vì sao Việt Nam có nền văn hóa phong phú, giàu bản sắc
Việt Nam là một quốc gia thống nhất gồm nhiều dân tộc cùng sinh sống, kề vai sát cánh với nhau và có truyền thống đoàn kết lâu đời trong đấu tranh chống giặc ngoại xâm và xây dựng đất nước. Mỗi dân tộc có sắc thái văn hóa riêng, góp phần tạo nên sự đa dạng, phong phú của nền văn hoá Việt Nam. Đây là đặc trưng cơ bản nào trong các đặc trưng sau đây của chủ nghĩa xã hội ở Việt nam?
A. Có nền văn hoá tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc.
B. Con người có cuộc sống ấm no, tự do, hạnh phúc, có điều kiện phát triển toàn diện.
C. Các dân tộc trong cộng đồng Việt Nam bình đẳng, đoàn kết, tôn trọng và giúp nhau cùng phát triển.
D. Có Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân do Đảng Cộng sản lãnh đạo.
Vì sao Việt Nam lại được coi là nước giàu bản sắc văn học dân tộc ??
Vì nước ta có nhiều dân tộc khác nhau, mỗi dân tộc có những nét văn hóa, phong tục tập quán riêng tạo nên một đất nước giàu bản sắc văn hóa
13. Đánh giá nào đúng khi nói Ấn Độ là trung tâm văn minh của nhân loại? A. Nền văn hóa phong phú, hình thành sớm có giá trị vĩnh cửu. B. Nền văn hóa phong phú, hình thành sớm, ảnh hưởng ra bên ngoài. C. Nền văn hóa phong phú, hình thành sớm, là điều kiện phát triển đất nước. D. Nền văn hóa phong phú, hình thành sớm, là cơ sở phát triển kinh tế,xã hội.
Văn bản bàn về bản sắc văn hóa đậm nét thanh lịch và phong phú của người Hà Nội. |
Những tôn giáo nào có ảnh hưởng mạnh nhất đến văn hóa truyền thống Việt Nam? Người Việt Nam đã tiếp nhận tư tưởng của các tôn giáo này theo hướng nào để tạo nên bản sắc văn hóa dân tộc? Tìm một số ví dụ trong nền văn học để làm sáng tỏ vấn đề này.
Có 3 tôn giáo chính là Phật giáo, Nho giáo, Đạo giáo thấm sâu vào tư tưởng, bản sắc văn hóa dân tộc
Để tạo nên bản sắc văn hóa dân tộc, người Việt cần xác nhận tư tưởng tôn giáp:
+ Phật giáo không được tiếp nhận ở góc độ trí tuệ hay cầu giải thoát
+ Nho giáo không được tiếp nhận ở nghi lễ tủn mủn, giáo điều hà khắc
- Người Việt tiếp nhận tôn giáo tạo ra cuộc sống thiết thực, bình ổn, lành mạnh với những vẻ đẹp hài hòa, thanh lịch của những người sống nghĩa tình
Tác giả đã phân tích đặc điểm của vốn văn hóa dân tộc trên cơ sở những phương diện như sau:
- Tôn giáo: Tôn giáo hay triết học ở nước ta đều không phát triển bởi người Việt không cuồng tín tôn giáo mà cũng chẳng say mê triết học.
- Khoa học, kĩ thuật, giả khoa học, tất cả đều chưa phát triển đến độ trở thành truyền thống.
- Âm nhạc, hội họa, kiến trúc, thơ ca – nghệ thuật cũng không phát triển đến tuyệt kĩ. Người ta yêu nghệ thuật, dễ dàng làm được dăm ba câu thơ nhưng ít người gắn bó, kiếm tiền được từ nghề này...
Xem thêm: https://toploigiai.vn/soan-van-12-nhin-ve-von-van-hoa-dan-toc
Nói về văn chương cổ Việt Nam, giáo sư Trần Văn Giàu có một ý kiến rất sâu sắc: “Từ thế kỉ X đến thế kỷ XV trên nền trời văn chương yêu nước Đại Việt, nổi bật lên ba tác phẩm như một cụm núi Ba Vì cao ngất, người ở xa trăm dặm, người sống sau trăm đời đều theo đó mà gióng hướng: Nam quốc sơn hà, Hịch tướng sĩ, Bình Ngô đại cáo…Mỗi áng văn một vẻ, cả ba là mẫu mực tuyệt vời ở từng giai đoạn của chủ nghĩa yêu nước truyền thống Việt Nam. Văn bản sau là một trong những đoạn hay nhất của tác phẩm Hịch tướng sĩ:
“Huống chi ta cùng các ngươi sinh phải thời loạn lạc, lớn gặp buổi gian nan. Ngó thấy sứ giặc đi lại nghênh ngang ngoài đường, uốn lưỡi cú diều mà sỉ mắng triều đình, đem thân dê chó mà bắt nạt tể phụ, thác mệnh Hốt Tất Liệt mà đòi ngọc lụa, để thỏa lòng tham không cùng, giả hiệu Vân Nam Vương mà thu bạc vàng, để vơ vét của kho có hạn. Thật khác nào như đem thịt mà nuôi hổ đói, sao cho khỏi để tai vạ về sau!
Ta thường tới bữa quên ăn, nửa đêm vỗ gối; ruột đau như cắt, nước mắt đầm đìa;chỉ căm tức chưa xả thịt lột da, nuốt gan uống máu quân thù. Dẫu cho trăm thân này phơi ngoài nội cỏ, nghìn xác này gói trong da ngựa, ta cũng vui lòng.”
Chỉ ra nghệ thuật đặc sắc được sử dụng trong đoạn văn trên.
Văn hóa Trung Quốc thời phong kiến có ảnh hưởng đến nền văn hóa Việt Nam trên những lĩnh vực nào ? Em hãy đánh giá ảnh hưởng văn hóa Trung Quốc đối với Việt Nam.
Vì sao có thể khẳng định: "Con đường hình thành bản sắc dân tộc của văn hóa không chỉ trông cậy vào sự tạo tác của chính dân tộc đó, mà còn trông cậy vào khả năng chiếm lĩnh, khả năng đồng hóa các giá trị của văn hóa bên ngoài, về mặt đó, lịch sử đã chứng minh là dân tộc Việt Nam có bản lĩnh". Hãy liên hệ với thực tế lịch sử và văn học Việt Nam để làm sáng tỏ vấn đề này.
+ Tạo tác: sự sáng tạo của dân tộc
+ Đồng hóa: tiếp thu cách chủ động, có sàng lọc, giá trị văn hóa bên ngoài
+ Khẳng định của tác giả: có căn cứ, cơ sở
+ Dân tộc trải qua thời gian bị đô hộ, đồng hóa, nhiều giá trị văn hóa bị mai một, xóa nhòa
→ Không chỉ trông cậy vào sự tạo tác
+ Tiếp thu văn hóa từ bên ngoài nhưng không rập khuôn máy móc mà có sự chọn lọc, biến đổi phù hợp
- Trong chữ viết, thơ ca
+ Tiếp thu chữ Hán → sáng tạo ra chữ Nôm
+ Tiếp thu các thể loại văn học Trung Quốc: thơ thất ngôn tứ tuyệt, ngũ ngôn tứ tuyệt, thất ngôn bát cú → sáng tạo song thất lục bát, biến thể thơ bát cú
3. Nội dung chính của văn bản Sông nước trong tiếng miền Nam là gì?
A. Phản ánh ngôn ngữ Nam Bộ rất đa dạng, phong phú
B. Ca ngợi tiếng Nam Bộ rất giàu đẹp, sáng tạo
C. Giải thích vì sao phương ngữ Nam Bộ giàu có về các từ chỉ sông nước
D. So sánh từ chỉ địa danh các tỉnh Nam Bộ với các tỉnh Bắc và Trung Bộ
Đáp án A. Phản ánh ngôn ngữ Nam Bộ rất đa dạng, phong phú.