tìm từ ngữ chỉ có người quan hệ ruột thịt, thân thích được dùng ở địa phương em có nghĩa tương đương với các từ ngữ toàn dân( có thể trường hợp trung nhau)
Tìm các từ ngữ chỉ quan hệ ruột thịt, thân thích được dùng ở địa phương tương ứng với các từ ngữ toàn dân sau đây (yêu cầu học sinh làm vào vở).
1: cha – bố, cha, ba
2: Mẹ - mẹ, má
3: ông nội – ông nội
4: Bà nội – bà nội
5: ông ngoại – ông ngoại, ông vãi
6: Bà ngoại – bà ngoại, bà vãi
7: bác (anh trai cha): bác trai
8: bác (vợ anh trai của cha): bác gái
9: Chú (em trai của cha): chú
10. Thím (vợ của chú): thím
11. bác (chị gái của cha): bác
12. bác (chồng chị gái của cha): bác
13. cô (em gái của cha): cô
14. chú (chồng em gái của cha): chú
15. bác (anh trai của mẹ): bác
16. bác (vợ anh trai của mẹ): bác
17. cậu (em trai của mẹ): cậu
18. mợ (vợ em trai của mẹ): mợ
19. bác (chị gái của mẹ): bác
20. Bác (chồng chị gái của mẹ): bác
21. dì (em gái của mẹ): dì
22. chú (chồng em gái của mẹ): chú
23. anh trai: anh trai
24: chị dâu: chị dâu
25.em trai : em trai
26. em dâu (vợ của em trai): em dâu
27. chị gái: chị gái
28. anh rể (chồng của chị gái): anh rể
29. em gái: em gái
30. em rể: em rể
31. con : con
32. con dâu (vợ con trai): con dâu
33. con rể (chồng của con gái): con rể
34. cháu (con của con): cháu, em.
Tìm một số từ ngữ chỉ người có quan hệ ruột thịt, thân thích được dùng ở địa phương khác giúp mik vs
u , má... = mẹ
tía , thầy., ba.... = bố
Sưu tầm 1 số thơ ca có sử dụng từ ngữ chỉ người có quan hệ ruột thịt, thân thích ở địa phương em và chỉ ra những từ ngữ chỉ người có quan hệ ruột thịt, thân thích trong bài thơ, bài ca dao đó .
Râu tôm nấu với ruột bầu
Chồng chan vợ húp gật đầu khen ngon.(Tình nghĩa vợ chồng)
Tình cảm của con cái đối với cha mẹ:
.
- Cho dù cha mắng mẹ treo
Em không bỏ hội chùa keo hôm rằm.
- Ngại gì một nỗi xa đàng
Bác mẹ chưa biết họ hàng chưa hay.
Anh có lòng thương chờ đợi ít ngày,
Được phép mẹ thầy, anh hãy vãng lai.
Trước răng sao rứa không sai.
- Em về thưa mẹ cùng thầy,
Cho anh cưới tháng này anh ra.
Anh về thưa mẹ cùng cha,
Bắt lợn sang cưới, bắt gà sang cheo.
- Ân cha nghĩa mẹ chưa đền,
Bậu mong ôm gối cuốn mền theo ai ?
- Con cá lăn lốc bờ tường
Thầy tôi muốn lấy một người ngoài Nga
Ai làm cho mẹ tôi già
Lưng eo, vú dếch cho cha tôi buồn ?
- Đồng Đăng có phố Kỳ Lừa
Có nàng Tô Thị, có chùa Tam Thanh
Ai lên Xứ Lạng cùng anh
Bõ công bác mẹ sinh thành ra em.
- Ngó lên trời, trời cao lồng lộng
Ngó xuống đất, đất rộng mênh mông
Biết răng chừ cá gáy hoá rồng
Đền ơn thầy mẹ ẵm bồng ngày xưa.
- Đi đây ai vợ ai chồng
Ai cá dưới nước ai rồng trên mây ?
Đi đây ai tớ ai thầy?
Ai hòn đá tảng ai cây ngô đồng ?
- Mẹ tôi sinh một mình tôi
Tôi ở nhà người chịu đắng chịu cay !
Đắng cay thì mặc đắng cay
Tôi ở năm ngoái năm nay tôi về
Gĩa ơn cái rổ cái sề
Tao chẳng ở được tao về nhà tao
Gĩa ơn cái cọc cầu ao
Nửa đêm gà gáy có tao có mày !
- Ru em em théc cho muồi
Để mẹ đi chợ mua vôi ăn trầu
Mua vôi chợ quán chợ Cầu
Mua cau Nam Phổ, mua trầu chợ Dinh.
1 số thơ ca dao về quan hệ ruột thịt
*Đắng cay cũng thể ruột rà
Ngọt ngào cho lắm cũng là người dưng.
*Anh em thuận hiền
Vị đồng tiền mà mất lòng nhau.
*Anh em tính trước làng nước tính sau.
*Một giọt máu đào hơn ao nước lã.
*Anh em trai ở với nhau mãn đại
Chị em gái ở với nhau một thời
Dù ai nói ngược nói xuôi
Ta đây vẫn giữ đạo trời khăng khăng.
*Anh em trên kính dưới nhường.
*Anh em trong nhà đóng cửa bảo nhau.
*Đi việc làng giữ lấy họ,
Đi việc họ giữ lấy anh em.
*Anh chị em trong nhà dĩ hòa vi quý.
*Anh em ăn ở thuận hòa,
Chớ điều chênh lệch, người ta chê cười.
*Anh em cốt nhục đồng bào
Kẻ sau người trước phải hầu cho vui
Lọ là ăn thịt ăn xôi
Quí hồ ở nết tới lui bằng lòng.
*Anh em chém nhau đằng gọng (bề sống)
Không ai chém nhau đằng (bề) lưỡi.
*Anh em chín họ mười đời
Hai đằng cùng có, chẳng rời nhau ra.
*Chị em ta như bánh đa bánh đúc
Chị em người thì dùi đục cẳng tay
Chị em ta đồng quà, tấm bánh,
Chị em người, đòn gánh gót chân!
*Em khôn cũng là em chị,
Chị dại, cũng là chị em.
*Em tôi khát sữa bú tay
Ai cho bú thép ngày ngày mang ơn.
*Thua là thua mẹ thua cha,
Chị em một lứa ai mà thua ai.
*Ngồi buồn bẻ lá gói nem
Con chị gói khéo, con em buộc đùm
Buộc rồi em để có nơi
Sáng mai chị bán kiếm lời nuôi em.
*Làm anh ăn trước bước đầu
Dạy dỗ em út ngõ hầu thay cha.
Sưu tầm một số thơ ca có sử dụng từ ngữ chỉ người có quan hệ ruột thịt, thân thích ở địa phương em.
Râu tôm nấu với ruột bầu
Chồng chan vợ húp gật đầu khen ngon.(Tình nghĩa vợ chồng)Râu tôm nấu với ruột bầu
Chồng chan vợ húp gật đầu khen ngon.(Tình nghĩa vợ chồng)
Tình cảm của con cái đối với cha mẹ:
Đói lòng ăn đọt chà là
Để cơm nuôi mẹ, mẹ già yếu răng.
Ngồi buồn nhớ mẹ ta xưa
Miệng nhai cơm búng, lưỡi lừa cá xương
Công cha như núi Thái Sơn
Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra
Một lòng thờ mẹ kính cha
Cho tròn chữ hiếu mới là đạo con
Tình cảm của con cái đối với cha mẹ:
Đói lòng ăn đọt chà là
Để cơm nuôi mẹ, mẹ già yếu răng.
Ngồi buồn nhớ mẹ ta xưa
Miệng nhai cơm búng, lưỡi lừa cá xương
Công cha như núi Thái Sơn
Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra
Một lòng thờ mẹ kính cha
Cho tròn chữ hiếu mới là đạo con
BT13:: Sưu tầm một số thơ ca sử dụng từ ngữ có quan hệ ruột thịt, thân thích được dùng ở địa phương em hoặc địa phương khác.
* Bài tập 14. Tìm từ địa phương tương ứng với các tứ sau :
- Đá bóng
- May rủi
- Ăn dặm
- Nhậu
* BT15:Tìm và giải thích nghĩa của các từ địa phương trong các Vd sau:
- Tía thấy con ngủ say, tía không gọi.
- Điều đó má nuôi tôi quả quyết.
- Chú em cầm dùm lọ muối chỗ vách kia đưa dùm qua chút.
- Bả không thua anh em ta một bước nào đâu.
- Đến ni thờ một ông quan thời nhà Lý đó con ạ.
*BT16: Viết một đoạn văn miêu tả quang cảnh buổi sáng trên quê hương em . Trong đoạn văn có sử dụng từ địa phương mà em biết?
* Bài tập 17: Tìm từ theo các yêu cầu sau:
- 5 Từ đơn chỉ bộ phận trên gương mặt
- 5 Từ ghép đẳng lập chỉ bộ phận trên cơ thể con người
- 5 Từ ghép chính phụ chỉ bộ phận trên cơ thể con người
- 5 Từ ghép có hiện tượng lặp âm.
- 5 từ tượng hình miêu tả hình dáng con người.
- 5 từ tượng hình miêu tả hình dáng con vật
- 5 từ tượng thanh miêu tả âm thanh tiếng cười
- 5 từ tượng thanh miêu tả âm thanh tiếng xe cộ đi lại
- 5 từ tượng thanh miêu tả âm thanh tiếng mưa
- 5 từ tượng thanh miêu tả âm thanh trong lớp học
- 10 từ địa phương và tìm từ toàn dân có nghĩa tương đương
- 2 câu thơ có sử dụng từ địa phương
các từ chỉ quan hệ ruột thịt, thân thích được dùng ở địa phương trong các câu ca dao tục ngữ là (từ toàn dân tương đương được đặt trong ngoặc đơn):
a, cấy(vợ), chồng (chồng)
b, cha (cha), mạ (mẹ)
c, eng (anh), tam (con), chú (chú), cụ (cậu-bác-em trai-anh trai của mẹ), o (cô-bác-em gái-chị gái của cha)
d, cha (cha), chú (chú), mạ (mẹ), dì (dì-bác-em gái- chị gái của mẹ)
e, ả(chị)
g, cấy (vợ), giông (chồng)
Sưu tầm một số thơ ca có sử dụng từ ngữ chỉ người có quan hệ ruột thịt, thân thích ở Bình Định
"Mẹ ơi đừng đánh con đau
Để con đánh trống hát tuồng mẹ nghe.
Bắt ốc, ốc lủi vô bờ
Hái rau, rau héo mẹ nhờ gì đâu?"
Chọn cách hiểu đúng trong những cách hiểu sau:
a) Đồng nghĩa là hiện tượng chỉ có trong một số ngôn ngữ trên thế giới.
b) Đồng nghĩa bao giờ cũng là quan hệ nghĩa giữa hai từ, không có quan hệ đồng nghĩa giữa ba hoặc hơn ba từ.
c) Các từ đồng nghĩa với nhau bao giờ cũng có nghĩa hoàn toàn giống nhau.
d) Các từ đồng nghĩa với nhau có thể không thay thế nhau được trong nhiều trường hợp sử dụng.
Chọn cách hiểu (d ). Từ đồng nghĩa chỉ có thể thay thế cho nhau trong một số trường hợp
- Không thể thay thế vì đa số các trường hợp là đồng nghĩa không hoàn toàn.
Cho biết vì sao những từ địa phương như ở bài tập 1.a không có từ ngữ tương đương trong phương ngữ khác và trong ngôn ngữ toàn dân. Sự xuất hiện những từ ngữ có thể hiện tính đa dạng về điều kiện tự nhiên và đời sống xã hội trên các vùng miền của đất nước ta như thế nào?
- Những từ ngữ địa phương xuất hiện ở địa phương này, nhưng không xuất hiện ở địa phương khác
- Sự xuất hiện từ ngữ địa phương cho thấy Việt Nam là đất nước có sự khác biệt giữa các vùng, miền, tự nhiên về tâm lý, phong tục tập quán