Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài

Những câu hỏi liên quan
Ridofu Sarah John
Xem chi tiết
Bùi Thị Thùy Linh
12 tháng 3 2016 lúc 9:15

iu nc thương dân

Vương thị tâm
12 tháng 3 2016 lúc 12:33

Dưới ngòi bút tài tình của nhà thơ Minh Huệ, tác giả đã làm nổi bật đức tính cao đẹp của Bác Hồ:

Bạn lo cho các anh bộ đội, bác"nhón chân nhẹ nhàng" đi dém chăn cho các anh , bác thương đoàn dân công phải ngủ ngoài rừng vì thế qua 2 câu thơ

               "Càng thương càng nóng ruột 

               Mong trời sáng mau mau"

nhà thơ đã cho chúng ta thấy bác muốn trời sáng mau để xua đi cái giá lạnh của đêm rừng và đêm hơi ấm đếm với các anh chị. Khổ cuối bài thơ khẳng định t/c của Bác thật thiêng liêng vĩ đại với phẩm chất cao quí. chính vì vậy cái thuường tình trở thành cái thần tình.

 

 

Thời Sênh
19 tháng 2 2019 lúc 18:23

- Lần thức dậy thứ ba:
+ Tâm trạng từ hoảng hốt tới tha thiết lo lắng: mời Bác ngủ
+ Anh đội viên cảm nhận được tấm lòng yêu thương vô hạn của Bác đối với bộ đội và nhân dân
+ Cuối cùng “anh thức luôn cùng Bác”
- Trong bài không đề cập tới lần thức dậy thứ hai của anh đội viên, vì:
+ Lần thứ ba “Bác vẫn ngồi đinh ninh”chứng tỏ, trong đêm ấy anh đội viên thức dậy nhiều lần, lần nào cũng chứng kiến Bác không ngủ.
+ Trong lần thứ ba anh không nén được cảm xúc nên “nằng nặc” mời Bác đi ngủ.
Hình ảnh Bác gần gũi, thân thương, tấm lòng bao dung, vĩ đại của Bác được khắc họa chân thực qua lời kể của anh đội viên.

Despacito
Xem chi tiết
Phan Nghĩa
1 tháng 10 2017 lúc 17:27

Nguyễn Dữ sống ở thế kỷ XVI quê ở huyện Trường Tân nay là Thanh Miện – Hải Dương. Ông là học trò của Trạng trình Nguyễn Bỉnh Khiêm. Các tác phẩm của ông đã đóng góp rất lớn cho nền văn học trung đại Việt Nam. Điển hình là ” Truyền kỳ Mạn Lục” gồm có hai mươi câu chuyện nhỏ. Trong đó tiêu biểu là chuyện người con gái Nam Xương là câu chuyện thứ 16 của Truyền Kỳ Mạn Lục, được bắt đầu từ truyện ” vợ chàng Trương”. Truyện thể hiện niềm thương cảm sâu sắc của tác giả trước số phận bất hạnh của người phụ nữ trong Xã hội phong kiến, đồng thời ca ngợi những phẩm chất tốt đẹp của họ qua nhân vật chính Vũ Nương.

Trước tiên Vũ Nương là người phụ nữ mang nhiều phẩm chất tốt đẹp, là người phụ nữ bình dân xuất thân từ gia đình nghèo nhưng nang vừa có nhan sắc, vừa có đức hạnh. Tính đã thùy mị nết na lại thêm tư duy tốt đẹp.

Vẻ đẹp của Vũ Nương mang vẻ đẹp của một người phụ nữ- của chiếc bánh trôi trong thơ của Hồ Xuân Hương ” vừa trắng lại vừa tròn”. vì vậy Trương Sinh con nhà hào phú đã xin với mẹ trăm lạng vàng cưới nàng về làm vợ, cuộc hôn nhân không bình đẳng, đã vậy Trương Sinh lại có tính đa nghi, hay ghen. Vậy mà trong đạo vợ chồng nàng tỏ ra là một phụ nữ thông minh, đôn hậu, biết chồng có tính đa nghi hay ghen nàng đã ” luôn giữ gìn khuôn phép… thất hòa” chứng tỏ nàng rất khéo léo trọng việc vun vén hạnh phúc gia đình.

Sống trong thời loạn lạc nên cuộc sum vậy chưa được bao lâu thì Trương Sinh tòng quân đi lính nơi biên ải,. Buổi tiễn chồng ra trận nàng rót chén rượu đầy chúc chồng bình yên ” chàng đi chuyến này thiếp chẳng mong…thế là đủ rồi”. Ước mong của nàng thật giản dị chỉ vì nàng coi trọng hạnh phúc gia đình hơn mọi công danh phù phiếm ở đời. Những năm xa cách Vũ Nương thương nhớ chồng khôn xiết kể: ” Mỗi khi bướm lượn đầy vườn may che kín núi tì nỗi buồn chân trời góc bể lại không thể nào ngăn được”

Tâm trạng thương nhớ ấy của Vũ Nương cũng là tâm trạng chung của nhiều người chinh phụ trong thời loạn lạc ngày xưa.

” Nhớ chàng đằng đẳng đường lên bằng trời

Trời thăm thẳm xa vời khôn thấu

Nỗi nhớ chàng đau đáu nào xong”

( Chinh phụ ngâm khúc- Đoàn Thị Điểm)

Thể hiện tâm trạng ấy Nguyễn Dữ vừa cảm thông với nỗi đau xa cách trồng của Vũ Nương vừa ca ngợi tấm lòng chung thủy của nàng.

Không chỉ là một người vợ chung thủy, Vũ Nương còn là một người mẹ hiền, người con dâu hiếu thảo, chàng ra trận vừa tròn tuần thì nàng sinh con nuôi dạy con khôn lớn. Để bù đắp thiếu vắng cha của con nàng chỉ chiếc bóng của mình tren tường và nói là cha Đản, còn với mẹ chồng già yếu nàng chăm sóc mẹ rất chu đáo, thuốc thang phụng dưỡng như cha mẹ đẻ của mình. Nàng đã làm chọn chữ ” công” với nhà chồng. Đây là điều rất đáng chân trọng của Vũ Nương bởi thời xưa quan hệ mẹ chồng nàng dâu dường như chưa bao giờ êm đẹp và chứa đầy những định kiến khắt khe.

Tấm lòng của nàng đã được người mẹ chồng ghi nhận, điều này thể hiện qua những lời chăn chối của bà trước khi qua đời ” Sau này trời xét lòng lành ban cho phúc đức giống dòng tối tươi, xanh kia quyết chẳng phụ con cũng như con đã chẳng phụ mẹ”. Vũ nương chính là người phụ nữ lý tưởng trong xã hội ngày xưa: Công, dung, ngôn, hạnh.

Là người phụ nữ có bao phẩm chất tốt đẹp đáng lẽ nàng phải được hưởng cuộc sống hạnh phúc chí ít cũng như nàng mong ước đó là thú vui nghi gia, nghi thất- vợ chồng con cái sum họp bên nhau. Thế nhưng cuộc sống của Vũ Nương cũng như cuộc đời của người phụ nữ xưa là những trang buồn đầy nước mắt. Bất hạnh của nàng bắt đầu từ khi giặc tan Trương Sinh trở về, chuyện cái bóng của con thơ đã là Trương Sinh ngờ vực, rồi kết tội Vũ Nương. Chàng đinh ninh là vợ hư, nàng hết lời phân trần để bày tỏ lòng thủy chung, cố gắng hàn gắn hạnh phúc gia đình có nguy cơ tan vỡ những tất cả đều vô ích. Vốn có tính hay ghen lại vũ phu ít học. Trương sinh đã đối xử với nàng hết sức tàn nhẫn ” mắng nhiếc, đánh đuổi nàng đi”, bỏ ngoài tai những lời phân trần của vợ và những lời khuyên can của hàng xóm. Thất vọng đến tột cùng Vũ Nương đành mượn dòng nước quê hương để giải tỏ lỗi lòng trong trắng của mình. Nàng ” tắm gọi chay sạch ra bến sông Hoàng Giang ngửa cổ lên trời là than rằng” kẻ bạc mệnh này duyên hẩm hiu… phỉ nhở”. Nói rồi nàng nhảy xuống sông tự vẫn. Vũ Nương bị người thân nhất đẩy xuống bên bờ vực thẳm dẫn đến bi kịch gia đình. Cảm nhận về nhân vật Vũ Nương( thân phận người phụ nữ trong XHPK) qua “Chuyện người con gái Nam Xương” của Nguyễn Dữ,” chết trong còn hơn sống đục”

với tấm lòng yêu thương con người Nguyễn Dữ không để cho sự trong sáng cao đẹp của Vũ Nương phải chịu oan khuất nên phần cuối chuyện đầy ắp những chi tiết hoang đường kì ảo. Sau câu chuyện của Phan Lang, Trương Sinh lập đàn giải oan cho vợ. Nàng trở về trong thế rực rõ uy nghi nhưng chỉ thấp thoáng trong giây lát rồi biến mất mãi mãi. Vũ Nương mãi mất đi quyền sống, quyền hạnh phúc, quyền làm vợ, làm mẹ. Bi kịch củaVũ Nương cũng chính là bi kịch của người phụ nữ Xã hội xưa. Bi kịch ấy không chỉ dừng ở thế kỉ XVI, XVII, XVIII mà đến đầu thế kỷ XIX Nguyễn Du từng viết trong truyện Kiều.

” Đau đớn thay phận đàn bà

Lời rằng bạc mệnh cũng là lời chung”

Với niềm xót thương sâu sắc Nguyễn Dữ lên ái những thế lực tàn ác chà đạp lên những khát vọng chính đáng của con người – của phụ nữ. Ông tố cao xã hội phong kiến với những hư tục phi lý, trọng nam khinh nữ, đạo tàm tòng dây bao bất công và hiện thân của nó là nhân vật Trương Sinh, người chồng ghen tuông mù quáng, vũ phu song sống với hụ tục là thế lực đồng tiền bạc án nên Trương Sinh con nhà hào phú một lúc bỏ ra tăm lạng vàng để cưới Vũ Nương. Ngoài ra ông còn tố cáo chiến tranh phi nghĩa đã làm phá vỡ hạnh phúc gia đình của con người.

Như vậy bằng cách xây dựng truyện hết sức độc đáo là sự kết hợp hài hòa giữa yếu tố tự sự, trữ tình và yếu tố thực ảo. chuyện ” Người con gái Nam Xương” của Nguyễn Dữ mang đến cho chúng ta bao ấn tượng tốt đẹp. Truyện ca ngợi Vũ Nương có đầy đủ phẩm chất tốt đẹp mang tính truyền thống nhưng cuộc đời nàng lại là những trang buồn đầy nước mắt. Vẻ đẹp số phận của nàng cũng là vẻ đẹp số phận của người phụ nữ trong xã hội phong kiến cũ. Ngày nay chúng ta được sống trong thế giới công bằng dân chủ, văn minh người phụ nữ là một nửa của thế giới họ được hưởng những quyền lợi mà nam giới được hưởng. Vậy chúng ta hãy phát huy những vẻ đẹp truyền thống của người phụ nữ xưa và thương cảm trước số phận của họ.

Trần Hữu Ngọc Minh
1 tháng 10 2017 lúc 17:21

lên mạng tra đi

ling min laura
1 tháng 10 2017 lúc 18:14

  Nguyễn Dữ là nhà văn tiêu biểu nhất thế kỉ 16 " Truyền kì mạn lục " là tập chuyện nổi tiếng của ông . Tập chuyện này  gồm 20 chuyện ngắn viết theo nối văn xuôi bằng chữ Hán " chuyện người con gái nam sương "  là thiên chuyện thứ 16 của tập " truyền kì mạn lục " qua truyện này  tác giả muốn nói nên vẻ đẹp truyền thống của người phụ nữ Vn qua nhân vật vũ nương 

 Ngay từ khi mở đầu chuyện tác giả  đã giới thiệu khái quát về nhân vật này ( là người con gái quê ở Nam Sương , tính tình thùy mị nết na lại thêm tư dung tốt đẹp) Nét đẹp đầu tiên ở Vũ nương là người vợ rất rất mực yêu chồng,thủy chung son sắt . Nàng lấy chồng là Trương Sinh  con trai của 1 gia đình hào phú ở trong làng nhưng ko có học nên có tính hay đa nghi,phòng ngừa quá sức. Vũ Nương biết được tính tình của chồng thj giữ gìn khôn phép chưa de lan nao dan den  2 vợ chồng phải thất hòa 

                                                    

nguyen ducminh
Xem chi tiết
Tiến Anh Phạm
26 tháng 12 2018 lúc 15:51

vì độ nóng của nươc làm dãn nở không khí trong quả bóng bàn

Bí mật của tạo hóa...
26 tháng 12 2018 lúc 15:51

Quả bóng bàn bị bẹp được nhúng vào nước nóng thì phồng lên như cũ vì : Không khí bên trong quả bóng nóng lên, nở ra làm bóng phồng lên.

Chúc bn học tốt vui

Nguyễn Hoàng Anh Thư
26 tháng 12 2018 lúc 19:38

Khi cho bóng bàn vào nước nóng, không khí trong quả bóng nóng lên, nở ra, thể tích tăng gặp vỏ bóng cản trở gây ra lực làm phồng vỏ bóng, nhờ đó quả bóng bàn phồng lên như cũ

THANH VAN
Xem chi tiết
ミ★长ąуşợǥáเ★彡
19 tháng 3 2020 lúc 21:05

em rút ra những điều em rút ra đc

Khách vãng lai đã xóa
Duzaconla
Xem chi tiết
Thời Sênh
12 tháng 12 2018 lúc 19:41

Lom khom dưới núi tiều vài chú

Lác đác bên sông chợ mấy nhà

a, Biện pháp đảo ngữ, từ láy và liệt kê
b, Tác dụng: Nhấn mạnh sự vất vả, đói nghèo, lam lũ của người dân vùng Đèo Ngang; sự thưa thớt, vắng vẻ, bé nhỏ, tiêu điền hoang vắng ở nơi đây

Trần Diệu Linh
12 tháng 12 2018 lúc 19:44

- Nghệ thuật: từ láy, liệt kê

- Hiệu quả: Nêu lên nỗi vất vả của người dân sinh sống ở đèo Ngang và cảnh heo hút, hoang sơ của con đèo này

Huỳnh lê thảo vy
12 tháng 12 2018 lúc 19:46

-sử dụng biện pháp đảo ngữ ,từ láy, liệt kê

-tác dụng :nhằm nhấn mạnh ở đây nhà,cửa ,con người thưa thớt và để nhấn mạnh rằng sự nghèo đói, vất vả của con người ở trên đèo ngang

Dương Thị Hồng Nhung
Xem chi tiết
Huy Lê Quốc
Xem chi tiết
Bé Của Nguyên
21 tháng 9 2017 lúc 20:12

Chủ tịch HCM là 1 vĩ lãnh tụ vĩ đại của dân tộc . Bác ko chỉ đáng yêu mà còn rất đáng kính bởi Bác là người mang đến sự tự do cho dân tộc . Ở con người Bác ta học tập dk rất nhiều , nhất là tính giản dị . Bác Hồ là người giản dị thế nào chắc chúng ta cũng bt . Trước hết Bác giản dị trong lối sống sinh hoạt : bữa cơm thì chỉ gồm vài ba món , khi ăn Bác ko để rơi vãi và bao h bát cũng sạch sẽ. Trong cách ăn mặc của Bác cũng rất giản dị , rất hợp với hoàn cảnh và con người Bác : bộ ka - ki sỉn màu , đôi dép cao su đã cũ và chiếc đồng hồ Liên Xô ..... Dù là 1 chủ tịch nước nhưng Bác không sống trong những lâu đài nguy nga , lầu son như những vị vua chúa mà Bác chỉ sống trong 1 ngôi nhà sàn 3 gian , 1 cái ao cá và 1 khu vườn nhỏ . Không những thế Bác còn giản dị trong cả lời nói , Bác muốn m.n dễ hiểu và dễ nhớ và dễ làm theo , ngay cả trong thơ văn cũng vậy . Sự giản dị của Bác càng làm nội bật đời sống nội tâm và tôn thêm vẻ đẹp con người Bác . Sự giản dị của Bác là tấm gương để chúng ta học tập và noi theo .

Tick cho mk nha

nguyễn thị bích
25 tháng 9 2017 lúc 20:39

có suy nghĩ về sự giản dị là : nó có ý nghĩa lớn lao. trog C/S có rất nhiều tính giản dị khác nhau như về: cách ăn mặc, ăn uống, ....

mong câu trả lời này của mình sẽ đúng hihi

chúc bạn học tốt nha

Allen Lê
Xem chi tiết
Trần Hiểu Nghiên Hy
16 tháng 12 2016 lúc 19:31

Chúng ta phải coi trọng nó bởi tình bạn đến vs nhau ko phải vì vật chất mà đến vs nhau vì tình cảm

Nguyen Ha Phuong
Xem chi tiết
Hoang Linh
Xem chi tiết
Tờ Gờ Mờ
28 tháng 4 2017 lúc 13:40

Lòng biết ơn đối với người khác từ xưa đến nay vốn là truyền thống của dân tộc ta. Ông cha ta luôn nhắc nhở, dạy bảo con cháu phải sống ân nghĩa thuỷ chung, đã nhận ơn của ai thì không bao giờ quên. Truyền thống đạo đức đó được thể hiện rõ nét qua câu tục ngữ "Ăn quả nhớ kẻ trồng cây".
Đây là một lời giáo huấn vô cùng sâu sắc. Khi ăn những trái cây chín mọng với hương vị ngọt ngào ta phải nhớ tới công lao vun xới, chăm bón của người trồng nên cây ấy. Từ hình ảnh ấy, người xưa luôn nhắc nhở chúng ta một vấn đề đạo đức sâu xa hơn: Người được hưởng thành quả lao động thì phải biết ơn người tạo ra nó. Hay nói cách khác: Ta phải biết ơn những người mang lại cho ta cuộc sống ấm no hạnh phúc như hôm nay.
Tại sao như vậy? Bởi vì tất cả những thành quả lao động từ của cải vật chất đến của cải tinh thần mà chúng ta đang hưởng thụ không phải tự nhiên có được. Những thành quả đó là mồ hôi, nước mắt và cả xương máu của biết bao lớp người đã đổ xuống để tạo nên. Bát cơm ta ăn là do công lao khó nhọc vất vả "một nắng hai sương" của người nông dân trên đồng ruộng. Tấm áo ta mặc, ngôi nhà ta ở, cả những vật dụng hàng ngày ta tiêu dùng là do sức lao động cần cù, miệt mài của những người thợ, những chú công nhân. Cũng như những thành tựu văn hoá nghệ thuật, những di sản của dân tộc còn để lại cho đời sau hôm nay là do công sức, bàn tay, khối óc của những nghệ nhân lao động sáng tạo không ngừng... Còn rất nhiều, nhiều nữa những công trình vĩ đại... mà ông cha ta làm nên nhằm phục vụ cho con người. Chúng ta là lớp người đi sau, thừa hưởng những thành quả ấy, lẽ nào chúng ta lại lãng quên, vô tâm không cần biết đến người đã tạo ra chúng ư? Một thời gian đằng đẵng sống trong những đêm dài nô lệ, chúng ta phải hiểu rằng đã có biết bao lớp người ngã xuống quyết tâm đánh đuổi kẻ thù... để cho ta có được cuộc sống độc lập, tự do như hôm nay. Chính vì vậy, ta không thể nào được quên những hi sinh to lớn và cao cả ấy.
Có lòng biết ơn, sống ân nghĩ thuỷ chung là đạo lí làm người, đó cũng là bổn phận, nhiêm vụ của chúng ta đối với đời. Tuy nhiên, lòng biết ơn không phải là lời nói suông mà phải thể hiện bằng hành động cụ thể. Nhà nước ta đã có những phong trào đền ơn đáp nghĩa, xã dựng những ngôi nhà tình nghĩa cho các bà mẹ anh hùng, các gia đình thương binh liệt sĩ. Việc đền ơn đáp nghĩa này đã trở thành phong trào, là chính sách lan rộng trên cả nước. Đây không chỉ là sự đền đáp công ơn đơn thuần mà nó trở thành bài học giáo dục thiết thực về đạo lí làm người của chúng ta. Cho nên mỗi người ai ai cũng cần phải có ý thức bảo vệ và phát huy những thành quả đạt được ấy ngày càng tốt đẹp hơn, có nghĩa là ta vừa là "người ăn quả" của hôm nay, vừa là "người trồng cây" cho ngày mai. Cũng từ đó ta càng thấm thía hiểu được rằng: Cha mẹ, thầy cô cũng chính là người trồng cây, còn ta là người ăn quả. Vì vậy ta cần phải thực hiện tốt bổn phận làm con trong gia đình, bổn phận người học trò trong nhà trường. Làm được như vậy tức là ta đã thể hiện được lòng biết ơn sâu sắc của mình đối với những người đã hi sinh, thương yêu, lo lắng cho ta. Đây là một việc làm không thể thiếu được ở thế hệ trẻ hôm nay.
Tóm lại, câu tục ngữ trên giúp ta hiểu rõ về đạo lí làm người. Lòng biết ơn là tình cảm cao quý và cần phải có trong mỗi con người. Vì vậy, chúng ta cần phải luôn trau dồi phẩm chất cao quý đó, nhất là đối với cha mẹ, thầy cô... với những ai đã tạo ra thành quả cho ta hưởng thụ. Lòng biết ơn mãi mãi là bài học quí báu và câu tục ngữ "Ăn quả nhớ kẻ trồng cây" có giá trị và tác dụng vô cùng to lớn trong cuộc sống của chúng ta.

CHÚC BẠN HỌC TỐT

Linh Phương
28 tháng 4 2017 lúc 13:43

Câu hỏi của kudo shinichi - Ngữ văn lớp 7 | Học trực tuyến

Đây nha bạn!