Những câu hỏi liên quan
Nguyễn Thị Trà My
Xem chi tiết
linh
20 tháng 9 2020 lúc 12:42

          Lang Liêu là một ông hoàng “chỉ chăm lo việc đồng áng, trồng lúa, trồng khoai …”. Đó là một ông hoàng giàu nhân đức, rất cần cù, sống gần dân, biết trọng nghề nông là nghề căn bản của dân tộc. Anh mồ côi mẹ, là một ông hoàng bị “lép vế” trong hoàng tộc nên mới được Thần hiến kế và độ trì. Việc Lang Liêu gặp Thần trong giấc mộng có ý nghĩa là Lang Liêu được lòng dân, bởi lẽ “thần bảo như dân bảo”.Lang Liêu là một con người rất sáng tạo. Thần chỉ nói về giá trị của gạo, và mách bảo Lang Liêu nên lấy gạo để làm bánh, chứ không chỉ về cách thức cụ thể làm bánh ra sao. Thế nhưng Lang Liêu đã biết lấy gạo nếp đem vo sạch, lấy đõ xanh và thịt lợn làm nhân, lấy lá dong gói thành bánh hình vuông đem nấu chín; biết đồ gạo nếp, giã nhuyễn, nặn thành hình tròn. Lang Liêu đã sử dụng nguyên liệu sẵn có của nhà nông, của quê hương xú sở, sáng tạo thành hai thứ bánh rất ngon. Anh rất xứng đáng nhận mọi phân thưởng cao quý.

          Bánh của Lang Liêu sáng tạo nên không chỉ ngon mà còn mang nhiều ý nghĩa sâu xa, tốt đẹp. Bánh giầy tượng trung cho Trời, bánh chưng tượng trưng cho Đất. Thịt mỡ, đậu xanh, lá dong là tượng cầm thú, cây cỏ muôn loài. Có thể nói đó là sự hòa hợp giữa con người với đất trời, thiên nhiên tạo vật.  Lá dong bọc ngoài, mĩ vị để trong là ngụ ý đùm bọc nhau. Vua Hùng qua chiếc bánh chưng xanh gói bằng lá dong mà nêu cao bài học thương yêu đòan kết. Nhà vua ngẫm nhắc các hoàng tử và quân thần bài học giữ nước. Bánh chưng, bánh giầy với biểu tượng cao quý ấy đã thể hiện cái tâm cái tài, nhất là lòng trung hiếu của Lang Liêu. Lang Liêu đã làm vừa ý vua cha, xứng đáng được vua Hùng truyền ngôi báu, có Tiên vương chứng giám.

Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa
Nguyễn Thị Trà My
20 tháng 9 2020 lúc 21:50

cảm ơn bạn linh nhoa 

Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa
Ngô Thọ Thắng
Xem chi tiết
okazaki * Nightcore - Cứ...
9 tháng 9 2019 lúc 20:13

Trên thế giới, mỗi dân tộc đón Tết cổ truyền theo một phong tục khác nhau. Ở nước ta, từ ngàn xưa đã có tục cúng Tết bằng bánh chưng, bánh giầy. Truyện sự tích bánh chưng, bánh giầy vừa giải thích nguồn gốc của hai loại bánh này vừa phản ánh thành tựu của nền văn minh nông nghiệp buổi đầu dựng nước với thái độ đề cao lao động, đề cao nghề nông và thể hiện sự tôn kính trời, đất, tổ tiên của nhân dân ta. Truyện còn là bài học quý về cách lựa chọn và sử dụng người có tài, có đức để trị vì đất nước.

   Bối cảnh của truyện là đời Hùng Vương thứ sáu. Khi đã về già, nhà vua muốn truyền ngôi nhưng vì có tới hai mươi người con trai nên băn khoăn không biết chọn ai cho xứng đáng. Lúc ấy, giặc ngoài đã dẹp yên, nhưng giặc trong vẫn còn phải đề phòng. Nhà vua muốn đưa đất nước đến giai đoạn thịnh vượng. Ông biết rằng dân ấm no thì ngai vàng mới vững. Hiềm một nỗi, nhà vua tuổi cao sức yếu, lực bất tòng tâm.

   Một hôm, ông gọi các con lại và nói : Tổ tiên ta từ khi dựng nước đã truyền được sáu đời. Giặc Ân nhiều lần xâm chiếm bờ cõi, nhờ phúc ấm Tiên Vương, ta đều đánh đuổi được, thiên hạ hưởng thái bình. Nhưng ta già rồi, không sống mãi ở đời, người nối ngôi ta phải nối chí ta, không nhất thiết là con trưởng. Năm nay, nhân lễ Tiên Vương, ai làm vừa ý ta, ta sẽ truyền ngôi cho, có Tiên Vương chứng giám.

   Các Lang (con trai vua Hùng thời ấy gọi là Lang), ai cũng muốn ngôi báu về mình nhưng họ không thể hiểu nổi ý tứ sâu xa của vua cha. Họ chỉ nghĩ đơn giản là cứ chuẩn bị mâm cao, cỗ đầy, lễ vật ngon lạ ... là đủ, cho nên vội sai người đi tìm của quý khắp trên rừng, dưới biển.

   Riêng Lang Liêu - con trai thứ mười tám của vua Hùng đã được một vị Thần giúp đỡ, bởi vì chàng vốn chịu thiệt thòi so với các anh, không được hưởng giàu sang phú quý. Từ nhỏ, chàng đã phải chăm lo công việc đồng áng, trồng lúa, trồng khoai. Lang Liêu tuy thân là con vua nhưng phận thì lại giống người nông dân lao động. Chàng buồn vì trong nhà chỉ có khoai và lúa. Nhưng khoai lúa thường quá ! Chàng tủi thân nghĩ thầm như vậy.

   Theo quan niệm của tổ tiên chúng ta ngày xưa thì Thần, Phật, Tiên, Bụt thường hay giúp đỡ người hiền lành, nghèo khó. Lang Liêu không có quyền thế, của cải gì, lại chẳng có kẻ ăn người ở để sai khiến đi tìm của ngon vật lạ. Chàng chỉ có tấm lòng yêu kính cha và đôi tay làm lụng chuyên cần. Chàng đã được Thần Phật giúp đỡ.

   Lang Liêu được Thần báo mộng, dạy rằng hãy lấy gạo làm bánh mà lễ Tiên Vương, bởi trong trời đất không có gì quý bằng hạt gạo. Hạt gạo nuôi sống con người. Hạt gạo quý giá như vậy và nó lại dễ kiếm bởi nó được làm ra do chính bàn tay lao động của con người.

   Lang Liêu hiểu và làm theo ý Thần. Lời khuyên của Thần thật sáng suốt, chân tình. Càng nghĩ Lang Liêu càng thấy đúng. Suy nghĩ của Thần chính là suy nghĩ, tâm tư, ước vọng của nhân dân. Thần đây chính là hiện thân của nhân dân. Ai có thể trân trọng coi hạt gạo là hạt ngọc của trời đất và cũng là kết quả mồ hôi, công sức của con người như nhân dân ? Nhân dân rất quý trọng cái nuôi sống mình, cái mình làm ra được. Phải là những người một nắng hai sương làm ra hạt gạo nuôi đời mới có suy nghĩ sâu sắc và đáng quý như vậy. Lang Liêu dâng lên vua cha phẩm vật quý nhất trong trời đất, lại do chính tay mình làm ra thì quả thật chàng là người con hiếu thảo.

   Được thần linh mách bảo, kết hợp với tấm lòng thành, óc sáng tạo và đôi tay khéo léo, Lang Liêu đã dùng thứ gạo nếp thơm lừng, trắng tinh, cùng với đậu xanh, thịt lợn, gói bằng lá dong, buộc bằng lạt giang thành một thứ bánh hình vuông rồi đem nấu chín.

   Vậy là chàng không phải mất công tìm kiếm đâu xa. Gạo, đậu do chàng trồng, lợn chàng nuôi, lá dong mọc sẵn trong vườn, ngoài bãi. Ngần ấy thứ kết hợp với nhau thành thứ bánh đặc biệt xưa nay chưa từng có. Và cũng gạo nếp ấy, chàng đồ lên, giã nhuyễn rồi nặn thành thứ bánh hình tròn. Đó là bánh giầy.

   Thật thú vị là cảnh thi cỗ trong ngày cúng Tiên Vương. Các con trai của vua Hùng mang sơn hào hải vị, nem công chả phượng (cách gọi các sản vật quý hiếm) tới, chẳng thiếu thứ gì. Thế nhưng vua cha chỉ xem qua một lượt rồi dừng lại trước mâm cỗ của Lang Liêu. Điều gì đã cuốn hút nhà vua quan tâm tới hai thứ bánh ấy ? Có lẽ trước tiên là hình dáng vuông vức của bánh chưng và hình dáng tròn trịa của bánh giầy cùng vẻ đẹp mộc mạc, ưa nhìn của chúng. Bánh chưng xanh, bánh giầy trắng muốt, mịn màng. Hùng Vương rất vừa ý, bèn gọi Lang Liêu lên hỏi . Chàng thật tình đem chuyện giấc mộng gặp Thần ra kể lại. Vua cha ngẫm nghĩ rất lâu rồi chọn hai thứ bánh ấy đem tế Trời Đất và Tiên Vương.

   Vì sao hai thứ bánh của Lang Liêu lại được Hùng Vương lựa chọn và chàng được nối ngôi vua ?

   Bởi vì hai thứ bánh đó thể hiện thái độ quý trọng nghề nông, quý trọng hạt gạo do chính con người làm ra.

   Hùng Vương chắc đã cảm nhận được tính chất thiêng liêng trong câu chuyện Thần báo mộng kia. Lời Thần dạy quả không sai : Trong trời đất, hạt gạo là quý nhất. Hạt gạo nuôi sống con người, dân có ấm no thì ngai vàng mới vững. Lang Liêu biết quý lao động, quý thành quả làm ra từ mồ hôi nước mắt của mình.

   Sau khi thưởng thức hai thứ bánh của Lang Liêu, nhà vua và quần thần ai cũng tấm tắc khen ngon. Lời giải thích của nhà vua về hai thứ bánh này thật có lí có tình : Bánh hình tròn là tượng Trời, ta đặt tên là bánh giầy. Bánh hình vuông là tượng Đất, các thứ thịt mỡ, đậu xanh, lá dong là tượng cầm thú, cây cỏ muôn loài, ta đặt tên là bánh chưng. Lá bọc ngoài, mĩ vị để trong là ngụ ý đùm bọc nhau ...

   Hai thứ bánh này chứng tỏ được tài đức của người có thể nối chí nhà vua. Đem cái quý nhất trong trời đất, lại do tay mình làm ra dâng lên vua cha để tiến cúng Trời Đất cùng các bậc Tiên Vương thì Lang Liêu quả là người con tài năng, thông minh, hiếu thảo. Vua Hùng phán rằng : Lang Liê đã dâng lễ vật hợp với ý ta. Lang Liêu sẽ nối ngôi ta, xin Tiên Vương chứng giám.

   Lang Liêu là người tốt, có đủ tài trí để chăm lo cho muôn dân và nối chí vua cha. Trao ngôi báu cho Lang Liêu là thuận ý trời, hợp ý Hùng Vương.

   Sự tích bánh chưng, bánh giầy đã đi vào phong tục ngày Tết Nguyên Đán cổ truyền của dân tộc Việt. Nhân dân ta đã xây dựng nên phong tục từ những cái bình thường giản dị nhưng rất giàu ý nghĩa. Chiều 30, tiếng chày giã bánh giầy vang khắp xóm thôn. Đầm ấm biết bao là cảnh cả nhà náo nức vây quanh ngọn lửa hồng nấu bánh chưng xanh. Trên bàn thờ tổ tiên phải bày vài cặp bánh chưng và mâm bánh giầy thì mới là Tết.

   Sự tích bánh chưng, bánh giầy nằm trong mảng cổ tích giải thích nguồn gốc sự vật xuất hiện sau thời kì vua Hùng dựng nước. Sự tích trầu cau giải thích tục ăn trầu. Sự tích dưa hấu giải thích nguồn gốc dưa hấu ... Đằng sau cách giải thích thú vị về nguồn gốc bánh chưng bánh giầy là hiện thực cuộc sống của tổ tiên dân tộc Việt - một dân tộc có nền văn minh lúa nước lâu đời. Thuở ấy, dân ta đã có kĩ thuật trồng trọt, chăn nuôi, chế biến các món ăn đặc biệt vừa ngon lành, vừa giàu ý nghĩa.

   Truyện còn là bài học sâu sắc về cách lựa chọn người có đức có tài để trị vì đất nước, chăm sóc muôn dân. Vì thế, tuy ra đời cách đây đã hàng ngàn năm mà cho đến nay, truyện vẫn còn nguyên vẹn ý nghĩa của nó.

Bình luận (0)
okazaki *  Nightcore -...
9 tháng 9 2019 lúc 20:14

Trên thế giới, mỗi dân tộc đón Tết cổ truyền theo một phong tục khác nhau. Ở nước ta, từ ngàn xưa đã có tục cúng Tết bằng bánh chưng, bánh giầy. Truyện sự tích bánh chưng, bánh giầy vừa giải thích nguồn gốc của hai loại bánh này vừa phản ánh thành tựu của nền văn minh nông nghiệp buổi đầu dựng nước với thái độ đề cao lao động, đề cao nghề nông và thể hiện sự tôn kính trời, đất, tổ tiên của nhân dân ta. Truyện còn là bài học quý về cách lựa chọn và sử dụng người có tài, có đức để trị vì đất nước.

   Bối cảnh của truyện là đời Hùng Vương thứ sáu. Khi đã về già, nhà vua muốn truyền ngôi nhưng vì có tới hai mươi người con trai nên băn khoăn không biết chọn ai cho xứng đáng. Lúc ấy, giặc ngoài đã dẹp yên, nhưng giặc trong vẫn còn phải đề phòng. Nhà vua muốn đưa đất nước đến giai đoạn thịnh vượng. Ông biết rằng dân ấm no thì ngai vàng mới vững. Hiềm một nỗi, nhà vua tuổi cao sức yếu, lực bất tòng tâm.

   Một hôm, ông gọi các con lại và nói : Tổ tiên ta từ khi dựng nước đã truyền được sáu đời. Giặc Ân nhiều lần xâm chiếm bờ cõi, nhờ phúc ấm Tiên Vương, ta đều đánh đuổi được, thiên hạ hưởng thái bình. Nhưng ta già rồi, không sống mãi ở đời, người nối ngôi ta phải nối chí ta, không nhất thiết là con trưởng. Năm nay, nhân lễ Tiên Vương, ai làm vừa ý ta, ta sẽ truyền ngôi cho, có Tiên Vương chứng giám.

   Các Lang (con trai vua Hùng thời ấy gọi là Lang), ai cũng muốn ngôi báu về mình nhưng họ không thể hiểu nổi ý tứ sâu xa của vua cha. Họ chỉ nghĩ đơn giản là cứ chuẩn bị mâm cao, cỗ đầy, lễ vật ngon lạ ... là đủ, cho nên vội sai người đi tìm của quý khắp trên rừng, dưới biển.

   Riêng Lang Liêu - con trai thứ mười tám của vua Hùng đã được một vị Thần giúp đỡ, bởi vì chàng vốn chịu thiệt thòi so với các anh, không được hưởng giàu sang phú quý. Từ nhỏ, chàng đã phải chăm lo công việc đồng áng, trồng lúa, trồng khoai. Lang Liêu tuy thân là con vua nhưng phận thì lại giống người nông dân lao động. Chàng buồn vì trong nhà chỉ có khoai và lúa. Nhưng khoai lúa thường quá ! Chàng tủi thân nghĩ thầm như vậy.

   Theo quan niệm của tổ tiên chúng ta ngày xưa thì Thần, Phật, Tiên, Bụt thường hay giúp đỡ người hiền lành, nghèo khó. Lang Liêu không có quyền thế, của cải gì, lại chẳng có kẻ ăn người ở để sai khiến đi tìm của ngon vật lạ. Chàng chỉ có tấm lòng yêu kính cha và đôi tay làm lụng chuyên cần. Chàng đã được Thần Phật giúp đỡ.

   Lang Liêu được Thần báo mộng, dạy rằng hãy lấy gạo làm bánh mà lễ Tiên Vương, bởi trong trời đất không có gì quý bằng hạt gạo. Hạt gạo nuôi sống con người. Hạt gạo quý giá như vậy và nó lại dễ kiếm bởi nó được làm ra do chính bàn tay lao động của con người.

   Lang Liêu hiểu và làm theo ý Thần. Lời khuyên của Thần thật sáng suốt, chân tình. Càng nghĩ Lang Liêu càng thấy đúng. Suy nghĩ của Thần chính là suy nghĩ, tâm tư, ước vọng của nhân dân. Thần đây chính là hiện thân của nhân dân. Ai có thể trân trọng coi hạt gạo là hạt ngọc của trời đất và cũng là kết quả mồ hôi, công sức của con người như nhân dân ? Nhân dân rất quý trọng cái nuôi sống mình, cái mình làm ra được. Phải là những người một nắng hai sương làm ra hạt gạo nuôi đời mới có suy nghĩ sâu sắc và đáng quý như vậy. Lang Liêu dâng lên vua cha phẩm vật quý nhất trong trời đất, lại do chính tay mình làm ra thì quả thật chàng là người con hiếu thảo.

   Được thần linh mách bảo, kết hợp với tấm lòng thành, óc sáng tạo và đôi tay khéo léo, Lang Liêu đã dùng thứ gạo nếp thơm lừng, trắng tinh, cùng với đậu xanh, thịt lợn, gói bằng lá dong, buộc bằng lạt giang thành một thứ bánh hình vuông rồi đem nấu chín.

   Vậy là chàng không phải mất công tìm kiếm đâu xa. Gạo, đậu do chàng trồng, lợn chàng nuôi, lá dong mọc sẵn trong vườn, ngoài bãi. Ngần ấy thứ kết hợp với nhau thành thứ bánh đặc biệt xưa nay chưa từng có. Và cũng gạo nếp ấy, chàng đồ lên, giã nhuyễn rồi nặn thành thứ bánh hình tròn. Đó là bánh giầy.

   Thật thú vị là cảnh thi cỗ trong ngày cúng Tiên Vương. Các con trai của vua Hùng mang sơn hào hải vị, nem công chả phượng (cách gọi các sản vật quý hiếm) tới, chẳng thiếu thứ gì. Thế nhưng vua cha chỉ xem qua một lượt rồi dừng lại trước mâm cỗ của Lang Liêu. Điều gì đã cuốn hút nhà vua quan tâm tới hai thứ bánh ấy ? Có lẽ trước tiên là hình dáng vuông vức của bánh chưng và hình dáng tròn trịa của bánh giầy cùng vẻ đẹp mộc mạc, ưa nhìn của chúng. Bánh chưng xanh, bánh giầy trắng muốt, mịn màng. Hùng Vương rất vừa ý, bèn gọi Lang Liêu lên hỏi . Chàng thật tình đem chuyện giấc mộng gặp Thần ra kể lại. Vua cha ngẫm nghĩ rất lâu rồi chọn hai thứ bánh ấy đem tế Trời Đất và Tiên Vương.

   Vì sao hai thứ bánh của Lang Liêu lại được Hùng Vương lựa chọn và chàng được nối ngôi vua ?

   Bởi vì hai thứ bánh đó thể hiện thái độ quý trọng nghề nông, quý trọng hạt gạo do chính con người làm ra.

   Hùng Vương chắc đã cảm nhận được tính chất thiêng liêng trong câu chuyện Thần báo mộng kia. Lời Thần dạy quả không sai : Trong trời đất, hạt gạo là quý nhất. Hạt gạo nuôi sống con người, dân có ấm no thì ngai vàng mới vững. Lang Liêu biết quý lao động, quý thành quả làm ra từ mồ hôi nước mắt của mình.

   Sau khi thưởng thức hai thứ bánh của Lang Liêu, nhà vua và quần thần ai cũng tấm tắc khen ngon. Lời giải thích của nhà vua về hai thứ bánh này thật có lí có tình : Bánh hình tròn là tượng Trời, ta đặt tên là bánh giầy. Bánh hình vuông là tượng Đất, các thứ thịt mỡ, đậu xanh, lá dong là tượng cầm thú, cây cỏ muôn loài, ta đặt tên là bánh chưng. Lá bọc ngoài, mĩ vị để trong là ngụ ý đùm bọc nhau ...

   Hai thứ bánh này chứng tỏ được tài đức của người có thể nối chí nhà vua. Đem cái quý nhất trong trời đất, lại do tay mình làm ra dâng lên vua cha để tiến cúng Trời Đất cùng các bậc Tiên Vương thì Lang Liêu quả là người con tài năng, thông minh, hiếu thảo. Vua Hùng phán rằng : Lang Liê đã dâng lễ vật hợp với ý ta. Lang Liêu sẽ nối ngôi ta, xin Tiên Vương chứng giám.

   Lang Liêu là người tốt, có đủ tài trí để chăm lo cho muôn dân và nối chí vua cha. Trao ngôi báu cho Lang Liêu là thuận ý trời, hợp ý Hùng Vương.

   Sự tích bánh chưng, bánh giầy đã đi vào phong tục ngày Tết Nguyên Đán cổ truyền của dân tộc Việt. Nhân dân ta đã xây dựng nên phong tục từ những cái bình thường giản dị nhưng rất giàu ý nghĩa. Chiều 30, tiếng chày giã bánh giầy vang khắp xóm thôn. Đầm ấm biết bao là cảnh cả nhà náo nức vây quanh ngọn lửa hồng nấu bánh chưng xanh. Trên bàn thờ tổ tiên phải bày vài cặp bánh chưng và mâm bánh giầy thì mới là Tết.

   Sự tích bánh chưng, bánh giầy nằm trong mảng cổ tích giải thích nguồn gốc sự vật xuất hiện sau thời kì vua Hùng dựng nước. Sự tích trầu cau giải thích tục ăn trầu. Sự tích dưa hấu giải thích nguồn gốc dưa hấu ... Đằng sau cách giải thích thú vị về nguồn gốc bánh chưng bánh giầy là hiện thực cuộc sống của tổ tiên dân tộc Việt - một dân tộc có nền văn minh lúa nước lâu đời. Thuở ấy, dân ta đã có kĩ thuật trồng trọt, chăn nuôi, chế biến các món ăn đặc biệt vừa ngon lành, vừa giàu ý nghĩa.

   Truyện còn là bài học sâu sắc về cách lựa chọn người có đức có tài để trị vì đất nước, chăm sóc muôn dân. Vì thế, tuy ra đời cách đây đã hàng ngàn năm mà cho đến nay, truyện vẫn còn nguyên vẹn ý nghĩa của nó.

Bình luận (0)
Punch
9 tháng 9 2019 lúc 20:16

Lang Liêu là một ông hoàng “chỉ chăm lo việc đồng áng, trồng lúa, trồng khoai …”. Đó là một ông hoàng giàu nhân đức, rất cần cù, sống gần dân, biết trọng nghề nông là nghề căn bản của dân tộc. Anh mồ côi mẹ, là một ông hoàng bị “lép vế” trong hoàng tộc nên mới được Thần hiến kế và độ trì. Việc Lang Liêu gặp Thần trong giấc mộng có ý nghĩa là Lang Liêu được lòng dân, bởi lẽ “thần bảo như dân bảo”.

Lang Liêu là một con người rất sáng tạo. Thần chỉ nói về giá trị của gạo, và mách bảo Lang Liêu nên lấy gạo để làm bánh, chứ không chỉ về cách thức cụ thể làm bánh ra sao. Thế nhưng Lang Liêu đã biết lấy gạo nếp đem vo sạch, lấy đõ xanh và thịt lợn làm nhân, lấy lá dong gói thành bánh hình vuông đem nấu chín; biết đồ gạo nếp, giã nhuyễn, nặn thành hình tròn. Lang Liêu đã sử dụng nguyên liệu sẵn có của nhà nông, của quê hương xú sở, sáng tạo thành hai thứ bánh rất ngon. Anh rất xứng đáng nhận mọi phân thưởng cao quý.

Học tốt :) 

Bình luận (0)
Akicute
Xem chi tiết
Akicute
12 tháng 11 2021 lúc 9:34

Mình cần gấpkhocroipls

Bình luận (0)
lạc lạc
12 tháng 11 2021 lúc 10:34

tham khảo

 

⇔  Hình tượng Thánh Gióng trong truyền thuyết cùng tên được xây dựng với vẻ đẹp phi thường. Từ sự ra đời, sinh trưởng cho đến sự ra đi của Gióng đều mang màu sắc kì ảo. Bà mẹ Gióng đi ra đồng trông thấy một vết chân rất to liền đặt bàn chân mình lên ướm thử, không ngờ về nhà liền mang thai. Mười hai tháng sau, bà sinh ra được một cậu con trai. Cậu bé lên ba tuổi mà vẫn không biết nói biết cười. Lúc bấy giờ, giặc Ân đến xâm lược nước ta, nhà vua muốn tìm người tài đánh giặc cứu nước. Sứ giả đi đến làng Gióng thì kì lạ thay, cậu bé bỗng cất tiếng nói: “Mẹ mời sứ giả vào đây”. Cậu bảo sứ giả về tâu với vua sắm cho một con ngựa sắt, một cái roi sắt và một tấm áo giáp sắt để đánh giặc. Từ sau hôm đó, cậu bé lớn nhanh như thổi, cơm ăn mấy cũng không no, áo mặc mấy cũng không vừa. Giặc đến, vừa lúc sứ giả mang ngựa sắt, roi sắt và áo giáp sắt đến, cậu bé vươn vai biến thành tráng sĩ đánh tan quân giặc. Tráng sĩ đánh giặc xong cởi bỏ áo giáp sắt, cưỡi ngựa bay lên trời. Gióng là biểu tượng cho vẻ đẹp của người anh hùng dân tộc với trách nhiệm cứu nước cứu dân. Sức mạnh của Gióng chính là biểu tượng cho sức mạnh đoàn kết của cả dân tộc Việt. Qua đó, nhân dân ta gửi gắm niềm tin sẽ luôn có một người anh hùng phi thường đứng ra bảo vệ đất nước nhân dân.

Bình luận (0)
Hiền Nekk^^
12 tháng 11 2021 lúc 12:41

sự việc gióng tận 12 tháng sau mới đc sinh ra,đây là hiện tượng em ngạc nhiên nhất khi đc truyện,ngta thì 9 tháng 10 ngày sinh còn gióng tận 12 tháng

 

Bình luận (0)
Ari Pandola
Xem chi tiết
Premis
30 tháng 10 2017 lúc 17:34

cảm nhận của em về truyện Thánh Gióng
Bài làm
Truyện cổ dân gian Việt Nam vô cùng phong phú và luôn mang trong mình một vẻ đẹp của tinh thần nhân văn cao quý. Câu chuyện, cảnh vật, con người... được nói đến trong truyện cổ dân gian rất gần gũi, thân thiết với cuộc sống vật chất và tâm hồn của mỗi con người Việt Nam chúng ta. Từ truyện thần thoại, truyền thuyết, cổ tích cho đến truyện cười, truyện ngụ ngôn,... mỗi truyện đều có một sắc thái riêng, ý vị riêng và thật đáng yêu, đáng nhớ.
Thánh Gióng là một trong những truyện cổ phản ánh sức mạnh Việt Nam từ thuở bình minh của dân tộc vào thời đại vua Hùng Vương thứ 6. Hơn thế nữa, Thánh Gióng còn là một truyện cổ tràn đầy tinh thần yêu nước với hình tượng nghệ thuật đẹp, được xây dựng bằng một tầm vóc cao cả, kì vĩ
Trước hết, truyện Thánh Gióng tràn đầy tình yêu nước - đất nước Văn Lang thân yêu bị giặc Ân xâm lăng. Thế giặc như sóng dữ tràn tới. Làng xóm ta bị giặc đốt phá, nhân dân ta bị giặc tàn sát dã man. Nhà vua kêu gọi bậc hiền tài ra đánh giặc cứu nước. Mới lên ba tuổi, Gióng đã đứng lên ứng nghĩa, đáp lại lời kêu gọi của non sông. Tiếng nói đầu tiên của Gióng là tiếng nói yêu nước, nêu cao khí phách anh hùng, quyết tâm đánh giặc, đền ơn vua, trả nợ nước. Một tiếng nói vang dội núi sông đến muôn đời:
- Nhà ngươi hãy về tâu với Đức vua đúc cho ta một con ngựa sắt, một chiếc roi sắt, một áo giáp sắt, ta sẽ đánh tan lũ giặc này!
Sau khi gặp sứ giả, Gióng lớn nhanh như thổi, ăn bao nhiêu cũng không no, áo mới may mặc đã chật. Nhà mẹ Gióng lại rất nghèo. Cả làng thương Gióng, bà con đem cơm gạo, lụa vải đến để nuôi Gióng. Tình tiết ấy nói lên rằng, khi Tổ quốc lâm nguy, nhân dân ta đã biết đoàn kết một lòng, đem nhân tài, vật lực ra đánh giặc cứu nước.
Trên chiến trường, Gióng thúc ngựa sắt xông vào lũ giặc. Ngựa sắt phun lửa. Gióng vung roi sắt đánh cho giặc Ân tơi bời, kinh hồn bạt vía.
Roi sắt gãy khi trận đánh đang diễn ra ác liệt. Gióng mưu trí nhố’ tre làm vũ khí quật vào quân cường bạo. Giặc chết như ngả rạ. Gióng đã biến cái gộc tre bình dị thành vũ khí vô cùng lợi hại để tiêu diệt kẻ thù.
Hình ảnh người con trai làng Gióng xông pha giữa rừng tên mũi giáo của giặc Ân, lúc thì vung roi sắt đánh giặc, lúc thì nhổ tre quật giặc đã thể hiện tinh thần chiến đấu quả cảm, mưu trí vô song và sức mạnh vô địch của người anh hùng dân tộc trong buổi đầu dựng nước và giữ nước.
Đánh tan giặc, Gióng cùng ngựa sắt bay về trời. Vua sai lập đền thờ, truy phong Gióng là Phù Đổng Thiên Vương. Thánh Gióng đã trở thành một người anh hùng bất tử, được nhân dân ta đời đời ngưỡng mộ và biết ơn.
Có thể nói, chàng trai làng Gióng là một anh hùng thần thoại, cuộc đời lấp lánh chiến công. Truyện Thánh Gióng mãi mãi là bài ca yêu nước, thể hiện sức mạnh quật khởi của dân tộc ta.
Thánh Gióng còn là một truyện cổ thần kì có hình tượng nghệ thuật tuyệt đẹp. Từ dấu chân người khổng lồ trên ruộng cà, đến cái vươn vai của chú bé làng Gióng thành một tráng sĩ oai phong lẫm liệt đã thể hiện một cách hào hùng bước đi lên của lịch sử dân tộc và sức mạnh vươn mình của đất nước ta trước họa xâm lăng. Ngựa sắt phun lửa, hí vang trời. Gióng vung roi sắt đánh giặc, nhổ tre quật vào đầu giặc tơi bời, truy kích đến chân núi Sóc Sơn thì giặc tan. Gióng cởi áo giáp sắt mắc lên cành cây, Gióng cùng ngựa sắt bay lên trời. Những hình tượng tuyệt đẹp ấy nói lên trí tưởng tượng kì diệu, ca ngợi tinh thần quyết chiến, quyết thắng của nhân dân ta.
Truyện Thánh Gióng vừa có hình tượng tuyệt đẹp, vừa tràn đầy tinh thần yêu nước, căm thù giặc. Hình tượng Thánh Gióng đánh giặc và thắng giặc tượng trưng cho lòng yêu nước mãnh liệt và sức mạnh anh hùng quật khởi của đất nước và con người Việt Nam.
Truyện Thánh Gióng bồi đắp tâm hồn tuổi thơ niềm tự hào dân tộc. Thánh Gióng đã đem đến cho ta giấc mơ đẹp:
"Ôi sức trẻ! Xưa trai Phù Đổng

Vươn vai, lớn bổng dậy nghìn cân

Cưỡi lưng ngựa sắt bay phun lửa

Nhổ bụi tre làng, đuổi giặc Ân!"
(Tố Hữu)

Bình luận (0)
minhduc
26 tháng 10 2017 lúc 21:20

Truyện cổ dân gian Việt Nam vô cùng phong phú và luôn mang trong mình một vẻ đẹp của tinh thần nhân văn cao quý. Câu chuyện, cảnh vật, con người... được nói đến trong truyện cổ dân gian rất gần gũi, thân thiết với cuộc sống vật chất và tâm hồn của mỗi con người Việt Nam chúng ta. Từ truyện thần thoại, truyền thuyết, cổ tích cho đến truyện cười, truyện ngụ ngôn,... mỗi truyện đều có một sắc thái riêng, ý vị riêng và thật đáng yêu, đáng nhớ.
Thánh Gióng là một trong những truyện cổ phản ánh sức mạnh Việt Nam từ thuở bình minh của dân tộc vào thời đại vua Hùng Vương thứ 6. Hơn thế nữa, Thánh Gióng còn là một truyện cổ tràn đầy tinh thần yêu nước với hình tượng nghệ thuật đẹp, được xây dựng bằng một tầm vóc cao cả, kì vĩ
Trước hết, truyện Thánh Gióng tràn đầy tình yêu nước - đất nước Văn Lang thân yêu bị giặc Ân xâm lăng. Thế giặc như sóng dữ tràn tới. Làng xóm ta bị giặc đốt phá, nhân dân ta bị giặc tàn sát dã man. Nhà vua kêu gọi bậc hiền tài ra đánh giặc cứu nước. Mới lên ba tuổi, Gióng đã đứng lên ứng nghĩa, đáp lại lời kêu gọi của non sông. Tiếng nói đầu tiên của Gióng là tiếng nói yêu nước, nêu cao khí phách anh hùng, quyết tâm đánh giặc, đền ơn vua, trả nợ nước. Một tiếng nói vang dội núi sông đến muôn đời:
- Nhà ngươi hãy về tâu với Đức vua đúc cho ta một con ngựa sắt, một chiếc roi sắt, một áo giáp sắt, ta sẽ đánh tan lũ giặc này!
Sau khi gặp sứ giả, Gióng lớn nhanh như thổi, ăn bao nhiêu cũng không no, áo mới may mặc đã chật. Nhà mẹ Gióng lại rất nghèo. Cả làng thương Gióng, bà con đem cơm gạo, lụa vải đến để nuôi Gióng. Tình tiết ấy nói lên rằng, khi Tổ quốc lâm nguy, nhân dân ta đã biết đoàn kết một lòng, đem nhân tài, vật lực ra đánh giặc cứu nước.
Trên chiến trường, Gióng thúc ngựa sắt xông vào lũ giặc. Ngựa sắt phun lửa. Gióng vung roi sắt đánh cho giặc Ân tơi bời, kinh hồn bạt vía.
Roi sắt gãy khi trận đánh đang diễn ra ác liệt. Gióng mưu trí nhố’ tre làm vũ khí quật vào quân cường bạo. Giặc chết như ngả rạ. Gióng đã biến cái gộc tre bình dị thành vũ khí vô cùng lợi hại để tiêu diệt kẻ thù.
Hình ảnh người con trai làng Gióng xông pha giữa rừng tên mũi giáo của giặc Ân, lúc thì vung roi sắt đánh giặc, lúc thì nhổ tre quật giặc đã thể hiện tinh thần chiến đấu quả cảm, mưu trí vô song và sức mạnh vô địch của người anh hùng dân tộc trong buổi đầu dựng nước và giữ nước.
Đánh tan giặc, Gióng cùng ngựa sắt bay về trời. Vua sai lập đền thờ, truy phong Gióng là Phù Đổng Thiên Vương. Thánh Gióng đã trở thành một người anh hùng bất tử, được nhân dân ta đời đời ngưỡng mộ và biết ơn.
Có thể nói, chàng trai làng Gióng là một anh hùng thần thoại, cuộc đời lấp lánh chiến công. Truyện Thánh Gióng mãi mãi là bài ca yêu nước, thể hiện sức mạnh quật khởi của dân tộc ta.
Thánh Gióng còn là một truyện cổ thần kì có hình tượng nghệ thuật tuyệt đẹp. Từ dấu chân người khổng lồ trên ruộng cà, đến cái vươn vai của chú bé làng Gióng thành một tráng sĩ oai phong lẫm liệt đã thể hiện một cách hào hùng bước đi lên của lịch sử dân tộc và sức mạnh vươn mình của đất nước ta trước họa xâm lăng. Ngựa sắt phun lửa, hí vang trời. Gióng vung roi sắt đánh giặc, nhổ tre quật vào đầu giặc tơi bời, truy kích đến chân núi Sóc Sơn thì giặc tan. Gióng cởi áo giáp sắt mắc lên cành cây, Gióng cùng ngựa sắt bay lên trời. Những hình tượng tuyệt đẹp ấy nói lên trí tưởng tượng kì diệu, ca ngợi tinh thần quyết chiến, quyết thắng của nhân dân ta.
Truyện Thánh Gióng vừa có hình tượng tuyệt đẹp, vừa tràn đầy tinh thần yêu nước, căm thù giặc. Hình tượng Thánh Gióng đánh giặc và thắng giặc tượng trưng cho lòng yêu nước mãnh liệt và sức mạnh anh hùng quật khởi của đất nước và con người Việt Nam.
Truyện Thánh Gióng bồi đắp tâm hồn tuổi thơ niềm tự hào dân tộc. Thánh Gióng đã đem đến cho ta giấc mơ đẹp:
"Ôi sức trẻ! Xưa trai Phù Đổng

Vươn vai, lớn bổng dậy nghìn cân

Cưỡi llưng ngựa sắt bay phun lửa

Nhổ bụi tre làng, đuổi giặc Ân!"



 

Bình luận (0)
Phạm Tuấn Đạt
26 tháng 10 2017 lúc 21:22

Bài làm
Truyện cổ dân gian Việt Nam vô cùng phong phú và luôn mang trong mình một vẻ đẹp của tinh thần nhân văn cao quý. Câu chuyện, cảnh vật, con người... được nói đến trong truyện cổ dân gian rất gần gũi, thân thiết với cuộc sống vật chất và tâm hồn của mỗi con người Việt Nam chúng ta. Từ truyện thần thoại, truyền thuyết, cổ tích cho đến truyện cười, truyện ngụ ngôn,... mỗi truyện đều có một sắc thái riêng, ý vị riêng và thật đáng yêu, đáng nhớ.
Thánh Gióng là một trong những truyện cổ phản ánh sức mạnh Việt Nam từ thuở bình minh của dân tộc vào thời đại vua Hùng Vương thứ 6. Hơn thế nữa, Thánh Gióng còn là một truyện cổ tràn đầy tinh thần yêu nước với hình tượng nghệ thuật đẹp, được xây dựng bằng một tầm vóc cao cả, kì vĩ
Trước hết, truyện Thánh Gióng tràn đầy tình yêu nước - đất nước Văn Lang thân yêu bị giặc Ân xâm lăng. Thế giặc như sóng dữ tràn tới. Làng xóm ta bị giặc đốt phá, nhân dân ta bị giặc tàn sát dã man. Nhà vua kêu gọi bậc hiền tài ra đánh giặc cứu nước. Mới lên ba tuổi, Gióng đã đứng lên ứng nghĩa, đáp lại lời kêu gọi của non sông. Tiếng nói đầu tiên của Gióng là tiếng nói yêu nước, nêu cao khí phách anh hùng, quyết tâm đánh giặc, đền ơn vua, trả nợ nước. Một tiếng nói vang dội núi sông đến muôn đời:
- Nhà ngươi hãy về tâu với Đức vua đúc cho ta một con ngựa sắt, một chiếc roi sắt, một áo giáp sắt, ta sẽ đánh tan lũ giặc này!
Sau khi gặp sứ giả, Gióng lớn nhanh như thổi, ăn bao nhiêu cũng không no, áo mới may mặc đã chật. Nhà mẹ Gióng lại rất nghèo. Cả làng thương Gióng, bà con đem cơm gạo, lụa vải đến để nuôi Gióng. Tình tiết ấy nói lên rằng, khi Tổ quốc lâm nguy, nhân dân ta đã biết đoàn kết một lòng, đem nhân tài, vật lực ra đánh giặc cứu nước.
Trên chiến trường, Gióng thúc ngựa sắt xông vào lũ giặc. Ngựa sắt phun lửa. Gióng vung roi sắt đánh cho giặc Ân tơi bời, kinh hồn bạt vía.
Roi sắt gãy khi trận đánh đang diễn ra ác liệt. Gióng mưu trí nhố’ tre làm vũ khí quật vào quân cường bạo. Giặc chết như ngả rạ. Gióng đã biến cái gộc tre bình dị thành vũ khí vô cùng lợi hại để tiêu diệt kẻ thù.
Hình ảnh người con trai làng Gióng xông pha giữa rừng tên mũi giáo của giặc Ân, lúc thì vung roi sắt đánh giặc, lúc thì nhổ tre quật giặc đã thể hiện tinh thần chiến đấu quả cảm, mưu trí vô song và sức mạnh vô địch của người anh hùng dân tộc trong buổi đầu dựng nước và giữ nước.
Đánh tan giặc, Gióng cùng ngựa sắt bay về trời. Vua sai lập đền thờ, truy phong Gióng là Phù Đổng Thiên Vương. Thánh Gióng đã trở thành một người anh hùng bất tử, được nhân dân ta đời đời ngưỡng mộ và biết ơn.
Có thể nói, chàng trai làng Gióng là một anh hùng thần thoại, cuộc đời lấp lánh chiến công. Truyện Thánh Gióng mãi mãi là bài ca yêu nước, thể hiện sức mạnh quật khởi của dân tộc ta.
Thánh Gióng còn là một truyện cổ thần kì có hình tượng nghệ thuật tuyệt đẹp. Từ dấu chân người khổng lồ trên ruộng cà, đến cái vươn vai của chú bé làng Gióng thành một tráng sĩ oai phong lẫm liệt đã thể hiện một cách hào hùng bước đi lên của lịch sử dân tộc và sức mạnh vươn mình của đất nước ta trước họa xâm lăng. Ngựa sắt phun lửa, hí vang trời. Gióng vung roi sắt đánh giặc, nhổ tre quật vào đầu giặc tơi bời, truy kích đến chân núi Sóc Sơn thì giặc tan. Gióng cởi áo giáp sắt mắc lên cành cây, Gióng cùng ngựa sắt bay lên trời. Những hình tượng tuyệt đẹp ấy nói lên trí tưởng tượng kì diệu, ca ngợi tinh thần quyết chiến, quyết thắng của nhân dân ta.
Truyện Thánh Gióng vừa có hình tượng tuyệt đẹp, vừa tràn đầy tinh thần yêu nước, căm thù giặc. Hình tượng Thánh Gióng đánh giặc và thắng giặc tượng trưng cho lòng yêu nước mãnh liệt và sức mạnh anh hùng quật khởi của đất nước và con người Việt Nam.
Truyện Thánh Gióng bồi đắp tâm hồn tuổi thơ niềm tự hào dân tộc. Thánh Gióng đã đem đến cho ta giấc mơ đẹp:
"Ôi sức trẻ! Xưa trai Phù Đổng

Vươn vai, lớn bổng dậy nghìn cân

Cưỡi lưng ngựa sắt bay phun lửa

Nhổ bụi tre làng, đuổi giặc Ân!"
(Tố Hữu)

Bình luận (0)
Phạm Khánh Vân
Xem chi tiết
Trần Quỳnh Mai
28 tháng 9 2016 lúc 10:56

1, Ý nghĩa nội dung truyện Thánh Gióng

- Thể hiện sức mạnh bảo vệ nước

- Thể hiện ước mơ của nhân dân ta buổi đầu dựng nước chống giặc ngoại xâm .

Ý nghĩa nội dung truyện Sơn Tinh - Thủy Tinh 

- Giải thích các hiện tượng tự nhiên , lũ lụt xảy ra ở nước ta hằng năm .

- Thể hiện mong ước của người Việt thời xưa muốn chống thiên tai , lũ lụt .

- Suy tôn các vua Hùng đã có công lập nước và giữ nước .

2. Ý nghĩ , cảm tưởng về nhân vật Thánh Gióng 

- Là hình tượng tiểu biểu , rực rỡ của người anh hùng diệt giặc cứu nước 

- Là người anh hùng mang trong mình sức mạnh cộng đồng buổi đầu dựng nước . 

- Là người đã có công giúp nhân dân ta chống giặc ngoại xâm 

Bình luận (0)
Thư Soobin
13 tháng 10 2017 lúc 18:57

Câu 1: Truyện nhằm giải thích hiện tượng lũ lụt hàng năm ở nước ta, ước mong chế ngự thiên tai của người Việt Cổ, đồng thời suy tôn, ca ngợi công lao dựng nước của các vua Hùng.

Câu 2: Trong truyền thuyết Thánh Gióng, Thánh Gióng là hình tượng tiêu biểu của người anh hùng chống giặc ngoại xâm. Chàng được sinh ra từ một người mẹ nông dân nghèo, điều này chứng tỏ Gióng sinh ra từ nhân dân, do nhân dân nuôi dưỡng. Gióng đã chiến đấu bằng tất cả tinh thần yêu nước, lòng căm thù giặc của nhân dân. Sức mạnh của Gióng không chỉ tượng trưng cho sức mạnh của tinh thần đoàn kết toàn dân, đó còn là sức mạnh của sự kết hợp giữa con người và thiên nhiên, bằng cả vũ khí thô sơ (tre) và hiện đại (roi sắt). Từ truyền thống đánh giặc cứu nước, nhân dân ta đã thần thánh hoá những vị anh hùng trở thành những nhân vật huyền thoại, tượng trưng cho lòng yêu nước, sức mạnh quật khởi. Bên cạnh giá trị biểu tượng, tác phẩm cũng có một số sự thật lịch sử. Thời kì lịch sử được phản ánh trong tác phẩm là thời đại Hùng Vương. Trên cơ sở một nền kinh tế nông nghiệp trồng lúa nước đã khá phát triển, người dân Văn Lang đã tạo nên cả một nền văn minh rực rỡ, đồng thời cũng luôn luôn phải chống giặc ngoại xâm phương Bắc để bảo vệ đất nước. Bên cạnh việc cấy trồng lúa nước, nhân dân thời bấy giờ đã có ý thức chế tạo vũ khí chống giặc từ chất liệu kim loại (bằng sắt). Truyền thuyết cũng phản ánh: trong công cuộc chống ngoại xâm, từ xa xưa, chúng ta đã có truyền thống huy động sức mạnh của cả cộng đồng, dùng tất cả các phương tiện để đánh giặc.

Chúc bạn học tốt!

Bình luận (0)
nguyenthuuyen
20 tháng 12 2017 lúc 18:43

- Ý nghĩa truyện Sơn Tinh ,Thuỷ Tinh: truyện giải thích hiên tượng lụt và thể hiện sức mạnh , ước mong của người Việt cổ muốn chế ngự thiên tai . Đồng thời suy tôn ca ngợi công lao dựng nước và giữ nước của các vua Hùng.

+Nội dung: Con người luôn dựa vào thiên nhiên nhưng phải luôn đấu tranh chống chọi với thiên tai từ thiên nhiên, thủy tinh là đại diện cho thiên tai (lũ lụt). Sơn tinh là đại diện cho lâm tặc, nhìn sính lễ của sơn tinh dâng cho vua mà thấy tội cho núi rừng, không biết bao nhiêu động vật đã bị săn, cây cối bị hạ. Ám chỉ việc phá hoại rừng của con người, hậu quả của việc phá rừng chính con người phải gánh chịu.

-Ý nghĩ :- Thánh gióng là người anh hùng dũng cảm. Muốn giúp sức cho nước nhà mà không ham lợi. Đây cũng là biểu tượng và mong muốn của nhân dân ta về 1 vị anh hùng cứu nước. Và nó như được hiện thực hóa bởi những thứ dân dã nhất đặc trưng nhất của nước ta. Dù vũ khí thô sơ như tre thì vị anh hùng vẫn đứng lên cứu nước và nhân dân ta!

Bình luận (0)
Rio Fujiro
Xem chi tiết
Cho em xin thêm một cơ h...
15 tháng 10 2017 lúc 9:56

Truyện cổ tích là những giấc mơ đẹp của người xưa. Đó là giấc mơ được tự do trong hôn nhân. Giấc mơ có cuộc sống vật chất đầy đủ, ấm no. Giấc mơ chiến thắng được bệnh tật. Giấc mơ chiến thắng được giặc ngoại xâm. Giấc mơ cái thiện chiến thắng cái ác. Niềm mơ ước lớn nhất của con người đó là: Mơ ước cái thiện thắng cái ác. Nhiều câu chuyện cổ tích thể hiện niềm mơ ước đó, tiêu biểu nhất là truyện “Thạch Sanh”. Trong truyện "Thạch Sanh" tiếng đàn là một chi tiết nghệ thuật mang nhiều ý nghĩa.
Thiện là cái tốt. Ác là cái xấu. Từ xưa, con người đã phân biệt thiện và ác như phân biệt ánh sáng và bóng tối. Thiện và ác mâu thuẫn gay gắt, như nước với lửa. Trong cuộc đấu tranh quyết liệt giữa cái thiện và cái ác, người bình dân mơ ước: Cái thiện sẽ thắng cái ác. Trong truyện Thạch Sanh, Thạch Sanh đại diện cho cái thiện, Lí Thông dại diện cho cái ác.
Nhân vật Thạch Sanh rất gần gũi với đời thường, chàng được sinh trong một gia đình nông dân nghèo. Thạch Sanh mồ côi cha mẹ từ nhỏ. Chàng kiếm sống bằng nghề đốn củi. Trong con người bình thường của Thạch Sanh có chứa đựng những yếu tố khác thường, tác giả dân gian khẳng định chàng được Ngọc Hoàng đầu thai, vì thế mà mẹ chàng mang thai đến ba năm mới sinh được chàng. Lớn lên Thạch Sanh được các thiên thần dạy võ nghệ và phép thần thông. Là người tốt nhưng cuộc đời của chàng lại phải trải qua nhiều gian truân, thử thách. Khi gặp thử thách Thạch Sanh lại lập nên những chiến công lớn.
Thử thách thứ nhất Thạch Sanh đã vượt qua, đó là: Chàng bị Lí Thông, người hàng rượu xảo quyệt độc ác nghĩ kế kết nghĩa anh em với Thạch Sanh, rồi lừa đưa Thạch Sanh đi nộp mạng cho Chằn Tinh. Sự việc diễn ra không như suy tính của mẹ con Lí Thông, Thạch Sanh đã diệt được Chằn Tinh, trừ hại cho dân. Diệt được Chằn Tinh, chàng có được bộ cung tên bằng vàng. Mẹ con Lí Thông lại lập mưu cướp công của Thạch Sanh để được hưởng vinh hoa phú quý. Thạch Sanh quay về sống nơi gốc đa. Sau này, Thạch Sanh đã nhận ra được bản chất xấu xa của mẹ con Lí Thông nhưng chàng đã tha thứ cho họ. Điều đó khẳng định người tốt thường có tấm lòng nhân hậu và bao dung.
Thử thách lần thứ hai đối với chàng đó là Thạch Sanh đánh Đại Bàng cứu công chúa. Thạch Sanh dùng cung tên vàng làm vũ khí để bắn chim Đại Bàng cứu công chúa. Do tin người mà Thạch Sanh lại bị cướp công lần thứ hai. Sau khi cứu công chúa lên khỏi hang, Lí Thông cho người lấp cửa hang, Thạch Sanh bị nhốt lại dưới hang. Thật tàn nhẫn, bất nhân. Thật không công bằng khi một người làm mà kẻ khác được hưởng lợi. Nơi hang sâu, một lần nữa Thạch Sanh thể hiện dũng khí của mình. Chàng đã cứu được thái tử con vua Thủy Tề khỏi sự giam cầm của Đại Bàng. Thạch Sanh đúng là dũng sĩ tài năng. Chàng được vua Thủy Tề chiêu đãi và biếu tặng nhiều vàng bạc, châu báu. Chàng chỉ xin cây đàn rồi trở về gốc đa. Thạch Sanh đúng là con người thật thà, tài hoa, giàu lòng nhân ái, không tham bổng lộc.
Thử thách lần thứ ba Thạch Sanh đã vượt qua, chàng đã dùng tiếng đàn chữa bệnh cho công chúa Quỳnh Nga. Đang sống yên ổn, Thạch Sanh bị hồn Chằn Tinh, hồn Đại Bàng báo thù. Điều này làm ta liên tưởng đến cuộc sống đời thường đã từng có bao người dân lương thiện bị tai ương, bị vu oan. Chằn Tinh và Đại Bàng đã lấy trộm của cải của nhà vua đem giấu ở gốc đa rồi vu cáo cho Thạch Sanh. Người đời thường nói “Trong cái rủi lại có cái may”. Ở trong tù, Thạch Sanh mang đàn ra gảy. Công chúa đã nghe được tiếng đàn ai oán của Thạch Sanh. Tiếng đàn như tiếng nói chân chính của con người gặp oan trái đòi công lí. Phép màu nhiệm của tiếng đàn là đã khiến công chúa cười nói trở lại sau thời gian dài sống câm lặng:
“Đàn kêu: Ai chém chằn tinh
Cho mày vinh hiển dự mình quyền sang?
Đàn kêu: Ai chém xà vương
Đem nàng công chúa triều đường về đây?
Đàn kêu: Hỡi Lí Thông mày
Cớ sao phụ nghĩa lại rày vong ân?
Đàn kêu: Sao ở bất nhân
Biết ăn quả lại quên ân người trồng?”.
Tiếng đàn kì diệu còn có thêm một phép màu nhiệm, đó là: Giãi bày nỗi oan trái của Thạch Sanh. Âm thanh đó đã lọt đến tai của đức vua, người có quyền lực cao nhất trong xã hội lúc bấy giờ. Đức vua đã mang lại sự công bằng cho Thạch Sanh, người trừng trị kẻ có tội. 
Trong truyện cổ tích thường có sự xuất hiện của yếu tố hoang đường kì ảo, như: Bụt có phép lạ, tấm thảm biết bay, tiếng đàn chữa được bệnh, một loài cây có thể cải tử hoàn sinh. Người bình dân gửi niềm mong ước vào các yếu tố thần kì. Vì sao ngày xưa con người không đặt niềm tin vào pháp luật, không đặt niềm tin vào những người được xem là trụ cột trong gia đình mà lại đặt niềm tin vào các thế lực siêu nhiên?
Người bình dân có thân phận thấp bé. Trong cuộc sống, chân lí luôn thuộc về kẻ mạnh. Truyện cổ tích Tấm Cám kể lại sự việc cô Tấm bị mẹ kế hãm hại. Vua biết, nhưng ông không làm gì để giúp Tấm. Trong xã hội phong kiến vua là người có quyền lực cao nhất. Vua phải mang lại sự công bằng cho dân chúng. Vua trong truyện Tấm Cám không mang được sự công bằng đến cho mọi người, không trừng trị được kẻ có tội. Ở truyện "Thạch Sanh", Lí Thông làm quan, là người có quyền hành nhưng tâm địa Lí Thông độc ác. Như vậy, vua quan có cũng như không. Trong gia đình, người mẹ, người anh được xem là trụ cột. Thế nhưng người mẹ kế, người anh cả lại đối xử không công bằng với chính những đứa con, những đứa em của mình. Thực tế cuộc sống quá nhiều bất công. Không thể đặt niềm tin vào những người thừa hành pháp luật. Không thể đặt niềm tin vào người thân. Vì vậy cho nên người bình dân đặt niềm tin của mình vào thần linh, vào các thế lực siêu nhiên. Người bình dân hi vọng thế lực siêu nhiên sẽ cứu giúp khi họ gặp khó khăn.
Nhờ cây đàn, món quà vô giá mà vua Thủy Tề ban tặng Thạch Sanh đã giãi bày được nỗi oan ức. Tiếng đàn Thạch Sanh là tiếng nói đòi công lí xã hội: “Cái thiện nhất định thắng cái ác”, “Ở hiền nhất định sẽ gặp lành.”, đó là ước mơ, là niềm tin lớn lao về sự công bằng của người dân lương thiện mỗi khi họ gặp nạn. Được kết hôn cùng công chúa, điều đó đã khẳng định đạo lí “Người làm việc nghĩa nhất định sẽ có ngày được đền ơn”. Còn Lí Thông “Gieo gió ắt sẽ gặt bão”. Được Thạch Sanh tha chết nhưng mẹ con Lí Thông về đến giữa đường bị sét đánh. Mẹ con Lí Thông chết hóa thành con bọ hung, loài côn trùng sống nơi nhơ bẩn. Đúng là trời không tha cho kẻ bất nhân. Điều này còn khẳng định thêm chân lí “Ác giả ác báo”. Con người tham lam, hèn nhác, độc ác, tàn nhẫn, xảo quyệt, bội bạc nhất định sẽ có ngày bị quả báo. Tôi tin vào công lí. Cuộc đời còn nhiều cái xấu nên con người cần phải có niềm tin. Vì có niềm tin mới giúp con người vượt qua được khó khăn.
Thạch Sanh thật thà, tốt bụng, dũng cảm, tài năng xứng đáng để nhà vua gả công chúa. Sự việc đó đã làm cho hoàng tử của các nước chư hầu tức giận. Thạch Sanh đã vượt qua thử thách này một cách kì diệu. Chàng đã chinh phục được các nước chư hầu bằng vũ khí kì lạ, đó là tiếng đàn. Dùng lời nói, dùng lí lẽ để thuyết phục kẻ thù, khiến kẻ thù từ bỏ vũ khí, đó cũng là niềm mong ước của người bình dân. Thạch Sanh đã thuyết phục được kẻ thù, bảo vệ được đất nước. Một lần nữa nhân cách Thạch Sanh tỏa sáng. Sau khi chiến thắng, chàng đã thết đãi những kẻ thua trận bằng niêu cơm kì diệu “Ăn mãi không vơi”. Sự việc đó khẳng định Thạch Sanh đúng là người giàu lòng nhân ái, là người tha thiết yêu hòa bình.
Thạch Sanh chính là biểu tượng tuyệt đẹp của con người Việt Nam trong lao động, trong chiến đấu, trong tình yêu và hạnh phúc gia đình.
Cuộc sống hiện tại, không có cây đàn thần kì, không có niêu cơm ăn mãi không hết, chỉ có tiếng nói và sức lao động của con người. Tiếng nói, sức lao động của con người mới chính là những yếu tố thần kì làm nên điều kì diệu. 
Tôi có theo dõi thông tin, thiên đình đang vào hội. Ở chốn âm ti Lí Thông tự ứng cử. Lí Thông đang ráo riết vận động tranh cử để được mọi người bầu làm nghị viên đại diện cho đại biểu chốn âm ti. 
Người như Lí Thông mà làm nghị viên đại diện cho chốn âm ti thì thật khổ cho những linh hồn tội lỗi. 
Người sống có trách nhiệm với bản thân, sống có trách nhiệm với mọi người đó chính là những Thạch Sanh trong thời đại mới. Cuộc sống đã thay đổi nhưng con người vẫn còn mong đợi nhiều từ tiếng đàn của Thạch Sanh.

Bình luận (0)
Xua Tan Hận Thù
10 tháng 11 2017 lúc 20:50

Thạch Sanh là một truyện cổ tích kì diệu nhất trong kho tàng truyện cổ dân gian Việt Nam. Hình ảnh chàng dũng sĩ chém Trăn tinh, bắn Đại bàng; cây đàn thần, niêu cơm thần của chàng dũng sĩ đã đem đến cho thế giới tuổi thơ bao kỳ thú, bao giấc mơ đẹp.

Thạch Sanh là con Trời. Vợ chồng Lục ông hiền lành, tốt bụng, gần xa ai ai cũng quý mến. Ngọc Hoàng đã thương tình cho thái tử xuống trần đầu thai. Khác với người trần, Thạch Sanh nằm trong bụng mẹ (Lục bà) nhiều năm mới cất tiếng chào đời. Yếu tố hoang đường ấy tạo nên chất kỳ diệu của truyện ca ngợi tính phi thường của Thạch Sanh. Vợ chồng Lục ông đã được Ngọc Hoàng thương cho đứa con trai khôi ngô tuấn tú nối dõi tông đường. Đó là niềm tin của dân gian: ở hiền gặp lành.

Mọi thứ hạnh phúc đều có giá và phải trả giá. Con đường của Thạch Sanh cũng đầy gian truân. Phải chăng Ngọc Hoàng thử thách Thái tử? Mồ côi cả bố lẫn mẹ. Nhà nghèo, một túp lều ở gốc đa. Chỉ một chiếc búa cùn, chỉ có một nghề kiếm củi độ thân. Tuổi thơ chàng bơ vơ, thật đáng thương! Thiên thần đã đến với đứa con mồ côi: dạy võ nghệ, các phép thần thông biến hoá, và trao cho chiếc búa thần. Qua các chi tiết hoang đường ấy, nhân dân gửi gắm bao ước mơ: phải có sức mạnh vô địch để sống, để tồn tại, để chiến thắng!

Cuộc đời Thạch Sanh là những năm tháng đầy gian truân thử thách, chiến công nối tiếp chiến công.

Thạch Sanh đến miếu thần là để thế mạng cho Lý Thông. Nhưng chàng đâu có biết? Trăn tinh là một yêu quái khổng lồ, có nanh sắc, có nọc độc, có sức mạnh ghê gớm, lại biết tàng hình, lắm phép lạ, người đời khiếp sợ, vua quan chịu bó tay. Trăn tinh xuất hiện bất ngờ khi Thạch Sanh đang lim dim mắt nằm ngủ... Trong thế bị động, nhưng Thạch Sanh cực kỳ dũng cảm, tài trí đã dùng phép lạ và búa thần giáng trả quái vật. Trăn tinh bị Thạch Sanh chém giết, bị cắt đầu, bị bổ xác. Chàng thu được một bộ cung tên vàng. Thạch Sanh đã diệt trừ quái vật, trừ hậu hoạ cho nhân dân. Chàng dũng sĩ có thêm vũ khí mới: cung tên thần. Thạch Sanh đã có búa thần đế đánh gần, đánh ở tầm thấp, giờ đâý lại có thêm cung tên thần, đế đánh ở tầm cao, tầm xa. Thử hỏi, kẻ thù nào địch nổi chàng dũng sĩ?.

Đại bàng là một kẻ thù rất nguy hiểm vì nó ở trên trời, lại có hang sâu bí mật. Thái tử con vua Thuỷ tề còn bị Đại bàng bắt sống, giam giữ trong cũi sắt! Công chúa con vua còn bị Đại bàng quắp đi giữa thanh thiên bạch nhật trong lễ hội kén phò mã trước mắt bá quan văn võ và đông đủ anh tài trong thiên hạ! Thạch Sanh chỉ bắn một mũi tên vàng đã làm cho Đại bàng bị trọng thương. Lần theo vết máu, dũng sĩ tìm đến hang ổ ác điểu. Đại bàng có mỏ sắc, vuốt nhọn, có sức mạnh ghê gớm lao tới mổ, cắn xé Thạch Sanh. Vung búa thần giáng trả, dùng cung tên thần bắn mù hai mắt quái vật. Đại bàng bị giết, bị phanh xác. Một kẻ thù nguy hiểm nữa của nhân dân đã bị chàng dũng sĩ tiêu diệt! Chiến công diệt Đại bàng là một kì tích vì Thạch Sanh đã cứu được nàng công chúa và Thái tử con vua Thuỷ tề. Chiến công chấn động cõi đời mà còn vang động tới vương quốc Thuỷ tề. Từ thuỷ phủ trở về, Thạch Sanh chỉ cầm trong tay một cây đàn thần làm kỉ niệm một chuyến viễn du thú vị. Chàng lại trở về gốc đa, chốn cũ yêu thương. Với chàng dũng sĩ thì vàng bạc châu báu cũng như dinh thự nguy nga, của ngon vật lạ đều trở nên xa lạ. Túp lều gốc đa là nơi chàng đã sinh ra, lớn lên, với bao kỷ niệm buồn vui. Thạch Sanh trở về gốc đa, một tình tiết, phải chăng nói lên quan niệm nhân sinh tốt đẹp của nhân dân thời xưa: Một túp lều tranh, một trái tim vàng?

Với Thạch Sanh, cây đàn thần không phải là một nhạc cụ để mua vui mà là một vũ khí vô cùng linh nghiệm. Nơi chàng đánh đành, gảy đàn là trong ngục. Tiếng đàn để giãi bày. Tiếng đàn như một thứ "thần dược" làm cho công chúa đang bị câm nghe tiếng đàn mà nói lên được! Nhờ tiếng đàn mà chàng dũng sĩ đưọc gặp lại người đẹp, rồi được minh oanh, để vạch trần bộ mặt thật của Lý Thông, tên bán rượu xảo quyệt, cướp công, độc ác, âm mưu hãm hại người... Thạch Sanh không dùng búa thần, cung tên thần để giao tranh với tướng sĩ 18 nước chư hầu, mà chỉ dùng đàn thần để lui giặc. Đó là tiếng đàn hoà bình. Niêu cơm Thạch Sanh là niêu cơm hàng vạn người ăn mãi không hết; niêu cơm ấm no, hạnh phúc. Đàn thần và niêu cơm thần đã góp phần tô đậm vẻ đẹp kì diệu truyện Thạch Sanh.

Thạch Sanh tha tội cho Lý Thông, kẻ đã cướp công và hãm hại mình. Hành động ấy thể hiện đức dộ lượng, lòng nhân ái bao dung cao đẹp.

Nhân vật Thạch Sanh thật đẹp. Với búa thần, cung tên vàng, đàn thần, với võ nghệ và phép thần thông biến hoá, chàng dũng sĩ đã chém Trăn tinh, giết Đại bàng, trừ diệt cái ác, tai hoạ cho nhân dân, đẩy lùi nguy cơ chiến tranh, đem lại hoà bình. Thạch Sanh đã trải qua bao gian truân thử thách, lấp lánh bao chiến công hiển hách. Anh đã được kết duyên với công chúa, chàng đã thể hiện ước mơ của nhân dân, những ước mơ hồn nhiên, trong sáng và rất đẹp. Thật vậy, truyện Thạch Sanh là một truyện cổ tích thần kì, nói lên một giấc mơ đẹp của nhân dân ta bao đời nay.

Bình luận (0)
Nguyen Thao MY
10 tháng 11 2017 lúc 20:56

;Thạch Sanh :

- Thật thà , dũng cảm , giàu thành nghĩa , cuối cùng sống rất hạnh phút

 Lí Thông :

- Dối trá , độc ác , gian xảo , hèn nhát , tham lam , bất nhân bất nghĩa , cuối cùng cũng bị trừng trị

Công chúa :

- Công chúa hiền lành , nhân hậu , cô biết người cứu mình không phải là Lí Thông nên khi về không nói cũng không cười nhưng sau khi nghe tiếng đàn của Thạch Sanh thì bỗng dưng nói cười được ngay

Bình luận (0)
Nguyễn Dương Tùng Duy
Xem chi tiết
★彡 Ɗℑ︵Ⱥℭƙت ヅ︵ᶦᵈᵒᶫ
22 tháng 10 2019 lúc 20:40

 Nêu cảm nghĩ của em về Thạch Sanh
Thạch sanh là một dũng sĩ xuất thân từ gia đình nghèo có cuộc sống và số phận đời gần gũi với nhân dân lao động. Chàng có tài năng xuất chúng và phẩm chất tốt đẹp được tiên trời phú để chiến đấu với lũ quái vật bảo vệ dân lành với lòng dũng cảm. Sự khoan dung trước tội ác của Lý Thông, nhân đạo và thể hiện sự hòa bình dân tộc trước tiếng vó ngựa của quân xâm lăng. Thạch Sanh là một con người tưởng tượng của nhân dân thể hiện niềm tin,mơ ước về đạo đức,công lí xã hội lí tưởng nhân đạo yêu hào bình của con người Việt Nam

Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa
Vũ Hải Lâm
22 tháng 10 2019 lúc 20:41

- Nêu cảm nghĩ của em về Thạch Sanh
Thạch sanh là một dũng sĩ xuất thân từ gia đình nghèo có cuộc sống và số phận đời gần gũi với nhân dân lao động. Chàng có tài năng xuất chúng và phẩm chất tốt đẹp được tiên trời phú để chiến đấu với lũ quái vật bảo vệ dân lành với lòng dũng cảm. Sự khoan dung trước tội ác của Lý Thông, nhân đạo và thể hiện sự hòa bình dân tộc trước tiếng vó ngựa của quân xâm lăng. Thạch Sanh là một con người tưởng tượng của nhân dân thể hiện niềm tin,mơ ước về đạo đức,công lí xã hội lí tưởng nhân đạo yêu hào bình của con người Việt Nam.

- Nêu cảm nghĩ của em về Thánh Gióng
Trong truyền thuyết Thánh Gióng, Thánh Gióng là hình tượng tiêu biểu của người anh hùng chống giặc ngoại xâm. Chàng được sinh ra từ một người mẹ nông dân nghèo, điều này chứng tỏ Gióng sinh ra từ nhân dân, do nhân dân nuôi dưỡng. Gióng đã chiến đấu bằng tất cả tinh thần yêu nước, lòng căm thù giặc của nhân dân. Sức mạnh của Gióng không chỉ tượng trưng cho sức mạnh của tinh thần đoàn kết toàn dân, đó còn là sức mạnh của sự kết hợp giữa con người và thiên nhiên, bằng cả vũ khí thô sơ (tre) và hiện đại (roi sắt). Từ truyền thống đánh giặc cứu nước, nhân dân ta đã thần thánh hoá những vị anh hùng trở thành những nhân vật huyền thoại, tượng trưng cho lòng yêu nước, sức mạnh quật khởi. Bên cạnh giá trị biểu tượng, tác phẩm cũng có một số sự thật lịch sử. Thời kì lịch sử được phản ánh trong tác phẩm là thời đại Hùng Vương. Trên cơ sở một nền kinh tế nông nghiệp trồng lúa nước đã khá phát triển, người dân Văn Lang đã tạo nên cả một nền văn minh rực rỡ, đồng thời cũng luôn luôn phải chống giặc ngoại xâm phương Bắc để bảo vệ đất nước. Bên cạnh việc cấy trồng lúa nước, nhân dân thời bấy giờ đã có ý thức chế tạo vũ khí chống giặc từ chất liệu kim loại (bằng sắt). Truyền thuyết cũng phản ánh: trong công cuộc chống ngoại xâm, từ xa xưa, chúng ta đã có truyền thống huy động sức mạnh của cả cộng đồng, dùng tất cả các phương tiện để đánh giặc.

-Nêu cảm nghĩ về Lý Thông

Lý Thông là một kẻ nấu rượu và bán rượu. Gặp Thạch Sanh gánh củi về gốc đa. Hắn nghĩ chàng trai cô độc, nghèo khổ mà có sức khỏe cường tráng này có thể lợi dụng được. Cái âm mưu đưa Thạch Sanh về nhà và kết nghĩa anh em của Lý Thông xét đến cùng vẫn có thể cảm thông được. Vì Lý Thông mới chỉ lợi dụng sức lao động của chàng trai mồ côi mà thôi. Lý Thông đôn phiên mình phải nộp mạng cho Chằn linh. Kẻ tham sống sợ chết này đã ranh ma đánh lừa Thạch Sanh đi thế mạng, với lí do anh “đã cất mẻ rượu”… Người đời thiếu gì kẻ tham sống sợ chết như Lý Thông? Hành động Lý Thông cướp công Thạch Sanh là một hành động vô cùng trắng trợn. Hắn dọa Thạch Sanh là đã giết vật báu “vua nuôi đã lâu”, tất sẽ bị “tội chết”. Có vẻ “nhân đức”, hắn khuyên Thạch Sanh “trốn ngay đi”, mọi hậu quả hắn sẽ “lo liệu”. Lý Thông đã đem đầu quái vật dâng nộp Triều đình, được nhà vua trọng thưởng phong cho làm Quận công. Lòng tham vô đáy, mờ mắt vì danh lợi bổng lộc mà anh bán rượu đã “khôn ngoan” đánh lừa đứa em kết nghĩa để cướp công một cách “tài tình”. Quận công đã “chém” được Chằn tinh sao lại không bắt được Đại bàng? Muốn trở thành phò mã, Lý Thông lại dấn sâu vào tội ác bằng mưu mô mới. Hắn rất “khôn ngoan” tổ chức hội hát xướng mười ngày để “nghe ngóng”. Đứng đến ngày thứ 10, quan Quận công đã tìm được đứa em “kết nghĩa”. Lần thứ hai, Lý Thông đã xảo quyệt cướp công Thạch Sanh. Hắn rất nhẫn tâm và dã man sai quân lính vần đá lấp kín hang để giết Thạch Sanh, người đã xông pha nguy hiểm chém trăn tinh, giết đại bàng, cứu nàng công chúa, để Lý Thông được giàu sang, vinh hiển. Hành động sai quân lính lấp hang cho thấy anh bán rượu hiện nguyên hình là kẻ táng tận lương tâm, đôi bàn tay thấm đầy máu và nước mắt đồng loại. Tiếng đàn thần là một yếu tố hoang đường kì diệu tạo nên sức hấp dẫn của truyện cổ tích “Thạch Sanh”’, nó mang ý nghĩa như một biểu tượng về sức mạnh công lí. Tiếng đàn thần được Thạch Sanh gảy lên trong ngục tối đã chữa được bệnh “câm” của nàng công chúa, đã vạch mặt chân tướng xảo quyệt của Lý Thông trước Triều đình. Cái kết của truyện thật sâu sắc và lí thú. Mẹ con Lý Thông bị lột hết mọi chức tước, bị đuổi về quê, bị sét đánh chết hóa thành bọ hung. Quả là lưới trời lồng lộng? Anh bán rượu trở thành Quận công, sắp trở thành phò mã…, cuối cùng biến thành bọ hung! Tham thì thâm, ác giả ác báo là vậy! Tên Lý Thông đã bị người đời phỉ nhổ! Chết trong nhục nhã!

Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa
《 ღ Ňɠʉүêŋ ➻ Ňɠʉүêŋ  ღ...
22 tháng 10 2019 lúc 20:43

1. Thánh Gióng :

Chủ đề đánh giặc cứu nước, giành thắng lợi là chủ đề lớn, xuyên suốt trong dòng văn học Việt Nam nói chung và văn học dân gian Việt Nam nói riêng. Trong đó, truyền thuyết Thánh Gióng là truyện dân gian thể hiện chủ đề này thật tiêu biểu và độc đáo. Truyện kể về ý thức và sức mạnh đánh giặc có từ rất sớm của dân tộc ta.

Hình tượng Thánh Gióng hiện lên với nhiều chi tiết nghệ thuật hay và để lại trong em những ấn tượng sâu sắc. Không những thế, truyện Thánh Gióng còn chứa đựng những chi tiết thật hoang đường, kỳ ảo. Ban đầu là mẹ của Thánh Gióng đi ra đồng, ướm thử chân mình vào một dấu chân rất to lớn, rồi sau đó về nhà bà mang thai, mười hai tháng sau sinh ra một cậu bé. Có ai lại mang thai tới mười hai tháng bao giờ? Điều này cũng chính là dấu hiệu báo cho ta có thể biết trước sự lạ lùng về chú bé.

Quả đúng như vậy, chú bé được sinh ra khôi ngô, tuấn tú nhưng lạ thay, lên ba tuổi mà vẫn không biết đi, đứng, nói, cười; đặt đâu thì nằm đó. Thật khác hẳn với những em bé bình thường. Chú bé này thật khác lạ khiến mọi người ai cũng cảm động và lo lắng cho chú.

Nhưng khi có giặc Ân kéo đến xâm phạm bờ cõi Văn Lang, chú bé liền cất tiếng nói. Và tiếng nói đầu tiên của chú bé lên ba là tiếng nói đòi đánh giặc. Chú bé đã bật ra tiếng nói kịp thời, tiếng nói cất lên khi nghe thấy tiếng rao của sứ giả đi tìm người hiền tài cứu nước.

Tiếng rao của sứ giả ờ đây chính là lời hiệu triệu của Vua Hùng, là tiếng gọi của non sông đất nước khi Tổ Quốc lâm nguy. Chi tiết này làm em thật cảm động. Chú là người yêu quê hương đất nước tha thiết. Lòng yêu quê hương đất nước tha thiết đã giúp chú bé mới ba tuổi không nói, không cười lớn nhanh như thổi, vươn vai một cái bỗng trở thành một tráng sĩ oai phong lẫm liệt với ý chí quật cường có thể dời non, lấp biển. Thánh Gióng là một biểu tượng của muôn người gộp sức, cùng nhau chống giặc ngoại xâm.

Chú bé Gióng đã có mặt kịp thời khi đất nước lâm nguy đã dẹp tan quân giặc. Ngựa phun ra lửa, roi sắt thần kì quật tan quân thù. Khi roi gãy thì nhổ tre đánh giặc. Thật sung sướng và tự hào biết bao khi Tổ Quốc ta có được một vị anh hùng như Thánh Gióng. Ta càng tự hào hơn khi Thánh Gióng đánh giặc xong không hề đợi vua ban thưởng mà một mình một ngựa từ từ bay lên trời. Đây là một chi tiết hoang đường, kì ảo nhưng lại có ý nghĩa vô cùng sâu sắc. Sự ra đi kì lạ của Thánh Gióng rất phù hợp với ý nguyện nhân dân, nên nó có một sức sống trường tồn trong lòng nhân dân như một nét đẹp rực rỡ, trong sáng nhất của người anh hùng chống giặc. "Cả người lẫn ngựa từ từ bay lên trời" - thật là kì ảo, nhưng thật nhẹ nhàng, ung dung. Người con yêu nước ấy đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ đánh giặc cứu nước của mình, và đã ra đi một cách vô tư, thanh thản, không hề màng tới công danh địa vị cho riêng mình.

Áo giáp sắt nhân dân làm cho để đánh giặc, khi đánh tan giặc rồi, trả lại cho dân để bay về trời. Điều đó cho em thấy ở hình tượng Thánh Gióng - trong con người của chàng chỉ có yêu nước và cứu nước - tất cả đều cao đẹp, trong sáng như gương, không một chút gợn nào.

Phải chăng đó cũng chính là gương mặt của nhân dân ta được kết tinh trong người Thánh Gióng, ý chí phục vụ thật là vô tư, lớn lao và gương mẫu. Công lao to lớn ấy đã được nhà vua phong làm Phù Đổng Thiên Vương, nhân dân muôn đời ghi nhớ. Thánh Gióng đánh giặc đâu phải là đơn phương độc mã. Thử hỏi rằng nếu không có cơm gạo... của dân làng, của nhà vua thì Thánh Gióng làm được những gì? Công lao của Thánh Gióng cũng có một phần của nhân dân lao động góp sức tạo lên. Thánh Gióng chính là sự tượng trưng cho sự lớn mạnh của đất nước ta, dân tộc ta.

Khép trang sách lại mà hình tượng Thánh Gióng vẫn đọng mãi trong tâm trí em - một hình tượng nghệ thuật dân gian tuyệt đẹp, tràn đầy tư tưởng yêu nước, căm thù giặc và ý chí quyết thắng. Quả là không có hình tượng nào sánh kịp

2. Lí Thông :

Lý Thông là một kẻ nấu rượu và bán rượu. Gặp Thạch Sanh gánh củi về gốc đa. Hắn nghĩ chàng trai cô độc, nghèo khổ mà có sức khỏe cường tráng này có thể lợi dụng được. Cái âm mưu đưa Thạch Sanh về nhà và kết nghĩa anh em của Lý Thông xét đến cùng vẫn có thể cảm thông được. Vì Lý Thông mới chỉ lợi dụng sức lao động của chàng trai mồ côi mà thôi.

Lý Thông đôn phiên mình phải nộp mạng cho Chằn linh. Kẻ tham sống sợ chết này đã ranh ma đánh lừa Thạch Sanh đi thế mạng, với lí do anh “đã cất mẻ rượu”… Người đời thiếu gì kẻ tham sống sợ chết như Lý Thông?

Hành động Lý Thông cướp công Thạch Sanh là một hành động vô cùng trắng trợn. Hắn dọa Thạch Sanh là đã giết vật báu “vua nuôi đã lâu”, tất sẽ bị “tội chết”. Có vẻ “nhân đức”, hắn khuyên Thạch Sanh “trốn ngay đi”, mọi hậu quả hắn sẽ “lo liệu”. Lý Thông đã đem đầu quái vật dâng nộp Triều đình, được nhà vua trọng thưởng phong cho làm Quận công. Lòng tham vô đáy, mờ mắt vì danh lợi bổng lộc mà anh bán rượu đã “khôn ngoan” đánh lừa đứa em kết nghĩa để cướp công một cách “tài tình”.

Quận công đã “chém” được Chằn tinh sao lại không bắt được Đại bàng? Muốn trở thành phò mã, Lý Thông lại dấn sâu vào tội ác bằng mưu mô mới. Hắn rất “khôn ngoan” tổ chức hội hát xướng mười ngày để “nghe ngóng”. Đứng đến ngày thứ 10, quan Quận công đã tìm được đứa em “kết nghĩa”. Lần thứ hai, Lý Thông đã xảo quyệt cướp công Thạch Sanh. Hắn rất nhẫn tâm và dã man sai quân lính vần đá lấp kín hang để giết Thạch Sanh, người đã xông pha nguy hiểm chém trăn tinh, giết đại bàng, cứu nàng công chúa, để Lý Thông được giàu sang, vinh hiển. Hành động sai quân lính lấp hang cho thấy anh bán rượu hiện nguyên hình là kẻ táng tận lương tâm, đôi bàn tay thấm đầy máu và nước mắt đồng loại.

Tiếng đàn thần là một yếu tố hoang đường kì diệu tạo nên sức hấp dẫn của truyện cổ tích “Thạch Sanh”’, nó mang ý nghĩa như một biểu tượng về sức mạnh công lí. Tiếng đàn thần được Thạch Sanh gảy lên trong ngục tối đã chữa được bệnh “câm” của nàng công chúa, đã vạch mặt chân tướng xảo quyệt của Lý Thông trước Triều đình.

Cái kết của truyện thật sâu sắc và lí thú. Mẹ con Lý Thông bị lột hết mọi chức tước, bị đuổi về quê, bị sét đánh chết hóa thành bọ hung. Quả là lưới trời lồng lộng?

Anh bán rượu trở thành Quận công, sắp trở thành phò mã…, cuối cùng biến thành bọ hung! Tham thì thâm, ác giả ác báo là vậy! Tên Lý Thông đã bị người đời phỉ nhổ! Chết trong nhục nhã!

3. Thạch Sanh :

Trong truyện cổ nước ta thường có những nhân vật độc đáo, tiêu biểu cho vẻ đẹp của trí tuệ, tài năng và tâm hồn của con người Việt Nam.

   Thạch Sanh là truyện kể về người dũng sĩ chém chằn tinh, diệt đại bàng, cứu người bị hại. Tiếng đàn của chàng vạch mặt kẻ vong ơn bội nghĩa và làm nhụt chí quân xâm lược.

   Truyện thể hiện ước mơ, niềm tin về đạo đức, công lí xã hội và lí tưởng nhân nghĩa, yêu hòa bình của nhân dân ta. Trong truyện có nhiều chi tiết thần kì độc đáo và giàu ý nghĩa (như sự ra đời kì lạ của Thạch Sanh, cung tên vàng, cây đàn thần, niêu cơm thần…). Có thể nói, trong những nhân vật chính diện mà truyện cổ tích Việt Nam xây dựng nên thì Thạch Sanh là nhân vật đẹp nhất và tiêu biểu nhất.

   Sự ra đời và lớn lên của Thạch Sanh có những nét vừa bình thường vừa khác thường.

   Xét về nguồn gốc thì Thạch Sanh không phải người thường. Theo truyện kể thì vợ chồng nhà họ Thạch (ở Cao Bằng), tuổi đã già mà chưa có con. Thấy họ tốt bụng, Ngọc Hoàng sai thái tử xuống trần đầu thai làm côn. Bà mẹ mang thai nhiều năm mới sinh ra Thạch Sanh. Lớn lên, chàng lại được các vị thần dạy cho đủ các môn võ nghệ và mọi phép thần thông. Như vậy Thạch Sanh là "người trời".

   Những chi tiết về sự ra đời và lớn lên khác thường của Thạch Sanh có ý nghĩa tô đậm tính chất kì lạ, đẹp đẽ cho nhân vật lí tưởng, làm tăng sức hấp dẫn cho câu chuyện. Nhân dân quan niệm rằng, nhân vật ra đời và lớn lên kì lạ như vậy tất sẽ có khả năng, phẩm chất phi thường và sẽ lập được nhiều chiến công lừng lẫy.

   Bình thường ở chỗ Thạch Sanh là con của một gia đình nông dân tốt bụng, sống nghèo khổ bằng nghề kiếm củi. Khi đầu thai vào nhà họ Thạch, Thạch Sanh đã thành người cõi trần, có cha mẹ, họ tên, quê quán, nghề nghiệp cụ thể, rõ ràng. Cuộc đời và số phận Thạch Sanh rất gần gũi với nhân dân.

   Thạch Sanh mồ côi cha từ khi còn ở trong bụng mẹ, rồi vừa mới lớn đã mất luôn cả mẹ. Chàng sống một thân một mình từ tấm bé. Đó là đặc điểm có tính phổ biến của các nhân vật chính diện trong truyện cổ tích thần kì. Ngoài đặc điểm ấy, nhân vật Thạch Sanh còn có tính chất của nhân vật thần thoại và nhân vật anh hùng trong truyền thuyết.

   Thạch Sanh sống trong túp lều cũ ở dưới gốc đa. Cả gia tài chỉ có một lưỡi búa của cha để lại. Thân cô, thế cô, chàng phải chịu bao khó khăn thử thách của cuộc đời.

   Đầu tiên là chuyện chàng bị mẹ con Lí Thông lừa đi canh miếu thờ để thế mạng. Bằng tài năng của mình, Thạch Sanh đã diệt được chằn tinh.

   Sau đó là chuyện công chúa bị đại bàng khổng lồ quắp đi. Thạch Sanh đã xuống hang tiêu diệt đại bàng, cứu được công chúa. Chàng bị Lí Thông cố tình hạm hãi, lấp mất cửa hang. Trong khi tìm lối thoát, chàng lại cứu được con vua Thủy Tề và được tặng cây đàn thần. Trở về gốc đa, bị hồn chằn tinh và đại bàng báo thù, Thạch Sanh bị bắt hạ ngục. Nỗi oan của chàng được giải. Mẹ con Lí Thông độc ác bị trừng trị, biến thành bọ hung. Thạch Sanh được kết hôn với công chúa. Hoàng tử mười tám nước chư hầu trước kia bị công chúa từ hôn lấy làm tức giận, họp nhau kéo quân sang đánh. Thạch Sanh lấy đàn thần ra gảy, quân sĩ mười tám nước rút lui. Thạch Sanh và công chúa từ đó sống hạnh phúc bên nhau.

   Trong truyện, khó khăn, trắc trở cứ tăng dần, thử thách sau bao giờ cũng gay go hơn thử thách trước. Thạch Sanh đã vượt qua tất cả nhờ tài năng, phẩm chất và sự giúp đỡ của các phương tiện thần kì.

   Qua thử thách, Thạch Sanh đã dần dần bộc lộ những phẩm chất quý báu. Đó là tính thật thà chất phác, tinh thần dũng cảm vì nghĩa quên thân, lòng nhân ái và yêu chuộng hòa bình.

   Chiến công, sự nghiệp to lớn của Thạch Sanh gắn liền với tài năng và phẩm chất đẹp đẽ của chàng. Tác giả dân gian đã phản ánh điều ấy rất thành công bằng nghệ thuật hoang đường, kì ảo của truyện cổ tích.

   Ngoại hình của Thạch Sanh được miêu tả đơn sơ nhưng rất rõ nét. Đó là một chàng trai khôi ngô, khỏe mạnh, quanh năm mình trần, đóng khố. Gia tài của chàng chỉ có hai thứ tầm thường là lưỡi búa đốn củi và túp lều nát dưới gốc đa.

   Tuy nghèo nhưng Thạch Sanh có đủ ba điều quý giá ban đầu: sức khỏe, tài năng, nghị lực; có công cụ lao động và mảnh đất quê hương để từ đó làm nên tất cả.

   Nhờ cây búa của cha để lại và phép thuật mà các vị thần dạy cho, Thạch Sanh đã chém được đầu chằn tinh. Sau khi đốt xác quái vật, chàng có thêm chiếc cung tên bằng vàng. Thạch Sanh đã dùng cung tên diệt đại bàng, cứu công chúa và Thái tử con vua Thủy Tề. Chàng được vua Thủy Tề tặng cho cây đàn thần.

   Ở nhân vật Thạch Sanh, yếu tố bình thường gắn liền với yếu tố phi thường, sức người kết hợp với sức thần một cách chặt chẽ, hài hòa.

   Những lần bị Lí Thông và yêu quái hãm hại, Thạch Sanh không được Tiên, Bụt hiện lên giúp đỡ nhưng chàng lại có trong tay những phương tiện kì diệu (cung vàng, đàn thần). Tài năng của chàng là tài năng của con người kết hợp với sức mạnh của thần thánh.

   Tiếng đàn thần vô cùng kì diệu đã giải oan cho Thạch Sanh, vạch tội Lí Thông, làm cho công chúa hết câm, khiến cho đội quân xâm lược của mười tám nước phải mềm lòng nhụt chí, buông giáo xin hàng. Đó là tiếng nói nhân nghĩa và công lí, đại diện cho cái thiện, cho tinh thần yêu chuộng hòa bình của nhân dân.

   Với cây đàn thần trong tay, Thạch Sanh được miêu tả như một nghệ sĩ tài hoa, một anh hùng trong cuộc đấu tranh chống lại cái xấu, cái ác để bảo vệ cuộc sống yên vui cho mọi người.

   Giặc chấp nhận lui binh, được Thạch Sanh dọn một bữa cơm thết đãi. Niêu cơm thần kì của Thạch Sanh cứ vơi lại đầy, làm cho quân sĩ mười tám nước lúc đầu coi thường và chế giễu, sau đó phải ngạc nhiên khâm phục. Niêu cơm thần kì ấy tượng trưng cho sức mạnh tiềm tàng và tấm lòng nhân đạo cao cả, rộng lớn của nhân dân ta.

   Kết thúc truyện, Thạch Sanh được kết hôn cùng công chúa và lên ngôi vua. Đây là phần thưởng lớn lao, xứng đáng với những khó khăn, thử thách và tài năng của Thạch Sanh. Kết thúc có hậu ấy thể hiện quan điểm ở hiền gặp lành, ở ác gặp ác, đồng thời phản ánh ước mơ công lí, ước mơ đổi đời của người lao động thuở xưa.

Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa
meimi haneoka
Xem chi tiết
Kudo Shinichi
6 tháng 10 2017 lúc 19:25

Tết- là ngày lễ cổ truyền của dân tộc, là ngày tất cả những người con đi xa được trở về  cùng nhau sum họp bên gia đình bên những nồi bánh chưng đượm khói thơm nồng hay những cánh đào hoa tươi sắc thắm khe khẽ nở trong những ngày tiết trơi lành lạnh. Những ngày này, ai ai cũng cũng bận rộn cùng nhau đi mua sắm tết, cùng nhau dọn dẹp lại ngôi nhà của mình và trang hoàng cho bàn thờ của mình để thờ cúng tổ tiên được hương khói đượm nồng. và trên bàn thờ của mỗi gia đình ngày tết không thể không có hình ảnh của những chiếc bánh chưng, bánh giầy mang đậm những nền văn hóa của dân tộc.

Bánh chưng, bánh giầy tại sao lại là những hình ảnh đại diện cho ngày tết của dân tộc Việt Nam. Tất cả sẽ được giải đáp trong câu chuyện về Bánh chưng và bánh giày. Câu chuyện bắt đầu từ khi nhà vua đã già và muốn tìm trong số những người con của mình một người để nối dõi. Nhà vua có rất nhiều người con nhưng để chọn lựa ra được người con nào xứng đáng nhất cho ngôi báu thì nhà vua phải băn khoăn và không biết phải làm như thế nào. Nghe theo lời của những quần thần, nhà vua quyết định lựa chọn cách đưa ra lời thách đố cho tất cả những người con của mình: ai tìm ra lễ vật dâng lên trời đất và tổ tiên vừa ý vua nhất, vua sẽ trao ngôi vị cho người đó. Tất cả những hoảng tử đều cảm thấy rất háo hứng và muốn  nhanh chóng tìm những thứ quý giá nhất để dâng lên vua.

Trong số những người con của vua chỉ có duy nhất một hoàng tử thứ mười tám tên là Lang Liêu. Chàng không hề giống như những vị hoàng tử khác mà chàng là một người có tấm lòng nhân hậu, cao đẹp, luôn chăm chỉ làm những công việc của nhà nông mà không hề nề hà bất cứ việc gì. Nhận được lệnh của vua ban, chàng cảm thấy vô cùng lo lắng và không biết tìm đâu ra được lễ vật để hợp ý vua mà vẫn nói được lên tấm lòng của mình dành cho vua cha. Những người anh khác của chàng đều đã tìm được những thứ quý giá mà vua cha có lẽ sẽ thích như đôi chim công, tay gấu, chả phượng, . . chàng không thể có được những thứ quý giá như vậy. sau bao nhiêu ngày tháng lo lắng, có một hôm, chàng vừa chợp mắt thì thấy được một vị tiên bày cách cho chàng làm được thứ bánh dâng lên vua bằng chính những nguyên liệu mà Lang liêu và gia đình của chàng đã chăm chỉ làm được. đó chính là những hạt gạo trắng ngần- thứ tưởng chừng như bình dị nhưng lại là thứ quý giá nhất trong cuộc sống này để làm ra được hai thứ bánh độc đáo dâng lên đất và trời. Một thứ bánh vuông và một thứ bánh tròn. Bánh vuông là bánh có lá dong xanh biếc bọc ở bên ngoài, bên trong là những hạt lúa nếp thơm nồng, sau đó là một lớp đỗ và trong cùng là thịt lợn. còn bánh tròn là bánh được dùng những hạt gạo nếp giã nhuyễn và nặn thành hình tròn.

Bình luận (0)
Vũ Trí Dũng
6 tháng 10 2017 lúc 19:27

Tết- là ngày lễ cổ truyền của dân tộc, là ngày tất cả những người con đi xa được trở về  cùng nhau sum họp bên gia đình bên những nồi bánh chưng đượm khói thơm nồng hay những cánh đào hoa tươi sắc thắm khe khẽ nở trong những ngày tiết trơi lành lạnh. Những ngày này, ai ai cũng cũng bận rộn cùng nhau đi mua sắm tết, cùng nhau dọn dẹp lại ngôi nhà của mình và trang hoàng cho bàn thờ của mình để thờ cúng tổ tiên được hương khói đượm nồng. và trên bàn thờ của mỗi gia đình ngày tết không thể không có hình ảnh của những chiếc bánh chưng, bánh giầy mang đậm những nền văn hóa của dân tộc.

Bánh chưng, bánh giầy tại sao lại là những hình ảnh đại diện cho ngày tết của dân tộc Việt Nam. Tất cả sẽ được giải đáp trong câu chuyện về Bánh chưng và bánh giày. Câu chuyện bắt đầu từ khi nhà vua đã già và muốn tìm trong số những người con của mình một người để nối dõi. Nhà vua có rất nhiều người con nhưng để chọn lựa ra được người con nào xứng đáng nhất cho ngôi báu thì nhà vua phải băn khoăn và không biết phải làm như thế nào. Nghe theo lời của những quần thần, nhà vua quyết định lựa chọn cách đưa ra lời thách đố cho tất cả những người con của mình: ai tìm ra lễ vật dâng lên trời đất và tổ tiên vừa ý vua nhất, vua sẽ trao ngôi vị cho người đó. Tất cả những hoảng tử đều cảm thấy rất háo hứng và muốn  nhanh chóng tìm những thứ quý giá nhất để dâng lên vua.

Trong số những người con của vua chỉ có duy nhất một hoàng tử thứ mười tám tên là Lang Liêu. Chàng không hề giống như những vị hoàng tử khác mà chàng là một người có tấm lòng nhân hậu, cao đẹp, luôn chăm chỉ làm những công việc của nhà nông mà không hề nề hà bất cứ việc gì. Nhận được lệnh của vua ban, chàng cảm thấy vô cùng lo lắng và không biết tìm đâu ra được lễ vật để hợp ý vua mà vẫn nói được lên tấm lòng của mình dành cho vua cha. Những người anh khác của chàng đều đã tìm được những thứ quý giá mà vua cha có lẽ sẽ thích như đôi chim công, tay gấu, chả phượng, . . chàng không thể có được những thứ quý giá như vậy. sau bao nhiêu ngày tháng lo lắng, có một hôm, chàng vừa chợp mắt thì thấy được một vị tiên bày cách cho chàng làm được thứ bánh dâng lên vua bằng chính những nguyên liệu mà Lang liêu và gia đình của chàng đã chăm chỉ làm được. đó chính là những hạt gạo trắng ngần- thứ tưởng chừng như bình dị nhưng lại là thứ quý giá nhất trong cuộc sống này để làm ra được hai thứ bánh độc đáo dâng lên đất và trời. Một thứ bánh vuông và một thứ bánh tròn. Bánh vuông là bánh có lá dong xanh biếc bọc ở bên ngoài, bên trong là những hạt lúa nếp thơm nồng, sau đó là một lớp đỗ và trong cùng là thịt lợn. còn bánh tròn là bánh được dùng những hạt gạo nếp giã nhuyễn và nặn thành hình tròn.

Promoted Content

by Mgid

Tất cả các ký sinh trùng sẽ ra khỏi cơ thể bạn sau một đêm

Một cô gái từ Cần Thơ kể câu chuyện kiếm tiền triệu của mình!

Ân ái suốt 2,5 giờ nếu bạn làm điều này mỗi ngày

Loại bỏ hơi thở hôi một lần và mãi mãi!

cảm nhận về sự tích bánh trưng bánh dày

Ngày những hoàng tử dâng lên vua những thứ lễ mà mọi người đã tìm được và làm được. mọi người ai cũng háo hức vì tự tin ở chính những sản phẩm của mình. Đó đều là những sản phẩm đắt giá, thế nhưng chỉ có sản phẩm của Lang Liêu là những thứ bánh giản dị nhất. Đứng giữa những món ăn sang trọng, Lang Liêu cảm thấy hai thứ bánh của mình thật là đơn giản. Những sau đó, vua cha nếm thử từng món một mà vẫn không hề cảm thấy ưng ý. Cuối cùng, vua cha nhìn thấy hai món bánh độc đáo của Lang Liêu. Ông cùng những quần thần cảm thấy rất bất ngờ. khi nếm hai món bánh này, ông lại càng kinh ngạc nhiều hơn. Những món bánh của chàng ăn và cảm thấy như đã nếm được cả những hương vị của trời đất và những tinh tế trong từng hạt gạo mang lại. Lang liêu đã nói rằng, hai thứ bánh của chàng đại diện cho trời và đất. Bánh hình vuông là trời, màu xanh của nó như thể hiện của những thực vật, cây cỏ dưới mặt đất. màu xanh dịu dàng bọc lấy từng hạt ngọc của đất trời tên là bánh chưng. Còn chiếc bánh hình tròn là chiếc bánh giầy. hình tròn chính là biểu tượng của bầu trời bao la, trời đất cùng nhau tồn tại và trở thành những biểu tượng của đất nước. Nhà vua cảm thấy thật vui mừng vì đã tìm được thứ bánh có ý nghĩa đích thực nhất để dâng lên tổ tiên, thể hiện được chính đạo lí của đất trời. Bởi đất nước là một đất nước nông nghiệp, do đó trong những sản phẩm của những người nông dân thì hạt gạo là thứ quan trọng nhất. phải trân trọng được chính những sản phẩm và hiểu được những khó khăn, vất vả của người nông dân thì chúng ta mới có thể biết được những khó khăn, vất vả của người nông dân và có được những cách để giúp cho đất nước phát triển. cuối cùng thì chàng đã được vua trao cho ngôi vị để thay vua cha trị vì đất nước.

Tóm lại, câu chuyện đã nói lên được những nguồn gốc của bánh chưng, bánh giầy- những thứ bánh mang lên ý nghĩa của dân tộc và qua đây, thế hệ ông cha ta cũng nói lên những suy nghĩ cua mình đề cao những con người hiền lành và tốt bụng: ở hiền gặp lành.

Bình luận (0)
pham dinh khanh duy
6 tháng 10 2017 lúc 19:28

cậu học thuộ ghi nhớ đi

Bình luận (0)
nguyễn thị ngọc vy
Xem chi tiết