kể về một người không thể thiếu trong cuộc đời của em. Ai biết làm thì giúp mình gấp mai mình phải nộp bài rồi
-Mai thấy mẹ dạo này có vẻ rất mệt mỏi hình như đang có bệnh gì thì phải. Nhưng mẹ vẫn cố gắng đi làm đều và không nói gì về bệnh tình của mình. Một lần Mai tình cờ xem được bệnh án của mẹ gấu trong tủ mới biết mẹ bị bệnh đau cột sống. Nhưng vì sợ bố và chị em mai lo lắng nên mẹ không nói cho ai biết. Theo em việc làm của mẹ Mai có phải là thiếu tính trung thực không? Vì sao?
Giải giúp mình đi, mình cần gấp lắm!
Việc làm này là không trung thực
Vì nếu mẹ bị bệnh thì nên nói với bố và chị em của Mai như vậy mọi chuyện sẽ được giải quyết nhanh chóng còn nếu cứ vậy mà giấu kín thì có lẽ mọi chuyện sẽ không được lường trước sự việc.
_ Nhưng việc giấu kín cũng có phần đúng thôi vì 1 là do không muốn bố và chị em lo lắng
2 là thương mẹ vì sợ mẹ sẽ khiến mọi người mệt mỏi hơn nhưng nếu bệnh tình quá nặng thì chắc chắn sẽ rất nguy hiểm tới tính mạng
Chúc bạn học tốt!
Đây là việc làm ko hiếm thấy của cha mẹ. Đơn jan vì k muốn chồng con lo lắng nên mẹ đã nói dối. Trong việc này, mẹ nói dối nhưng ko phải là thiếu trung thực mà chỉ là lời nói chống cự, ko muốn ai lo cho mình. Nhưng nếu để mọi người bít sẽ tốt hơn khi mẹ Mai giấu bệnh.
Câu 1: " Dân phu kể hàng .... Khúc đê này hỏng mất rồi!" Từ nội dung đọc-hiểu, hãy viết một đoạn văn (khoảng 6 đến 8 câu) nêu cảm nhận của em về cuộc sống của người dân trong xã hội thực dân phong kiến.( Mình cần gấp ngày mai phải nộp rồi huhu)
cac bạn ơi chỉ mình lập dàn ý kể về người than của em và viết thành 1 bài văn hoán chỉnh
giúp mình nha mình cần gấp lắm sáng mai mình nộp bài rồi
Dân ta phải biết sử ta ,cái gì ko biết lên tra Google
CHO MÌNH XIN Ý KIẾN CỦA MỌI NGƯỜI VỚI : TRONG BÀI VĂN PHÁT BIỂU CẢM NGHĨ CỦA MÌNH VỀ MỘT NGƯỜI THÂN( MÌNH CẢM NGHĨ VỀ MẸ) THÌ VIẾT PHẦN KỈ NIỆM THÌ PHẢI VIẾT NHƯ THẾ NÀO CHO HAY, NẾU MÌNH VIẾT VỀ MỘT LẦN MÌNH LẦM SAI ĐÃ LÀM CHO MẸ BUỒN CÓ ĐƯỢC KHÔNG NẾU KHÔNG HAY THÌ CÁC BẠN CHO MÌNH XIN Ý KIẾN LÀ PHẢI VIẾT CÁI GÌ VỚI( NẾU ĐƯỢC THÌ MỌI NGƯỜI VIẾT LUÔN HỘ MÌNH ĐỀ MÌNH THAM KHẢO VỚI MAI MÌNH PHẢI THI RỒI CHO NÊN ĐANG CẦN GẤP)
CHO MÌNH CẢM ƠN TRƯỚC NHA.
bạn cứ bịa ra 1 chuyện j đó ví dụ như đi chơi quên h về, điểm thi tốt, làm vỡ bình mà mẹ thích nhất,..... rồi bạn kể tường tận sự việc đó lý do siễn biến kết quả cứ thế mà lm, có j sai mik xin lỗi
Cứ bây bia ra , cha cần hay cho lắm đâu nha!
Nhận xét về kết cấu giọng kể của câu chuyện Bài học đường đời đầu tiên
Giúp mình nhé mai phải nộp cho thầy rồi!
Viết một đoạn văn nghị luận (khoảng 200 chữ) nêu cảm nhận của em về cách ăn nói thiếu lịch sự của giới trẻ ngày nay.
Mình đang cân gấp, giúp mình nha, chiều mai phải nộp rồi!
Văn hóa ứng xử hay ứng xử một cách có văn hóa từ lâu đã trở thành một nền tảng văn hóa của xã hội loài người. Trong cuộc sống, con người luôn phải giao tiếp, trao đổi với nhau, có sự giao lưu, làm thế nào để việc giao tiếp cũng như giao lưu của con người trở nên có giá trị, mang tính nhân văn và tôn trọng lẫn nhau chính là cách ứng xử của từng người. Tuy nhiên, không hẳn lúc nào con người cũng ứng xử có văn hóa với nhau, hiện nay, vấn đề ứng xử thiếu văn hóa trong xã hội đang ở mức độ nghiêm trọng ngày càng cao.
Ứng xử là một trong những khái niệm chỉ dành riêng trong xã hội loài người, đó là biểu hiện của sự giao tiếp giữa con người với nhau. Đó là sự phản ứng, cách xử sự của con người trước sự tác động của người khác trong những hoàn cảnh nhất định, cách ứng xử được bộc lộ qua lời nói, thái độ, hành vi, cử chỉ. Ứng xử được chia làm hai loại cơ bản là ứng xử có văn hóa và ứng xử thiếu văn hóa, văn hóa chính là những nét đẹp chuẩn mực đạo đức con người, ứng xử có văn hóa là việc ứng xử dựa trên những chuẩn mực tốt đẹp đó. Ngược lại, ứng xử thiếu văn hóa là việc ứng xử không mang tính nhân văn, đi ngược lại với những chuẩn mực đạo đức xã hội đặt ra, là cách cư xử lỗ mãng, thiếu lịch sự và tế nhị. Một điều đáng tiếc và đáng quan ngại rằng ứng xử thiếu văn hóa đang trở thành một căn bệnh có sức lây lan nhanh trong xã hội, làm ảnh hưởng nghiêm trọng tới bộ mặt đạo đức xã hội. Không khó để "phải" bắt gặp trường hợp ứng xử thiếu văn hóa trong xã hội hiện nay, bởi lối sống ấy đang hiện hữu ở khắp mọi nơi, xảy ra trong bất cứ hoàn cảnh nào và dưới mọi hình thức. Những hành vi biểu hiện rõ nhất cách ứng xử thiếu văn hóa như vứt rác bừa bãi nơi công cộng, dùng những lời lẽ coi thường xúc phạm những người ăn xin hay bán vé số, miệt thị người khuyết tật, không nhường ghế cho người già và phụ nữ có thai trên xe bus,... còn rất nhiều những hành vi ứng xử thiếu văn hóa đang diễn ra một cách trần trụi trước mắt chúng ta. Con người ta dần đã không còn biết xấu hổ, cắn rứt lương tâm khi ứng xử thiếu văn hóa mà lại coi đó là điều bình thường, không đáng bận tâm. Điều đáng nói là khi thấy những hành vi ứng xử thiếu văn hóa đã rõ ràng trước mắt nhưng nhiều người không dám phản ánh, không dám lên tiếng phê bình chê trách mà chỉ lặng im nhìn sự việc diễn ra, đó cũng là một biểu hiện khác của ứng xử thiếu văn hóa. Thật đáng buồn!
Nguyên nhân dẫn đến tình trạng ứng xử thiếu văn hóa trong xã hội hiện nay tồn tại ở nhiều góc độ, từ cá nhân con người cũng có mà từ xã hội tác động cũng có. Con người có lối sống ích kỷ, hẹp hòi và vô cảm sẽ dẫn đến việc không quan tâm đến người khác, khi không bận tâm việc làm của mình đúng hay sai thì ứng xử cũng tùy theo cảm tính chứ không theo một quy chuẩn văn hóa đạo đức. Con người ta cũng vì mải mê đắm chìm vào những thứ vật chất bên ngoài mà nhân cách bị tha hóa, chỉ sống cho cá nhân mình, không quan tâm việc người khác đối xử với mình ra sao và mình đối xử với người khác thế nào. Xã hội ngày càng tiến bộ và phát triển nhưng đạo đức xã hội lại ngày càng xuống dốc, bởi con người ngày càng xa cách nhau, sự gắn kết ngày một lỏng lẻo, xem nhẹ mối quan hệ và sự gắn bó giữa con người. Cách ứng xử có văn hóa mang lại nhiều giá trị tốt đẹp bao nhiêu thì ứng xử thiếu văn hóa lại gây ra những tác hại nghiêm trọng gấp nhiều lần. Bản thân con người ứng xử thiếu văn hóa chính là đang tự hạ thấp nhân cách, đánh mất phẩm chất đạo đức của mình, bị mọi người coi thường, khinh chê và bị xã hội lên án, đào thải. Xã hội càng có nhiều hành vi ứng xử thiếu văn hóa sẽ trở thành một xã hội mất ổn định, suy đồi, xuống cấp và mục nát, không có cơ hội phát triển. Bởi trong xã hội, yếu tố con người là quan trọng nhất, cốt lõi nhất, con người bị đào thải, mất hết giá trị vì ứng xử thiếu văn hóa thì xã hội đó cũng sẽ bị suy vong và đào thải. Giải pháp tối ưu nhất và khẩn cấp nhất cho trường hợp này chính là ý thức của con người trong văn hóa ứng xử, mỗi cá nhân phải tự điều chỉnh hành vi ứng xử của mình sao cho phù hợp với chuẩn mực đạo đức, hợp đạo lý và lòng người, luôn đặt sự tôn trọng nhau lên hàng đầu, bên cạnh đó, cần mở rộng tấm lòng bao dung và giúp đỡ nhau trong mọi hoàn cảnh cuộc sống.
http://thuthuat.taimienphi.vn/nghi-luan-ve-van-de-ung-xu-thieu-van-hoa-trong-xa-hoi-hien-nay-46298n.aspx
Cách ứng xử của mỗi con người chúng ta sẽ quyết định đến nhân cách chính mình và cả bộ mặt xã hội, chính vì thế, hãy nhận thức đúng đắn về mọi hành vi ứng xử của mình. Phải tích cực học tập, noi gương và rèn luyện cách ứng xử có văn hóa để và lan tỏa văn hóa ứng xử đến mọi người, xây dựng một xã hội văn minh, tiến bộ và phát triển
Ông bà ta xưa đã dạy:
“Lời nói không mất tiền mua
Lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau.”
Vậy mà, con người hiện nay, đặc biệt là giới trẻ lại bất cẩn khi phát ngôn, nói tục chửi thề một cách thiếu suy nghĩ, thiếu văn hóa. Hiện tượng này thật đáng để mỗi chúng ta nhìn lại bản thân để suy nghĩ.
Nói tục chửi thề là nói ra những lời lẽ trái với thuần phong mỹ tục , thiếu văn minh, thiếu tôn trọng người đang giao tiếp với mình . Thật đáng buồn khi chúng ta thấy những lời nói này được phát ngôn bừa bãi, trong mọi hoàn cảnh: khi bực tức chửi thề đã đành, thậm chí khi vui vẻ cũng lại chửi thề. Những lời nói ấy không những được “văng” ra đối với bạn bè cùng trang lứa mà nói còn được sử dụng ngay khi họ giao tiếp với những người đáng tuổi cha chú của mình; không chỉ chỉ trong giao tiếp với người khác mà còn ở cả những nơi công cộng. Và những lời lẽ khó nghe ấy được nói ra một cách thản nhiên, không chút suy nghĩ. Đây không chỉ là một hành động xấu, thiếu văn minh, lịch sự trong giao tiếp mà còn xúc phạm đến người khác, cho thấy sự kém hiểu hiểu biết của một bộ phận không nhỏ trong giới trẻ hiện nay.
Điều đáng lo ngại là những người thường xuyên phát ngôn một cách khiếm nhã lại coi đó là một thói quen mà không hề ý thức được hậu quả khôn lường của nó. Lời nói là kết quả sau những suy nghĩ của chúng ta, nó góp phần không nhỏ trong việc xây dựng hình ảnh của bản thân trong mắt người khác. Vì thế, những lời nói thiếu văn hóa trong giao tiếp sẽ thể hiện ngay người nói là một người kém hiểu biết, thiếu văn minh trong giao tiếp, dễ để lại ấn tượng xấu với người đối diện, không được tôn trọng, thậm chí là dần bị xa lánh. Như vậy thì thật khó để có được những cuộc giao tiếp thành công. Hơn nữa, chửi thề có thể trở thành một thói quen xấu, khó bỏ, lâu dần ảnh hưởng lớn đến tư cách của bản thân. Chúng ta thậm chí quen miệng mà nói bậy chứ không ý thức hết được những phát ngôn của mình. Tai hại hơn là những lời nói không hay cũng được đưa lên mạng xã hội. Điều đó không chỉ ảnh hưởng đến hình ảnh bản thân mà còn là nơi bắt đầu của những mâu thuẫn, những xung đột có hậu quả mà ta không lường trước được. Còn đối với người nghe, cách xử sự kém lịch sự có thể khiến họ cảm thấy không thoải mái, bực bội, thậm chí không muốn tiếp chuyện. Đặc biệt, những lời chửi thề có sự ảnh hưởng rất tiêu cực đến nhận thức của những em nhỏ còn chưa hiểu hết ý nghĩa của chúng. Đối với xã hội, những lời nói không hay được nhân rộng ra có thể làm suy giảm đi nét đẹp văn hóa của cả cộng đồng, làm méo mó đi những quy chuẩn giá trị đạo đức, làm cho ngôn ngữ tiếng việt mất đi sự giàu đẹp và trong sáng vốn có của nó.
Vậy hiện tượng nói tục chửi thề có nguyên nhân từ đâu? Về phía khách quan, có thể thấy những tác động tiêu cực của môi trường sống không lành mạnh, của những lời ăn tiếng nói thô thiển xung quanh đến đạo đức, nhận thức và cách ứng xử của mỗi con người. Người ta nói : “ Trẻ em như tờ giấy trắng”. Nếu không phải do sớm phải tiếp xúc với sự thiếu văn hóa của những người xung quanh, hay thiếu đi sự quan tâm, giáo dục của những người thân trong gia đình thì đâu có những lời nói khiếm nhã, những câu nói tục chửi thề khi con người lớn lên. Nhưng đó, chỉ là một phần rất nhỏ. Chúng ta mỗi người đều có cuộc sống riêng của mình, đều phải chịu trách nhiệm cho những lời nói, hành động của mình. Bởi vậy mà yếu tố chủ quan chiếm phần lớn. Những phát ngôn bừa bãi xuất phát từ những nhận thức chưa thật đúng đắ, đầy đủ và trọn vẹn về tầm quan trọng, sức ảnh hưởng của lời nói đến cuộc sống của con người. Khi bản thân đã không làm chủ được ta rất dễ bắt chước theo lời nói, hành động xấu của những người kém văn minh mà không thể tự điều chỉnh hành vi của mình. Nhiều người lại cho việc ăn nói thô lỗ là “oai”, muốn thể hiện bản thân trước mọi người. Hay một số người cũng chỉ nói cho vui miệng mà không hề quan tâm đến suy nghĩ và cảm nhận của người khác.
Tuy nhiên, bên cạnh một bộ phận hay nói tục chửi thề, thật may khi vẫn còn đó những con người hiểu biết, nhận thức rõ ý nghĩa của tiếng nói biết nói những lời lẽ văn minh, lịch sự, khiến người nghe hài lòng. Đây quả là những điểm sáng cần nhân rộng để có một xã hội văn minh hơn.
Để khắc phục thực trạng nói tục chửi thề đang phổ biến hiện nay, mỗi người chúng ta cần ý thức được tầm quan trọng của lời nói. Từ đó mà có những hành động cụ thể như tuyên truyền vận động mọi người biết dùng lời hay ý đẹp, tránh xa những lời nói kém văn minh; kiên quyết nhắc nhở khi thấy người khác nói tục chửi thề. Còn bản thân phải trau dồi văn hóa, hiểu biết, những kĩ năng giao tiếp văn minh lịch sự, phải biết tự dặn mình “uốn lưỡi bảy lần trước khi nói”.
Xã hội đang ngày càng thay đổi theo chiều hướng văn minh hiện đại hơn đòi hỏi con người cũng cần thay đổi, trau dồi, phát triển bản thân để trở nên văn minh, lịch sự hơn. Một trong những điều cần thay đổi cấp thiết là những lời nói thô tục, trau dồi lời hay ý đẹp để góp phần tạo nên phong cách đẹp cho con người thời đại mới.
Kể chuyện đời thường: Lập giàn ý kể về một kỉ niệm của em
Nhanh giúp mình nha!Thứ hai mình phải nộp rồi!
* Yêu cầu cần ghi nhớ khi lập dàn bài tập làm văn Kể về kỉ niệm thời thơ ấu mà em nhớ nhất:
a). Đọc kĩ đề và hiểu được những yêu cầu của đề bài.
b). Thời thơ ấu em có những kỉ niệm gì?
c). Trong những kỷ niệm đó, em nhớ nhất kỉ niệm nào? Vì sao?
d). Sự việc xảy ra như thế nào và kết thúc ra sao?
e). Khi kể, có thể xưng “tôi” hoặc xưng “em” tùy theo ngữ cảnh và nội dung bài văn.
Mời các em cùng tham khảo nội dung mẫu dàn bài tập làm văn Kể về kỉ niệm thời thơ ấu mà em nhớ nhất dưới đây:
1. Phần Mở bài
- Tuổi thơ của mỗi người có bao kỉ niệm buồn vui.
- Với em cũng vậy, em có rất nhiều kĩ niệm vui, buồn.
- Trong những kĩ niệm đó, em nhớ nhất một kĩ niệm buồn xảy ra năm em chuẩn bị vào lớp Một.
2. Phần Thân hài
a). Giới thiệu sự việc
- Vào những ngày hè, quê hương em rất vui và náo nhiệt.
- Tuổi thơ chúng em vui chơi thỏa thích trong những chiều hè. Các anh lớn tuổi tập trung chơi bóng đá trên bãi cỏ. Một số anh chị lại chơi thả diều. Các chị chơi đá cầu hoặc kéo co. Tiếng cười đùa vang lên thật vui.
- Em theo các anh chị đi bắt chuồn chuồn, châu chấu về cho mấy con ngan, con vịt ăn. Rồi một sự việc bất ngờ đã xảy ra.
b). Diễn biến sự việc
- Em đang cố với tay bắt một con chuồn chuồn đậu trên cành cây bên cạnh bờ ao thì dưới chân em, đất bờ ao bỗng nhiên bị sụt lở. Em không kịp lùi lại nên rơi tùm xuống nước.
- Em không biết bơi. Hai tay em chới với. Một chút thôi mà em uống tới mấy ngụm nước.
- Em loáng thoáng nghe tiếng ai đó trên bờ kêu cứu.
- Khi em vùng vẫy sắp chìm xuống thì có ai đó nắm tóc em kéo lên.
- Thế rồi em chẳng còn hay biết gì nữa.
- Khi tỉnh dậy, em thấy mình đang nằm trong căn phòng với bốn bức tường sơn màu trắng. Xung quanh em là bác sĩ và cô y tá. Mẹ em đứng xa hơn một chút và nước mắt ngắn dài. Ba em đang đứng cạnh mẹ em.
- Suốt ngày hôm đó, mẹ luôn ở bên em. Lúc này, em mới cảm nhận được tình yêu thương vô bờ bến của mẹ dành cho em.
3. Phần Kết bài
Sau khi về nhà, mẹ dặn em không nên chơi gần bờ sông, bờ ao vì chơi ở những nơi đó sẽ rất nguy hiểm.
- Em sẽ nghe lời dạy bảo của mẹ. Em tránh xa những nơi nguy hiểm.
- Đã nhiều năm rồi mà em vẫn không quên được kĩ niệm buồn thời thơ ấu của em.
Bài tham khảo 3
1. Mở bài:
* Giới thiệu sơ lược về kỉ niệm đáng nhớ:
- Về chuyện gì? xảy ra bao giờ? Có liên quan đến ai?
(Việc rèn luyện chữ viết hồi em học lớp 3)
2. Thân bài:
* Kể lại trình tự sự việc:
- Vì chữ rất xấu nên em sợ môn Chính tả.
- Em chưa được điểm cao bao giờ.
- Mẹ khuyên nhủ động viên em nên tập viết chữ cho sạch đẹp.
- Em cố gắng rất nhiều, kiên trì luyện tập.
3. Kết bài:
* Kết quả và cảm nghĩ của em:
- Chữ viết của em càng ngày càng sạch đẹp hơn.
- Em đã đạt được điểm 10.
- Em tự nhủ phải cố gắng hơn nữa.
* Yêu cầu cần ghi nhớ khi lập dàn bài tập làm văn Kể về kỉ niệm thời thơ ấu mà em nhớ nhất:
a). Đọc kĩ đề và hiểu được những yêu cầu của đề bài.
b). Thời thơ ấu em có những kỉ niệm gì?
c). Trong những kỷ niệm đó, em nhớ nhất kỉ niệm nào? Vì sao?
d). Sự việc xảy ra như thế nào và kết thúc ra sao?
e). Khi kể, có thể xưng “tôi” hoặc xưng “em” tùy theo ngữ cảnh và nội dung bài văn.
Mời các em cùng tham khảo nội dung mẫu dàn bài tập làm văn Kể về kỉ niệm thời thơ ấu mà em nhớ nhất dưới đây:
1. Phần Mở bài
- Tuổi thơ của mỗi người có bao kỉ niệm buồn vui.
- Với em cũng vậy, em có rất nhiều kĩ niệm vui, buồn.
- Trong những kĩ niệm đó, em nhớ nhất một kĩ niệm buồn xảy ra năm em chuẩn bị vào lớp Một.
2. Phần Thân hài
a). Giới thiệu sự việc
- Vào những ngày hè, quê hương em rất vui và náo nhiệt.
- Tuổi thơ chúng em vui chơi thỏa thích trong những chiều hè. Các anh lớn tuổi tập trung chơi bóng đá trên bãi cỏ. Một số anh chị lại chơi thả diều. Các chị chơi đá cầu hoặc kéo co. Tiếng cười đùa vang lên thật vui.
- Em theo các anh chị đi bắt chuồn chuồn, châu chấu về cho mấy con ngan, con vịt ăn. Rồi một sự việc bất ngờ đã xảy ra.
b). Diễn biến sự việc
- Em đang cố với tay bắt một con chuồn chuồn đậu trên cành cây bên cạnh bờ ao thì dưới chân em, đất bờ ao bỗng nhiên bị sụt lở. Em không kịp lùi lại nên rơi tùm xuống nước.
- Em không biết bơi. Hai tay em chới với. Một chút thôi mà em uống tới mấy ngụm nước.
- Em loáng thoáng nghe tiếng ai đó trên bờ kêu cứu.
- Khi em vùng vẫy sắp chìm xuống thì có ai đó nắm tóc em kéo lên.
- Thế rồi em chẳng còn hay biết gì nữa.
- Khi tỉnh dậy, em thấy mình đang nằm trong căn phòng với bốn bức tường sơn màu trắng. Xung quanh em là bác sĩ và cô y tá. Mẹ em đứng xa hơn một chút và nước mắt ngắn dài. Ba em đang đứng cạnh mẹ em.
- Suốt ngày hôm đó, mẹ luôn ở bên em. Lúc này, em mới cảm nhận được tình yêu thương vô bờ bến của mẹ dành cho em.
a. Mở bài.
- Người bạn cùng xóm tên là Thành sống với nhau từ thuở nhỏ.
- Học xong tiểu học thì xa nhau vì em theo gia đình ra Hà Nội.
b. Thân bài.
- Tả qua mấy nét về con người, tính tình (Thành rất vui tính)
- Nhớ lại lúc còn nhỏ hai đứa chơi đùa với nhau như: Trèo cây, câu cá, bắn chim.
- Khi học ở trường tiểu học là bạn thân giúp nhau học tập. Có lần trốn học cả hai đứa bị cô giáo bắt phạt.
- Em nhớ lại một cách sâu sắc đầy ấn tượng là hôm Thành tặng em một món quà kỉ niệm chia tay nhau: Tập nhật kí của Thành và chiếc bút «Kim Tinh» của Trung Quốc. Trong nhật kí có nhiều chuyện vui buồn của hai đứa.
c. Kết bài.
- Giời đây, mỗi lần đọc lại cuốn nhật kí chữ viết nghuệch ngoạc nhưng tình cảm thì rất thân thương làm em nhớ mãi đến người bạn có tên là Thành.
Viết 12 câu theo cách quy nạp làm rõ những gian lao thiếu thốn của cuộc đời người lính được thể hiện trong khổ thơ thứ 3 của bài thơ "Đồng Chí"
-giúp em với ạ mai em thi rồi ạ , em cảm ơn-
Trước hết, đồng chí là sự thấu hiểu, chia sẻ những tâm tư, nỗi lòng của nhau. Họ là những người lính gác tình riêng, ra đi vì nghĩa lớn, để lại sau lưng mảnh trời quê hương với bao băn khoăn, trăn trở. Các anh hiểu rõ lòng nhau và còn hiểu rõ nỗi niềm người thân của nhau ở hậu phương: “Giếng nước gốc đa nhớ người ra lính”. Hai chữ “mặc kệ” đã diễn tả sâu sắc vẻ đẹp và chiều sâu đời sống tâm hồn người lính. Vì nghĩa lớn, họ sẵn sàng ra đi khi lí tưởng đã rõ ràng, mục đích đã chọn lựa. Không những thế, họ cùng chia sẻ những gian lao, vượt lên tình riêng vì sự nghiệp chung của đất nước. Tôi với anh cùng chịu đựng những cơn sốt rét rừng, cùng trải qua những ốm đau bệnh tật, cùng nhau chia sẻ những gian lao, thiếu thốn. Đó là sự đồng cảm sâu sắc giữa những người đồng đội. Các anh đã cùng nhau gánh vác, cùng nhau chịu đựng…Chính tình đồng đội đã giúp họ vượt lên cái “buốt giá” của mùa đông chiến đấu để rồi tỏa sáng nụ cười và càng thương nhau hơn. Nó không phải cái bắt tay thông thường mà là hai bàn tay tự tìm đến với nhau truyền cho nhau hơi ấm để vượt lên buốt giá, những bàn tay như biết nói. Như vậy, Khổ thơ thứ 2 đã làm nổi bật những biểu hiện chân thực mà sống động của tình đồng chí, đồng đội.