Những câu hỏi liên quan
ha bao ly
Xem chi tiết

Thành tựu

Thời Lý

Thời Trần

Kinh tế

- Nông nghiệp: phát triển. Nhà nước quan tâm đến sản xuất, trị thủy, khuyến khích khai hoang.

- Thủ công nghiệp: có bước phát triển mới, nhất là ngành ươm tơ, dệt lụa.

- Thương nghiệp: buôn bán, trao đổi trong nước và ngoài nước được mở mang.

Văn hóa

- Đạo Phật phát triển mạnh nhất. Các hình thức sinh hoạt văn hóa phong phú, đa dạng. Nhiều trò chơi dân gian được dân chúng ham thích.

Giáo dục

- Năm 1070, xây dựng Văn Miếu để thờ Khổng Tử và dạy học cho các con vua.

- Năm 1075, mở khoa thi đầu tiên.

- Đã bắt đầu quan tâm đến giáo dục, khoa cử song chế độ thi cử chưa có nền nếp, quy củ

Khoa học - kĩ thuật

- Kiến trúc, điêu khắc: rất phát triển. Các công trình có quy mô tương đối lớn và mang tính cách độc đáo.

- Trình độ điêu khắc tinh vi, thanh thoát. Phong cách nghệ thuật đa dạng, độc đáo và linh hoạt.

Khách vãng lai đã xóa
Trần Hoàng Hải
28 tháng 10 2019 lúc 20:54

Câu sau:Diến biến:SGK

Kết quả:cũng là SGK

Nguyên nhân thắng lợi và ý nghĩa lịch sử:

* Nguyên nhân thắng lợi:

- Do tinh thần đoàn kết, ý chí độc lập tự chủ cũng như truyền thống yêu nước, bất khuất của dân tộc.

- Có sự lãnh đạo cùng chiến thuật tài tình của vị tướng Lý Thường Kiệt.

- Nhà Tống đang trong thời kì khủng hoảng.

Ý nghĩa lịch sử:

- Kháng chiến chống Tống thắng lợi đập tan ý chí xâm lược của giặc, buộc nhà Tống từ bỏ giấc mộng thôn tính Đại Việt. Đất nước bước vào thời kì thái bình.

- Cuộc kháng chiến thắng lợi thể hiện tinh thần chiến đấu dũng cảm, kiên cường của các tầng lớp nhân dân trong sự nghiệp đấu tranh chống xâm lược.

- Thắng lợi của cuộc kháng chiến góp phần làm vẻ vang thêm trang sử của dân tộc, để lại nhiều bài học kinh nghiệm chống ngoại xâm cho các thế hệ sau.

Tk đê!

Khách vãng lai đã xóa
halinh
Xem chi tiết
halinh
5 tháng 1 2021 lúc 19:32

MỌI NGƯỜI ƠI LÀM ƠN GIÚP EM VỚI NGÀY MAI EM KIỂM TRA HỌC KÌ RỒI HUHUHUkhocroikhocroikhocroi

Nguyễn Văn Phúc
5 tháng 1 2021 lúc 19:34

đợi tí đang tìm

 

Nguyễn Văn Phúc
5 tháng 1 2021 lúc 19:39

ξΦ❆Φξ☛tui ko bt tìm hết rồi mà ko cs trong đề cương

Lê Thị Hà Trang
Xem chi tiết
Hoàng Anh Trịnh
1 tháng 11 2016 lúc 21:25

Sông Như Nguyệt thuộc 1 nhánh sông Cầu, có vị trí hiểm yếu chiến lược, có thể là đòn bẩy cho quân Tống tiến về Thăng Long hoặc Lí Thường Kiệt đánh bại chúng tại đây và thắng lợi. Do có vai trò quan trong nên mới được Lí Thường Kiệt chọn làm địa điểm quyết chiến với giặc.

Còn nguyên nhân, diễn biến, kết quả có trong sách rồi nhé. Mk chỉ tl bài vận dụng thôi!

nguyen pham my anh
3 tháng 11 2016 lúc 20:58

-Nguyên nhân : Sông Như Nguyệt là con sông chặn ngang tất cả các ngả đường bộ từ Quảng Tây vào Thăng Long. Giặc chắc chắn sẽ đi con đường này nên Lý Thường Kiệt đã cho quân xây dựng phòng tuyến sông Như Nguyệt

- Diễn Biến : SGK

- Kết quả : Quân ta chủ động kết thúc chiến tranh = đề nghị giảng hòa, quân Tống chấp nhận ngay vội đem quân về nước

- Ý nghĩa : Nền độc lập tự chủ của Đại Việt được giữ vững

Trần Nguyễn Hoài Thư
10 tháng 1 2017 lúc 18:55

banj tham khảo ở đây nha : Bài 11 : Cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Tống (1075-1077) | Học trực tuyến (ý 2 thì bạn kéo xuống đến câu hỏi 16 nha)

ZzzvuongkhaiZzz
Xem chi tiết
Anh Thư
Xem chi tiết
Nguyễn Hà Giang
29 tháng 12 2021 lúc 7:22

Tham khảo!

Nguyên nhân thắng lợi:

- Do tinh thần đoàn kết, ý chí độc lập tự chủ cũng như truyền thống yêu nước, bất khuất của dân tộc.

- Có sự lãnh đạo cùng chiến thuật tài tình của vị tướng Lý Thường Kiệt.

- Nhà Tống đang trong thời kì khủng hoảng.

Ý nghĩa lịch sử:

- Đập tan ý chí xâm lược của giặc, buộc nhà Tống từ bỏ âm mưu thôn tính Đại Việt.

- Thể hiện tinh thần chiến đấu dũng cảm, kiên cường của nhân dân trong sự nghiệp đấu tranh chống xâm lược.

- Góp phần làm vẻ vang thêm trang sử của dân tộc, để lại nhiều bài học kinh nghiệm chống ngoại xâm cho các thế hệ sau.


 

Lý Thường Kiệt có những cách đánh giặc rất độc đáo như:

“Tiên phát chế nhân”: Chủ động tiến công địch, đẩy địch vào thế bị động.

- Lựa chọn và xây dựng phòng tuyến phòng ngự vững chắc trên sông Như Nguyệt.

- Tiêu diệt thủy quân của địch, không cho thủy quân tiến sâu vào hỗ trợ cánh quân đường bộ.

- Sử dụng chiến thuật “công tâm”: đánh vào tâm lí của địch bằng bài thơ thần “Nam quốc sơn hà”

- Chủ động tấn công quy mô lớn vào trận tuyến của địch khi thấy địch yếu.

- Chủ động kết thúc chiến sự bằng biện pháp mềm dẻo, thương lượng, đề nghị “giảng hòa” để hạn chế tổn thất.

Cẩm Vy
Xem chi tiết
Bé Min
Xem chi tiết
Phan Tiến Nghĩa
6 tháng 1 2020 lúc 13:49

- Tháng 1-1077, khoảng 30 vạn quân Tống tiến vào nước ta. Bị phòng tuyến của quân ta chặn lại, Quách Quỳ đành phải đóng quân bên bờ Bắc sông Như Nguyệt, chờ thủy quân đến.

- Chờ mãi không thấy quân thủy đến, quân Tống nhiều lần tiến công đánh vào phòng tuyến của ta nhưng đều bị quân đội nhà Lý đẩy lùi.

- Không thể tiến công được, quân Tống chuyển sang củng cố, phòng ngự. Quân sĩ ngày một chán nản, mệt mỏi, chết dần chết mòn.

- Tương truyền, để động viên, khích lệ tinh thần chiến đấu của quân sĩ đêm đêm Lý Thường Kiệt cho người ngâm vang bài thơ thần “Nam quốc sơn hà”.

- Cuối mùa xuân 1077, nhận thấy quân địch đã suy yếu, Lý Thường Kiệt mở cuộc tấn công lớn vào trận tuyến của địch. Quân Tống thua to, lâm vào tình thế hết sức khó khăn, tuyệt vọng.

- Giữa lúc ấy, Lý Thường Kiệt chủ động kết thúc chiến tranh bằng biện pháp mềm dẻo, thương lượng, đề nghị “giảng hòa”. Quách Quỳ chấp nhận ngay, quân Tống vội vã rút về nước.

Khách vãng lai đã xóa
Phan Tiến Nghĩa
6 tháng 1 2020 lúc 13:50

Trong các cuộc kháng chiến, tất cả các tầng lớp nhân dân, các thành phần dân tộc đều tham gia đánh giặc, bảo vệ quê hương đất nước. Giặc đến đâu, nhân dân theo lệnh triều đình cất giấu lương thảo, của cải, thực hiện "vườn không nhà trống", tự vũ trang đánh giặc, hăng hái tổ chức các đội dân binh phối hợp chiến đấu với quân triều đình, làm cho quân Nguyên lâm vào thế bị động, thiếu lương thực, phân tán lực lượng để đối phó và bị đánh bại.
Trong cả ba lần chống quân xâm lược Mông - Nguyên, nhà Trần đã chuẩn bị rất chu đáo tiềm lực về mọi mặt cho mỗi cuộc kháng chiến. Nhà Trần rất quan tâm chăm lo sức dân, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân bằng nhiều biện pháp để tạo nên sự gắn bó đoàn kết giữa triều đình với nhân dân.
Quý tộc, vương hầu nhà Trần chủ động giải quyết những bất hoà trong nội bộ vương triều, tạo nên hạt nhân của khối đoàn kết dân tộc mà Trần Quốc Tuân là tiêu biểu. Ông là người yêu nước thiết tha, căm thù giặc cao độ, thương yêu nhân dân, quân lính hết lòng.
Trần Quốc Tuân còn là nhà lí luận quân sự tài ba. Ông là tác giả của các bộ binh thư nổi tiếng : Buih thưỵêu lược, Vạn Kiếp tông bí truyền thư. Ông còn là tác giả của Hịch tướng sĩ. Với chức Quốc công tiết chế- Tổng chỉ huy quân đội, ông là người đã có công lao to lớn trong ba cuộc kháng chiến, đặc biệt là các cuộc kháng chiến lần thứ hai và thứ ba.
Thắng lợi của ba lần chống quân xâm lược Mông - Nguyên gắn liền với tinh thần hi sinh, quyết chiến quyết thắng của toàn dân ta, mà nòng cốt là quân đội nhà Trần.
Thắng lợi đó cũng không thể tách rời chiến lược, chiến thuật đúng đắn, sáng tạo của vương triều Trần, đặc biệt là vua Trần Nhân Tông và các danh tướng : Trần Quốc Tuấn, Trần Quang Khải, Trần Khánh Dư...
Cách đánh giặc đúng đắn đó là : thấy được chỗ mạnh, chỗ yếu của kẻ thù, tránh chỗ mạnh và đánh vào chỗ yếu của giặc ; biết phát huy chỗ mạnh, lợi thế của đất nước, của quân đội và nhân dân ta, buộc địch phải đánh theo cách đánh của ta đã được chuẩn bị trước ; buộc giặc từ thế mạnh chuyển dần sang yếu, từ chủ động thành bị động để tiêu diệt chúng.

Khách vãng lai đã xóa
Nguyễn Thi Bích
Xem chi tiết
Nguyễn Mai Hà
24 tháng 3 2016 lúc 9:52

a. Hai sự kiện tiêu biểu của cuộc kháng chiến chống Tống thời Lý (1075-1077)

- Năm 1075, Thái úy Lý Thường Kiệt đã kết hợp lực lượng của quân đội triều đình với lực lượng dân binh của các tù trưởng dân tộc ít người ở phía bắc, mở cuộc tập kích lên đất Tống, đánh tan các đạo quân Tống ở đây rồi rút về nước,

- năm 1077, 30 vạn quân Tống sang xâm lược nước ta, dưới sự lãnh đạo của Lý Thường Kiệt quân dân ta đã đánh tan quân xâm lược Tống trong trận quyết chiến trên bờ sông Như Nguyệt. Cuộc kháng chiến hoàn toàn thắng lợi.

b. Phân tích những nét độc đáo trong cách đánh giặc của Lý Thường Kiệt.

- Tính chủ động của nhà Lý trong tổ chức kháng chiến

+ Chủ động giải quyết mâu thuẫn nội bộ ở chính quyền trung ương, đoàn kết nhân dân chống giặc.

+ Chủ động tấn công sang đất Tống, chủ trương "Tiên phát chế nhân".

+ Chủ động rút lui xây dựng phòng tuyến trên sông Như Nguyệt để đợi giặc và đánh giặc.

+ Chủ động kết thúc chiến tranh, xây dựng hòa hiếu với nhà Tống.

- Biết dựa vào dân, đoàn kết với các dân tộc ít người.

- Kết hợp chiến tranh tâm lý với tấn công quyết định.

c. Nguyên nhân thắng lợi và ý nghĩa lịch sử.

- Nguyên nhân thắng lợi

+ Tinh thần yêu nước, sự đoàn kết đấu tranh của các dân tộc trong nước, tinh thần chiến đấu dũng cảm của quân và dân ta.

+ Sự chỉ huy tài giỏi của Lý Thường Kiết, cách đánh giặc độc đáo, sáng tạo.

- Ý nghĩa lịch sử

+ CỦng cố, bảo vệ độc lập tự chủ của nước Đại Việt, thể hiện ý chí đấu tranh chống ngoại xâm của nhân dân ta.

+ Ghi thêm một chiến công oanh liệt trong lịch sử chống ngoại xâm của dân tộc, để lại nhiều bài học kinh nghiệm cho các cuộc kháng chiến về sau.

lê đình nam
Xem chi tiết
Vương Tuấn Khải
13 tháng 11 2017 lúc 20:18

Diễn biến

Cuối năm 1076 quân Tống tấn công nước ta bằng 2 cánh quân thủy bộ:
- Quân bộ do Quách Quỳ, Triệu Tiết chỉ huy gồm 10 vạn bộ binh tinh nhuệ, 1 vạn ngựa chiến, 20 vạn dân phu. Quân thủy do Hòa Mâu dẫn đầu.
- Quân bộ vượt ải Nam Quan vào Lạng sơn bị Thân cảnh Phúc chặn đánh phải dừng lại ở bờ bắc sông Như Nguyệt, chờ quân thủy tiếp viện, nhưng quân thủy đã bị Lý kế Nguyên đánh bại.

- Chờ mãi không thấy thủy quân đến, Quách Qùy cho đóng bè 2 lần vượt vượt sông,bị ta phản công, đẩy lùi chúng về bờ bắc
- Để khích lệ tinh thần chiến đấu của quân sĩ, Lý Thường Kiệt cho người vào đền bên sông ngâm bài thơ “Nam Quốc Sơn Hà”.
- Thất vọng, Quách Quỳ ra lệnh “Ai còn bàn đánh sẽ bị chém” và chuyển sang củng cố phòng ngự. Quân Tống mệt mỏi, lương thảo cạn dần, chán nản, bị động
- Cuối xuân năm 1077, quân Lý Thường Kiệt, bất ngờ tấn công đánh mạnh vào trại giặc, quân Tống thua to, tuyệt vọng phải chấp nhận giảng hòa và rút quân.

* Ý nghĩa:
- Cuộc chiến ở Như Nguyệt là trận đánh tuyệt vời trong lịch sử chống ngoại xâm.
- Nền độc lập tử chủ của Đại Việt được củng cố.
- Nhà Tống từ bỏ mộng xâm lược Đại Việt.

* Cách đánh độc đáo của Lý Thường Kiệt:
- Tiến công thành Ung Châu để tự vệ.
- Chủ động xây dựng phòng tuyến Như Nguyệt để chận địch vào Thăng Long.
- Phòng thủ để địch chán nản và mệt mỏi.
- Chủ động giảng hòa để giữ danh dự cho nhà Tống.

nguyễn thị kim huyền
13 tháng 11 2017 lúc 20:32

 1) cuộc kháng chiến bùng nổ:

- sau khi rút quân về nước Lý Thường Kiệt cho quân mai phục ở vùng biên giới Việt-Tống , bố trí lực lượng thủy binh đóng ở Đông kênh , xây dựng phòng tuyến ở bờ nam sông như nguyệt.

2) cuộc chiến đấu trên phòng tuyến sông như nguyệt

- cuối năm 1076, 1 đạo quân tống theo 2 đường thủy bộ tiến sang xâm lươcj nước ta.

+ 10 vạn quân do quách quỳ,triệu tiết chỉ huy vượt qua lạng sơn tiến xuông,bị quân ta chặn lại trước bờ bắc sông như nguyệt.

+thủy binh của ta chặn đánh ở vùng ven biển  nên không thể tiến sâu vào hỗ trợ cho cánh quân bộ.

- quân tống nhiều lần tấn công để tiến xuống phía nam,phong tuyến sông như nguyệt nhưng bị đẩy lùi. chúng chán nản chết dần, chết mòn.

-cuối năm 1077,quân ta phản công quân tống thua to,Lý Thường Kiệt chủ đọng kết thúc chiến tranh bằng đề nghị " giảng hòa " quân tống chấp thuận rút quân về nước

I have a crazy idea
14 tháng 11 2017 lúc 6:21

+diễn biến cuộc chiến đấu trên pháp tuyến sông Như Nguyệt là: 

- quân Tống nhiều lần tấn công vào phòng tuyến sông Như Nguyệt đều bị đẩy lùi. Quân Tống chán nản,chết dần chết mòn.

- năm 1077,quân ta phản công. Quân Tống thua to.

+ ý nghĩa:

nền độc lập,tự chủ của nước Đại Việt được giữ vững.

+ cách đánh độc đáo của Lý Thường Kiệt:

- chặn đánh ở phòng tuyến Như Nguyệt

- diệt thủy quân của giặc,vào thế bị động

- đến thời cơ lại mở cuộc tấn công

- giặc thua những lại " giảng hòa" 

Milkyway
Xem chi tiết
Trần Việt Linh
20 tháng 10 2016 lúc 18:59

*Diễn biến:

- Chờ mãi không thấy thủy quân đến, Quách Qùy cho đóng bè 2 lần vượt vượt sông, bị ta phản công, đẩy lùi chúng về bờ bắc. - Để khích lệ tinh thần chiến đấu của quân sĩ, Lý Thường Kiệt cho người vào đền bên sông ngâm bài thơ “Nam Quốc Sơn Hà”. - Thất vọng, Quách Quỳ ra lệnh “Ai còn bàn đánh sẽ bị chém” và chuyển sang củng cố phòng ngự.Quân Tống mệt mỏi, lương thảo cạn dần,chán nản và bị động. - Cuối xuân năm 1077, quân Lý Thường Kiệt, bất ngờ tấn công đánh mạnh vào trại giặc, quân Tống thua to ,tuyệt vọng phải chấp nhận giảng hòa và rút quân.Kết quả:- Quân Tống thua to,“ mười phần chết đến năm sáu phần” - Quách Qùy chấp nhận giảng hòa rút quân về nước * Ý nghĩa: -Cuộc chiến ở Như Nguyệt là trận đánh tuyệt vời trong lịch sử chống ngoại xâm - Nền độc lập tử chủ của Đại Việt được củng cố . - Nhà Tống từ bỏ mộng xâm lược Đại Việt . * Nguyên nhân thắng lợi: -Tinh thần đoàn kết các dân tộc, tinh thần yêu nước,quyết chiến ,quyết thắng của nhân dân ta. -Tinh thần chủ động, tích cực trong chiến lược, chiến thuật của vua tôi nhà Lý, tài chỉ huy của Lý Thường Kiệt.