Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài

Những câu hỏi liên quan
Ngoc Anhh
Xem chi tiết
Nguyễn Lê Việt Bách
11 tháng 10 2018 lúc 20:38

   làm cho rõ mặt phi thường

bây giờ ta sẽ rước nàng phi da

Hoàng Thế Hải
11 tháng 10 2018 lúc 20:38

Bài làm

“Cỏ non xanh tận chân trời,
Cành lê trắng điểm một vài bông hoa”.
Thảm cỏ non trải rộng tới tận chân trời là gam màu nền cho bức tranh xuân. Điểm xuyết, chấm phá trên nền xanh bất tận ấy là sắc tinh khôi, thanh khiết của hoa lê nở lác đác khoe sắc, khoe hương. Lấy cảm hứng từ hai câu thơ cổ Trung Quốc: “Phương thảo liên thiên bích – Lê chi sổ điểm hoa”, Nguyễn Du chỉ thêm một chữ “trắng” cho cành lê mà bức tranh mùa xuân đã khác. Không gian như khoáng đạt,trong trẻo và nhẹ nhàng hơn, cảnh đẹp mà có hồn, chứ không tĩnh tại, chết đứng. Bằng nghệ thuật đảo ngữ “trắng điểm”, thi nhân đã tạo nên một điểm nhấn cho bức tranh, tô đậm sắc trắng của hoa lê nổi bật trên nền xanh non của cỏ. Màu sắc có sự hài hòa tới mức tuyệt diệu. Tất cả đều gợi lên vẻ đẹp riêng của mùa xuân: mới mẻ, tinh khôi, giàu sức sống ; khoáng đạt, trong trẻo ; nhẹ nhàng, thanh khiết . Nguyễn Du quả là bậc thầy về sử dụng ngôn ngữ. Chỉ với hai câu thơ, bằng một vài nét chấm phá, mà thi nhân đã phác họa nên một bức tranh thiên nhiên tươi sáng, diễm lệ và hấp dẫn lòng người. Ẩn sau những vần thơ là cả một tâm hồn nhạy cảm của tác giả trước vẻ đẹp tinh tế của thiên nhiên, là niềm say mê yêu đời, yêu cuộc sống đến tha thiết!

Nguyễn Thị Mai Hương
11 tháng 10 2018 lúc 20:46

Chỉ với 2 câu thơ, tác giả đã làm sống dậy một bức tranh xuân căng tràn nhựa sống.Tất cả cảnh vật đều được miêu tả ở trạng thái viên mãn nhất.Cỏ non xanh tận chân trời, màu xanh của cỏ tiếp nối với màu xanh của trời như trải ra ngút ngàn. Cành lê trắng điểm một vài bông hoa, câu thơ của Nguyễn Du là sự hòa quyện, két hợp màu sắc tạo nên nét thần thái của cảnh vật.Tác giả đã rất tinh tế khi lựa chọn màu sắc cho bức thanh xuân của mình.Đó là xanh và trắng-những màu sắc trinh nguyên, tinh khiết,giàu sự sống, tiêu biểu cho mùa xuân.

mình ko chắc

Thanh Nguyen
Xem chi tiết
thiên hiền lê
30 tháng 3 2021 lúc 13:06

Không gian mùa xuân được gợi nên bởi những hình ảnh những cánh én đang bay lượn rập rờn như thoi đưa. Sự mạnh mẽ, khỏe khắn của những nhịp cánh bay cho thấy rằng mùa xuân đang độ viên mãn tròn đầy nhất. Quả có vậy: “Thiều quang chín chục đã ngoài sáu mươi” có nghĩa là những ngày xuân tươi đẹp đã qua đi được sáu chục ngày rồi, như vậy bây giờ đang là thời điểm tháng ba.
Nền cảnh của bức tranh thiên nhiên được hoạ nên bởi màu xanh non, tươi mát của thảm cỏ trải ra bao la: “Cỏ non xanh tận chân trời”, sắc cỏ tháng ba là sắc xanh non, tơ nõn mềm mượt êm ái. Huống chi cái sắc ấy trải ra “tận chân trời” khiến ta như thấy cả một biển cỏ đang trải ra rập rờn, đẹp mắt. Có lẽ chính hình ảnh gợi cảm ấy đã gợi ý cho Hàn Mặc Tử hơn một thế kỉ sau viết nên câu thơ tuyệt bút này: “Sóng cỏ xanh tươi gợn tới trời”. Trên nền xanh tươi, trong trẻo ấy điểm xuyết sắc trắng tinh khôi của vài bông hoa lê. Chỉ là “vài bông” bởi những bông hoa lê đang thì chúm chím chưa muốn nở hết. Hoa như xuân thì người thiếu nữ còn đang e ấp trong ngày xuân. Chữ điểm có tác dụng gợi vẻ sinh động, hài hoà. ở đây, tác giả sử dụng bút pháp hội hoạ phương Đông, đó là bút pháp chấm phá.
Hai câu thơ tả thiên nhiên ngày xuân của Nguyễn Du có thể khiến ai đó liên tưởng đến hai câu thơ cổ của Trung Quốc: hương thơm của cỏ non, màu xanh mướt của cỏ tiếp nối với màu xanh ngọc của trời, cành lê có điểm một vài bông hoa. Nhưng cảnh trong hai câu thơ này đẹp mà tĩnh tại. Trong khi đó gam màu nền cho bức tranh mùa xuân trong hai câu thơ của Nguyễn Du là thảm cỏ non trải rộng tới tận chân trời. Trên cái màu xanh cùa cỏ non ấy điểm xuyết một vài bông lê trắng (câu thơ cổ Trung Quốc không nói tới màu sắc của hoa lê). Sắc trắng của hoa lê hoà hợp cùng màu xanh non mỡ màng của cỏ chính là nét riêng trong hai câu thơ của Nguyễn Du. Nói gợi được nhiều hơn về xuân: vừa mới mẻ, tinh khôi, giàu sức sống lại vừa khoáng đạt, trong trẻo, nhẹ nhàng và thanh khiết.
Thiên nhiên trong sáng, tươi tắn và đầy sức sống, con người cũng rộn ràng, nhộn nhịp để góp phần vào những chuyển biến kì diệu của đất trời.

thiên hiền lê
30 tháng 3 2021 lúc 13:10

 

Mặc dù “Truyện Kiều” của Nguyễn Du đã cách xa chúng ta hơn ba thế kỉ nhưng những câu thơ trong “Truyện Kiều” vẫn cứ réo rắc, ngân nga, lặng lẽ chảy vào trong chiều sâu văn hóa, tâm hồn của mỗi người dân Việt. Ta không khó để có thể bắt gặp những con người yêu Kiều như bói Kiều, vịnh Kiều và ngâm Kiều… Vậy, đâu là điều làm nên sức ảnh hưởng và sực sống lâu bền ấy của tác phẩm? Đó không chỉ nhờ có phương diện nội dung mà còn có cả những đóng góp về yếu tố nghệ thuật độc đáo, đặc sắc. Một trong các thủ pháp nghệ thuật đạt tới đỉnh cao hiếm có trong “Truyện Kiều” là thủ pháp “tả cảnh, tả tình” (hay còn gọi là tả cảnh ngụ tình). Sáu câu thơ cuối đoạn trích “Cảnh ngày xuân” là một minh chứng tiêu biểu cho sự thành công về mặt nghệ thuật ấy.

   Tà tà bóng ngả về tây

   Chị em thơ thẩn dan tay ra về

   Bước dần theo ngọn tiểu khê

   Lần xem phong cảnh có bề thanh thanh

   Nao nao dòng nước uốn quanh

   Dịp cầu nho nhỏ cuối ghềnh bắc ngang.

   Nếu như ở những câu thơ trước, khung cảnh thiên nhiên và bức tranh lễ hội mùa xuân hiện lên thật sống động, tươi vui, chan chứa sức sống với lòng người rộn rã, náo nức, đông vui vào lúc sáng sớm dưới ánh sáng bình minh ấm áp, thì đến sáu câu thơ cuối, nhịp thơ như chùng xuống, chậm lại nhẹ nhàng trong bức tranh của buổi chiều hoàng hôn, thấm đượm hồn người một chút buồn xao xuyến. Đó là khung cảnh chị em Kiều du xuân trở về:

   Tà tà bóng ngả về tây

   Chị em thơ thẩn dan tay ra về

   Cảnh vẫn mang cái dịu nhẹ, êm đềm của ngày xuân nhưng bóng dương đã “tà tà ngả về tây”. Từ láy “tà tà” rất giàu tính tạo hình, lại vừa giàu tính biểu cảm, vừa có tác dụng diễn tả sự chuyển động về mặt không gian, lại vừa diễn tả sự vận động về mặt thời gian. Ánh nắng xuân ấm áp mươn man đã phải nhường chỗ cho ánh nắng chiều sắp tắt. Cảnh vật trở nên hư ảo, bao phủ một màu sắc của bóng tối. Vì thế tâm hồn con người cũng bắt đầu “chuyển điệu” cùng với cảnh vật. “Thơ thẩn” nghĩa là vẩn vơ, mơ mang, lan man trong suy nghĩ. Chị em Kiều dắt tay nhau trở về trong một trạng thái bịn rịn, lưu luyến ngập ngừng, chậm rãi như đang tiếc nuối trước bước đi quá vội vã của thời gian ngày xuân.

   Khung cảnh náo nức, tưng bừng của ngày hội xuân cũng đã kết thúc. Trong lòng người xen lẫn những xúc cảm bâng khuâng xao xuyến. Cảnh vật không gian đã được co gọn lại trong bước chân của người ra về, của dòng nước tiểu khê và chiếc cầu nho nhỏ:

   Bước dần theo ngọn tiểu khê

   Lần xem phong cảnh có bề thanh thanh

   Nao nao dòng nước uốn quanh

   Dịp cầu nho nhỏ cuối ghềnh bắc ngang.

   Khác với bốn câu thơ mở đầu, cảnh vật thiên nhiên rộng lớn, mênh mông trong sắc cỏ xanh non tít tắp, trong cánh én bay lượn trên vòm trời bao la thì đến đây, cảnh vật lại trở nên nhỏ nhắn, mềm mại, rất vừa vặn trong khung cảnh buổi chiều tà. Chả lại cho thiên nhiên sự vắng lặng, yên ả đến lạ thường. Những từ láy: “nao nao, tà tà, thơ thẩn, thanh thanh” không chỉ có tác dụng miêu tả trạng thái của cảnh vật mà còn biểu lộ tâm trạng của con người: lưu luyến, bịn rịn, bâng khuâng hoàn toàn đối lập với không khí với ngày lễ hội mùa xuân vào buổi sáng sớm.

   Nhà thơ thật tinh tế trong việc quan sát cảnh vật và phát hiện ra cái “nao nao” của dòng nước đang chảy. Tác giả như đang nhập vào hồn nhật vật trữ tình trong thơ mà cảm nhận thấm thía cái nỗi buồn bịn rịn. Thông thường, khi miêu tả nước chảy, người ta thường gắn với âm thanh “róc rách”, “rì rầm” nhưng ở đây, Nguyễn Du lại gắn dòng nước với cái “nao nao”. Nghệ thuật lấy “động để tả tĩnh” đã có tác dụng gợi lên một không gian tĩnh mịch, thanh thoát. Từ “nao nao” không chỉ cho thấy cái lưu tốc chảy thực chậm, nhẹ nhàng, dường như không chảy của dòng nước mà còn diễn tả cái tâm trạng buồn buồn vô cớ của con người. Phải chăng lòng người đang mang nỗi tâm tư nên cảnh vật cũng nhuốm màu tâm trạng:

   Cảnh nào cảnh chẳng đeo sầu

   Người buồn cảnh có vui đâu bao giờ.

   Cảnh vật thực ra thì không buồn, nhưng thời gian thì lại đượm buồn; sắc xuân vẫn tươi thắm nhưng cảnh vật yên ắng khiến lòng người thổn thức, nao nao. Từ đó, gieo vào lòng người đọc những linh cảm về một điều sắp sửa xảy ra, như là sự dự báo trước cuộc gặp gỡ nấm mồ Đạm Tiên và sự gặp gỡ của hai con người trai tài gái sắc: Thúy Kiều – Kim Trọng.

   Tóm lại, với bút pháp tả cảnh ngụ tình, kết hợp với việc sử dụng hệ thống những từ láy, hình ảnh giàu tính tạo hình và biểu cảm, tác giả đã khắc họa bức tranh chiều tà trong ngày hội xuân thấm đượm tâm trạng của con người nhân vật. Qua đó cho thấy được tài năng miêu tả cảnh, tả tình của đại thi hào Nguyễn Du.

Ngọc Anh
Xem chi tiết
Dương Hạ Chi
17 tháng 7 2017 lúc 14:24

Bài làm:

“Cỏ non xanh tận chân trời,
Cành lê trắng điểm một vài bông hoa”.
Thảm cỏ non trải rộng tới tận chân trời là gam màu nền cho bức tranh xuân. Điểm xuyết, chấm phá trên nền xanh bất tận ấy là sắc tinh khôi, thanh khiết của hoa lê nở lác đác khoe sắc, khoe hương. Lấy cảm hứng từ hai câu thơ cổ Trung Quốc: “Phương thảo liên thiên bích – Lê chi sổ điểm hoa”, Nguyễn Du chỉ thêm một chữ “trắng” cho cành lê mà bức tranh mùa xuân đã khác. Không gian như khoáng đạt,trong trẻo và nhẹ nhàng hơn, cảnh đẹp mà có hồn, chứ không tĩnh tại, chết đứng. Bằng nghệ thuật đảo ngữ “trắng điểm”, thi nhân đã tạo nên một điểm nhấn cho bức tranh, tô đậm sắc trắng của hoa lê nổi bật trên nền xanh non của cỏ. Màu sắc có sự hài hòa tới mức tuyệt diệu. Tất cả đều gợi lên vẻ đẹp riêng của mùa xuân: mới mẻ, tinh khôi, giàu sức sống ; khoáng đạt, trong trẻo ; nhẹ nhàng, thanh khiết . Nguyễn Du quả là bậc thầy về sử dụng ngôn ngữ. Chỉ với hai câu thơ, bằng một vài nét chấm phá, mà thi nhân đã phác họa nên một bức tranh thiên nhiên tươi sáng, diễm lệ và hấp dẫn lòng người. Ẩn sau những vần thơ là cả một tâm hồn nhạy cảm của tác giả trước vẻ đẹp tinh tế của thiên nhiên, là niềm say mê yêu đời, yêu cuộc sống đến tha thiết!

~ Học tốt! ~

Trần My
17 tháng 7 2017 lúc 14:34

Đoạn trích ''Cảnh ngày xuân'' trích trong tác phẩm Truyện Kiều của Nguyễn Dữ thật đặc sắc, có lẽ để lại ấn tượng sâu sắc nhất trong đoạn thơ là bức tranh mùa xuân thế hiện qua hai câu thơ:

''Cỏ non xanh tận chân trời

Cành lê trắng điểm một vài bông hoa''.

Làm nền cho bức tranh mùa xuân là màu xanh non tươi mát, bát ngát của đồng cỏ mông mênh trải rộng tận chân trời. Trên khung nền xanh thẳm ấy điểm xuyết nhẹ nhàng và nổi bật vài bông hoa lê trắng tinh khiết. Với ga màu trong sáng, Nguyễn Du đã vẽ nên bức họa mùa xuân tuyệt đẹp có không gian trong trẻo tràn đầy sức sống .Thế nhưng cái tài cái tình của Nguyễn Du ở đây là ''điểm trắng'' thành ''trắng điểm'' chỉ thay đổi 1 chút đó thôi mà có lẽ ngoài Nguyễn Du ra không ai có thể làm được. Đảo từ trắng lên trước từ điểm khiến từ trắng không chỉ được sử dụng như 1 tính từ mà còn như 1 động từ . Nó khiến người đọc có cảm giác những bông lê đang bừng nở. Cái sắc tinh khôi ấy đã làm bừng lên bức tranh mùa xuân, làm cho câu thơ hết sức sinh động, giàu sức sống, có hồn. Đọc hai câu thơ tuyệt bút của nguyễn Du, tác giả tuy không miêu tả mặt biển mà ta cứ tưởng như đang dập dìu giữa làn sóng cỏ xanh hoa trắng. Bút pháp hội hoạ phương Đông chấm phá ''lấy động tả tĩnh'' và cách dùng từ đặc sắc của Nguyên Du đã làm cho bức tranh mùa xuân trở nên trong trẻo, tinh khôi, giàu sức sống. Câu thơ xứng đáng là câu thơ đẹp nhất trong những câu thơ tả cảnh trong vườn thơ trung đại. Hai câu thơ có sự tiếp thu đổi mới sáng tạo tuyệt vời của hai câu thơ Trung Quốc:

''Phương thảo liên thiên bích

Lê chi sổ điểm hoa ''.

Thật là những câu thơ đặc sắc, là tiêu điểm của cả bài thơ...

nguyễn thị ngọc ánh
Xem chi tiết
Vũ Trọng Phú
26 tháng 6 2018 lúc 16:39

ngày xuân con én đưa thoi

thiều quang chín chục đã ngoài 60

cỏ non xanh tận chân trời

cành lê trắng điểm môỵ vài bông hoa

Trả lời

a, Hình như không có 

b,

Cành lê trắng điểm một vài bông hoa ý nghĩa

Miêu tả những bông hoa lê trắng trong, tinh khiết, nhà thơ không viết là “điểm trắng” mà sử dụng đảo ngữ “trắng điểm" khiến cho màu trắng càng được nhấn mạnh. Bên cạnh đó, biện pháp đảo ngữ khiến người đọc cảm nhận màu trắng của hoa lê chủ động tô điểm cho bức tranh xuân thêm tuyệt diệu. Chỉ “một vài bông hoa” nhưng cũng đủ làm nên thần thái của bức tranh xuân.

Vũ Yến Nhi
Xem chi tiết

Tả bức tranh xuân vĩnh cửu cùng đất trời và lòng người.
 

Vũ Huy
27 tháng 1 2022 lúc 19:07

mình chỉ làm được một chút thôi

bài làm:

đoạn thơ trên đang nói về cảnh xuân.tác giả dùng hình ảnh con én đưa thoi muốn nói rằng con én là biểu tượng của mùa xuân.ngoài ra,con én là loài vật bay rất nhanh,qua đó tác gải đã bí mật tiết lộ mùa xuân qua rất nhanh.thiều quang chín chục đã ngoài 60 là mùa xuân có 90 ngày,đã qua 60 ngày,vậy đay là thời điểm tháng 3.cỏ non xanh tậ chân trời là tác giả muốn nói vào mùa xuân,cây cối đâm trồi nảy lộc đến tận chân trời,đó cũng là ý nghĩa của câu'cành lê trắng điểm một vài bông hoa.

mình chỉ nghĩ được thế thôi

Đinh Hoàng Yến Nhi
Xem chi tiết
Nguyễn Tuấn Dĩnh
24 tháng 5 2019 lúc 5:37

- Câu thơ: Cỏ non xanh tận chân trời là câu thơ trong đoạn trích Cảnh ngày xuân, diễn tả hình ảnh đẹp đẽ về sức sống của mùa xuân. Màu xanh của cỏ non ngút ngàn tới chân trời, mở ra không gian khoáng đạt, giàu sức sống.

- Câu thơ: Buồn trông nội cỏ rầu rầu.

 ●   Nội cỏ “rầu rầu” là hình ảnh “sắc xanh héo úa” mù mịt, nhạt nhòa trải dài từ chân mây tới mặt đất, không còn cái “xanh tận chân trời” như sắc cỏ trong tiết Thanh minh khi Kiều còn trong cảnh đầm ấm.

 ●   Màu xanh của sự héo tàn gợi cho Kiều một nỗi nhàm chán ngán, vô vọng vì cuộc sống cô đơn, quạnh quẽ vô vọng vì sống cuộc sống cô quạnh và những chuỗi ngày sống vô vị tẻ nhạt không biết kéo tới bao giờ.

Đinh Hoàng Yến Nhi
Xem chi tiết
Nguyễn Tuấn Dĩnh
22 tháng 2 2017 lúc 16:15

- Câu thơ Nguyễn Du tiếp thu ý tưởng câu thơ cổ Trung Quốc khi miêu tả bức tranh thiên nhiên mùa xuân

    + Cỏ xanh trải dài tận chân trời, mở ra không gian bao la (Cỏ non xanh)

    + Cỏ thơm tới tận chân trời (Phương thảo – cỏ thơm)

- Sự sáng tạo đậm chất trong câu thứ hai:

    + Nguyễn Du nhấn mạnh vào việc điểm xuyết “một vài bông hoa” tạo ra sự chấm phá độc đáo trong bức tranh thiên nhiên

    + Cấu trúc đảo ngữ, nhấn mạnh hoạt động “điểm”

Phương Nhi Nguyễn
Xem chi tiết
nthv_.
7 tháng 10 2021 lúc 8:19

Tách bớt ra đi bạn, nhiều quá!

Phương Nhi Nguyễn
Xem chi tiết