Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài

Những câu hỏi liên quan
Linhhhhhhhhh
Xem chi tiết
☆⩸Moon Light⩸2k11☆
Xem chi tiết
Nguyễn Thị Huyền Trân
20 tháng 3 2022 lúc 8:00

Tết trung thu được tổ chức vào giữa mùa thu hay chính là ngày rằm tháng tám hằng năm khi mặt trăng sáng và tròn đầy nhất. Đây chính là một trong những nét đẹp văn hóa của các đất nước Á Đông. Ở nước ta, tết trung thu có xuất hiện từ rất lâu rồi và được cho là ảnh hưởng bởi văn hóa Trung Hoa. Tuy nhiên không vì thế mà ngày tết này làm mất đi bản sắc Việt.

Tết trung thu đến luôn là niềm vui của mỗi đứa trẻ. Không giống như ngày lễ thiếu nhi quốc tế 1/6 được du nhập về từ phương Tây cha mẹ cho trẻ em đi chơi, tết trung thu gắn kết mọi người trong gia đình, thể hiện niềm quan tâm, yêu thương. Trong ngày tết này, người lớn sẽ chuẩn bị một mâm cỗ lớn với đầy đủ các loại bánh kẹo, hoa quả được trưng bày đẹp mắt, cầu kì. Và đặc biệt không thể thiếu được thức quà đặc trưng bánh trung thu. Bánh trung thu có hai loại là bánh nướng, bánh dẻo ngày trước thường có hình tròn tượng trưng cho mặt trăng. Thời gian qua đi chiếc bánh cũng được biến tấu thêm màu mè, kiểu dáng, hương vị. Chuẩn bị kĩ càng mâm cỗ, khi mặt trăng lên cao, tỏa rạng cũng là lúc gia đình quây quần bên nhau, trẻ em được phá cỗ, ăn uống. Không những vậy, các em còn được tụ tập tham gia rất nhiều trò chơi. Trên những dãy phố, ánh đèn lồng với hình: con cá, con thỏ,... rực rỡ sắc màu tỏa sáng, trẻ con nối đuôi nhau vừa đi rước đèn vừa cười đùa thích thú. Sau đó các em cũng được thỏa sức tổ chức các trò chơi khác cùng nhau vui đùa đón trăng. Đâu chỉ có trẻ em mới được hưởng niềm vui, người lớn cũng góp phần. Cả gia đình ông bà cha mẹ bên nhau sau những tháng ngày mệt mỏi vì công việc thường ngày, cùng ngắm trăng, ăn bánh, trò chuyện vui vẻ ngoài hiên nhà. Và phần đặc sắc và hấp dẫn nhất thường vẫn luôn là màn múa sư tử. Những anh thanh niên khoác trên mình chiếc áo lấp lánh, người đội đầu sư tử, người khom lưng làm đuôi. Đầu sư tử được làm bằng giấy bồi, với đôi bàn tay khéo léo nó được làm nên mang chút nghiêm nghị nhưng cũng không kém phần duyên dáng, tinh nghịch. Người điều khiển sư tử dẻo dai múa đầy tài tình, hấp dẫn. Những màn nhảy lên chồm xuống theo nhịp trống liên hồi khiến người xem không khỏi kinh ngạc. Thi thoảng lại có chú cuội, chị Hằng đeo mặt nạ màu mè phe phẩy chiếc quạt đi chọc ghẹo mọi người. Màn đêm tĩnh mịch thường ngày vì thế mà bị phá tan, chỉ còn ánh trăng chảy lênh láng trong không gian, đọng lại trong những tiếng cười giòn giã. Những nét đẹp cổ truyền luôn rất giàu ý nghĩa. Ngày tết thiếu nhi tất nhiên là nó phải mang lại cho trẻ em niềm vui, gắn kết gia đình. Không những thế nó còn mang nét rất đặc trưng của đất nước có nền văn minh lúa nước. Tết trung thu thể hiện mong ước của mọi người về một mùa màng bội thu. Nhìn trăng cũng là một cách để dự đoán thời tiết, vụ mùa thậm chí là cả vận mệnh quốc gia theo kinh nghiệm dân gian. Có thể thấy ngày tết trung thu mang rất nhiều ý nghĩa sâu xa.

Cuộc sống hiện đại hôm nay bận rộn với guồng quay cơm áo gạo tiền tết trung thu cũng đã được thay đổi đi rất nhiều. Tuy nhiên giá trị của nét văn hóa cổ truyền đẹp đẽ ấy không vì thế mà phai nhạt, nó vẫn giữ một vị trí quan trọng không thể thiếu trong lòng bất cứ người con đất Việt nào.

Trinh Kim Ngoc
Xem chi tiết
Thắng  Hoàng
2 tháng 12 2017 lúc 14:14

Nhân dịp nghỉ hè về thăm Ngoại, mình đã được ngắm nhìn một buổi bình minh rực rỡ và tràn đầy sức sống trên quê hương Đồng Tháp thân yêu.

Đó là một buổi sáng đầy kỉ niệm. Trời còn sớm, nhưng mình đã thức dậy, bước ra sân. Khi trời se se lạnh, gió thoảng khẽ lay động cành cây để lộ những giọt sương mai trong vắt trên lá. Cả làng xóm dường như bồng bềnh trong biển sương sớm. Ở phía đông, mặt trời tròn xoe, ửng hồng, còn nấp sau hàng bạch đàn, tỏa ánh sáng lấp lánh như hình rẽ quạt nhiều màu rực rỡ. Trên không, từng đám mây trắng, xanh với các hình thù kì lạ đang nhè nhẹ trôi. Bỗng ánh đèn từ trong ngôi nhà thức sớm vụt tắt. Khói bếp bay lên quyện vào sương mai tạo nên những dải lụa mềm, uốn lượn trên bầu trời rộng, rồi lan tỏa cả cánh đồng. Lúa đang thì con gái mơn mởn ngả đầu vào nhau thầm thì trò chuyện. Nhìn ra xa, đồng lúa như một tấm thảm xanh rờn nhấp nhô theo làn gió sớm. Trong ánh sáng dịu dàng của buổi bình minh, sương tan, nhìn cánh đồng lúa quê mình như một bức tranh tuyệt đẹp. Mình say sưa ngắm nhìn và hít thở không khí trong lành mà bấy lâu mình không hay để ý. Đến khi mặt trời thực sự hiện ra rực rỡ giữa màu mây trắng, chiếu ánh sáng xuống vạn vật thì cả làng xóm như bừng lên giữa ánh bình minh. Cánh đồng lúa tràn ngập ánh nắng và rộn ràng. Đằng xa, thấp thoáng bóng những chiếc áo màu tươi tắn của những cô gái làm cỏ lúa bên đê. Tiếng kẽo kẹt của chiếc xe bò chở phân và dụng cụ ra đồng bón lúa, hòa cùng tiếng lội nước bì bõm của các bác nông dân tranh thủ làm sớm, càng làm cho cánh đồng nhộn nhịp hẳn lên.

Mình khoan khoái bước nhẹ dọc bờ đê nhỏ. Anh sáng chiếu xuống dòng nước bạc lấp lánh như bạn nào đó tinh nghịch chơi trò chiếu gương. Thỉnh thoảng một vài chú cá long tong, cá trắm cỏ nhảy lên khỏi mặt nước đớp mồi, rồi vội lặn xuống mất tăm để lại những vòng tròn lan xa... Trong không khí yên ắng ấy, bỗng đột ngột vang lên tiếng rao hàng trên sông hòa cùng tiếng khua mái chèo. Đàn chó ùa ra bờ sông sủa ăng ẳng với theo. Mình bước vội về khu vườn nhà tràn ngập ánh nắng vàng ấm áp. Bên luống rau xanh mái đầu bạc thân yêu của bà mình đang lúi húi nhổ cỏ, bắt sâu. Một ngày mới băt đâu trên quê mình như vậy đó.

Được chiêm ngưỡng buổi bình minh đẹp vào ngày hè trên quê hương thân yêu, mình thấy vui, khỏe, lạc quan, yêu đời hơn. Quê bạn chắc cũng có những buổi bình minh đẹp như thế, phải không bạn?

Thắng  Hoàng
2 tháng 12 2017 lúc 14:13

Quê hương! Hai tiếng ấy cất lên thật thiêng liêng trong lòng mỗi con người. Quả đúng như vậy, hình bóng quê hương yêu dấu thanh bình, yên ả đã hằn sâu vào kí ức tuổi thơ em. Càng lớn khôn trưởng thành em càng thấy quê hương mình có nhiều vẻ đẹp. Nhưng có lẽ thích nhất là được ngắm nhìn phong cảnh quê em vào những buổi sáng mùa xuân đẹp trời.

Khi tiếng gà gáy râm ran vang vọng khắp xóm làng như xé tan bầu không khí yên tĩnh của buổi sớm mai, gọi mọi vật tỉnh giấc sau một đêm dài yên lặng. Làn sương mùa xuân mỏng manh như tấm khăn voan khổng lồ bao trùm khắp không gian. Gió vẫn nhè nhẹ thổi. Những ngôi sao trên bầu trời thức dậy muộn hối hả chạy trốn. Từ trong các bếp ánh lửa bập bùng, ngọn khói lan xa. Đâu đó tiếng chó sủa văng vẳng, tiếng vo gạo sàn sạt, tiếng xoong nồi va vào nhau loảng xoảng vọng ra từ các gia đình. Tiếng gọi nhau dậy đi học, đi làm í ới. Em cũng đã trở dậy ăn sáng rồi chuẩn bị đến trường. Vừa bước chân ra đến đầu làng em đã thấy một bầu không khí trong lành và dễ chịu. Chao ôi! Tiết trời mùa xuân thật là đẹp từ phía đằng đông ông mặt trời từ từ nhô lên chiếu muôn vàn ánh hào quang xuống trần gian. Từ trong vòm cây vải, cây nhãn trong vườn nhà ông Tư đầu làng những anh chích choè đang luyện giọng hoà cùng muôn điệu tiếng chim khác tấu lên khúc nhạc không lời chào bình minh tươi đẹp. Em khoan khoái dạo bước trên con đường quen thuộc cùng các bạn trong xóm đến trường. Trên đường tấp nập, nhộn nhịp những bước chân, tiếng trò chuyện của người đi làm, đi chợ, tiếng các bạn học sinh cười nói vui vẻ, ríu ran...

Phóng tầm mắt ra xa nhìn cánh đồng quê hương trong buổi ban mai mới thấy sức sống mùa xuân đang dâng trào mãnh liệt. Cánh đồng lúa mượt mà như một tấm thảm bằng nhung xanh trải dài xa tít. Nắng sớm dìu dịu, làn gió mơn man làm cho cánh đồng hệt như một bức tranh thêu của một nghệ nhân khéo léo. Những giọt sương mai còn đọng trên lá cây ngọn cỏ láp lánh. Một đàn cò trắng bay ngang rồi đậu xuống một bờ cỏ xanh mượt. Hương lúa nồng nàn lan toả theo chiều gió, sóng lúa nhấp nhô, rì rào.

Xa xa là dòng sông quê hương hiền hoà chảy. Sông tốt bụng lắm, xin bao nhiêu nước cũng cho. Hai bên bờ những bãi dâu, vườn chuối xanh um. Vài con thuyền chầm chậm xuôi dòng. Tiếng máy hút cát trên thuyền xình xịch vang động mặt sông. Trên triền đê mấy chú bò thung thăng gặm cỏ. Luỹ tre ven đê vẫn đu mình trong gió, xanh biếc một màu xanh quê hương. Mặt trời đã lên cao, nắng vàng lan toả khắp muôn nơi. Em cùng các bạn đã đến trường từ lúc nào không biết. Em bước vào lớp học trong lòng trào dâng một cảm xúc khó tả.

Quê hương thật thân quen giản dị. Quê hương đã lưu giữ bao kỉ niệm êm đềm ngày thơ ấu. Dù có đi đâu xa, em cũng chẳng thể nào quên được vẻ đẹp của quê mình vào những buổi sáng mùa xuân đẹp trời. Bởi đó là những gì thiêng liêng thơ mộng nhất của tuổi thơ em.

Miko cô bé nhí nhảnh
2 tháng 12 2017 lúc 14:13

Em đang say giấc ngủ, bỗng lắng nghe tiếng chim hót véo von, trong trẻo từ khu vườn vọng lại. Đôi mắt mở to, em bật dậy và chạy nhanh ra vườn, sung sướng hít thở không khí trong lành của buổi bình minh.

Lúc này, ông mặt trời dường như cũng vừa tỉnh dậy, đang chiếu những tia nắng ấm áp đầu tiên xuống. Trên những cành cây kẽ lá vẫn lấp lánh màn sương. Trên tấm thảm xanh trải đầy màu sắc, rực rỡ nhất là một bông hồng nhung đang hé nở. Hoa hồng đỏ rực rỡ như muốn ganh đua với sắc đỏ của ánh mặt trời. Ong bay vòng quanh để lấy phấn hoa và lấy mật.

Bên cạnh khóm hồng nhung đỏ thắm là những bông cúc vàng tươi vươn mình khoe sắc. Màu vàng của cúc làm cho cái nắng mùa thu thêm ngọt ngào như rót mật. Chẳng kém phần rực rỡ, những cụm hoa cẩm chướng cũng xinh đẹp vô cùng. Những cánh hoa vàng cam, hồng tím mỏng manh như tia nắng mặt trời. Giữa vườn là bụi chuối. Mấy cây chuối mẹ, chuối con đứng quây quần ở giữa vườn. Lá chuối to, xoè ra bốn phía, lá non cuộn tròn, dựng đứng lên như cuộn giấy.

Phía bên trái và bên phải góc vườn là hai hàng cau thẳng tắp. Đó là thành quả của ông bà nội em trồng sau khi mang giống từ miền Nam trong một chuyến du lịch. Hương cau thoang thoảng thật dễ chịu. Mỗi năm, cau ra vài vụ quả, không những đủ để bà ăn trầu, mà còn trở thành món quà để bà biếu những cụ già bên hàng xóm. Hai hàng cau làm thành tổ ấm cho những loài chim về trú ngụ. Chim véo von làm cho khu vườn thêm náo nhiệt.

Phía cuối vườn là mấy chậu mười giờ. Sáng sớm nên những bông hoa vẫn còn say ngủ, chưa kịp tỉnh giấc mà khoe sắc. Thế nhưng, dáng mảnh khảnh của cây hoa dự báo thòi gian này vẫn duyên dáng và đáng yêu đến lạ. Tiếp đến là cây khế ngọt với chùm rễ sum suê, khoác lên mình chiếc áo xanh mướt. Hoa khế nhỏ li ti, tim tím đang e ấp nấp sau đám lá như e thẹn. Những chú bướm đầy màu sắc bay về quyến rũ các nàng hoa xinh đẹp, làm khu vườn tràn ngập hương sắc. 

Khắp cả vườn, đâu đâu cũng thấy hương thơm, nhẹ nhàng mà dễ chịu. Chị gió đánh nhịp cho lá cây vui hát rì rào. Lòng khoan khoái, em càng thêm yêu khu vườn và tự hứa sẽ dành thòi gian chăm sóc những người bạn nhỏ này nhiều hơn nữa.

Bài tham khảo 2

Cứ vào ngày nghỉ cuối tuần, tôi lại dành công việc đầu tiên cho ngày mới là bước ra khu vườn trước nhà để hít thở không khí trong lành, lắng nghe tiếng chim hót véo von và ngắm nhìn những khóm hoa rực rỡ còn lấp lánh sương đêm.

Dường như chỉ sau một tuần mà cây trái ngoài vườn sum suê và xanh tốt hơn. Cả vườn thơm phức mùi trái cây, mùi hương của các loài hoa. Xa xa, ở góc vườn cây hoa hồng - chúa tể của các loài hoa đang khoe bộ váy màu hồng nhung của mình quyến rũ những chú ong, cô bướm.

Bên cạnh khóm hồng nhung đỏ thắm là những bông cúc vàng tươi vươn mình khoe sắc. Màu vàng của cúc làm cho cái nắng mùa thu thêm ngọt ngào như rót mật. Chẳng kém phần rực rỡ, những cụm hoa cẩm chướng cũng xinh đẹp vô cùng. Những cánh hoa vàng cam, hồng tím mỏng manh như tia nắng mặt trời.

Các cô bướm dịu hiền lặng lẽ đến bên hoa cúc, hoa lan để trò chuyện và hút mật. Đám chim se sẻ bay qua đậu trên cây vú sữa. Chúng thận trọng từng con bay xuống ăn thóc cùng đàn gà, thấy bóng người chúng lại bay vút lên cao.

Khu vườn nhà tôi không rộng lắm nhưng trồng nhiều loại cây, nhiều nhất là cây ăn quả. Những quả vú sữa chín mẫm bóng treo lúc lỉu trên những cành cây. Mấy đứa em giục tôi lên hái, quả nào cũng chín mềm, dòng sữa ngọt lịm thơm lừng như sữa mẹ trào ra tù những quả vú sữa mới được hái xuống. Góc vườn là cây mít to, sai trĩu quả. Thân cây nâu, có chỗ còn dòng nhựa trắng chảy ra. Cành mít đan xen, lá to như bàn tay người lớn. Từng quả mít nhỏ nằm chen chúc nhau. Hương mít thoang thoảng thật quyến rũ. Đến khi mít chín, quả xanh thẫm. Trên mái nhà, những chú chim khuyên hót líu lo như đang chào đón một ngày mới.

Buổi sáng ở góc vườn nhà tôi, cảnh vật vui tươi rộn ràng, đẹp đẽ lạ thường, hương vị của trái cây tỏa thơm ngát làm tâm hồn khoan khoái. Tôi rất yêu quý khu vườn và vô cùng thích thú khi được hoà mình vào thiên nhiên tươi đẹp.

Bài tham khảo 3

Có tiếng chim hót véo von ở đâu đó trong vườn. Tiếng hót trong trẻo, mê li làm em bừng tỉnh giấc. Em bước ra vườn, khoan khoái hít thở không khí trong lành của buổi sớm mai. Chợt, em nhận ra khoảng vườn nhỏ của nhà mình mới đẹp làm sao.

Lúc này, màn sương đang tan dần. Khoảng vườn như đang tỉnh dậy sau một giấc ngủ dài, Trên tấm thảm xanh trải đầy màu sắc, rực rỡ nhất có lẽ là một bông lan đang hé nở. Một, hai, ba cánh hoa mềm mại, rắng muốt nhung. Điểm tô cho những cánh hoa mềm mại đó là những hạt sương trong veo như hạt ngọc mà trời mây đã hào phóng rắc xuống tặng hoa.

Chẳng kém phần rực rỡ, những cụm hoa cẩm chướng cũng xinh đẹp vô cùng. Những cánh hoa vàng cam, hồng tím mỏng manh như tia nắng mặt trời. Chạy dọc khu vườn là những bé thủy tiên đáng yêu. Gương mặt bé hồn nhiên, ngây thơ với bộ cánh hồng tươi làm các chị hoa ai cũng quý. Giữa vườn, một chàng bưởi vươn lên sừng sững trông thật khỏe khoắn. Chàng đứng trang nghiêm như chú lính chì che chở những quả bưởi non đang nhủ say. Đứng cạnh là một cây lễ to trĩu quả. Từng chùm quả chín vàng treo lơ lửng trên những cánh lá bàng bạc như những ngôi sao. Giản dị hơn cả là cây xoài ở góc vườn. Cây khoác lên mình chiếc áo xanh rờn còn lốm đốm những chiếc lá già khô. Hoa xoài nhỏ li ti đang e ấp lấp sau đám lá như e thẹn. những chú bướm đầy màu sắc bây về quyến rũ các nàng hoa xinh đẹp trông như những chiếc nơ bay, làm khu vườn tràn ngập hương sắc.

Khắp vườn, đâu đâu cũng thấy hương thơm, thơm đến xao xuyến lòng người. Cô gió đánh nhịp cho lá cây vui hát rì rào. Bản nhạc đầu tiên của một ngày mới bắt đầu.

Bài tham khảo 4

Những câu hát buổi sáng ngân lên báo hiệu một ngày mới đã thực sự bắt đầu! Nhân dịp nghỉ hè tôi được về quê thăm ngoại và được thưởng thức một buổi bình minh rực rỡ và tràn đấy sức sống trong khu vườn nhỏ thân yêu của ngoại tôi!

Sớm, tiết trời còn se lạnh. Gió thoảng, khẽ lay động cành lá để lộ những giọt sương mai trắng muốt của một buổi sớm tinh khôi. Cả xóm làng bồng bềnh trong một biển sương sớm. về phía đông, mặt trời e thẹn, ửng hồng sau hàng bạch đàn và thả muôn ngàn tia nắng lấp lánh xuống mặt đất. Trên trời, những đám mây đang nhè nhẹ trôi với các sắc màu kì ảo.

Gió mơn man nhè nhẹ đủ sức cho vạn vật cảm nhận được hương vị của một buổi sáng đẹp trời. Nắng ban tặng sức sống ngày mới và cỏ cây nghiêng mình uống nắng trời. Cuối vườn, những quả cam khoác chiếc áo vàng như mật, căng tròn, mọng nước. Mấy bé na mở mắt tròn xoe đã dậy từ khi nào. Những trái sầu riêng, đu đủ chín thơm phức cả góc vườn, quyến rũ ong bướm bằng mùi thơm nồng nàn của chính nó. Các chị hồng duyên dáng ngát hương dịu dàng nhưng đủ sức đánh thức vạn vật. Mấy chú chim non trốn trong vòm lá um tùm đã tung đôi cánh bay vào khoảng trời bao la. Cả vườn cây hoa trái tự hào vì đã mang sức sống ngọt lành của mình dâng tặng con người!

Không khí của một buổi sáng sớm như một bài ca rộn rã, tươi vui. Tôi ưỡn lồng ngực, dang đôi tay và cảm nhận cái không khí trong lành mà có lẽ ở thành thị sẽ chẳng có được! Có bao giờ, bạn thử lắng nghe?… Hãy lắng nghe… Để cảm thấy tiếng chim hót líu lo! Những con tu hú cất tiếng kêu báo hiệu một mùa vải chín vào ngày chớm hè. Trên sân, mấy chú chim sẻ nhảy nhót đùa giỡn với nắng.

Ở góc vườn, ngoại tôi treo mấy cái chậu phong lan tím. Màu tím tao nhã ấyđã thu hút nào những anh ong, chị bướm. Tiếng kêu của chúng cứ vi vu nhung nghe quen lại cảm thấy thích thú! Những đàn bướm trắng, cánh mỏng bay rập ròn trong gió. Cảnh tượng ấy thật đẹp, trông xa như những cánh hoa bay lả tả trong gió. Dường như vào lúc này, tôi mới cảm nhận được hượng thơm của bông hoa nhài. Nhài trắng muốt, tinh khiết nhưng lại có mùi thơm hăng hắc, nồng nàn… Chắc bởi thế mà tôi yêu hoa nhài!

Trên những cành lá vẫn còn đọng những giọt sương. Những giọt sương trắng tinh khiết, trong suốt như những viên pha lê lấp lánh làm cho cành lá càng thêm phần bóng mượt. Những chú ve ca lên bài ca hát chào hè, tiếng ong, tiếng bướm vi vu, hoà quyện vào nhau trở thành một bài hợp xướng rộn rã!

Nắng bắt đầu chói chang hơn, những chú chim đã bay từ lúc nào. Cả khu vườn như khoác lên một chiếc áo sặc sỡ, tràn đầy hương thơm mùa hạ! Có lẽ một buổi sáng sớm đã kết thúc bằng một bài hợp xướng tươi vui của những chú ve:

"Ve… Ve… Ve… Hè về!"

Không khí của một buổi sớm đã đánh thức vạn vật làm lòng tôi khoan khoái, tràn đầy sức sống để bắt đầu một ngày mới tuyệt vời!

Nguyễn Mạnh Trường
Xem chi tiết
Vu Quoc Bao
Xem chi tiết
hiền ngô
Xem chi tiết
Thái Hưng Mai Thanh
11 tháng 2 2022 lúc 20:39

Tham khảo:

 

Cứ vào ngày mùng 6 tháng giêng âm lịch, quê tôi lại tổ chức lễ hội Cổ Loa. Đây là dịp để nhân dân tưởng nhớ công ơn của vua An Dương Vương, người đã sáng lập ra nước Âu Lạc, nhà nước đầu tiên của dân tộc Việt Nam.

Hội Cổ Loa được tổ chức ở xã Cổ Loa, huyện Đông Anh, thành phố Hà Nội. Hội gồm hai phần là phần lễ và phần hội. Phần lễ diễn ra với nhiều nghi thức rất trang trọng. Phần hội được tổ chức với nhiều trò chơi dân gian hấp dẫn.

Phần lễ thường được diễn ra từ sáng mùng sáu, đám rước thần sẽ khiêng giá văn tế, kiệu long đình, cờ lọng đi ra đền An Dương Vương. Trên sân đền được bài trí cờ quạt rực rỡ cho cuộc tế thần. Ngoài cửa đền, có ngựa hồng, ngựa bạch (bằng gỗ) đứng chầu. Hai bên đường đi vào đền có các giá gỗ cắm cờ quạt và lộ bộ bát bửu (các đồ thờ cúng làm theo kiểu dáng tám loại vũ khí). Kiệu của tám xã xếp theo thứ tự quy định. Trước đền đặt một hương án lớn, trên để hộp kính đựng đôi hia vàng và các đồ thờ… Cuộc tế thần được tiến hành trong nền nhạc của phường bát âm. Sau đó, người dân trong làng sẽ vào làm lễ. Cuộc lễ kéo dài đến gần trưa mới xong. Sau đó sẽ chuyển sang cuộc rước thần. Ðường đi bắt đầu từ đền Thượng vòng quanh giếng Ngọc rồi theo đường chân thành Nội tới đình Ngự Triều. Ði sau mỗi kiệu có bốn trai đinh mỗi người cầm một cây cờ đại, vừa đi vừa múa. Tới ngã tư ở cửa điếm làng Cổ Loa kiệu làng nào quay về làng ấy. Riêng kiệu của làng Cổ Loa thì quay vào đình Ngự Triều, được đặt trước sân đình và dân Cổ Loa lại làm lễ thần lần nữa.

 

Nhưng phần được nhiều người chờ đợi nhất là phần hội được kéo dài tới rằm tháng giêng. Nhiều trò chơi dân gian hấp dẫn được tổ chức như: đánh đu, đấu vật, kéo co, leo dây, bắn cung nỏ, cờ người, thổi cơm thi, chọi gà, đánh đáo mẹt… Ngoài ra còn có các buổi biểu diễn văn nghệ như hát quan họ, múa rối nước rất hấp dẫn. Lễ hội diễn ra đã thu hút khách từ thập phương đến tham dự rất đông.

Lễ hội Cổ Loa diễn ra đã lưu giữ lại những nét đẹp truyền thống của quê hương, đất nước. Tôi cảm thấy rất tự hào khi được sinh ra và lớn lên tại mảnh đất giàu truyền thống này.

Long Sơn
11 tháng 2 2022 lúc 20:39

Tham khảo

 

"Dù ai đi ngược về xuôi
Nhớ ngày giỗ tổ mùng mười, tháng ba"

Cứ hàng năm, những người con dân tộc Việt luôn hướng về quê hương Phú Thọ thân yêu dịp 10/3 âm lịch để tưởng nhớ công ơn của các vua Hùng dựng nước. Đó cũng là dịp mà lễ hội Đền Hùng diễn ra.

Theo lịch sử ghi lại, lễ hội Đền Hùng đã có từ lâu đời. Ngay từ thời Đinh, Lý, Tiền Lê, thời Trần thì nhân dân khắp cả nước đều tụ hội về đây lễ bái gửi lòng cảm tạ thành kính đến công ơn của mười tám đời vua Hùng đã có công dựng nước, giữ nước. Lễ hội ấy được giữ gìn cho đến ngày nay và trở thành một nét đặc sắc trong văn hóa dân tộc, cũng từ đấy ngày 10/3 âm lịch hàng năm được xem là một ngày quốc lễ của nước ta. Vào những năm lẻ, lễ hội Đền Hùng do tỉnh nhà Phú Thọ tổ chức, những năm chẵn do Trung ương phối hợp với Bộ văn hóa thể thao du lịch cùng uỷ ban tỉnh Phú Thọ phối hợp tổ chức. Dù tổ chức theo quy mô lớn hay nhỏ thì phần hội và phần lễ vẫn diễn ra vô cùng long trọng và linh đình, tín ngưỡng thờ cúng vua Hùng chính thức được UNESCO công nhận là "Kiệt tác truyền khẩu và phi vật thể nhân loại" vào năm 2002 đã chứng minh cho sức sống lâu bền và giá trị độc đáo của lễ hội này. Nhiều địa phương trên cả nước như Đà Nẵng, Hà Nội,...đã tổ chức lễ hội này như một nét đẹp để giáo dục con cháu mai sau không quên đi nguồn cội dân tộc và cố gắng học tập dựng xây đất nước để đến đáp công lao dựng nước của ông cha.

Phần lễ gồm lễ rước kiệu và lễ dâng hương. Lễ hội rước kiệu vừa được diễn ra trong không khí đầy long trọng với những cờ, lộng, hoa đầy màu sắc. Trong làng, ai ai cũng phấn khởi và sắm cho mình bộ trang phục truyền thống để tham dự phần lễ. Đoàn đại biểu trung ương, tỉnh, thành phố đều tập trung tại một địa điểm cùng đoàn xã tiêu binh rước vòng hoa tới chân núi Hùng. Đoàn đại biểu đi sau kiệu lễ, kiệu lễ được chuẩn bị chu đáo từ trước. Chặng đường rước kiệu lên đền có tiếng nhạc phường bát âm, có đội múa sinh tiền tạo nên vẻ trang trọng của một nghi lễ dân tộc. Sau khi tới đền, đoàn người kính cẩn dâng lễ vào thượng cung, mọi việc đều tiến hành rất cẩn thận, chi tiết và nhanh chóng. Sau đó, đại biểu đại diện bộ Văn hóa thay mặt cho lãnh đạo tỉnh và nhân dân cả nước trịnh trọng đọc chúc căn lễ tổ, mọi người ai nấy đều chăm chú lắng nghe trong nỗi niềm đầy xúc động và thành kính. Tất cả đều thành tâm dâng lễ với ước nguyện mong tổ tiên phù hộ cho con cháu quê nhà.

 

Tiếp đến là lễ dâng hương, mỗi người con đến với cùng đất này đều mong muốn thắp lên đền thờ nén nhang thành kính, nhờ hương khói nói hộ tâm nguyện của lòng mình với tổ tiên. Mỗi tấc đất, ngọn cỏ, gốc cây nơi đây đều được coi là linh thiêng. Với những người ở xa không về được hoặc không có điều kiện đến đây, tới ngày này họ vẫn dành thời gian để đi lễ chùa thắp nén hương tưởng nhớ nguồn cội, đâu đâu cũng đông đúc, náo nhiệt và tưng bừng.

Xong phần lễ là đến phần hội, nếu lễ mang sự trang nghiêm thì phần hội mang đến nét vui vẻ, thoải mái cho mỗi người. Ở phần hội, nhiều trò chơi dân gian được diễn ra như chọi gà, đu quay, đấu vật hay đánh cờ tướng,.. thu hút mọi người tham gia, các đội chơi ai cũng mong phần thắng mang về danh dự cho quê mình. Bên cạnh đó, nhiều trò chơi hiện đại cũng được lồng ghép hài hòa đáp ứng thị hiếu, đam mê sở thích của mọi lứa tuổi. Đặc biệt, không thể thiếu được trong dịp lễ này là các hình thức dân ca diễn xướng, hát quan họ hay kịch nói được diễn ra bằng hình thức thi tài giữa các làng, các thôn nhằm giao lưu văn hóa, văn nghệ. Những lời ca mượt mà êm ái trong từng làn điệu Xoan - Ghẹo đầy hấp dẫn mang đậm dấu ấn vùng đất Phú Thọ. Giữa trung tâm lễ hội được trưng bày khu bảo tàng Hùng Vương lưu giữ những di vật cổ của thời đại các vua Hùng xưa, tạo điều kiện cho những người đến thăm quan tìm hiểu, chụp ảnh lưu niệm. Ngoài ra, trong khu vực diễn ra lễ hội, nhiều mặt hàng lưu niệm được bày bán cho du khách mua làm quà kỉ niệm, các dịch vụ văn hóa phẩm hay ăn uống với những món ăn truyền thống và hiện đại cũng được tổ chức linh hoạt.

Hiện nay, khi đất nước phát triển hơn, nhà nước không chỉ chăm lo đến đời sống vật chất và còn cố gắng để phát huy những giá trị tinh thần cao đẹp. Báo chí, đài truyền hình, thông tấn xã vẫn là cầu nối tuyệt vời đưa những giá trị tín ngưỡng đến với tất cả đồng bào trên mọi miền tổ quốc và nhân dân thế giới biết và hiểu hơn về những nét đẹp của lễ hội truyền thống dân tộc Việt.

Sơn Mai Thanh Hoàng
11 tháng 2 2022 lúc 20:39

TK:

 

"Dù ai đi ngược về xuôi
Nhớ ngày giỗ tổ mùng mười, tháng ba"

Cứ hàng năm, những người con dân tộc Việt luôn hướng về quê hương Phú Thọ thân yêu dịp 10/3 âm lịch để tưởng nhớ công ơn của các vua Hùng dựng nước. Đó cũng là dịp mà lễ hội Đền Hùng diễn ra.

Theo lịch sử ghi lại, lễ hội Đền Hùng đã có từ lâu đời. Ngay từ thời Đinh, Lý, Tiền Lê, thời Trần thì nhân dân khắp cả nước đều tụ hội về đây lễ bái gửi lòng cảm tạ thành kính đến công ơn của mười tám đời vua Hùng đã có công dựng nước, giữ nước. Lễ hội ấy được giữ gìn cho đến ngày nay và trở thành một nét đặc sắc trong văn hóa dân tộc, cũng từ đấy ngày 10/3 âm lịch hàng năm được xem là một ngày quốc lễ của nước ta. Vào những năm lẻ, lễ hội Đền Hùng do tỉnh nhà Phú Thọ tổ chức, những năm chẵn do Trung ương phối hợp với Bộ văn hóa thể thao du lịch cùng uỷ ban tỉnh Phú Thọ phối hợp tổ chức. Dù tổ chức theo quy mô lớn hay nhỏ thì phần hội và phần lễ vẫn diễn ra vô cùng long trọng và linh đình, tín ngưỡng thờ cúng vua Hùng chính thức được UNESCO công nhận là "Kiệt tác truyền khẩu và phi vật thể nhân loại" vào năm 2002 đã chứng minh cho sức sống lâu bền và giá trị độc đáo của lễ hội này. Nhiều địa phương trên cả nước như Đà Nẵng, Hà Nội,...đã tổ chức lễ hội này như một nét đẹp để giáo dục con cháu mai sau không quên đi nguồn cội dân tộc và cố gắng học tập dựng xây đất nước để đến đáp công lao dựng nước của ông cha.

Phần lễ gồm lễ rước kiệu và lễ dâng hương. Lễ hội rước kiệu vừa được diễn ra trong không khí đầy long trọng với những cờ, lộng, hoa đầy màu sắc. Trong làng, ai ai cũng phấn khởi và sắm cho mình bộ trang phục truyền thống để tham dự phần lễ. Đoàn đại biểu trung ương, tỉnh, thành phố đều tập trung tại một địa điểm cùng đoàn xã tiêu binh rước vòng hoa tới chân núi Hùng. Đoàn đại biểu đi sau kiệu lễ, kiệu lễ được chuẩn bị chu đáo từ trước. Chặng đường rước kiệu lên đền có tiếng nhạc phường bát âm, có đội múa sinh tiền tạo nên vẻ trang trọng của một nghi lễ dân tộc. Sau khi tới đền, đoàn người kính cẩn dâng lễ vào thượng cung, mọi việc đều tiến hành rất cẩn thận, chi tiết và nhanh chóng. Sau đó, đại biểu đại diện bộ Văn hóa thay mặt cho lãnh đạo tỉnh và nhân dân cả nước trịnh trọng đọc chúc căn lễ tổ, mọi người ai nấy đều chăm chú lắng nghe trong nỗi niềm đầy xúc động và thành kính. Tất cả đều thành tâm dâng lễ với ước nguyện mong tổ tiên phù hộ cho con cháu quê nhà.

Tiếp đến là lễ dâng hương, mỗi người con đến với cùng đất này đều mong muốn thắp lên đền thờ nén nhang thành kính, nhờ hương khói nói hộ tâm nguyện của lòng mình với tổ tiên. Mỗi tấc đất, ngọn cỏ, gốc cây nơi đây đều được coi là linh thiêng. Với những người ở xa không về được hoặc không có điều kiện đến đây, tới ngày này họ vẫn dành thời gian để đi lễ chùa thắp nén hương tưởng nhớ nguồn cội, đâu đâu cũng đông đúc, náo nhiệt và tưng bừng.

Xong phần lễ là đến phần hội, nếu lễ mang sự trang nghiêm thì phần hội mang đến nét vui vẻ, thoải mái cho mỗi người. Ở phần hội, nhiều trò chơi dân gian được diễn ra như chọi gà, đu quay, đấu vật hay đánh cờ tướng,.. thu hút mọi người tham gia, các đội chơi ai cũng mong phần thắng mang về danh dự cho quê mình. Bên cạnh đó, nhiều trò chơi hiện đại cũng được lồng ghép hài hòa đáp ứng thị hiếu, đam mê sở thích của mọi lứa tuổi. Đặc biệt, không thể thiếu được trong dịp lễ này là các hình thức dân ca diễn xướng, hát quan họ hay kịch nói được diễn ra bằng hình thức thi tài giữa các làng, các thôn nhằm giao lưu văn hóa, văn nghệ. Những lời ca mượt mà êm ái trong từng làn điệu Xoan - Ghẹo đầy hấp dẫn mang đậm dấu ấn vùng đất Phú Thọ. Giữa trung tâm lễ hội được trưng bày khu bảo tàng Hùng Vương lưu giữ những di vật cổ của thời đại các vua Hùng xưa, tạo điều kiện cho những người đến thăm quan tìm hiểu, chụp ảnh lưu niệm. Ngoài ra, trong khu vực diễn ra lễ hội, nhiều mặt hàng lưu niệm được bày bán cho du khách mua làm quà kỉ niệm, các dịch vụ văn hóa phẩm hay ăn uống với những món ăn truyền thống và hiện đại cũng được tổ chức linh hoạt.

Hiện nay, khi đất nước phát triển hơn, nhà nước không chỉ chăm lo đến đời sống vật chất và còn cố gắng để phát huy những giá trị tinh thần cao đẹp. Báo chí, đài truyền hình, thông tấn xã vẫn là cầu nối tuyệt vời đưa những giá trị tín ngưỡng đến với tất cả đồng bào trên mọi miền tổ quốc và nhân dân thế giới biết và hiểu hơn về những nét đẹp của lễ hội truyền thống dân tộc Việt.

Anh Thế
Xem chi tiết
Nhật Huy Trần
5 tháng 4 2022 lúc 19:59

Dù ai đi ngược về xuôi

Nhớ ngày Giỗ Tổ mồng 10 tháng 3

Khắp miền truyền mãi câu ca

Nước non vẫn nước non nhà ngàn năm.

    Từ nhiều đời nay, trong đời sống tinh thần của người Việt Nam, đã luôn hướng tới một điểm tựa của tinh thần văn hóa – đó là lễ hội Đền Hùng và Giỗ Tổ Hùng Vương, được tổ chức vào ngày 10 tháng 3 âm lịch. Hàng năm, lễ hội Giỗ Tổ vẫn được tổ chức theo truyền thống văn hóa của dân tộc. Vào những năm chẵn (5 năm một lần), Giỗ Tổ được tổ chức theo nghi lễ quốc gia, năm lẻ do tỉnh Phú Thọ tổ chức. Việc tổ chức lễ hội Giỗ Tổ rất chặt chẽ, bao gồm hai phần: lễ và hội.

   Lễ hội Rước Kiệu được duy trì trang nghiêm trong các đền, chùa trên núi Hùng. Nghi thức dâng hương hoa của các đoàn đại biểu của Đảng, Chính phủ, các địa phương trong toàn quốc,… được tổ chức long trọng tại đền Thượng. Từ chiều ngày mồng 9, làng nào được Ban tổ chức lễ hội cho phép rước kiệu dâng lễ đã tập trung tại nhà bảo tàng dưới chân núi, trên kiệu đặt lễ vật. Sáng sớm ngày mồng 10, các đoàn đại biểu tập trung ở một địa điểm tại thành phố Việt Trì, có xe tiêu binh rước vòng hoa dẫn đầu, diễu hành tới chân núi Hùng. Các đoàn đại biểu xếp hàng chỉnh tề đi sau kiệu lễ, lần lượt lên đền theo tiếng nhạc của phường bát âm và đội múa sinh tiền. Tới trước thềm của “Điện Kính Thiên”, đoàn dừng lại, kính cẩn dâng lễ vào thượng cung đền Thượng. Một đồng chí lãnh đạo tỉnh (năm chẵn là nguyên thủ quốc gia hoặc đại biểu đại diện Bộ Văn hóa), thay mặt cho tỉnh và nhân dân cả nước đọc chúc căn lễ Tổ. Toàn bộ nghi thức hành lễ được hệ thống báo chí, phát thanh truyền hình đưa tin hoặc tường thuật trực tiếp để đồng bào cả nước có thể theo dõi lễ hội. Đồng bào dâng lễ trong các đền, chùa trên núi, ai cũng có tâm nguyện cầu mong tổ tiên chứng giám, phù hộ độ trì cho con cháu.

    Lễ Dâng Hương sẽ được diễn ra tưng bừng, náo nhiệt xung quanh các đền, chùa và dưới chân núi Hùng. Lễ hội ngày nay có nhiều hình thức sinh hoạt văn hóa hơn xưa. Các hình thức văn hóa truyền thống và hiện đại được đan xen nhau. Trong khu vực của hội, nhiều cửa hàng bán đồ lưu niệm, văn hóa phẩm, các cửa hàng dịch vụ ăn uống, các khu văn thể,… được tổ chức và duy trì một cách trật tự, quy củ. Tại khu văn thể, các trò chơi văn hóa dân gian được bảo lưu có chọn lọc như: đu quay, đấu vật, chọi gà, bắn nỏ, rước kiệu, kéo lửa nấu cơm thi, đánh cờ tướng (cờ người)…. Có năm còn diễn trò “Bách nghệ khôi hài”, “Rước chúa gái”, “Rước lúa thần” và trò “Trám” tại khu vực hội. Cạnh đó là sân khấu của các đoàn nghệ thuật chuyên nghiệp: chèo, kịch nói, hát quan họ,… Hội ngày nay chính là nơi để thi tuyển và giao lưu văn hóa giữa các vùng. các nghệ nhân người Mường mang đến lễ hội thanh âm của tiếng trống đồng một thời đóng trên đỉnh núi Hùng, gọi mặt trời làm mưa, làm nắng thuận hòa, cho mùa màng tốt tươi, muôn dân hạnh phúc. Những làn điệu Xoan – Ghẹo với lời ca tinh tế, mượt mà đã đem tới cho lễ hội đền Hùng một nét đặc trưng, thấm đượm văn hóa vùng Trung du Đất Tổ. Một điểm quan trọng nằm ở giữa trung tâm lễ hội là nhà bảo tàng Hùng Vương, ở đây lưu giữ vô số những cổ vật đích thực của thời đại các Vua Hùng.

    Thời đại của chúng ta ngày nay đang ngày càng góp sức tô điểm và phát huy sự cao đẹp của lễ hội Giỗ Tổ Hùng Vương. Hàng năm, ý nghĩa tâm linh của cuộc trẩy hội về Đền Hùng đã trở thành nếp nghĩ, nếp sinh hoạt truyền thống không thể thiếu trong đời sống văn hóa tinh thần tín ngưỡng của người Việt Nam. Không phân biệt già trẻ, không phân biệt tuổi tác, không phân biệt tôn giáo…. Tất cả những người con đang sống trên mọi miền Tổ quốc, những người con xa xứ đều bình đẳng về mộ Tổ,

 thăm đền và dự lễ hội Giỗ Tổ Hùng Vương.

 
Kim Taehyung
Xem chi tiết
 

The Pagoda of the Celestial Lady (Vietnamese: Chùa Thiên Mụ; also called Linh Mụ Pagoda) is a historic temple in the city of Huế in Vietnam. Its iconic seven-story pagoda is regarded as the unofficial symbol of the city,[1] and the temple has often been the subject of folk rhymes and ca dao about Huế.[2]

The pagoda sits on the Hà Khê hill, in the ward of Hương Long in Huế. It is around 3 kilometres (1.9 mi) from the Citadel of Huế constructed by the Nguyễn Dynasty and sits on the northern bank of the Perfume River.[2][1]

Built in 1601 on the order of the first Nguyễn lords, Nguyễn Hoàng, who at that time was the governor of Thuận Hóa (now known as Huế). The Nguyen Lords were in name, officials of the ruling Lê Dynasty in Hanoi, but was the de factoindependent ruler of central Vietnam. According to the royal annals, Hoang while touring the vicinity, was told of the local legend in which an old lady, known as Thiên Mụ (literally "celestial lady"), dressed in red and blue sat at the site, rubbing her cheeks. She foretold that a lord would come and erect a pagoda on the hill to pray for the country's prosperity. She then vanished after making her prophecy. Upon hearing this, Hoang ordered the construction of a temple at the site, thus the beginning of Thiên Mụ Tự.[2][1]

The original temple was simply constructed, then later expanded and refurbished. In 1665, major construction was undertaken by the Nguyễn Lord Nguyễn Phúc Tần.[2]

Kim Taehyung
26 tháng 11 2018 lúc 10:30

Hơi dài bn ạ!Nhưng dù sao cx thanks bn nhoa

During the summer of 1963, Thien Mu Pagoda, many in South Vietnam, became a hotbed of anti-government protest. South Vietnam's Buddhist majority had long been discontented with the rule of President Ngo Dinh Diem since his rise to power in 1955. Diem had shown strong favouritism towards Catholics and discrimination against Buddhists in the army, public service and distribution of government aid. In the countryside, Catholics were de facto exempt from performing corvée labour and in some rural areas, Catholic priests led private armies against Buddhist villages. Discontent with Diem exploded into mass protest in Huế during the summer of 1963 when nine Buddhists died at the hand of Diem's army and police on Vesak, the birthday of Gautama Buddha. In May 1963, a law against the flying of religious flags was selectively invoked; the Buddhist flag was banned from display on Vesak while the Vaan flag was displayed to celebrate the anniversary of the consecration of Archbishop Ngo Dinh Thuc, Diem's brother. The Buddhists defied the ban and a protest that began with a march starting from Từ Đàm Pagoda to the government broadcasting station was ended when government forces opened fire. As a result, Buddhist protests were held across the country and steadily grew in size, asking for the signing of a Joint Communique to end religious inequality. Thien Mu Pagoda was a major organising point for the Buddhist movement and was often the location of hunger strikes, barricades and protests.[1][3][4]