Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài

Những câu hỏi liên quan
Thư Nguyễn
Xem chi tiết
Vương Hương Giang
4 tháng 1 2022 lúc 16:36

  Người ta đi cấy lấy công,Tôi nay đi cấy còn trông nhiều bề.        Trông trời, trông đất, trông mây,Trông mưa, trông gió, trông ngày, trông đêm.         Trông cho chân cứng đá mềm,Trời êm, biển lặng mới yên tấm lòng.- Các từ in đậm là các từ nằm trong phép điệp (tự chỉ ra cách thức điệp trong những trường hợp này).- Tác dụng của điệp ngữ:+ Trong bài ca dao, các điệp ngữ có tác dụng khắc hoạ sự vất vả gian nan của người nông dân.

nguyển quỳnh anh
Xem chi tiết

 - anh em cùng một mẹ cha 
cũng như cây cọ sinh ra nhiều cành 
- trên trời mây trắng như bông 
ở giữa cánh đồng, bông trắng như mây 
- qua đình ngả nón trông đình 
đình bao nhiêu ngói thương mình bấy nhiêu 
- cày đồng đang buổi ban trưa 
mồ hôi thánh thót như mưa ruộng cày 
- thân em như ớt trên cây 
càng tươi ngoài vỏ, càng cay trong lòng 
- tình anh như nước dâng cao 
tình em như tấm lụa đào tẩm hương 
- ai ơi chớ bỏ ruộng hoang 
bao nhiêu tấc đất tấc vàng bấy nhiêu 
- dù ai nói ngả nói nghiêng 
lòng ta vẫn vững như kiềng 3 chân 
- còn duyên thì gắn như keo 
hết duyên nghễnh ngáng như kèo đục vênh 
- công cha như núi thái sơn 
nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra

Nguyễn Hoàng Anh Phong
24 tháng 1 2019 lúc 21:20

- Công cha như núi Thái Sơn

Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra

- Con có cha như nhà có nóc

Con không cha như nòng nọc đứt đuôi

-  em như thể tay chân
Rách lành đùm bọc, dở hay đỡ đần

-Đường vô xứ Huế quanh quanh
Non xanh nước biếc như tranh như tranh họa đồ
-Thân em như tấm lụa đào
Phất phơ giữa chợ biết vào tay ai
-. Thân em như thể bèo trôi,
Sóng dập gió dồi, biết ghé vào đâu?
-Thân em như tấm lụa điều
Đã đông nơi chuộng lại nhiều nơi thương.
-Thân em như thể hoa lài,
Hỡi người quân tử thương ai mà gầy

- Chậm như rùa.
- Trắng như tuyết
- Đen như mực; đen như cột nhà cháy
- Khỏe như voi
- Nhanh như cắt.
- Đỏ như son
- Hôi như chồn.
- Nhanh như sóc

- Lười như hủi

- Câm như hến

Lê Mạnh Cường
24 tháng 1 2019 lúc 21:22

1.Anh em như thể tay chân
Rách lành đùm bọc, dở hay đỡ đần
2.Đường vô xứ Huế quanh quanh
Non xanh nước biếc như tranh như tranh họa đồ
3. Thân em như tấm lụa đào
Phất phơ giữa chợ biết vào tay ai
4. Thân em như thể bèo trôi,
Sóng dập gió dồi, biết ghé vào đâu?
5. Thân em như tấm lụa điều
Đã đông nơi chuộng lại nhiều nơi thương.
6. Thân em như thể hoa lài,
Hỡi người quân tử thương ai mà gầy

8.Chậm như rùa.
9.Trắng như tuyết
10 Đen như mực
11 Khỏe như voi
12Nhanh như cắt.
13 Đỏ như son
14Hôi như chồn.
15Nhanh như sóc.

Nguyễn Công Vinh
Xem chi tiết
Tiểu Linh Linh
27 tháng 12 2022 lúc 22:12

Đặt câu:

Tôi luôn yêu thương cha mẹ hơn nữa qua câu tục ngữ '' Công cha như núi Thái Sơn, nghĩa mẹ như nước trong Nguồn chảy ra''.

minh :)))
27 tháng 12 2022 lúc 22:14

câu : " cơm cha áo mẹ chữ thầy 

    gắng công mà học có ngày thành danh "

đặt câu : con nên nhớ câu " cơm cha áo mẹ chữ thầy / gắng công mà học có ngày thành danh " vì nó nói về công lao cha mẹ nuôi nấng chăm sóc con và công lao thầy cô giáo dạy dỗ con , con phải biết gắng công để trở thành những người có ích cho xã hội này nhé ! 

Cam. Nguyễn Thị
21 tháng 11 2023 lúc 12:32

Công cha như núi Thái Sơn 

hai nami
Xem chi tiết
Shiba Inu
1 tháng 3 2019 lúc 20:13

TỤC NGỮ

1.

Kến tha lâu cũng đầy tổ



Ở đây các bạn có thể hiểu 2 nghĩa là muốn nói tính cần cù siêng năng của con kiến và tính tiết kiệm của nó nếu như nó tha về tổ mà ăn ngay và luôn thì chẳng thể nào đầy được.

2.

Tích tiểu thành đại



Câu nói thể hiện tính đức tính tiết kiêm, ý muốn nhắn nhủ chúng dành dụm từ ít thêm một ít sẽ có ngày thành nhiều, mang ý nghĩa to lớn.

3.

Ăn ít no lâu, ăn nhiều chóng đói



Thể hiện sự tiết kiệm rõ rệt trong từng từ, “ăn ít no lâu” nghe nó rất nghịch lý, tuy nhiên ăn ít ở đây tức là ăn dè chừng ăn dành dụm để ăn được nhiều ngày, còn nếu như ăn nhiều thì những ngày sau sẽ đói không có gì để ăn.

4.

Ít chắt chiu hơn nhiều ăn phí



Câu này dịch ra có nghĩa là có ít mà chi tiêu dè dặt hơn có nhiều nhưng tiêu hoang phí, ý muốn phê phán những người tiêu xài phung phí một cách bừa bãi.

5.

Ăn chắc ,mặc bền




Câu tục ngữ thể hiện một tinh thần tiết kiệm, một sự bình dị trong ăn mặc. Các bạn có thể hiểu là nghĩa của câu tục ngữ là tầng lớp người lao động nghèo trong xã hội xưa, đồng thời đây còn là một lời khuyên về cách sử dụng thành quả lao động sao cho hợp lí, sao cho giản dị.

6.

Ăn phải dành. có phải kiệm



Câu nói trên muốn nhắn nhủ chúng ta phải biết dành dụm tiết kiệm cho về sau.

7.

Góp gió thành bão



Câu trên ý muốn nói là gom góp những điều nhỏ nhặt để tạo thành một thứ lớn hơn.

8.

Khi lành để dành khi đau




Ý muốn nói cuộc đời ta sẽ luôn có những chông chênh vấp ngã, đau ốm, bệnh tât. Do vậy mà lúc thành công và khỏe mạnh thì ta nên tiết kiệm cho những ngày sau này đau ốm có cái để lo.


9.

Con nhà lính , tính nhà quan



Đây là câu nói ám chỉ những kẻ học đòi, chơi trội, không biết thân biết phận. Tính nhà quan ở đây tức là tính khí của kẻ giàu sang, quyền thế.

10.

Một miếng khi đói, bằng một gói khi no



Câu này là một câu tục ngữ rất nổi tiếng ở nước ta. Ý muốn nói khi khó khăn đói rách mà có ai thương mình cho mình miếng ăn thì sẽ cảm động lắm. Nhưng khi đã giàu có rồi, chúc tụng nhau và tặng nhau những báu vật có giá trị ngàn vàng cũng không thể bằng cái thuở cơ hàn mà có người động lòng giúp đỡ. Ý nghĩa thực sự của cầu này là,khuyên ta nên trân trọng những người giúp đỡ mình trong lúc khó khăn.

CA DAO

1.

Ở đây một hạt cơm rơi 
Ngòai kia bao hạt mồ hôi thấm đồng



Hai câu ca dao trên muốn nhắn nhủ chúng ta sống phải biết tiết kiệm và biết ơn những người đã tạo nên thành quả để ta hưởng thụ.

2.

Đi đâu mà chẳng ăn dè 
Đến khi ăn hết lại ghè chẳng ra



Hai câu thơ thể hiện sự châm biếm đối với những người tham lam, ăn tiêu phung phí qua hình ảnh “ăn dè”, cho đến khi hết tài sản thì chẳng còn gì để mà ăn.

3..

Tiết kiệm sẵn có đồng tiền 
Phòng khi túng lở không phiền lụy ai



Hai câu ca dao muốn nhắn nhủ chúng ta khi tạo ra thành quả thì hãy nên tiết kiệm lại 1 ít để phòng ngừa sau này sẽ gặp những tai ương bệnh tật mà chúng ta không hề biết trước, đến lúc đó có cái để mà xoay sở.

4.

Heo kia chẳng vỗ thời to 
Từng xu góp lại thành kho lúc nào



Hai câu thơ có ý nghĩa tiết kiệm bỏ heo, một hình thức thông dụng khi tiết kiệm, mỗi ngày góp 1 ít không ngờ sau này sẽ hưởng thụ một “mớ”.

5

Làm người phải biết tiện tần 
Đồ ăn thức mặc có ngần thì thôi.



Ý muốn nói những người đã đủ ăn đủ mặc thì nên dành dụm tiết kiệm, đừng nên tiêu xài phung phí.

6.

Chồng em áo rách em thương
Chồng người áo gấm sông hương mặc người



Hai câu ca dao thể hiện rõ tấm lòng chung thủy của người con gái cùng với tình yêu thương thắm thiết với chồng minh của một cô gái tràn đầy sức sống. Ngoài ra còn thể hiện là một người vợ tiết kiệm, không tiêu sài phung phí, căn bản.

7.

Đàn ông rộng miệng thì sang
Đàn bà rộng miệng tan hoang cửa nhà.



Ý nghĩa của 2 câu thơ trên là đàn ông miệng rộng thì sang trọng, còn đàn bà miệng rộng thì không phải là người vợ tốt. Muốn nói người đàn ông miệng rộng sẽ dễ dàng tiếp xúc xã giao với xã hội nhiều để kiếm ra tiền. Còn đàn bà miệng rộng thì tham ăn tham tình. Trong 2 câu thơ cũng nói lên tính tiết kiệm của tác giả.

 

nguyễn phương thảo
Xem chi tiết
Phan Nghĩa
Xem chi tiết
๖ۣۜLuyri Vũ๖ۣۜ
21 tháng 12 2017 lúc 17:10

Yêu thương, yêu quý, kính yêu, yêu mến,....

Anh em như thể chân tay

Rách lành đùng bọc dở hay đỡ đần

Huỳnh Ngọc Ngân
21 tháng 12 2017 lúc 17:20

1. yêu thương, yêu quý, kính quý, yêu mến, thương yêu, kính yêu, kính mến,...

2.+ Chị ngã em nâng.

Hàn Tử Băng
21 tháng 12 2017 lúc 17:25

 1 . Những từ ngữ chỉ tình cảm gia đình là : yêu thương , quan tâm , nhường nhịn , đùm bọc , mến yêu , kính yêu , thương mến , thương yêu ,...

2  Ca dao , tục ngữ :

- Chị ngã em nâng .

- Đi khắp thế gian, không ai tốt bằng mẹ

Gánh nặng cuộc đời, không ai khổ bằng cha.

- Mênh mông bát ngát đại dương 

Cũng không sánh được tình thương mẹ hiền .

- Đêm nay con ngủ giấc tròn

Mẹ là ngọn gió của con suốt đời.

- Công cha như núi Thái Sơn 

Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra .

Một lòng thờ mẹ kính cha

Cho tròn chữ hiếu , mới là đạo con .

- Lòng mẹ như bát nước đầy 

Mai này con lớn , ơn này tính sao .

Còn nhiều lắm , bạn tự tìm hiểu thêm nha !

:D

Nguyễn Đỗ Anh Vũ
Xem chi tiết
Phạm Thị Hương Tràm
Xem chi tiết
MiMokid
1 tháng 2 2018 lúc 20:34

1.Các câu ca dao:

1.anh em cùng một mẹ cha
cũng như cây cọ sinh ra nhiều cành
2.trên trời mây trắng như bông
ở giữa cánh đồng, bông trắng như mây
3.ua đình ngả nón trông đình
đình bao nhiêu ngói thương mình bấy nhiêu
4.cày đồng đang buổi ban trưa
mồ hôi thánh thót như mưa ruộng cày
5. Thân em như ớt trên cây
càng tươi ngoài vỏ, càng cay trong lòng
Các câu tục ngữ,thành ngữ:

6.Rách như tổ đỉa

7.Rối như bòng bong

8. Nhũn như chi chi

9. Nợ như chúa chổm

10. Lật đật như sa vật ống vải.

2.Những câu văn có sử dụng phép so sánh trong bài học đường đời đầu tiên:

-Những ngọn cỏ gẫy rạp, y như có nhát dao vừa lia qua.

-Hai cái răng đen nhánh lúc nào cũng nhai ngoàm tìgoạp như hai lưỡi liềm máy làm việc.

-Cái chàng Dế Choắt, người gầy gò và dài lêu nghêu như một gã nghiện thuốc phiện.

-Đã thanh niên rồi mủ cánh chỉ ngắn cùn đến giữa lưng, hở cả mạng sườn như người cởi trần mặc áo ghi-lê.

-Đến khi định thần lại, chị mới trợn tròn mắt, giương cánh lên, như sắp đánh nhau.

-Mỏ Cốc như cái dùi sắt, chọc xuyên cả đất.

.

Phạm Phương Thảo
Xem chi tiết
manga
26 tháng 12 2020 lúc 19:53

1. Đêm tháng năm chưa nằm đã sáng,
Ngày tháng mười chưa cười đã tối.

2. Mau sao thì nắng, vắng sao thì mưa.

3. Ráng mỡ gà, có nhà thì giữ.

4. Tháng bảy kiến bò chỉ lo lại lụt.

5. Tấc đất, tấc vàng.

6. Nhất canh trì, nhị canh viên, tam canh điền.

7. Nhất nước, nhì phân, tam cần, tứ giống.

8. Nhất thì, nhì thục.

Có mấy câu k có quan hệ từ thì bn bot đi nha

Khách vãng lai đã xóa
Phạm Phương Thảo
27 tháng 12 2020 lúc 21:00

thank you

Khách vãng lai đã xóa
Quách Gia Linh
2 tháng 8 2023 lúc 20:19

em đang cần hỏi cái câu này đây

 

 

ღHàn Thiên Băng ღ
Xem chi tiết
phạm văn tuấn
1 tháng 1 2018 lúc 15:23
Thăng Long Hà Nội đô thành

Nước non ai vẽ nên tranh họa đồ.

Cố đô rồi lại tân đô

Nghìn năm văn vật bây giờ vẫn đây.

Sông Tô một dải lượn vòng

Ấy nơi liệt sĩ anh hùng giáng sinh.

Sông Hồng một khúc uốn quanh

Văn nhân tài tử lừng danh trong ngoài.

Ai về Hà Nội, ngược nước Hồng Hà

Buồm giong ba ngọn vui đà nên vui.

Đường về xứ Lạng mù xa...

Có về Hà Nội với ta thì về.

Sông Tô nước chảy quanh co

Cầu Đông sương sớm, quán Giò trăng khuya...

Nước sông Tô vừa trong vừa mát

Em ghé thuyền đỗ sát thuyền anh.

Dừng chèo muốn tỏ tâm tình

Sông bao nhiêu nước thương mình bấy nhiêu.

Rủ nhau xem cảnh Kiếm hồ

Xem cầu Thê Húc, xem chùa Ngọc Sơn.

Đài Nghiên, Tháp Bút chưa mòn

Hỏi ai gây dựng nên non sông

này.

Gió đưa cành trúc la đà

Tiếng chuông Trấn Vũ, canh gà Thọ Xương.

Mịt mù khói tỏa màn sương

Nhịp chày Yên Thái, mặt gương Tây Hồ.

Hỡi cô thắt lưng bao xanh

Có về Kẻ Bưởi với anh thì về.

Làng anh có ruộng tứ bề

Có hồ tắm mát, có nghề quay tơ...

Hỡi cô mà thắt bao xanh

Có về Kim Lũ với anh thì về.

Kim Lũ có hai cây đề

Cây cao bóng mát gần kề đôi ta.

Hỡi cô thắt lưng bao xanh

Có về Kẻ Vẽ với anh tìm về.

Kẻ Vẽ có thói có lề

Kẻ Vẽ lại có nhiều nghề đâu hơn.

Hỡi cô thắt dải lưng xanh

Có về Phú Diễn với anh thì về.

Phú Diễn có cây bồ đề

Có sông tắm mát, có nghề ăn chơi...

Làng tôi có lũy tre xanh

Có sông Tô Lịch uốn quanh xóm làng.

Bên bờ vải nhãn hai hàng

Dưới sông cá lội từng đàn tung tăng.

phạm văn tuấn
1 tháng 1 2018 lúc 15:24
Ai về Đào Xá vui thay

Xóm Bắc có chợ, xóm Tây có chùa.

Xóm Đông có miếu thò vua

Xóm Nam có bến đò đưa dập dìu...

Thứ nhất Hội Gióng, Hội Dâu

Thứ nhì Hội Bưởi, Hội Vó chẳng đâu vui bằng.

Thứ nhất là Hội Cổ Loa

Thứ nhì Hội Gióng, thứ ba Hội Chèm.

Ai ơi mồng chín tháng tư

Không đi hội Gióng cũng hư mất đời.

Tháng giêng giỗ Thánh Sóc Sơn

Tháng ba giỗ Tổ Hùng Vương nhớ về.

Bỏ con bỏ cháu, không bỏ mồng sáu tháng giêng.

Mồng sáu tháng giêng là ngày hội Cổ Loa, hội đền Sóc.

Cha đánh mẹ treo cũng không bỏ chùa Keo ngày rằm.Mỗi năm vào dịp xuân sang

Em về Triều Khúc xem làng hội xuân...

Nhớ ngày hăm ba tháng ba

Dân Trại ta vượt Nhị Hà thăm quê...

Là hội làng Lệ Mật.

Lạy trời cho cả gió lên

Cho cờ vua Bình Định bay trên kinh thành.

Nhong nhong ngựa ông đã về

Cắt cỏ Bồ Đề cho ngựa ông ăn.

Đống Đa ghi để lại đây

Bên kia Thanh Miếu, bên này Bộc Am.

Long thành bao quản nắng mưa

Cửa Ô Quan Chưởng bây giờ còn đây...

Trời cao biển rộng đất dày

Núi Nùng, sông Nhị, chốn này làm ghi.

Làng Đam bán mắm tôm xanh

Làng Họa đan đó, làng Tranh quay guồng.

Đông Phù cắp thúng đi buôn

Đông Trạch bán thịt, làng Om vặn thừng.

Tương Trúc thì giỏi buôn sừng

Tự Khoát đan thúng, Vẹt từng làm quang...

lê trần minh quân
1 tháng 1 2018 lúc 15:25

Thăng Long Hà Nội đô thành

Nước non ai vẽ nên tranh họa đồ.

Cố đô rồi lại tân đô

Nghìn năm văn vật bây giờ vẫn đây.