Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài

Những câu hỏi liên quan
Đinh Hoàng Yến Nhi
Xem chi tiết
Nguyễn Tuấn Dĩnh
23 tháng 3 2017 lúc 9:04

Bài thơ cho thấy khát vọng sống, khát vọng hạnh phúc và tài năng độc đáo của “Bà Chúa Thơ Nôm” trong nghệ thuật sử dụng từ ngữ và xây dựng hình tượng.

Đáp án cần chọn là: D

Trần Hữu	Luân
Xem chi tiết
khoa lê
Xem chi tiết
nthv_.
18 tháng 9 2021 lúc 20:35

Tham khảo:

Các ý cần trình bày là:

- Ngôn ngữ dân tộc trong hai bài thơ Tự tình (bài II) được thể hiện một cách tự nhiên, linh hoạt, hài hoà trong:

+ Việc nâng cao một bước khả năng biểu đạt của chữ Nôm trong sáng tạo văn học.

+ Sử dụng nhiều từ ngữ thuần Việt.

+ Vận dụng nhiều ý thơ trong kho tàng thành ngữ, tục ngữ, ca dao,...

- Cảm nghĩ: Sự sáng tạo táo bạo góp phần khẳng định vị thế rất đáng trân trọng của Hồ Xuân Hương trong làng thơ Nôm nói riêng và trong văn học trung đại nói chung. Phải chăng chính bởi vậy mà Xuân Diệu đã mệnh danh thi sĩ là Bà Chúa thơ Nôm.



 

MINH HÀ
28 tháng 10 2021 lúc 19:10

1. Mở bài

- Giới thiệu về bài thơ “Tự tình” của Hồ Xuân Hương: “Bà chúa thơ Nôm” có chùm thơ “Tự tình” bao gồm ba bài, là tiếng nói của thân phận, là những khát khao, đau buồn của kiếp người. Trong đó, bài thơ “Tự tình II” đã thể hiện rõ tâm trạng, thái độ của nữ sĩ: vừa buồn đau, vừa phẫn uất trước nghịch cảnh éo le cùng khát vọng vươn lên nhưng vẫn rơi vào bi kịch.

2. Thân bài

– Bốn câu thơ mở đầu bài thơ đã cho thấy hoàn cảnh và tâm trạng của nữ sĩ

+ Hoàn cảnh:

Thời gian nghệ thuật: đêm khuya.

Tiếng trống canh giữa đêm khuya cho thấy cảm nhận về bước đi dồn dập của thời gian.

+ Tâm trạng buồn tủi của nữ sĩ:

Những từ ngữ giàu giá trị biểu cảm đã được sử dụng để thể hiện tâm trạng: “Trơ” được đặt đầu câu kết hợp với biện pháp đảo nhấn mạnh cảm giác tủi hổ, chai lì. Hai chữ “hồng nhan” lại đi với từ “cái” gợi lên ý thức về sự rẻ rúng, mỉa mai của thân phận.

 

“Vầng trăng bóng xế” (trăng sắp tàn) mà vẫn “khuyết chưa tròn” trở thành hình ảnh ẩn dụ, nhấn mạnh hai lần bi kịch của cuộc đời nữ sĩ: tuổi xuân trôi qua mà nhân duyên vẫn không trọn vẹn.

– Ý thức sâu sắc về bi kịch tình duyên, tác giả không chỉ cảm thấy bẽ bàng, tủi hổ mà còn phẫn uất

+ Bức tranh thiên nhiên hiện lên với những nét chấm phá về rêu và đá hiên ngang tồn tại đầy mạnh mẽ: “xiên ngang mặt đất”, “đâm toạc chân mây”.

+ Biện pháp đảo ngữ đưa những động từ mạnh lên đầu câu:

Làm nổi bật sức sống mãnh liệt của cỏ cây.

Ẩn dụ cho tâm trạng phẫn uất muốn vượt lên trên nghịch cảnh éo le của tác giả.

– Bài thơ kết thúc cũng bằng cảm thức về thời gian, cho thấy tâm trạng chán chường, buồn tủi.

+ “Ngán” mang sắc thái chỉ sự chán ngán, ngán ngẩm.

+ Từ “xuân” được điệp lại hai lần mang những sắc thái ngữ nghĩa khác nhau: vừa chỉ mùa xuân, vừa chỉ tuổi xuân.

+ Hai từ “lại” trong cụm từ “xuân đi xuân lại lại” cũng được sử dụng với hai sắc thái ý nghĩa khác nhau: từ “lại” thứ nhất là thêm một lần nữa, trong khi đó, từ “lại” thứ hai có nghĩa là quay trở lại, gợi lên sự tuần hoàn, lặp lại.

3. Kết bài

Khái quát giá trị của bài thơ: Bài thơ “Tự tình II” đã thể hiện một cách sâu sắc, mãnh liệt khát vọng sống, khát vọng tự do và khát vọng hạnh phúc của tâm hồn một người phụ nữa vừa dịu dàng, đằm thắm vừa mạnh mẽ. Tất cả đã được thể hiện thông qua tài năng trong nghệ thuật sử dụng ngôn từ và xây dựng hình tượng của “Bà Chúa thơ Nôm”.

Nguyễn Thị Mỹ vân
Xem chi tiết
Đỗ Thị Hồng Hoa
16 tháng 9 2021 lúc 22:24

Bi kịch của người phụ nữ trong bài thơ "Tự tình II" là :

Bi kịch tình duyên trắc trở long đong, chịu kiếp sống lẻ mọn. Đồng thời người phụ nữ trong bài cũng giống như bao người phụ nữ khác trong xã hội, tuổi xuân trôi đi trong vô nghĩa , bị trói buộc vào những lề thói phong kiến

Đinh Hoàng Yến Nhi
Xem chi tiết
Nguyễn Tuấn Dĩnh
21 tháng 1 2017 lúc 5:37

1. Phân tích đề

- Vấn đề cần nghị luận: Tài năng sử dụng ngôn ngữ dân tộc của Hồ Xuân Hương

- Phương pháp: Sử dụng thao tác lập luận phân tích kết hợp với bình luận

- Phạm vi dẫn chứng là những từ ngữ giản dị, thuần Việt, những câu thơ sáng tạo, thành ngữ, ca dao trong hai bài thơ.

- Thao tác nghị luận là phân tích, cảm nghĩ, khái quát.

2. Lập dàn ý

a, Mở bài: Giới thiệu bài thơ “Tự tình” hoặc “Bánh trôi nước” cùng tài năng của Hồ Xuân Hương

b, Thân bài: Tài năng sử dụng ngôn ngữ của Hồ Xuân Hương được thể hiện qua

- Sử dụng thơ Nôm một cách nhuần nhuyễn

- Sử dụng các từ ngữ thuần Việt:

    + Bánh trôi nước: Trầu hôi, quệt, vôi, xanh, lá, vôi, của, ...

    + Tự tình II: Trống canh, dồn, trơ, xế, xiên, đâm toạc, hòn...

- Sử dụng hình thức đảo trật tự từ trong câu: “Xiên ngang mặt đất, rêu từng đám – Đâm toạc chân mây, đá mấy hòn”

- Sử dụng câu so sánh: Xanh như lá, bạc như vôi”

c, Kết bài: Nêu cảm nghĩ của mình về tác dụng của việc sử dụng ngôn ngữ đó

Quỳnh Anh
Xem chi tiết
Quỳnh Anh
12 tháng 9 2021 lúc 11:25

Dzịt, minh nguyet CTV, ✿✿❑ĐạT̐®ŋɢย❐✿✿

Nguyễn Trần Anh Thư
Xem chi tiết
Bình Trần Thị
6 tháng 9 2016 lúc 21:09

Thân phận lẽ mọn của người phụ nữ trong xã hội phong kiến là một đề tài khá phổ biến trong văn học dân gian và văn học viết thời hiện đại. Tình yêu và hanh phúc gia đình là một trong những mối quan tâm lớn của văn học từ xưa đến nay. Nó góp phần thế hiện rõ tinh thần nhân đạo trong văn học. Chùm thơ Tự tình là một trong những tác phẩm tiêu biểu viết về người phụ nữ trong vàn học Việt Nam - Hồ Xuân Hương.

Người phụ nữ cô đơn trong đêm khuya vắng lặng nghe tiếng trống cầm canh báo thời khắc đi qua. Canh khuya là thời gian từ nửa đêm cho đến sáng. Nàng cảm thấy tiếng trống canh báo hiệu thời gian khắc khoải mong ngóng một điều gì. Nhưng càng mong lại càng không thấy. Tiếng trống canh đang dồn dập kia chính là thông báo về thời gian tâm trạng của nàng. Nó thể hiện nỗi chờ mong khắc khoải, thảng thốt thiếu tự tin, đầy lo âu và tuyệt vọng của người đàn bà.

Hồ Xuân Hương diễn tả tâm trạng bẽ bàng của người vợ cô đơn chờ mong chồng mà chồng không đến bằng một chữ trơ - trơ trọi, trơ cái hồng nhan, cái thân phận phụ nữ với nước non, với đời, với tình yêu.

Hai câu tiếp theo, Hồ Xuân Hương diễn tả tâm trạng tuyệt vọng cùa người vợ chờ chồng.

Câu thơ ẩn chủ từ, chỉ thây hành động và trạng thái diễn ra. Chén rượu hương đưa nghĩa là uông rượu giải sầu cho quên sự đời, nhưng say rồi lại tỉnh, tức là uống rượu vẫn không quên được mối sầu!



 

Ngọc Huyền
Xem chi tiết
Sa Ra
Xem chi tiết
MINH HÀ
28 tháng 10 2021 lúc 19:10

Hồ Xuân Hương là nhà thơ nổi tiếng, với rất nhiều những tác phẩm hay, và một trong những tác phẩm thể hiện được sâu sắc nhất hình tượng cũng như số phận của người phụ nữ Việt Nam thời xưa đó là bài Tự Tình.

Bài thơ Tự Tình được tác giả sáng tác ra để nói về tâm hồn, cũng như tình cảm của những người phụ nữ xưa, họ phải chịu rất nhiều những đau thương, khổ cực, cuộc đời của họ phải chịu rất nhiều những đắng cay, tủi hổ, không biết tâm sự cùng với ai, chỉ một mình lấp bóng trong đêm khuya, với bao nhiêu cảm xúc, tâm trạng của những người phụ nữa trước cuộc đời, với bao nhiêu cảm xúc đó, Hồ Xuân Hương đã sáng tác lên những vần thơ hay, nói lên số phận cũng như tiếng lòng của những người phụ nữ xưa:

Canh khuya văng vẳng trống canh đồn,

Trơ cái hồng nhan với nước non.

Chén rượu hương đưa, say lại tỉnh,

Vừng trăng bóng xế, khuyết chưa tròn.

Cảnh khuya là lúc trơ vơ, cô đơn, và con người thường sống đúng với cảm xúc của mình nhất, đây là lúc bao nhiêu nỗi lòng thương được bộc lộ cũng như diễn tả ra một cách sâu sắc cũng như sinh động nhất, tình cảm đó thể hiện trước hết ở tâm hồn trong sáng, cô đơn trước khung cảnh rộng lớn. Bài thơ với bao nhiêu cảm xúc của tác giả, với vần thơ chứa đựng biết bao nhiêu nỗi cô đơn thầm kín, đang dần vây quanh với thân phận nhỏ bé của những người phụ nữ, một mình phải đối diện với biết bao nhiêu nỗi đau, nỗi cô đơn.

Có lẽ tình cảm của tác giả dành cho bài thơ này đó là sự đồng cảm sâu sắc, nỗi lòng của tác giả cũng đang nói hộ cho chính mình, số phận của người phụ nữ xưa, những người phải chịu nhiều cực khổ, không được hưởng cuộc sống hạnh phúc như những người khác. Hồng nhan bạc mệnh, đây có lẽ là đề tài mà nhiều nhà văn lựa chọn để diễn tả trong tác phẩm của mình, nỗi lòng của những người phụ nữ xưa đã được đi sâu vào nền văn học, với biết bao nhiêu nỗi lòng của sự cô đơn, nỗi cô đơn đó, đang vây kín lấy tâm hồn, cũng như thể xác của họ.

Cảnh khuya người thiếu phụ một mình trơ trọi với núi non, không biết làm bạn với ai, chỉ biết một mình trơ trụi với bóng hồng nhan, đối diện với khung cảnh của núi non hùng vĩ, cảnh vật đó đã đang tác động sâu sắc đến cảm cảm xúc của người đọc, tác giả, không chỉ thể hiện nỗi lòng của chính mình, mà qua đó còn nói về số phận của những người phụ nữ xưa nói riêng, nhưng tình cảm đó đều được đi sâu vào thơ văn.

 

Đúng là nhà văn là những người chiến sĩ của mọi thời đại, chính vì thế, bao nhiêu tình cảm chân thành, da diết, đều được họ thể hiện sâu sắc qua biết bao nhiêu cung bậc, cũng như cảm xúc của người đọc, thấm sâu trong chính tác phẩm của mình. Tình cảm đó đã đi sâu và mang đậm biết bao nhiêu giá trị của những người phụ nữ xưa, chỉ biết mượn rượu để quên sầu, nhưng khi tỉnh lại họ chợt nhận ra tất cả vẫn đang ám ảnh lấy tâm hồn của họ:

Xuyên ngang mặt đất, rêu từng đám,

đâm toạc chân mây, đá mấy hòn.

Ngán nỗi xuân đi xuân lại lại,

Mảnh tình san sẻ tí con con.

Tất cả nỗi buồn đó đều được thể hiện rất chi tiết và cụ thể trong tác phẩm, có thể thấy, nỗi lòng của những người phụ nữ đó là rất lớn, đêm khuya trợ trọi với biết bao nhiêu nỗi cô đơn, sự gian nan và biết bao nhiêu nỗi lòng dành cho người mình yêu, nhưng khổ nỗi mảnh tình san sẻ cũng không có ai để thấu.

Nhưng không hẳn vì thế mà họ quên đi chính mình, họ vẫn thể hiện sức sống tiềm tàng qua sức mạnh cũng như tình yêu thương của mình, họ vượt qua mọi khó khăn, vượt qua những cái khắc nghiệt của cuộc sống, xuyên ngang mặt đất, ở đây có thể hiểu rằng, họ đã trải qua bao nhiêu rào cản của xã hội phong kiến để có được hạnh phúc cho chính mình, không sợ những rào cản đó làm cản trở đi tình yêu cũng như xúc cảm trong chính bản thân họ.

Rêu từng đám ở đây nói về sự chắc chắn, kết nối, rêu không phải là thứ gì đó dễ đi, nó bám lâu đời, và cũng biểu hiện để nói về tình cảm của những người phụ nữ cũng phải chờ mong, đợi chờ và rồi, từng đám rêu đó đã chứng minh thấy tình cảm của họ đã hóa lên thành những đám rêu, bám từ ngày này qua ngày khác, không khó tháo ra.

Bao vất vả, cũng vượt qua, đâm toạc chân mây, rêu vẫn cứ mọc, vượt qua bao nhiêu nỗi cô đơn, tình cảm đó vẫn muốn san sẻ đi chút ít, sâu sắc và chân thành. Sự chờ đợi đó cứ lặp đi lặp lại, cứ chảy trôi hết ngày này qua ngày khác, xuân đi xuân lại lại”, ở đây cũng diễn tả sự quay trở lại của quỹ đạo thời gian, tất cả vượt qua rất nhiều những gian nan và vẫn muốn thể hiện tình cảm của chính mình.

Bài thơ đã thể hiện được sâu sắc nỗi lòng của những người phụ nữ xưa, họ phải sống một cuộc sống cô đơn, vất vả, một mình trơ trụi trước khung cảnh rộng lớn của thiên nhiên, nhưng lòng người thì thật nhỏ hẹp.