Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài

Những câu hỏi liên quan
cô bé cung song tử
Xem chi tiết
Lan Anh
3 tháng 1 2017 lúc 18:48

Câu 2:

* Vị trí : MT Xích đạo ẩm nằm trong khoảng vĩ tuyến 5o B -> 5o N (Dọc 2 bên đường xích đạo)

* Đặc điểm:

- Nắng nóng & ẩm ( Quanh năm nóng trên 25o C, độ ẩm > 80%)

- Mưa nhiều quanh năm ( Từ 1500-2000mm/năm)

- Biên độ nhiệt khoảng 3o C

Câu 3:

* Nguyên nhân : do thiên tai ( hạn hán, lũ lụt,...), xung đột, chiến tranh, thiếu việc làm,..

* Hậu quả :

- Gây ra nhiều tệ nạn xã hội

- Ô nhiễm môi trường đô thị

- Chất lượng đời sống của người dân thấp

Câu 5 :

* Đặc điểm:

- Vị trí : Nam Á và Đông Nam Á là các khu vực điển hình của môi trường nhiệt đới gió mùa.

- Khí hậu:

+ Nhiệt độ trung bình năm trên 20o C

+ Lượng mưa trung bình năm trên 1000mm/năm

+ Khí hậu nhiệt đới gió mùa có 2 đặc diểm nổi bật là:

_ Nhiệt độ và lượng mưa thay đổi theo mùa gió :

.Mùa hạ : nóng ẩm, mưa nhiều

.Mùa đông: khô & lạnh

_ Thời tiết diễn biến thất thường.

Câu 6:

- Đới nóng có 4 kiểu môi trường :

+ Môi trường xích đạo ẩm

+ Môi trường nhiệt đới

+ Môi trường nhiệt đới gió mùa

+ Môi trường hoang mạc

Đặng Sỹ Khang
2 tháng 10 2019 lúc 20:13

Câu 3:

Nguyên nhân là do 2 nguyên nhân :

-Di dân tự do : nghèo đói, chiến tranh, thiên tai, thiếu việc làm.

-Di dân có kế hoạch : nhằm phát triển kinh tế xã hội ở các vùng núi hoặc ven biển.

Hậu quả : Gây nên các vấn đề tạo ra sức ép về việc làm, ăn, ở, mặc và tài nguyên môi trường.

nguyen thanh thao
Xem chi tiết
Họ Phạm
4 tháng 10 2016 lúc 11:44

Câu 1:
Rừng xích đạo ẩm ở Công-Gô, Xavan ở kê ni a
Câu 2:*
Thuận lợi: Thích hợp cho việc trồng gối vụ, xen canh nhiều loại cây. 

*Khó khăn: Khí hậu nóng ẩm tạo điều kiện cho mầm bệnh (nấm, sâu bọ, dịch bệnh) gây hại cho cây trồng và vật nuôi
Câu 3 
- Nguyên nhân di dân rất đa dạng: 

+ Di dân tự do (do thiên tai, chiến tranh, kinh tế chậm phát triển, nghèo đói và thiếu việc làm…).
+ Di dân có kế hoạch (nhằm phát triển kinh tế - xã hội ở các vùng núi, ven biển).
- Hậu quả:
+ Dân số tăng quá nhanh gây sức ép về lương thực, thực phẩm.
+ Dân số tăng quá nhanh làm cho nguồn tài nguyên bị cạn kiệt.
+ Dân số tăng quá nhanh gây ô nhiễn môi trường.
- Biện pháp : Giảm tỉ lệ gia tăng dân số, Phát triển kinh tế nâng cao đời sống người dân sẽ có tác động tích cực tới tài nguyên và môi trường
Câu 4: Nằm ở cả hai chỉ tuyến kéo dài từ tay sang đông


 

Edogawa Conan
Xem chi tiết
Your Nightmare
26 tháng 9 2017 lúc 12:47

1.

-Vị trí: Nằm khoảng từ 5 độ B đến 5 độ N

-Có khí hậu nóng quanh năm

-Nhiệt độ trên 25 độ C

-Lượng mưa từ 1500-2500mm trên năm

-Độ ẩm cao, trên 80%

Kiểu rừng: Rừng rậm nhiệt đới ( xanh tốt quanh năm)

2.

-Vị trí: Nằm khoảng 5 độ B và 5 độ N đến chí tuyến của cả hai bán cầu

-Nóng quanh năm

-Nhiệt độ trên 20 độ C

-Lượng mưa từ 500mm-1500mm trên năm

Kiểu rừng: Từ rừng thưa dến đồng cỏ cao rồi nửa hoang mạc

3.

-Vị trí: Nam Á, Đông Nam Á

-Nhiệt độ lượng mưa thay đổi theo mùa. Nhiệt độ trung bình năm trên 20 độ C

-Lượng mưa trên 1500mm trên năm

-Thời tiết diễn biến bất thường

-Thời kì khô hạn: Từ tháng 11 đến tháng 4

4.

-Thuận lợi: Nhiệt độ, độ ẩm cao, lượng mưa lớn. Thích hợp cho việc trồng trọt cây lương thực và cây công nghiệp

-Khó khăn: Độ ẩm cao, sâu bệnh phát triển

+Mùa mưa: Lũ lụt

+Mùa khô: Hạn hán

-Biện pháp

+Phát triển thủy lợi ( giúp không bị thiếu nước )

+Bố trí mùa vụ, cây trồng hợp lí ( phát triển nông nghiệp)

+Trồng cây che phủ đất, bảo vệ rừng ( bảo vệ môi trường)

+Dự báo thời tiết ( phòng chóng thiên tai, bão, lũ lụt, hạn hán)

Chúc bạn học tốt ( mỏi tay quá)leu

Your Nightmare
26 tháng 9 2017 lúc 12:51

à các sản phẩm nông nghiệp là

- Cây lương thực: lúa, gạo, ngô, sắn, khoai lang...

-Cây công nghiệp: cà phê, cao su, hồ tiêu, dừa, bông

- Chăn nuôi: trâu, bò, dê, lợn, gà, vịt......

->Chăn nuôi chưa phát triển bằng trồng trọt

Lê Phạm Phúc Thịnh
Xem chi tiết
luffymon FC
25 tháng 9 2021 lúc 9:42

1.

Hậu quả của việc bùng nổ dân số:

- Gây sức ép về nhà ở, việc làm lương thực, tài nguyên, môi trường,....

2.

- Dân cư phân bố không đều trên thế giới:

+Tập trung: vùng đồng bằng, ven biển...nơi có điều kiện sinh sống thuận lợi.

+Thưa thớt: ở nơi có địa hình hiểm trở, khí hậu khắc nghiệt, giao thông khó khăn,....(vùng núi, hải đảo,..).

3.

Đặc điểm các chủng tộc trên thế giới:

- Môn-gô-lô-it: chủ yếu ở Châu Á (da vàng)

- Nê-grô-it: chủ yếu ở Châu Phi (da đen)

-Ơ-rô-pê-ô-lit: chủ yếu ở Châu Âu (da trắng).

4.

Hậu quả của việc đô thị hóa tự phát:

- Ô nhiễm môi trường, ùn tắt giao thông.

5.

Vị trí của đới nóng , kể tên các kiểu môi trường của đới nóng ( trừ môi trường hoang mạc):

- Môi trường xích đạo ẩm.

- Môi trường nhiệt đới gió mùa.

Phạm Thành Đủ
Xem chi tiết
nguyễn đức ngọc
Xem chi tiết
My Nguyễn
9 tháng 12 2016 lúc 19:42

câu 4: những vấn đề của môi trường đới ôn hòa là

Ô nhiễm không khí

- Nguyên nhân:

+ Do sự phát triển công nghiệp, phương tiện giao thông

+ Sự bất cẩn khi sử dụng năng lượng nguyên tử

+ Do hoạt động tự nhiên( bão cát, cháy rừng,..)

- Hậu quả:

+ tạo nên những trận mưa axit

+ tăng hiệu ứng nhà kính khiến Trái Đất nóng lên, khí hậu toàn cầu biến đổi; băng ở 2 cực tan chảy, mực nước đại dương dâng cao...

+ thủng tầng ozon.

ô nhiểm nước

- nguyên nhân:+ tập trung phần lớn các đô thị vào 1 dải đất rộng không quá 100 km chạy dọc ven biển

+ váng dầu ở các vùng biển

+ hóa chất thải ra từ các nhà máy, lượng phân hóa học và thuốc trừ sâu dư thừa trên đồng ruộng, cùng với chất thải sinh hoạt ở các đô thị...

- Hậu quả:+ làm ô nhiễm nguồn nước biển

+ hiện tượng ''thủy triều đen''

+ ''thủy triều đỏ'' làm chết các sinh vật sống trong nước

+ thiếu nước sạch cho đời sống sinh hoạt và sản xuất

Bùi Tiến Hiếu
Xem chi tiết
Nguyễn Phương Trung
1 tháng 10 2016 lúc 19:16

Đăng từ từ thôi bn nhanh thế sao trả lời hết 

Ngô Châu Bảo Oanh
1 tháng 10 2016 lúc 19:17

mỗi lần 1 câu thôi

làm j mờ nh` zợ

Hương Yangg
1 tháng 10 2016 lúc 19:27

1. 

- Bùng nổ dân số xảy ra khi tỉ lệ gia tăng dân số tự nhiên hàng năm cao hơn mức 2.1%.- Nguyên nhân: các nước thuộc địa giành độc lập, đời sống được cải thiện và các tiến bộ về y tế, khoa học làm giảm nhanh tỉ lệ tử, trong khi tỉ lệ sinh vẫn còn cao. - Hậu quả: tạo sức ép đối với việc làm, dịch vụ công cộng, nhà ở, môi trường, ảnh hưởng đến phát triển kinh tế…- Biện pháp: thực hiện chính sách dân số, kế hoạch hóa gia đình,...
Bùi Tiến Hiếu
Xem chi tiết
Takanashi Rikka
1 tháng 10 2016 lúc 21:14

1. Bùng nổ dân số xảy ra khi tỉ lệ gia tăng bình quân hàng năm của dân số thế giới tên 2,1%

Nguyên nhân: Dân số tăng nhanh vượt quá khả năng giải quyết các vấn đề ăn, mặc, ở, học hành,...

Hậu quả:  Trở thành gánh nặng đối với cách nước có nền kinh tế chậm phát triển.

2. Dân cư phân bố không đồng đều trên thế giới. Dân cư phân bố dày đặc ở ; Đông Á, Đông Nam Á, Nam Á,...

3. Chủng tộc Môn-gô-lô-ít ( người da vàng ) sống chủ yếu ở châu Á.

Chủng tộc Nê-grô-it ( người da đen ) sống chủ yếu ở châu Phi.

Chủng tộc Ơ-rô-pê-it ( người da trắng ) sống chủ yếu ở châu Âu.

4. Quần cư đô thị là hình thức sinh sống đựa vào hoạt động kinh tế chủ yếu là sx công nghiệp và dịch vụ.

Quần cư nông thôn là hình thức tổ chức sinh sống dựa vào hoạt động kinh tế chủ yếu là sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp hay ngư nghiệp.

5. Đới nóng: 

Vị trí: nằm ở khoảng giữa hai chí tuyến, kéo dài tiên tục từ Tây - Đông tạo thành vành đai quanh trái đất.

Các kiêu môi trường: Môi trường xích đạo ẩm, môi trường nhiệt đới, môi trường nhiệt đới gió mùa, môi trường hoang mạc.

6. Môi trường xích đạo ẩm có khí hậu nóng ẩm quanh năm, biên độ nhiệt là 3°, lượng mưa 1500-2500mm/năm

7. Môi trường nhiệt đới có khí hậu cao quanh năm (>20°C), lượng mưa 500-1500mm, trong năm có 1 thời kì khô hạn.

8. Gió mùa làm thay đổi nhiệt độ và lượng mưa, thời tiết diễn biến thất thường, nhiệt độ TB năm >20°C. biên độ nhiệt khoảng 8°C. Lượng mưa TB >1000mm/năm

9. Đặc điểm:Trồng cây lương thực, cây công nghiệp nhiệt đới

Chăn nuôi trâu, bò, bê, cừu, gia cầm,...

10.Dân số tăng nhanh làm tài nguyên suy giảm, lương thực thiếu hụt, chất lượng cuộc sống ng dân thấp.

Dân số tăng nhanh làm cho môi trường ô nhiễm.

Chúc bạn học tốt

 

 

 

tuilaaikocanbiet
4 tháng 10 2017 lúc 7:57

:))

Edogawa Conan
Xem chi tiết
Đặng Quán Nghi
Xem chi tiết
Phan Thùy Linh
15 tháng 12 2016 lúc 8:42

Giải thích vì sao hoang mạc ở châu Phi làn sát ra biển.

- Hoang mạc Châu Phi lan ra sát ven biển do:
+ Phần lớn diện tích lãnh thổ Châu Phi nằm giữa hai chí tuyến trong vùng khí áp cao và ít mưa của Trái Đất.
+ Có các dòng biển lạnh chảy sát ven bờ, lượng bốc hơi nước rất ít. Ví dụ như: Hoang mạc Xa-ha-ra ở phía Bắc tiến ra sát ven bờ Tây do có dòng biển lạnh Ca-la-ha-ri chảy sát ven bờ, hoang mạc Na-míp ở Nam Phi cũng tiến ra sát ven bờ vì phía Tây có dòng biển lạnh Ben-ghê-la chảy sát ven bờ.

Phan Thùy Linh
15 tháng 12 2016 lúc 8:45

Tính chất trung gian của khí hậu và thất thường của thời tiết ở đới ôn hoà thể hiện như thế nào?
Đới ôn hoà là nơi gặp nhau của không khí nóng và không khí lạnh.
- Thời tiết ở đới ôn hoà mang tính chất trung gian giữa đới nóng và đới lạnh vì so với đới nóng, nhiệt độ thấp hơn và lượng mưa ít hơn, nhưng so với đới lạnh thì nhiệt độ lại cao hơn và lượng mưa nhiều hơn. Nhiệt độ và lượng mưa thay đổi theo vị trí gần cực (gần đới lạnh) hay gần chí tuyến (gần đới nóng).
- Thời tiết ở đới ôn hoà mang tính thất thường thể hiện ở các đợt khí nóng ở chí tuyến và các đợt khí lạnh ở vùng cực có thể tràn tới bất thường, nhiệt độ có thể tăng hay giảm 10° - 15°C trong vài giờ. Gió
Tây ôn đới và các khối khí từ đại dương vào làm cho thời tiết biến động rất khó dự báo.
 

Phan Thùy Linh
15 tháng 12 2016 lúc 8:47

Môi trường đới ôn hoà có sự phân hoá như thế nào?

Sự phân hóa theo thời gian: trong năm có 4 mùa rõ rệt: xuân, hạ thu, đông.

- Sự phân hóa theo không gian: thay đổi khí hậu, thảm thực vật,... từ tây sang đông, từ bắc xuống nam.

+ Khí hậu: •

Bờ Tây lục địa có khí hậu ôn đới hải dương; càng vào sâu trong đất liền khí hậu ôn đới lục địa càng rõ nét.

• Ở vĩ độ cao, mùa đông rất lạnh và kéo dài, mùa hạ ngắn; gần chí tuyến có khí hậu địa trung hải. + Thảm thực vật:

• Từ tây sang đông: rừng lá rộng chuyển sang rừng hỗn giao và cuối cùng là rừng lá kim.

• Từ bắc xuông nam: rừng lá kim chuyển sang rừng hỗn giao rồi tới thảo nguyên và rừng cây bụi gai.