Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài

Những câu hỏi liên quan
Hoàng Gia Bảo
Xem chi tiết
Nguyễn Vũ Thu Hương
6 tháng 2 2017 lúc 12:09

- Biểu đồ a:

    + Nhiệt độ cao quanh năm, chênh lệch nhiệt độ giữa tháng cao nhất và thấp nhất là tháng 4, tháng 11 (khoảng 30oC) và thấp nhất là các tháng 12, tháng 1 (khoảng 27oC) không nhiều.

    + Mưa không đều, có những tháng không mưa (tháng 12, tháng 1) và có tháng mưa rất nhiều, tháng 8 mưa gần 260mm, mùa mưa kéo dài từ tháng 5 đến tháng 9.

    + Đây là biểu đồ khí hậu nhiệt đới gió mùa và mùa mưa, mùa khô phân biệt rõ ràng.

- Biểu đồ b:

    + Nhiệt độ trong năm ít thay đổi, khá nóng, gần 30oC.

    + Mưa quanh năm, mưa nhiều vào tháng 10, tháng 11.

    + Đây là biểu đồ khí hậu cân xích đạo.

- Biểu đồ c:

    + Nhiệt độ chênh lệch khá lớn, tới gần 30oC, mùa đông nhiệt độ xuống dưới -10oC vào tháng 12,1; mùa hạ nhiệt độ chỉ lên tới 16oC vào tháng 7.

    + Lượng mưa trải đều quanh năm, mưa nhiều từ tháng 6 đến tháng 10.

    + Đây là biểu đồ của khí hậu ôn đới lục địa.

- Biểu đồ d:

    + Nhiệt độ thấp là 5oC vào tháng 1, 2; nhiệt độ cao khoảng 25o0 C vào các tháng 6, 7, 8; chênh lệch giữa hai mùa khoảng 15oC.

    + Lượng mưa phân bố không đều trong năm, mưa nhiều vào những tháng mùa đông (tháng 10, 11, 12); mưa ít vào những tháng mùa hạ (6, 7, 8).

    + Đây là biểu đồ của kiểu khí hậu cận nhiệt địa trung hải.

Minh Lê Viết
23 tháng 10 2021 lúc 20:01

chị lượng mưa để nhận biết đắc diểm khí hậu của các kiểu môi trường đới nóng

 

Doanh Chính Phạm
Xem chi tiết
HAT9
3 tháng 5 2022 lúc 10:09

a.
*Biểu đồ 1:
- Nhiệt độ: 
+ Cao nhất vào tháng 8, khoảng 17 độ C
+ Nhiệt độ tháng 1 thấp nhất, khoảng 7 độ C
+ Biên độ nhiệt khoảng 10 độ C
- Lượng mưa:
+ Tổng lượng mưa: 820mm
+ Tháng 12 mưa nhiều nhất, khoảng 100mm
+ Tháng 5 mưa ít nhất, khoảng 50mm
- Khoảng từ tháng 2 đến tháng 9 ít mưa. Mùa mưa rơi vào tháng 10 đến tháng 1 năm sau. 
=> Nhiệt độ quanh năm thường > 0 độ C, mùa hạ mát, mùa đông không lạnh lắm. Mưa quanh năm, lượng mưa tương đối lớn. => Biểu đồ kiểu khí hậu ôn đới hải dương.
* Biểu đồ số 2:
- Nhiệt độ:
+ Nhiệt độ cao nhất: khoảng 23oC, tháng 7
+ Nhiệt độ thấp nhất: khoảng 12oC, tháng 1
+ Biên độ nhiệt trung bình năm: khoảng 11oC
- Lượng mưa:
+ Tổng lượng mưa: 711mm
+ Mùa mưa: tháng 10 đến tháng 3 năm sau.
+ Mùa khô: khoảng từ tháng 4 đến tháng 11.
+ Mưa nhiều nhất vào tháng 1, khoảng 120mm
+ Tháng 7 mưa ít nhất, chỉ 20mm
=> Mùa hạ nóng khô, mùa đông không lạnh lắm. Mưa tập trung vào vào thu - đông. => Biểu đồ thuộc kiểu khí hậu địa trung hải.
b. 
* Môi trường ôn đới hải dương:

-Vị trí: ven biển Tây Âu.

-Khí hậu: mùa hạ mát, mùa đông không lạnh lắm; nhiệt độ thường > 0 độ C; mưa quanh năm, lượng mưa tương đối lớn.

-Sông ngòi: nhiều nước quanh năm, sông không đóng băng.

-Thực vật: rừng lá rộng.

* Môi trường địa trung hải:

-Vị trí: khu vực Nam Âu, ven Địa Trung Hải.

-Khí hậu: mùa hạ nóng khô, mùa đông không lạnh lắm, mưa nhiều vào mùa thu-đông.

-Sông ngòi: sông ngắn và dốc, mùa thu-đông nhiều nước.

-Thực vật: rừng thưa, bao gồm các loại cây lá cứng. 

Minh Lệ
Xem chi tiết
Nhật Văn
13 tháng 8 2023 lúc 20:57

Tham khảo:

- Trạm khí tượng TP. Hà Nội:

Hãy lựa chọn một trạm khí tượng và vẽ biểu đồ khí hậu tại trạm khí tượng đó. (ảnh 2)

♦ Phân tích biểu đồ trạm khí tượng Hà Nội:

- Nhiệt độ:

+ Nhiệt độ trung bình năm: 23,9 ℃

+ Tháng nhiệt độ cao nhất: tháng 7 (29,4℃)

+ Biên độ nhiệt năm: 12,8℃

- Lượng mưa:

+ Tổng lượng mưa trong năm: 1671,1 mm

+ Mùa mưa: từ tháng 5 đến tháng 9

+ Tổng lượng mưa mùa mưa gấp mấy lần mùa khô: 5,1 lần

- Thuộc miền khí hậu: phía bắc

Nhật Văn
13 tháng 8 2023 lúc 20:58

Tham khảo:

Trạm khí tượng Huế

Hãy lựa chọn một trạm khí tượng và vẽ biểu đồ khí hậu tại trạm khí tượng đó. (ảnh 3)

♦ Phân tích biểu đồ trạm khí tượng Thừa Thiên Huế:

- Nhiệt độ:

+ Nhiệt độ trung bình năm: 25,1 ℃

+ Tháng nhiệt độ cao nhất: tháng 6 (29,3℃)

+ Biên độ nhiệt năm: 9,4℃

- Lượng mưa:

+ Tổng lượng mưa trong năm: 2936,4 mm

+ Mùa mưa: từ tháng 5 đến tháng 1 năm sau

+ Tổng lượng mưa mùa mưa gấp mấy lần mùa khô: 9,9 lần

- Thuộc miền khí hậu: phía bắc

Nhật Văn
13 tháng 8 2023 lúc 20:58

Tham khảo:

Trạm khí tượng Quy Nhơn:

Hãy lựa chọn một trạm khí tượng và vẽ biểu đồ khí hậu tại trạm khí tượng đó. (ảnh 4)

♦ Phân tích biểu đồ trạm khí tượng Quy Nhơn:

- Nhiệt độ:

+ Nhiệt độ trung bình năm: 27,1 ℃

+ Tháng nhiệt độ cao nhất: tháng 6 và 7 (30℃)

+ Biên độ nhiệt năm: 6,7℃

- Lượng mưa:

+ Tổng lượng mưa trong năm: 1851,8 mm

+ Mùa mưa: từ tháng 9 đến tháng 12

+ Tổng lượng mưa mùa mưa gấp mấy lần mùa khô: 3,3 lần

- Thuộc miền khí hậu: phía nam

nguyễn ngọc thủy tiên
Xem chi tiết
lenguyenminhhai
4 tháng 1 2021 lúc 16:09

+ Đường biểu diễn nhiệt độ trung bình của các tháng trong năm cho thấy nhiệt độ của Xin-ga-po ở mức cao, trên 25°C, quanh năm nóng, nhiệt độ trung bình năm từ 25 - 28°C.

+ Lượng mưa trung bình năm từ 1.500 mm - 2.500 mm.

+ Lượng mưa tháng thấp nhất là 170 mm.

+ Lượng mưa tháng cao nhất là 250 mm. 

→ Nắng nóng, nhiệt độ và độ ẩm cao, mưa nhiều quanh năm.

nguyen thanh thao
Xem chi tiết
Doraemon
14 tháng 4 2017 lúc 21:02
Kiểu khí hậu

Ôn đới lục địa Ôn đới hải dương Cận nhiệt Địa Trung Hải
Nhiệt độ Tháng thấp nhất xuống dưới 00C. Biên độ nhiệt năm lớn. Tháng thấp nhất vẫn trên 0°c. Biên độ nhiệt năm nhỏ. Nhiệt độ trung bình năm thấp hơn.
Lượng mưa Mưa ít hơn và mưa nhiều vào mùa hạ. Mưa nhiều hơn và mưa hầu như quanh năm. Nóng khô vào mùa hạ. Mưa nhiều vào mùa dông.

Hoàng Gia Bảo
Xem chi tiết
Nguyễn Vũ Thu Hương
21 tháng 2 2018 lúc 17:00

a) Đọc các biểu đồ

Kết quả thể hiện ở bảng dưới đây

ĐẶC ĐIỂM CỦA CÁC KIỂU KHÍ HẬUĐể học tốt Địa Lý 10 | Giải bài tập Địa Lý 10

b, So sánh và nhận xét.

- Kiểu khí hậu ôn đới hải dương với kiểu khí hậu ôn đới lục địa:

   + Giống nhau: nhiệt độ trung hình năm ôn hòa (tháng cao nhất có nhiệt độ trung hình không tới 20oC), lượng mưa trung hình năm ở mức trung hình.

   + Khác nhau: Ôn đới đại dương có nhiệt độ tháng thấp nhất vẫn trên 0°c, biên độ nhiệt năm nhỏ. Ôn đới lục địa nhiệt độ trung hình tháng thấp nhất xuống dưới 0oC, biên độ nhiệt độ năm lớn; ôn đới đại dương mưa nhiều hơn, hầu như quanh năm, mưa nhiều vào mùa thu và đông; ôn đới luc địa mưa ít hơn, mưa nhiều vào mùa hạ.

- Kiểu khí hậu nhiệt đới gió mùa so với kiểu khí hậu cận nhiệt địa trung hải:

   + Giống nhau: đều có một mùa mưa và một mùa khô; đều có nhiệt độ trung bình năm cao.

   + Khác nhau:

       i) Kiểu khí hậu nhiệt đới gió mùa: nóng ẩm, mưa nhiều vào mùa hạ, khô hoặc ít mưa vào mùa thu và đông; kiểu khí hậu cận nhiệl địa trung hải: nóng, khô vào mùa hạ, mưa nhiều vào mùa thu, đông.

       ii) Nhiệt độ trung bình năm ở kiểu khí hậu nhiệt đới gió mùa cao hơn.

☘-P❣N❣T-❀Huyền❀-☘
Xem chi tiết
Hoàng Gia Bảo
Xem chi tiết
Nguyễn Vũ Thu Hương
4 tháng 8 2019 lúc 16:46

- Phân tích các biểu đồ nhiệt độ và lượng mưa

+ Biểu đồ khí hậu A:

   • Lượng mưa trung bình năm: 1.244mm

   • Mùa mưa từ tháng 11 đến tháng 3 năm sau

   • Tháng có nhiệt độ thấp nhất là tháng 7, khoảng 18oC . Tháng mùa đông, nên đây là biểu đồ khí hậu của một địa điểm ở nửa cầu Nam.

   • Biên độ nhiệt trong năm khoảng 10oC.

   • Thuộc kiểu khí hậu nhiệt đới

+ Biểu đồ khí hậu B:

   • Lượng mưa trung bình năm: 897mm

   • Mùa mưa từ tháng 6 đến tháng 9

   • Tháng có nhiệt độ thấp nhất là tháng 1, khoảng 20oC . Tháng 1 - mùa đông, nên đây là biểu đồ khí hậu của một địa điểm ở nửa cầu Bắc

   • Biên độ nhiệt trong năm khoảng 15oC.

   • Thuộc kiểu khí hậu : nhiệt đới

+ Biểu đồ khí hậu C:

   • Lượng mưa trung bình năm: 2592mm

   • Mùa mưa từ tháng 9 đến tháng 5 năm sau

   • Tháng nóng nhất là tháng 4, khoảng 28oC . Tháng có nhiệt độ thấp nhất là tháng 7, khoảng 20oC. Đường biểu diễn nhiệt độ ít dao động và lại có mưa lớn nên đây là biểu đồ ở khu vực xích đạo.

   • Biên độ nhiệt trong năm khoảng 8oC.

   • Thuộc kiểu khí hậu : xích đạo

+ Biểu đồ khí hậu D:

   • Lượng mưa trung bình năm: 506mm

   • Mùa mưa từ tháng 4 đến tháng 8

   • Tháng nóng nhất là tháng 2, khoảng 22oC . Tháng có nhiệt độ thấp nhất là tháng 7, khoảng 10oC. tháng 7-mùa đông nên đây là biểu đồ khí hậu của một địa điểm ở nửa cầu Nam.

   • Biên độ nhiệt trong năm khoảng 12oC.

   • Thuộc kiểu khí hậu : địa trung hải

- Sắp xếp các biểu đồ nhiệt độ và lượng mưa A, B, C, D vào các vị trí đánh dấu 1, 2, 3, 4 trên hình 27.2 sao cho phù hợp.

       + Biểu đồ C: vị trí Li-bro-vin

       + Biểu đồ B: vị trí Ua-ga-du-gu

       + Biểu đồ A: vị trí Lu-bum-ba-si

       + Biểu đồ D: vị trí Kep-tao

nguyễn ngọc thủy tiên
Xem chi tiết
lenguyenminhhai
4 tháng 1 2021 lúc 15:57

+ Đường biểu diễn nhiệt độ trung bình của các tháng trong năm cho thấy nhiệt độ của Xin-ga-po ở mức cao, trên 25°C, quanh năm nóng, nhiệt độ trung bình năm từ 25 - 28°C.

+ Lượng mưa trung bình năm từ 1.500 mm - 2.500 mm.

+ Lượng mưa tháng thấp nhất là 170 mm.

+ Lượng mưa tháng cao nhất là 250 mm. 

→ Nắng nóng, nhiệt độ và độ ẩm cao, mưa nhiều quanh năm.

 

lenguyenminhhai
4 tháng 1 2021 lúc 15:50

hình nào trang mấy bạn

nguyễn ngọc thủy tiên
4 tháng 1 2021 lúc 15:52

hình 5.2 trang 16

 

_____Teexu_____  Cosplay...
Xem chi tiết

Bài làm

1. Không được bỏ sót các dữ liệu.

Trong quá trình phân tích phải sử dụng tất cả các số liệu có trong bảng. Cần phải sử dụng hết các dữ liệu của đề ra, tránh bỏ sót số liệu dẫn tới việc cắt nghĩa sai, thiếu ý trong bài làm.

2. Cần kết hợp giữa số liệu tương đối và tuyệt đối trong quá trình phân tích.

– BSL có thể có đơn vị tuyệt đối (dùng loại đơn vị tấn, hay m3, tỉ kwh, tỉ đồng.), hoặc tương đối (%).

– Trong trường hợp đơn vị tuyệt đối cần tính toán ra các đại lượng tương đối. Quá trình phân tích phải đưa được cả hai đại lượng này để minh hoạ.

3. Tính toán số liệu theo hai hướng chính: theo cột dọc và theo hàng ngang

– Hầu hết là có một chiều thể hiện sự tăng trưởng và một chiều thể hiện cơ cấu của đối tượng.

– Sự tăng trưởng của đối tượng là sự tăng hoặc giảm về mặt số lượng của đối tượng;

– Sự chuyển dịch cơ cấu đối tượng là sự thay đổi các thành phần bên trong của đối tượng.

– Mọi sự thay đổi về cơ cấu hay sự tăng trưởng phải diễn ra theo chiều thời gian.

4. Thực hiện nguyên tắc: từ tổng quát tới chi tiết, từ khái quát tới cụ thể.

– Thường là đi từ các số liệu phản ánh chung các đặc tính chung của tập hợp số liệu tới các số liệu chi tiết thể hiện một thuộc tính nào đó, một bộ phận nào đó của hiện tượng địa lý được nêu ra trong bảng số liệu.

– Các nhận xét cần tập trung là: các giá trị trung bình, giá trị cực đại, cực tiểu, các số liệu có tính chất đột biến. Các giá trị này thường được so sánh dưới dạng hơn kém (lần hoặc phần trăm so với tổng số).

5. Khai thác các mối liên hệ giữa các đối tượng.

– Quá trình phân tích bao giờ cùng đòi hỏi khai thác mối liên hệ giữa các đối tượng có trong bảng. Do đó cần khai thác mối liên hệ giữa các cột, các hàng.

– Cần tránh trường hợp vừa nhận xét vừa tính toán, điều này làm mất thời gian làm bài. Cũng tránh trường hợp là chỉ dừng ở mức đọc bảng số liệu. Có vô số mối quan hệ giữa các đối tượng địa lý gắn với các nội dung của từng bài…

6. Cần chú ý là phân tích bảng thống kê bao gồm cả minh hoạ Số Liệu và Giải Thích.

– Mỗi nhận xét có trong bài đều phải có số liệu minh hoạ và giải thích.

– Giải thích sự biến đổi, sự chuyển dịch của đối tượng là nêu ra những nguyên nhân, lý do dẫn tới sự thay đổi, sự khác biệt về phương diện thời gian và không gian của đối tượng.

            => Nói chung, để phân tích một bảng số liệu cần phải huy động kiến thức, tính toán hợp lý để tìm ra 2 hoặc 3, 4 ý phù hợp với yêu cầu của đề ra. Điều đó cho thấy không nắm được kiến thức cơ bản, không nắm vững lý thuyết sẽ không thể phân tích bảng số liệu.

VÍ DỤ MINH HỌA CỤ THỂ

Cho bảng: “Giá trị sản xuất ngành trồng trọt phân theo nhóm cây nước ta năm 2000 và 2007” dưới đây:

                                                                                                  (Đơn vị: tỉ đồng)

Năm

2000

2007

Cây lương thực55 163,165 194,0
Cây rau đậu6 332,410 174,5
Cây công nghiệp21 782,029 579,6
Cây ăn quả6 105,98 789,0
Cây khác1 474,81 637,7
Tổng số90 858,2

115 374,8

# Chúc bạn học tốt #