bảng 1 sách giáo khoa trang 60
giải bài 39,40,41,42,46 trang 80 sách giáo khoa lớp 6
Ai có sách toán giáo khoa lớp 5 giải cho mình trang 48, 73 nhé
trang 43
Bài 1 :
84,2 > 84,19 47,5 = 47,500.
6,843 < 6,85. 90,6 > 89,6.
Bài 2 :
4,23 ; 4,32 ; 5,3 ; 5,7 ; 6,02 .
Bài 3 :
9,7x8 < 9,718 x = 0
Bài 4 :
0,9 < 1 < 1,2 64,97 < 65 < 65,14
Bài 1 :
7,5 : bảy phẩy năm
36,2 : ba mươi sáu phẩy hai
28,416 : hai mươi tám phẩy bốn trăm mười sáu
9,001 : chín phẩy ko trăm linh một
201,05 : hai trăm linh một phẩy ko năm
84,302 : tám mươi tư phẩy ba trăm linh hai
0,187 : ko phẩy một trăm tám mươi bảy
0,010 : ko phẩy ko trăm mười
Bài 2 :
a) Năm đơn vị, bảy phần mười: 5,7;
b) Ba mươi hai đơn vị, tám phần mười, năm phần trăm: 32,85;
c) Không đơn vị, một phần trăm: 0,01;
d) Không đơn vị, ba trăm linh bốn phần nghìn: 0,304.
Bài 3 :
41,538< 41,835 < 42,358 < 42,538
Bài 4
a) ;
b) .
bài 1
a) 3m6dm = 3,6m
b) 4dm = 0,4m
c) 34m 5cm = 34,05m
d) 345 cm = 3,45 m
bài 2
Đơn vị đo tấn | Đơn vị đo ki-lô-gam |
3,2 tấn | 3200kg |
0,502 tấn | 502kg |
2,5 tấn | 2500 kg |
0,021 tấn | 21kg |
bài 3
a) 42dm 4cm = 42,4dm
b) 56 cm 9 mm = 56,9 cm
c) 26m 2cm = 26,02 m
bài 4
a) 3kg 5g = 3,005 kg
b) 30 g = 0,03 kg
c) 1103 g = 1,103 kg
bài 5
Đổi 1kg = 1000g.
Tổng cân nặng của các quả cân trên đĩa bên phải là:
1000g + 500g + 200g + 100g = 1800g
1800g = 1,8kg
Do đó túi cam cân nặng 1,8kg hay 1800g.
Vậy ta điền như sau:
a) 1,8kg ;
b) 1800g.
Hãy nếu đầu bài câu hỏi 3 trong sách giáo khoa trang 180 lớp 5
Bạn chép hết bài đó vào đây đi. Mình học cấp 2 rồi nên ko giữ sách lớp 5 nữa
giá sách của bạn Yến gồm có sách giáo khoa và sách đọc thêm.3/5 số sách là sách đọc thêm, còn lại là 12 quyển sách giáo khoa. Hỏi bạn Yến có mấy quyển sách đọc thêm
18 quyển đọc thêm :'<
Quy ước toàn bộ số sách là 1 phần mà sách đọc thêm chiếm 3/5 tất cả các quyển => Sách giáo khoa chiếm : 1- 3/5 = 2/5 ( số sách )
Yến có tất cả số sách là : 12 : 2/5 = 30 ( quyển )
=> Số sách đọc thêm Yến có là : 30-12 = 18 ( quyển )
Hãy viết một bài văn tả cây cối ( chọn một đề trong sách giáo khoa lớp 5 trang 99 )
Hoa phượng — loài hoa gắn bó với tuổi học trò. Và có lẽ đây là loài hoa em thích nhất. Bởi thế, cây phượng vĩ trước sân trường đã chan chứa biết bao kỉ niệm trong kí ức của em.
Thân cây to bằng hai vòng tay em. Thời gian đã khoác lên cây chiếc áo nâu sần sùi bạc phếch. Tuy giản dị đến thế nhưng phượng không kém phần duyên dáng.
Mùa xuân, phượng ra lá. Lá phượng non mềm mại, hao hao giống lá me. Lá ban đầu xếp lại như lá mắc cỡ, nhưng một ngày kia, được nắng xuân vỗ về, sưởi ấm, lá phượng mạnh dạn xoè ra rồi ánh lên một màu xanh nhũn nhặn, mượt mà. Theo dòng thời gian, lá mỗi ngày một sẫm hơn, dày hơn và lớn hơn. Lúc ấy, lác đác trên cao những nụ hoa be bé. Cuối xuân, nụ nở dần, những cánh hoa đỏ trông như đàn bướm rập rờn, rập rờn trong vòm lá tươi xanh. Bình minh của hoa phượng là một màu đỏ còn non, tươi tắn như màu cờ. Cuối xuân, số hoa tăng màu đỏ của hoa cũng đậm dần.
Mùa hạ đến trên những đầu cành, những chùm hoa rực lên như chứa lửa. Từng chùm hoa ấy trông như những ông mặt trời bé nhỏ tinh nghịch trên cây. Nhìn những chùm hoa ấy em lại nhớ đến câu chuyện kể của bà:
Ngày xưa, khi mặt đất còn hoang vắng. Ngọc Hoàng đã đưa các con mình xuống trần gian để mang hơi ấm cho muôn loài. Nhưng các hoàng tử con ngài đã bị kẻ ác hãm hại, Ngọc Hoàng phải chọn cây phượng để treo mặt trời.
Ôi! Phượng có một quá khứ hào hùng và đáng yêu đến vậy? Và đáng trân trọng hơn khi phượng luôn làm đẹp cho đời, làm đẹp cho quang cảnh của ngôi trường, bầu bạn thân thiết với chúng em.
Khi hạ qua đi, hoa vãn dần rồi không còn nữa. Lá phượng cũng ngả sang màu úa. Rồi phượng rụng lá, những chiếc lá vàng bay bay theo làn gió mùa thu. Sang đông, phượng rạt rào thay lá, từng đợt lá đổ lả tả xuống sân trường chỉ còn lại những cành khẳng khiu, nhìn cây trông rõ hẳn cái chiều quằn, chiều lượn mà thiên nhiên đã ban tặng cho nó. Dáng cây trầm tư nhìn vẻ héo tàn của mùa đông rét buốt. Lúc này, cây như không còn sức sống vì trơ cành trụi lá nhưng có ngờ đâu phía bên trong những thân cành ấy là những lộc non đang giấu mình, chờ ngày vươn lên để hẹn mùa đơm bông cho năm tới.
Nhìn cây phượng em bỗng yêu trường, yêu lớp, yêu thầy cô, bè bạn. Dù mai đây được học trường mới, có thầy cô giáo mới nhưng em vẫn nhớ mãi ngôi trường này. Nơi ấy có bè bạn thân thương, có thầy cô dìu dắt, dạy bảo và có cây phượng thân quen đang đứng đợi mỗi ngày.
Đề 3
Tả một giàn cây leo mà em đã từng thấy: Tả giàn mướp
Nhà em có một mảnh vườn nho nhỏ được bố mẹ em dùng để trồng những loại rau củ và cây ăn quả. Có diện tích không to lắm, thế những mảnh vườn ấy lại là nơi hội tụ của biết bao nhiêu loại cây mà bố mẹ em trồng: nào xà lách, súp lơ, bắp cải, xoài ổi,… nhưng em thích nhất vẫn là giàn mướp hương mà bố mẹ em thường trồng vào đầu mùa hè. Và đó cũng chính là nơi mà tuổi thơ của em lớn lên cùng tình cảm của bố mẹ vun trồng, chăm sóc.
Mướp hương là loại mướp nhỏ nhưng rất thơm và ngon. Chính vì vậy cho nên mướp hương thường thu hút ong bướm tới. Nếu không được bảo vệ cẩn thận thì những quả mướp hương nhỏ xinh sẽ rất dễ bị ong châm và hỏng. Hồi còn nhỏ, mẹ em thường bảo một câu rằng: trời nắng tốt dưa, trời mưa tốt mướp. Vào những ngày đầu hè, bố em thường lấy những hạt giống của những quả mướp già từ những năm trước để lại rồi gieo xuống chỗ đất mềm xốp, ẩm ướt để cho chúng có thể vươn lên những mầm xanh cho nhanh lớn. Bố còn lấy những đoạn tre nhỏ, rào xung quanh chỗ trồng mướp để tránh cho những chú gà bới đất hay những chú chó tinh nghịch chạy qua sẽ làm hỏng cây non. Qua đôi bàn tay chăm sóc của bố, những cây mướp nhỏ nhanh chóng chui ra khỏi mặt đất rồi vươn mình đón những ánh nắng đầu tiên. Thời gian chúng lớn cũng rất nhanh so với những loại cây khác, chẳng mấy chốc, cây mướp nhỏ đã bắt đầu mọc những tua dài màu xanh và dần quấn tới những cành cây gần nó. Thời gian này, bố thường sẽ bắt đầu làm những giàn ở phía bên trên để cho những dây quấn được bám vào và phát triển. Giàn được làm chống bởi bốn thanh sắt ở bốn phía, phía trên có những cành tre được chẻ một cách cẩn thận và được xếp thành những hình vuông nhỏ cho mướp có thể leo lên. Ngày qua ngày, những cành mướp đã xanh tốt với những đoạn tua chắc khỏe bám vào giàn.
Phía trên, những bông hoa bắt đầu nở, màu vàng rực rỡ như màu nắng cùng mùi thơm đã thu hút những chú ong mật và cả những đàn bươm bướm tới đây tìm mật và bay lượn. chỉ ít ngày sau khi hoa nở, những quả non bắt đầu nhú ra từ nhụy. Những quả non ấy lớn lên nhanh lắm các bạn ạ. Mẹ còn dặn dò em là khi nhìn mướp thì không được chỉ tay hay sờ vào vì như thế sẽ làm mướp bị thui chột từ bé và không thể thành quả. Vì vậy, những lúc như thế, em chỉ có thể nhìn ngắm chúng từ một góc và háo hức chờ đợi cho tới lúc mướp trở thành những quả to và dài. Khi nhỏ, mướp vẫn còn những tàn hoa màu nâu ở bên dưới. Sau đó, những tàn hoa ấy không còn thì chúng bắt đầu lớn dần ra và dài dần ra. Bên ngoài lớp vỏ là một lớp lông nhỏ và mịn như thể chúng không hề thấm nước vậy. đây là khoảng thời gian mình phải bảo vệ cho mướp nhiều nhất vì nếu bị ong chích thì chúng sẽ bị hỏng hết và không thể nào ăn được. Khi những quả mướp lớn dần, màu xanh chuyển sang đậm hơn và có thể ngắt xuống ăn được. Nếu để mướp trên cây lâu quá thì chúng sẽ bị già và khô, lớp vỏ dày và không còn ăn được nữa, chỉ có thể lấy xơ mướp rửa bát và lấy hạt phơi trồng cho những năm sau.
Mướp là một loại quả có rất nhiều công dụng. Không chỉ có thể xào nấu với thịt mà mướp còn được cho chung vào món canh cua cùng rau đay, rau mùng tơi cũng rất ngon nữa. Đó cũng mang tình thương của cha mẹ dành cho chúng em, bởi thế, với em, cây mướp cũng chính là một kỉ niệm của tuổi thơ thật là đẹp.
Đề 4 :
Tả cây cổ thụ: Tả cây phượng
Giữa sân trường tôi, đứng sừng sững một cây phượng đang nở rộ những đoá hoa đỏ thắm. Tôi không biết nó được trồng từ bao giờ, chỉ biết rằng, khi tôi mới đặt chân vào trường đã thấy nó đứng đấy như một chàng hiệp sĩ hiên ngang, che chắn nắng mưa cho tụi nhỏ trường tôi.
Cây phượng đã già lắm rồi. Thân cây đã chuyển sang gam màu xám có nhiều đốm trắng bạc vì cao tuổi. Nó giương những cánh tay che chở cho chúng tôi khỏi những tia nắng gay gắt cùa mùa hè đổ lửa. Dưới gốc cây, nổi lên những cái rễ lớn, ngoằn ngoèo, uốn lượn như những con rắn đang trườn vào bóng râm hóng mát. Phía trên là tán lá như một cái lọng khổng lồ. Tôi không biết ai đã đan những cành cây lại với nhau mà thành cái lọng khéo đến như vậy. Những chú ve thường ẩn mình trong vòm lá phượng và cất tiếng kêu ra rả suốt ngày.
Giữa khoảng trời mênh mông, những đoá hoa phượng đỏ rực nổi bật lên, rực thắm và dễ thương. Vào giờ ra chơi, những cánh hoa phượng được các bạn gái tách ra thành những chú bướm xinh xinh. Sau nhừng ưận mưa rào, hoa phượng rơi rải rác khắp sân trường tựa như cả mặt sân được trải lên một tấm thảm màu đỏ tươi, ánh lên dưới tia nắng mặt trời. Cây phượng thay lá quanh năm. Mùa đông, cây rụng hết lá, phô ra những cành trơ trụi, khẳng khiu. Nhưng sang xuân, chồi non lại nhú ra, phủ một màu xanh tươi mát cho cây. Mỗi lần như thế dường như tuổi thanh xuân lại trở về với cây phượng già, xoá đi sự già nua đã in hằn lên thân hình của nó. Sau đó không lâu, ở khắp sân trường hình ảnh của mùa hè lại được vẽ lên bằng những chùm hoa đỏ thắm. Cây phượng đem lại niềm vui sướng, háo hức cho tuổi học trò.
Mùa hè lại đến và những cánh phượng như những cánh bướm vẫn nằm trong những trang lưu bút của tụi nhỏ chúng tôi như một dấu ấn kỉ niệm đẹp mà trước lúc chia tay gửi lại cho nhau để nghỉ hè.
:
Trong hình 30.3 trang 91 sách giáo khoa , trong các đoạn BC, DE nước tồn tại ở những thể nào?
Lần sau bạn phải ghi đầy đủ câu hỏi ra nhá, mình mất công mở quá
Đáp án:
Đoạn BC: vì đang nóng chảy nên tòn tại ở cả thể rắn và thể lỏng
Đoạn DE: vì đang sôi nên tồn tại ở thể lỏng và cả thể khí
Đoạn BC: nóng chảy
Đoạn DE: sôi
Chúc bạn học tốt!
- Đoạn BC ứng với quá trình nóng chảy tồn tại ở thể rắn và lỏng.
- Đoạn DE ứng với quá trình của sự sôi tồn tại ở thể lỏng và khí.
Học giỏi nhé bn!
Ai có sách giáo khoa toán lớp 5 giải hộ mình bài 3 trang 133
mik 7 nha ko có sách 5
Thời gian đi kể cả lúc nghỉ là:
8 giờ 30 phút - 6 giờ 45 phút = 1 giờ 45 phút
Thời gian đi không kể lúc nghỉ là:
1 giờ 45 phút – 15 phút = 1 giờ 30 phút
Đáp số: 1 giờ 30 phút .
xong rùi đó
Thời gian đi kể cả lúc nghỉ là:
8 giờ 30 phút - 6 giờ 45 phút = 1 giờ 45 phút
Thời gian đi không kể lúc nghỉ là:
1 giờ 45 phút – 15 phút = 1 giờ 30 phút
Đáp số: 1 giờ 30 phút .
Trong hình 30.3 trang 91 sách giáo khoa lớp 6, trong các đoạn AB, CD nước tồn tại ở những thể nào?
Mình lại mất công giỏ sách 1 lần nữa rồi.
AB: Vì nhiệt độ dưới 0oC nên nước ở thể rắn
CD: Vì nhiệt độ trên 0oC nên nước ở thể lỏng
a) BC: nóng chảy; DE: sôi
b) AB: thể rắn; CD: thể lỏng
Chúc bạn học tốt!
Em có 4 quyển vở ô li và em có 2 quyển sách giáo khoa. Hỏi em có boa nhiêu quyển vở ô li và sách giáo khoa ?
4+2=6.Em có 6 quyển vở ô li và quyển sách giáo khoa.À mà khoan,sao chữ bao lại thành boa thế hả
lấy 4 quyển vở + 2 quyển sách giáo khoa ta lấy 4+2=6