc của Người tối cổ
- Biết về những dấu tích xa xưa của Người tối cổ - Nghiên cứu, tìm tòi về dấu tích của Người tối cổ
Dấu tích của người tối cổ được tìm thấy ở đâu trên đất nước ta ? Công cụ chủ yếu của họ là gì ( Trả lời ngắn gọn,đủ ý)
Dấu tích người tối cổ được tìm thấy các hang động như HANG THẨM KHAI ...
cộng cụ chủ yếu là bằng đá ghè đẽo thô sơ
ok
Dấu tích của Người tối cổ được tìm thấy trên đất nước ta là
A. những mảnh sọ.
B. răng, công cụ lao động,
C. bộ xương.
D. những mảnh sọ, rãng
Đáp án B
Ở hang Thẩm Hai (Lạng Sơn), các nhà khảo cổ đã tìm thấy răng của người tối cổ và tìm thấy nhiều công cụ đá ghè đẽo thô sở ở di tích Núi Đọ (Thanh Hóa), Xuân Lộc (Đồng Nai)
Những dấu tích của người tối cổ được tìm thấy trên đất nước ta, điều này thể hiện điều gì?
- Những chiếc răng của người tối cổ tìm thấy ở hang Thẩm Khuyên Thẩm Hai (Lạng Sơn). Ở một số nơi khác như: Núi Đọ, Quan Yên (Thanh Hóa), Xuân Lộc (Đồng Nai) ... người ta đã phát hiện được nhiều công cụ đá, ghè đẽo thô sơ dùng để chặt đập, nhiều mảnh đá ghè mỏng ở nhiều chỗ.
- Những dấu tích này thể hiện đất nước ta từ xa xưa đã có con người tối cổ sinh sống, họ có thể là tổ tiên, là nguồn gốc phát triển dẫn đến sự hình thành và phát triển các dân tộc trên đất nước ta.
Nêu đặc điểm và dấu tích Người tối cổ tìm thấy trên đất nước Việt Nam?
- Đặc điểm Người tối cổ : vẫn còn những dấu tích của loài vượn (trán thấp và bợt ra phía sau, mày nổi cao, xương hàm- nhô ra phía trước, trên người còn một lớp lòng bao phủ...) ; đã hoàn toàn đi bằng hai chân, hai chi trước đã biết cầm nắng, hộp sọ đã phát triển, thể tích sọ não lớn, biết sử dụng và chế tạo công cụ.
- Những dấu tích của Người tối cổ trên đất Việt Nam được tìm thấy là những chiếc răng của Người tối cổ, những mảnh đá được ghè mỏng ở nhiều chỗ có hình thù rõ ràng, dùng để chặt, đập ; có niên đại cách đây 40 - 30 vạn năm.
- Xác định trên bản đồ Việt Nam các địa điểm tình thấy dấu tích Người tối cổ : các hang Thẩm Khuyên, Thẩm Hai (Lạng Sơn) ; Núi Đọ (Thanh Hoá); Xuân Lộc (Đồng Nai).
Dấu tích người tối cổ được tìm thấy trên đất nước ta có niên đại cách ngày nay
A. 40 vạn – 50 vạn năm
B. 30 vạn – 40 vạn năm
C. 20 vạn – 30 vạn năm
D. 10 vạn – 20 vạn năm