Những câu hỏi liên quan
Nguyễn Khánh Linh
Xem chi tiết
Thiên Phong
22 tháng 10 2017 lúc 21:05

cơ thể của trúng roi xanh chứa chất diệp lục, đồng thời chúng cũng chế tạo được chất hưu cơ từ ánh sáng mặt trời như thực vật nên khi nắng ấm là thời điểm thích hợp để trùng roi nổi lên và sử dụng ánh sáng mặt trời làm thức ăn

Ánh Thuu
22 tháng 10 2017 lúc 21:06

Hiện tượng nổi váng xanh, váng đỏ nâu... trên mặt ao, hồ, ruộng là hiện tượng độc đáo trong đời sống của một vực nước. Trong nghề nuôi cá hiện tượng nổi váng trên, được gọi là: hiện tượng nở hoa của nước, gọi tắt là: "Hoa nước". Hoa nước được tạo ra bởi những loài tảo hiển vi có trong nước, nhờ gặp những điều kiện môi trường thích hợp, chúng sinh sản nhanh và số lượng tăng lên vượt bậc. Lúc đó, những tảo này hoàn toàn chiếm ưu thế trong thành phần thuỷ sinh vật của vực nước. Tuỳ theo loại tảo nở hoa mà nước sẽ có màu sắc khác nhau: Tảo lục nhuộm nước có màu xanh nõn chuối, tảo lam màu xanh lục pha lam, tảo mắt màu nâu đỏ hoặc lục sẫm, tảo giáp màu đen... Thường thường màu sắc đậm, nhạt và diện tích che phủ của váng tảo thay đổi theo cường độ ánh sáng mặt trời. Nắng càng to, màu càng thẫm, váng càng dày, diện che phủ mặt nước càng rộng. Tảo là thức ăn trực tiếp của một sô cá và là một mắt xích thức ăn gián tiếp của nhiều loài cá khác. Kinh nghiệm cho thấy để cá Mè phát triển bình thường, cần phải nuôi chúng trong những ao có "Hoa nước" vừa phải. Các loài tảo này khi nở hoa thường quang hợp mạnh vào ban ngày (tăng oxy), nhưng lại hô hấp mạnh vào ban đêm, gây thiếu hụt oxy và quá thừa CO2 trong nước, ảnh hưởng xấu tới đời sống bình thường của cá, có khi còn gây nguy hại hoặc làm chết cá, nhất là cá hương, cá giống và cá bố mẹ sắp đẻ

Thư Soobin
23 tháng 10 2017 lúc 19:51

Cơ thể của trùng roi xanh chứa chất diệp lục, đồng thời, chúng cũng chế tạo được chất hữu cơ từ ánh sáng Mặt trời như thực vật nên khi nắng ấm là thời điểm thích hợp để trùng roi nổi lên và sử dụng ánh nắng Mặt trời làm thức ăn

Nguyễn Khánh Linh
Xem chi tiết
Cầm Đức Anh
22 tháng 10 2017 lúc 20:28

1

Bước 1: Đặt giun đất nằm sấp giữa khay mổ, cố định đầu và đuôi bằng đinh ghim.

Bước 2: Dùng kẹp kéo da, dùng kéo cắt một đường dọc chính giữa lưng về phía đuôi.

Bước 3: Dùng kẹp phanh cơ thể, dùng dao tách ruột khỏi cơ thể.

Bước 4: Phanh thành cơ thể đến đâu cắm ghim đến đó. Dùng kéo cắt dọc cơ thể về phía đầu.

- Khi mổ động vật ko xương sống ta mổ phần lưng vì tránh làm tổn thương chuỗi hạch thần kinh ở mặt bụng

Nhã Yến
22 tháng 10 2017 lúc 20:48

Câu 2:

- Sự sinh sản vô tính và mọc chồi ở san hô và thủy tức là cơ bản giống nhau, chỉ khác :

+ Ở thủy tức : khi trưởng thành, chồi con sẽ tách ra sống độc lập.

+ Ở san hô: khi trưởng thành, chồi con vẫn dính vào cơ thể mẹ để sống thành tập đoàn.

Cầm Đức Anh
22 tháng 10 2017 lúc 20:33

2

- Điểm giống nhau: + thủy tức và san hô đều sinh sản vô tính bằng cách mọc chồi. - Khác : + Ở thủy tức chồi con được tách khỏi cơ thể mẹ. + Ở san hô chồi con không tách khỏi cơ thể mẹ.
Phạm Mỹ Dung
Xem chi tiết
︎ ︎︎ ︎=︎︎ ︎︎ ︎
8 tháng 12 2017 lúc 16:04

-Vòng đời giun đũa (bằng lời):

Trứng giun theo phân ra ngoài, gặp ẩm, thoáng khí, phát triển thành ấu trùng trong trứng. Người ăn phải trứng (qua rau sống, quả tươi,...) đến ruột non, ấu trùng chui ra, vào máu, qua gan, tim, phổi, rồi trở lại ruột non lần thứ 2 mới chính thức kí sinh ở đấy

- Vòng đời giun đũa (sơ đồ):
Giun đũa trưởng thành trứng ấu trùng trong trứng bám vào rau, củ, quả ruột non (lần 1) gan, tim, máu, phổi Ruột non (lần 2)

Bích Ngọc Huỳnh
8 tháng 12 2017 lúc 16:07

*Vòng đời phát triển của giun đũa :

Trứng giun theo phân ra ngoài, gặp ẩm & thoáng khí, phát triển thành dạng ấu trùng trong trứng. Người ăn phải trứng giun, đến ruột non, ấu trùng chui ra, vào máu, đi qua gan, tim, phổi, rồi về lại ruột non lần thứ hai mới chính thức kí sinh ở đấy.

Thảo Phương
28 tháng 12 2017 lúc 10:41

Kết quả hình ảnh cho vong doi cua giun dua

tun2004
Xem chi tiết
Nam Nam
1 tháng 11 2016 lúc 20:04

1giun đũa,giun kim,giun móc câu,giun rễ lúa

6.vì trong cơ thể nó chứa chất dịch xoang màu đỏ,cuốc vào thân làm cho thân giun đất bị sứt chất dịch phun ra có màu đỏ

Lê Thị Hà Trang
1 tháng 11 2016 lúc 20:14

1. - Giun đũa, giun kim, giun móc câu, giun rễ lúa...

2. - Vì nhà tiêu, hố xí chưa hợp vệ sinh, tạo điều kiện cho trứng giun phát tán, ruồi nhặng nhiều mang trứng giun (có trong phân) đi khắp mọi nơi. Ý thức vệ sinh công cộng nói chung chưa cao (dùng phân tươi tưới rau, ăn rau sống không qua sát trùng, mua, bán quà bánh ở nơi bụi bặm, ruồi nhặng,...).

3. - Giun dẹp thường kí sinh ở ruột non, gan,... Bởi vì các bộ phận này thường có nhiều chất dinh dưỡng.

4. - Nếu thiếu lớp vỏ cuticun thì chúng sẽ bị dịch tiêu hoá trong ruột tiêu diệt.

5. - Cơ thể phân đốt giúp cơ thể vận động linh hoạt.

- Cơ thể có thể xoang chính thức, trong xoang có dịch thể xoang góp phần xúc tiến các quá trình sinh lí cơ thể. - Xuất hiện chân bên: cơ quan di chuyển chuyên hóa chính thức. - Xuất hiện hệ tuần hoàn và hệ hô hấp đầu tiên. 6. - Vì ở đó có nhiều mao mạch vận chuyển máu tới da để thực hiện quá trình trao đổi khí qua da.
Trần Hiểu Nghiên Hy
Xem chi tiết
Nguyễn Nguyên Quỳnh Như
15 tháng 12 2016 lúc 21:06

Câu 1: *Vòng đời của trùng sốt rét:
Trong tuyến nước bọt của muỗi Anôphen -> vào máu người -> chui vào hồng cầu sống và sinh sản phá hủy hồng cầu.
*Bệnh sốt rét thường xảy ra ở miền núi: vì miền núi có nhiều rừng, bụi cây rậm rạp, nhiều nơi có nước đọng là môi trường thuận lợi cho muỗi Anôphen sinh sản và phát triển làm lây truyền bệnh sốt rét.
*Biện pháp phòng chống:
- Ngủ phải mắc màn và màn cần được tẩm hóa chất diệt muỗi.
- Vệ sinh môi trường xung quanh nơi ở, loại bỏ những nơi trú ẩn của muỗi như phát quang bụi rậm, khơi thông cống rãnh, sắp xếp vật dụng trong nhà ngăn nắp, sạch sẽ,... tránh tạo điều kiện cho muỗi sinh sản.
- Dùng thuốc diệt muỗi.

Câu 2: Cơ thể giun đất luôn ẩm ướt:giun đất hô hấp qua da nên cần cơ thể ẩm ướt để khí ô-xi và cacbonic dễ khuếch tán ra ngoài. Mặt khác, giun đất sống trong đất nên cần phải có cơ thể ẩm ướt để dễ chui luồn giúp làm mềm đất và giảm ma sát.

Câu 3: *Đặc điểm chung của lớp sâu bọ:
- Cơ thể gồm 3 phần: phần đầu, phần ngực và phần bụng:
+ Phần đầu có 1 đôi râu
+ Phần ngực có 3 đôi chân và 2 đôi cánh
- Hô hấp bằng hệ thống ống khí.
- Phát triển qua biến thái.

*Vai trò thực tiễn của lớp sâu bọ:
a) Lợi ích:

- Làm thuốc chữa bệnh
- Làm thức ăn cho con người và động vật khác
- Diệt các sâu bọ có hại
b) Tác hai:
- Là động vật trung gian truyền bệnh
- Có hại cho cây trồng và sản xuất nông nghiệp


 

Trần thị min
Xem chi tiết
Lê Minh Hiếu
21 tháng 12 2020 lúc 14:26

Nguyên nhân của hiện tượng hoang mạc hoá ngày càng mở rộng trên trái đất:

- Do tự nhiên: cát lấn, biến đổi khí hậu, thời tiết khắc nghiệt khô hạn.

- Do con người: khai thác gỗ, xả rác bừa bãi gây biến đổi khí hậu, khai thác nguồn nước ngầm không hợp lí...

Biện pháp khắc phục của hiện tượng hoang mạc hoá :

- Sử dụng khai thác nước ngầm bằng phương pháp cổ truyền và trồng rừng để ngăn chặn mở rộng hoang mạc.

- Tiến hành cải tạo hoang mạc thành đất trồng.undefined

Diêu Ngô
Xem chi tiết
FAIRY TAIL
15 tháng 10 2017 lúc 7:21

Giun đũa xâm nhập vào cơ thể ấu trùng xâm nhập vào máu và di chuyển theo máu về ruột giun con giun đũa trứng

FAIRY TAIL
15 tháng 10 2017 lúc 7:22

Tại sao cơ thể giun đất có màu phớt hồng.

Vì dưới lớp da của giun đất là một hệ thống mao mạch dày đặc mà máu giun do có chứa sắc tố nên có máu đỏ và bao quanh giun đũa là lớp vỏ cuticun==> giun có màu phớt hồng

FAIRY TAIL
15 tháng 10 2017 lúc 7:23

Lợi ích của giun đốt đối với nông nghiệp

Giun đất có thể nói là một động vật có ích!!
_Nhờ hoạt động đào xới của chúng giúp đất được tơi xốp và thoáng khí, giúp rễ cây có thể hô hấp đc => tăng khả năng hấp thụ hước của cây.
_Giun đất ăn đất, khi chúng thải phần đất thừa ra ngoài, phần đất này làm nguồn mùn và dinh dưỡng cho đất=> tăng độ màu mỡ của đất, có lợi cho trồng trọt.

Ngoài ra trong chăn nuôi, giun đất cũng là nguồn thức ăn cho gia cầm, gia súc!!

Ngan My Ngan Lieu
Xem chi tiết
Phan Thùy Linh
25 tháng 10 2016 lúc 10:26

Vong đời của giun đũa

Kết quả hình ảnh cho vong doi cua giun dua

Nguyên nhân:do con người ăn uống không hợp vệ sinh ,ăn phải những thức ăn không sạch sẽ chứa ấu trùng giun.

Tác hại lớn nhất của giun đũa đối với co thể là chiếm thức ăn vì giun đũa là loại giun lớn và số lượng ký sinh thường nhiều. Tình trạng nhiễm giun kéo dài dẫn đến suy dinh dưỡng chậm phát triển về thể chất và tinh thần. Tác hại này thường gặp ở trẻ em. Khi ký sinh giun đũa tiết ra chất độc như ascaridol ức chế một số men tiêu hoá gây chán ăn, rối loạn tiêu hoá, dị ứng. Vì vị trí ký sinh ở ruột non, giun đũa kích thích gây đau bụng, rối loạn tiêu hoá.

Ngọc Hằng Phạm
Xem chi tiết
Akira
23 tháng 10 2016 lúc 20:19

Giun đũa thích nghi với đời sống kí sinh trong ruột non người vì:
_Có vỏ cuticun
_Dinh dưỡng khỏe
_Đẻ nhiều trứng
_Có khả năng phát tán rộng

Tâm Trà
28 tháng 11 2018 lúc 21:17

Giun đũa thích nghi với đời sống kí sinh trong ruột non người vì:
_Có vỏ cuticun
_Dinh dưỡng khỏe
_Đẻ nhiều trứng
_Có khả năng phát tán rộng.