Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài

Những câu hỏi liên quan
Hoàng Thế Hải
Xem chi tiết
Nhok Kami Lập Dị
31 tháng 8 2018 lúc 21:41

Cảm nghĩ về bài ca giao:
công cha như núi ngất trơi
nghĩa mẹ như nước ở ngoài biển Đông
núi cao biển rộng mênh mông
cù lao chín chữ ghi lòng con ơi!
Bài làm
Công sinh thành và dưỡng dục của cha mẹ là vô tận không thể đo đếm được "công cha như núi ngất trời" công lao của cha được so sánh với núi ngất trời cao vô tận. Còn công lao của mẹ thì được so sánh với nước ở ngoài biển Đông bao la rộng lớn "nghĩa mẹ như nước ở ngoài biển Đông". Ông bà, tổ tiên đã dạy chúng ta là công lao cha mẹ rất to lớn phải ghi nhớ không được quyên, dù cho chúng ta có lớn lên và trưởng thành đi chăng cũng phải ghi nhớ công lao ấy của cha mẹ.

Từ nhỏ tôi đã thích âm nhạc, nhất là những bài viết về tổ ấm gia đình, về trách nhiệm, công ơn của cha mẹ. Nhưng không phải chỉ có các nhạc sĩ mới viết về cha mẹ, gia đình, mà còn có trong thơ, văn, mà nhất là trong ca dao dân ca, công ơn cha mẹ được đề cập đến nhiều. Có một bài mà tôi đã thuộc lòng: Công cha như núi ngất trời, Nghĩa mẹ như nước ở ngoài Biển Đông. Núi cao biển rộng mênh mông, Cù lao chín chữ ghi lòng con ơi! Công sinh thành và dưỡng dục của cha mẹ là vô tận không thể đo đếm được.Công lao của cha được ví như "công cha như núi ngất trời" công lao của cha được so sánh với núi ngất trời cao vô tận. Còn công lao của mẹ thì được so sánh với nước ở ngoài biển Đông bao la rộng lớn "nghĩa mẹ như nước ở ngoài biển Đông". Ông bà, tổ tiên đã dạy chúng ta là công lao cha mẹ rất to lớn phải ghi nhớ không được quyên, dù cho chúng ta có lớn lên và trưởng thành đi chăng cũng phải ghi nhớ công lao ấy của cha mẹ.

Nguyên Miou
31 tháng 8 2018 lúc 21:52

trong đầm gì đẹp bằng sen

lá xanh bông trắng lại chen nhị vàng 

nhị vàng bông trắng lá xanh

gần bùn mà chẳng hôi tanh muidf bun

viết theo kiểu lục bát nha bạn

hoa sen là một loài hoa có thể nói là có vẻ đẹp tuyệt vời nhất,hoa sen sông ở những vùng đầm lầy nhiều bùn. người ta nói sống trong bùn rất là dơ dáy,bẩn thỉu.ấy vậy mà ko phải vậy,hoa sen dù nó sông ở bùn đấy nhưng nó vẫn mang trong mk vẻ đẹp tinh tú."lá xanh,bông trắng,nhị vàng' là đặc điểm nổi bật của nó,dù cho bùn làm bẩn đến cỡ nào nó vẫn đẹp,không chỉ đẹp mà còn tỏa sáng .các cụ xưa muốn khuyên chúng ta đừng nhìn vào hình thức,hoàn cảnh mà đánh giá tính cách của ng khác.

Vũ Đức Hưng
Xem chi tiết
Vũ Đức Hưng
Xem chi tiết
Thekiller
Xem chi tiết
Bùi Phương Vy
Xem chi tiết
Joyce Nguyễn
11 tháng 12 2020 lúc 0:36

ghê hè:)))

Thekiller
Xem chi tiết
Trần Đăng Nhất
Xem chi tiết
phuc le
12 tháng 12 2016 lúc 12:23

Từ đầu năm học tới bây giờ , bài thơ luôn cho em suy nghĩ , cho em tình yêu quê hương sâu nặng đó là bài thơ Cảm nghĩ trong đêm thanh tĩnh của tác giả Lí Bạch

Lí Bạch là nhà thơ nổi tiếng của thơ ca lãng mạn cổ điển Trung Hoa. Nhắc tới ông, người đọc thường nhớ đến những vần thơ trữ tình bay bổng có vẻ đẹp lạ kì. Có thể nói, thơ Lí Bạch tràn ngập ánh trăng. Thuở nhỏ Lí Bạch thường lên núi Nga Mi để ngắm trăng cho rõ. Vì thế hình ảnh Trăng nửa vành thu trên đỉnh Nga Mi đã in sâu vào tâm khảm nhà thơ, trở thành một trong những biểu tượng của quê hương Tứ Xuyên mà nhà thơ thương nhớ suốt cuộc đời.

Từ tuổi 25, Lí Bạch đã xa quê và xa mãi, nhưng hình bóng quê hương luôn in đậm trong tâm khảm của ông. Vì thế mà trên bước đường lữ thứ tha phương, mỗi lần ngắm trăng sáng là ông lại chạnh lòng nhớ quê và chỉ biết gửi gắm tâm sự vào những vần thơ. Bài Cảm nghĩ trong đêm thanh tĩnh được Lí Bạch sáng tác trong một hoàn cảnh như vậy.
Nguyên văn chữ Hán:

Tĩnh dạ tứ
Sàng tiền minh nguyệt quang,
Nghi thị địa thượng sương.
Cử đầu vọng minh nguyệt,
Đê đầu tư cố hương.

Dịch thơ:

Cảm nghĩ trong đêm thanh tĩnh
Đầu giường ánh trăng rọi,
Ngỡ mặt đất phủ sương.
Ngẩng đầu nhìn trăng sáng,
Cúi đầu nhớ cố hương.

Chủ đề của bài thơ là trông trăng nhớ quê (vọng nguyệt hoài hương). Đây là chủ đề quen thuộc trong thơ cổ, không chỉ ở Trung Quốc mà cả ở Việt Nam, song cách thể hiện của Lí Bạch thật độc đáo.

Với những từ ngữ đơn giản mà chắt lọc, bài thơ đã thể hiện tình cảm tha thiết với quê hương của nhà thơ.

Bức tranh được phác họa trong bài thơ là cảnh đêm trăng thanh tĩnh. Nỗi cô đơn trên đất khách quê người khiến cho Lí Bạch trằn trọc, thao thức, không sao ngủ được. Ông muốn chia sẻ tâm sự với vầng trăng – người bạn không lời nhưng gắn bó thân thiết với ông và được ông coi là tri âm, tri kỉ.

Kể từ độ cất bước ra đi, suốt mấy chục năm trường, Lí Bạch làm sao nhớ nổi bao nhiêu lần mình ngắm trăng?! Trăng lung linh rải ánh vàng, ánh bạc trên sông hồ. Trăng buồn tê tái nơi quan ải. Trăng nhạt nhòa, huyền ảo trên mặt đất mênh mông… Đã có lần, thi sĩ uống rượu dưới trăng: Cất chén mời trăng sáng, Ta với bóng lạ ba. Đêm nay, trên đất khách, ánh trăng rọi sáng vào tận đầu giường như tìm đến với bạn tri âm, như muôn chia sẻ cho vơi bớt nỗi cô đơn đang vây phủ tâm hồn thi sĩ:

Đầu giường ánh trăng rọi,
Ngỡ mặt đất phủ sương.
(Sàng tiền minh nguyệt quang,
Nghi thị địa thượng sương).

Đây là bài thơ tứ tuyệt tương đối dễ hiểu. Song đơn giản, dễ hiểu không có nghĩa là hời hợt, nông cạn. Ngôn ngữ thơ ca bao giờ cũng chọn lọc và tinh luyện.

Trong hai câu thơ đầu, ta đã thấy thấp thoáng bóng dáng nhân vật trữ tình. Ánh trăng dù đẹp đẽ và tràn ngập nơi nơi nhưng vẫn chỉ là đối tượng để thi sĩ cảm nhận.

Đêm khuya trăng sáng, nhà thơ trằn trọc không ngủ hoặc cũng có thể là đã ngủ rồi chợt tỉnh dậy và không ngủ lại được. Để tả trạng thái mơ màng ấy thì dùng chữ nghi (ngỡ là) và chữ sương là hợp lí. Ánh trăng trắng đục giống như sương là điều có thật mà trước Lí Bạch mấy trăm năm, nhà thơ Tiêu Cương đã viết: Dạ nguyệt tự thu sương (Trăng đêm giống như sương thu).

Chi tiết trăng rọi sáng đầu giường là thực; còn ngỡ mặt đất phủ sương là ảo. Nhà thơ nhìn ánh trăng mà ngỡ là sương bởi ánh trăng được nhìn qua làn nước mắt nhớ thương, sầu muộn đang rớm quanh mi. Nỗi cô đơn tột đỉnh đang thấm lạnh cả tâm tình khiến sương dâng trong hồn, sương giăng trước mắt. Đọc hai câu thơ này, ta hiểu đằng sau từng chữ là cảm xúc bâng khuâng, da diết đang trỗi dậy trong lòng thi sĩ.

Trong thơ cổ có một biểu tượng truyền thống là trăng, vầng trăng tròn tượng trưng cho sự viên mãn đoàn tụ. Cho nên trăng càng sáng, càng tròn thì kẻ xa quê lại càng nhớ quê. Hình ảnh vầng trăng cô đơn trên bầu trời thăm thẳm trong đêm khuya thanh tĩnh thường gợi nên nỗi sầu xa xứ. Ánh trăng thu bàng bạc trong đêm lạnh lại càng khêu gợi tâm trạng buồn thương.

Đêm khuya, thi sĩ trằn trọc không sao ngủ được. Mở mắt thấy ánh trăng rọi sáng đầu giường, mừng như gặp lại cố nhân sau bao ngày xa cách. Nhưng mới nhìn thấy ánh trăng bàng bạc như sương phủ trên mặt đất chứ chưa thấy trăng, nhà thơ cố tìm bằng được vầng trăng quen thuộc:
Ngẩng đầu nhìn trăng sáng,
Cúi đầu nhớ cố hương.
(Cử đầu vọng minh nguyệt,
Đê đầu tư cố hương).

Chỉ có ba chữ tả tình trực tiếp: tư cố hương, còn lại đều là tả cảnh, tả người: cử đầu, vọng minh nguyệt, đê đầu. Ngay trong tả cảnh, tình người vẫn được thể hiện rõ. Nỗi nhớ quê hương đã được thể hiện qua hành động.

Khi thấy vầng trăng cũng đơn côi, lạnh lẽo như mình, một nỗi ngậm ngùi, chua xót bất chợt dâng lên trong lòng. Thi sĩ cúi đầu tưởng nhớ quê hương. Cái dáng ngồi bất động, chìm đắm trong suy tư ấy cho thấy tình cảm quê hương của nhà thơ sâu nặng biết chừng nào!

Với bài thơ Tĩnh dạ tứ, nếu chỉ nói tác giả “xúc cảnh sinh tình” thì không đủ. “Tình” ở đây vừa là nhân, vừa là quả: Lí Bạch nhớ quê, thao thức nhìn trăng sáng; Nhìn trăng sáng lại càng nhớ quê! Vọng minh nguyệt, tư cố hương thật ra chỉ là sự diễn đạt cụ thể hơn thành ngữ vọng nguyệt hoài hương dùng đã sáo mòn trong văn thơ cổ. Sáng tạo của Lí Bạch là đã đưa thêm vào hai cụm từ đôi nhau: cử đầu và đê đầu, để thể hiện cách vọng minh nguyệt và tư cố hương của mình. Những hành động ấy đều chất chứa tâm tư.

Hai cầu thơ sau đối ý, đối thanh thật chỉnh. Nhà thơ đã sáng tạo trên cơ sở một câu dân ca quen thuộc: Ngưỡng đầu khán minh nguyệt (Ngẩng đầu nhìn trăng sáng), chỉ thay từ ngưỡng bằng từ cử, từ khán bằng từ vọng. Câu thơ của Lí Bạch là: Cử đầu vọng minh nguyệt. Cũng vẫn giống nhau ở tư thế ngẩng đầu nhìn trăng sáng nhưng cái nhìn trong câu dân ca mang tính khách quan, còn cái nhìn trong thơ Lí Bạch lại đậm tính chủ quan. (Khán: nhìn, ý nghĩa trung hòa. Vọng: nhìn xa, ý nghĩa biểu cảm). Vọng minh nguyệt là cố nhìn ra xa để thấy cho rõ vầng trăng sáng. Tình cảm thiết tha của nhà thơ gửi gắm cả trong từ vọng ấy và chỉ trong khoảnh khắc, cái tư thế Ngẩng đầu nhìn trăng sáng đã chuyển thành Cúi đầu nhớ cố hương. Hai tư thế đối lập nhau nhưng cùng thể hiện một tâm trạng. Niềm vui trước đêm trăng sáng có thể là dạt dào vô tận nhưng nỗi nhớ cố hương cũng day đứt khôn nguôi! Ánh trăng sáng đêm nay là tác nhân gợi nhớ đến vầng trăng xưa trên quê cũ thuở nào. Quả là nỗi nhớ quê hương thiết tha, khắc khoải… luôn ám ảnh trong lòng Lí Bạch.

tinh da tu ly bach

Câu thơ cuối mở ra một thế giới mênh mang và phức tạp của tâm trạng. Có bao điều mà nhà thơ muốn gửi gắm vào hai chữ cố hương. Cố hương là quê cũ, là dĩ vãng đầy ắp kỉ niệm của tuổi hoa niên. Cố hương là mảnh đất chôn nhau cắt rốn, là nơi có những người thân yêu nhất của ta đang sống hoặc đã gửi nắm xương tàn. Đối với kẻ tha phương, cố hương là một cái gì đó rất đỗi thiêng liêng mà mỗi khi nhắc tới lại cảm thấy trĩu nặng trong lòng, trĩu nặng cả mái đầu đã pha sương sau nửa đời lênh đênh, lưu lạc.

 Bố cục bài thơ hết sức chặt chẽ, thể hiện tài năng của nhà thơ. Hai câu đầu diễn đạt ý: Ngỡ ánh trăng đầu giường là sương phủ trên mặt đất. Nghi là động từ liên kết ý của hai dòng thơ. Ngoài ra các động từ khác (cử, vọng, đê, tư) đều đóng vai trò hết sức quan trọng trong việc liên kết các câu trong bài. Giữa các động từ có quan hệ chặt chẽ: Nghi (thị địa thượng sương) – Cử (đầu) – vọng (minh nguyệt)
– Đê (đầu) – tư (cố hương). Trong bốn câu thơ, tuy các chủ ngữ đều bị lược bỏ nhưng người đọc vẫn có thể nhận ra chủ thể trữ tình là tác giả. Điều đó tạo nên tính thông nhất, liền mạch trong cảm xúc thơ. Về mặt ngữ pháp, có thể xem đây là một hình thức câu rút gọn. Trong thơ, việc lược bỏ chủ ngữ – đặc biệt là đại từ xưng hô ngôi thứ nhất làm cho sức cộng hưởng của thơ tăng lên rất nhiều. Ở Tĩnh dạ tứ, ta có hiểu chủ thể trữ tình là Lí Bạch, nhưng cũng có thể là bất cứ ai khác. Trong điều kiện xã hội tương tự, ở những tình huống tương tự, với quan niệm sông và vốn văn hóa tương tự thì đều có thể xuất hiện cảm nghĩ tương tự. Đó chính là tính chất điển hình của cảm xúc trong thơ trữ tình. Bài thơ ngũ ngôn tứ tuyệt Tĩnh dạ tứ giản dị, tự nhiên, âm điệu nhẹ nhàng, sấu lắng. Tài thơ Lí Bạch là “tuyệt diệu ở chỗ đạm bạc”. Hay như nhận xét của Hồ Ưng Lân, một nhà phê bình đời Minh: Thuận miệng nói ra mà thành thơ, tuyệt không có dụng ý dụng công, song không có chỗ nào là không tinh xảo. Qua bài thơ này, Lí Bạch đã bộc lộ nỗi nhớ quê hương da diết. Tình cảm chân thực và sâu đậm ấy thực sự đã gây xúc động cho người đọc, truyền đến chúng ta nỗi thổn thức, bâng khuâng khó tả. Tình cảm quê hương ngày nay mặc dù đã mang những nét mới của thời đại song những bài thơ trữ tình xuất sắc về quê hương của các nhà thơ trong quá khứ vẫn tạo được sự cộng hưởng sâu xa, vẫn có tác dụng thiết thực trong việc bồi dưỡng, xây dựng nhân cách con người. Trương Minh Phi, một nhà phê bình thơ Đường đã nhận xét về bài thơ này như sau: “Trong loại thơ nhìn trăng mà thổ lộ tâm tình nhớ quê, bài có khuôn khổ nhỏ nhất, ngôn từ đơn giản tinh khiết nhất là Tĩnh dạ tứ của Lí Bạch, song bài có ma lực lớn nhất, được truyền tụng rộng rãi nhất cũng Ịà bài Tĩnh dạ tứ ấy”.
Phương
Xem chi tiết
Hoàng Ngân Hà
Xem chi tiết
☞Tᖇì  ᑎGâᗰ ☜
27 tháng 3 2022 lúc 19:17

Tham khảo:

Khu vườn nhà bà tôi xanh mướt với muôn vàn loài cây. Giữa những loài cây thân gỗ cứng cáp, góc vườn nhà bà xuất hiện một bụi chuối tiêu mềm mại, xanh tươi mơn mởn.

Từ xa nhìn lại, bụi chuối mọc liền sát nhau y như một gia đình đoàn kết với nhiều thế hệ khác nhau. Hai cây chuối lớn cao chừng hai mét chắc hẳn là ba mẹ của gia đình. Gốc chuối phình to hơn để nâng đỡ cả cây. Thân chuối thẳng đứng, to bằng cái cột đình, thuôn dần về ngọn và được khoác một chiếc áo choàng nâu bạc phếch. Chiếc áo này chính là những tàu lá đã già, bị khô cong rủ xuống. Lớp phía trong là lớp da màu xanh nõn, các tàu mềm mềm, mát mát xếp chồng lên nhau tạo nên thân chuối. Từ thân, các tàu lá chuối mọc dài như những chiếc quạt lớn. Lá chuối màu xanh biếc, nhẵn mịn, phấp phới trong gió. Chiếc lá trên cùng màu xanh nõn nà, còn cuộn tròn kín. Từ chính giữa các tàu lá mọc ra một bắp hoa chuối tim tím đỏ. Hoa chuối gần giống bắp ngô. Sau một thời gian, từng lớp hoa chuối rơi để lộ ra từng bẹ chuối xanh nõn, óng ánh như . Các bẹ chuối chi chít những quả. Quả chuối tiêu dài hơn một gang tay, cong cong hình lưỡi liềm. Khi còn non, chuối màu xanh tươi. Khi chín, loạt quả chuối xanh dần ngả vàng. Dường như, chuối giữ lấy màu vàng của nắng nên trái chuối chín cứ vàng tươi roi rói. Khi bóc lớp vỏ vàng, quả chuối bên trong tỏa ra hương thơm ngào ngạt như gọi mời người thưởng thức. Mấy cây chuối nhỏ hơn đứng bên ngả nghiêng theo gió. Một vài cây nhỏ xíu mới vươn khỏi mặt đất chẳng khác nào những đứa con mới chào đời. Nhìn “gia đình chuối” thật hạnh phúc bên nhau.

Dù chẳng phải thân gỗ cứng cáp, nhưng bao nắng mưa, bụi chuối tiêu này vẫn lặng yên đứng đó, cho ra bao trái ngọt thơm lừng. Tôi rất thích mùi hương ngào ngạt, thích vị ngòn ngọt khó cưỡng ấy của những quả chuối tiêu.

NGUYỄN♥️LINH.._.
27 tháng 3 2022 lúc 19:18

refer

Nhà ông bà nội em có một vườn cây ăn quả, gồm nhiều loại cây, trong đó em rất thích những cây bưởi. Đây là giống bưởi Diễn nổi tiếng thơm ngon. Vườn bưởi này được trồng khá lâu rồi, vì ông bà em sinh sống ở đất Diễn đã lâu đời.


 
Cây bưởi cao khoảng hơn một mét, chia thành nhiều cành nhỏ tỏa ra xung quanh. Thân cây to bằng cổ chân, màu rêu xám. Vỏ cây mốc thếch. Rễ cây đâm sâu xuống lòng đất, hút chất dinh dưỡng nuôi cây. Cành cây như những cánh tay to khỏe, rắn chắc, nâng đỡ tán lá và quả. Lá bưởi to như bàn tay người lớn, hơi dài, thắt lại ở giữa như cái nậm rượu.

Vào mùa xuân, từng chùm hoa trắng muốt, hương thơm thoang thoảng theo gió, lấp ló trong những tán lá xanh mơn mởn. Khi có cơn gió thoảng qua, những cánh hoa trắng rơi lả tả quanh gốc cây. Chúng em thường nhặt hoa bưởi để chơi đồ hàng, hoặc để đầu giường cho thơm. Cuối mùa xuân, hoa kết thành những quả bưởi con. Quả bưởi lớn nhanh như thổi.

Lúc đầu, chúng bé bằng hòn bi, sau đó, to bằng quả chanh, rồi bằng nắm tay người lớn, và bằng quả bóng lúc nào không biết. Mỗi cây bưởi có từ hàng chục, đến hàng trăm quả, trông rất đẹp mắt. Mùa thu là mùa bưởi chín. Lúc đó, từng quả bưởi nặng trĩu cành, màu vàng ươm, có mùi thơm ngọt. Gọt lớp vỏ mỏng bên ngoài, ta thấy xuất hiện lớp cùi trắng ngà, rồi đến múi bưởi tròn căng, mọng nước, nhưng bóc rất dóc vỏ. Tép bưởi không bị nát và chảy nước.

Cây bưởi không chỉ cho ta quả ăn, mà còn có nhiều công dụng khác. Cây bưởi làm cây cảnh ngày Tết, quả bưởi để bày mâm ngũ quả, làm quà cho họ hàng, bạn bè. Lá và vỏ bưởi dùng để gội đầu, làm lá xông giải cảm, hoặc luộc ốc rất thơm. Hoa bưởi để ướp bột sắn, cho ta mùi thơm thoang thoảng, dịu mát. Giống bưởi Diễn rất đặc biệt. Phải đến gần Tết mới được ăn.

Bưởi Diễn, là đặc sản nổi tiếng của đất Diễn. Trước Tết Nguyên Đán khoảng 1 tháng, bà nội em thường trẩy bưởi xuống, bôi vôi vào cuống quả bưởi, để dưới gầm giường, hoặc dưới đất cho bưởi xuống đường. Đến Tết là thời điểm ăn bưởi Diễn ngon nhất. Trông quả bưởi Diễn héo nhăn nheo, xấu xí, nhưng ăn ngọt lịm, thanh mát. Điều đặc biệt nữa là, bưởi Diễn rất thơm, mùi thơm dễ chịu.

Em rất thích thú khi thấy những chú chim non ríu rít nhảy nhót trên cành. Dường như, chúng cũng muốn thưởng thức đặc sản này. Em sẽ chăm sóc vườn bưởi thật tốt, để giống bưởi Diễn đặc sản quê hương em không bị mất dần theo thời gian.

(っ◔◡◔)っ ♥ Kiera ♥
27 tháng 3 2022 lúc 19:19

THam khảo:
 

Nhà em có rất nhiều cây ăn quả khác nhau, nó được ông em trồng, trong đó em thấy có cây bưởi được ông chăm sóc nhiều nhất và em cũng rất thích ăn bưởi.

Cây bưởi được ông em trồng ở trước cổng, em chứng kiến nó từ khi nó mới được trồng đến khi nó lớn lên và ra quả, khi được trồng nó mới chỉ bé đến đầu gối em, cây của nó nhỏ xíu, lá to, và mơn mởn ngày nào ông em cũng tưới nước cho nó, nó lớn lên và xanh mướt, mỗi ngày em đều quan sát nó và em thấy nó lớn nhanh như thổi, ông em còn bón phân cho nó nữa, hình ảnh của cây bưởi luôn trong tâm trí của em, cây bưởi lớn và tươi non, mỗi khi cây bưởi có sâu là ông em lại chăm chút ngồi bắt sâu cho nó, cứ đà như vậy nó phát triển nhanh lắm, ông em còn thường xuyên tưới vôi vào để trị những con sâu to, khi nó lớn lên thân của nó to ra, có màu nâu, thân hình hơi xù xì, bởi màu nâu của thân cây nên tạo nên những cành to và cũng có màu nâu, lá của nó to, có mùi thơm, hoa của nó có màu trắng, những nụ hoa bưởi khi gặp những cơn gió là nó nở ra những vị thơm mát và tràn đầy sức sống, khi cây bưởi lớn lên nó bắt đầu ra lộc và đâm hoa nảy lộc.

Hình ảnh của cây bưởi luôn hiện lên trước cổng nhà em, những ngọn bưởi vươn lên và phát triển trong những làn gió, ông em thường tỉa cành cho nó, những ngọn của nó vươn lên hướng vào ánh nắng mặt trời ông em tỉa đi để cho nó ra nhiều cành, mỗi cành lớn lên thì sẽ có rất nhiều quả, quả bưởi nhà em rất to, nó tròn và khi ra quả thì nó màu xanh khi chín nó có màu vàng, lõi của quả bưởi màu hồng, mỗi khi gọt bưởi mùi vị thơm dịu mát của nó lại hiện lên, nó làm cho không khí thoang thoảng hương thơm, những mùi vị đó tạo nên những cảm giác nhẹ nhàng và có hương vị dễ chịu, mỗi khi có mưa to là rễ của nó lại lộ ra, rễ của nó dài có màu xám, cả cây nhìn tổng quan thì rất lớn, quả sai xum xuê, cùng với rất nhiều nụ hoa sắp nở ra hoa, hình ảnh của cây bưởi đẹp và mang những nét đậm đà của quê hương, ngày tết thường thì sẽ thờ bằng chuối và bồng, nó có tác dụng rất lớn trong ẩm thực và trang trí.

 

Em rất thích cây bưởi trước cổng nhà em bởi nó mang một vẻ đẹp bình dị và em rất thích mùi hương bưởi nó thơm và dịu mát, cây bưởi to lên làm chỗ che mát cho em vui chơi.