Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài

Những câu hỏi liên quan
Nguyễn Anh Tuấn
Xem chi tiết
Xem chi tiết
Bé Sa 22
16 tháng 11 2019 lúc 11:38

1. Họ và tên học sinh:………………………………. Lớp:………………

2. Tên bài thực hành: Xác định khối lượng riêng của sỏi.

3. Mục tiêu của bài: Nắm được cách xác định khối lượng riêng của các vật rắn không thấm nước

4. Tóm tắt lí thuyết:

a) Trả lời: Khối lượng riêng là khối lượng một mét của một chất

b) Trả lời : Đơn vị khối lượng riêng là kg/m3

5. Tóm tắt cách làm:

Để đo được khối lượng riêng của sỏi, em phải thực hiện những công việc sau:

a) Đo khối lượng của sỏi bằng (dụng cụ gì ?): Cân đòn hoặc cân Rô-béc-van

b) Đo thể tích của sỏi bằng (dụng cụ gì ?): Bình chia độ có GHĐ 100cm3 và ĐCNN 1cm3.

c) Tính khối lượng riêng của sỏi theo công thức: Giải bài tập Vật Lý 6 | Để học tốt Vật Lý 6

6. Bảng kết quả đo khối lượng riêng của sỏi

Giải bài tập Vật Lý 6 | Để học tốt Vật Lý 6

Giá trị trung bình của khối lượng riêng của sỏi là:

Giải bài tập Vật Lý 6 | Để học tốt Vật Lý 6

3. Mục tiêu của bài: Nắm được cách xác định khối lượng riêng của các vật rắn không thấm nước. b) Đo thể tích của sỏi bằng (dụng cụ gì ?): Bình chia độ có GHĐ 100cm3 và ĐCNN 1cm3.c) Tính khối lượng riêng của sỏi theo công thức: Giải bài tập Vật Lý 6 | Để học tốt Vật Lý 6
Khách vãng lai đã xóa
Hồ Uyên
Xem chi tiết
Thu Hà
30 tháng 4 2016 lúc 20:59

1, 

a, Đo cường độ dòng điện bằng Ampe kế

Đơn vị đo cường độ dòng điện là Ampe kí hiệu là A

Mắc nối tiếp  ampe kế vào đoạn mạch sao cho chốt (+) của ampe kế được mắc về phía cực dương của nguồn điện

b, Đo hiệu điện thế bằng Vôn kế

Đơn vị của hiệu điện thế là Vôn kí hiệu là V

Mắc 2 chốt của vôn kế trực tiếp vào hai điểm của mạch để đo hiệu điện thế giữa hai điểm đó, sao cho chốt (+) của nó được nối về phía cực dương của nguồn điện. 

2, 

a, vẽ tương tự như hình 27.1a ý, thay chốt vào và thay đèn vào nhé :)

b, phải làm thí nghiệm mới viết vào bảng

c, Nhận xét :

Trong đoạn mạch nối tiếp, dòng điện có cường độ bằng nhau tại các vị trí khác nhau của mạch: I1 = I2 = I3

3, 

a, vẽ giống hình 27.2

b, Đo nhé

c, 

Đối với đoạn mạch gồm hai đèn mắc nối tiếp, hiệu điện thế giữa hai đầu đoạn mạch bằng tổng các hiệu điện thế trên mỗi đèn: U13 = U12 + U23 

 

ngô thừa ân
28 tháng 4 2016 lúc 20:47

khó quá nhỉ bucminh

Đặng Trúc Phúc
29 tháng 4 2016 lúc 22:37

1

a/ Đo cường độ dòng điện = Ampe kế

Đơn vị của... là Ampe, kí hiệu là A

Mắc nối tiếp ampe kế vào... được mắc về phía cực dương của nguồn điện

2

a/ sách đã có

b/ bạn tự đo trên trường nhé!

c/ Trong đoạn mạch nối tiếp... cường độ bằng nhau... của mạch : I1=I2=I3

3/

a/ có trong sách, chỉ cần vẽ thêm vôn kế ở Đ2

b/ tùy thuộc vào ở trường kết quả bạn đo

c/ đối với đoạn mạch... đoạn mạch bằng tổng các hiệu điện thế trên mỗi đèn : U13 < hoặc = U12+U23

 

Trần Quang Hiếu
Xem chi tiết
Phạm Lê Quỳnh Nga
18 tháng 3 2016 lúc 18:44

Sách chương trình Vnen à ?

Trần Quang Hiếu
18 tháng 3 2016 lúc 22:21

bạn ko cần phải chả lời nữa đâu tại vì mình biết làm rồi!

Ninh Hoàng Khánh
2 tháng 3 2017 lúc 21:25

học vnen hả

@@Hiếu Lợn Pro@@
Xem chi tiết
❤️ buồn ❤️
21 tháng 11 2018 lúc 19:41

Khối lượng riêng là khối lượng của một mét khối một chất.

Để đo được khối lượng riêng của sỏi, em phải thực hiện những công việc sau:

  a) Đo khối lượng của sỏi bằng ( dụng cụ gì ? ): Cân

  b) Đo thể tích của sỏi bằng ( dụng cụ gì ? ): Bình chia độ của GHD 100m3

c) Tính khối lượng riêng của sỏi theo công thức:

D=\(\frac{M}{V}\)

Giá trị trung bình của khối lượng riêng của sỏi là:

Dtb=\(\frac{D_1+D_2+D_3}{3}=....\)kg/m3

Kết quả đo các em tự điền vào bảng là thực hiện theo hướng dẫn.

❤️ buồn ❤️
21 tháng 11 2018 lúc 19:42

hoặc không bạn vào link này để hiểu rõ hơn này

https://vietjack.com/giai-bai-tap-vat-ly-6/bai-12-xac-dinh-khoi-luong-rieng-cua-soi.jsp

@@Hiếu Lợn Pro@@
21 tháng 11 2018 lúc 19:51

1. Họ và tên học sinh:……………. Lớp:………………

2. Tên bài thực hành: Xác định khối lượng riêng của sỏi.

3. Mục tiêu của bài : Nắm được cách xác định khối lượng riêng của các vật rắn không thấm nước.

4. Tóm tắt lý thuyết:

  a) Khối lượng riêng của một chất là gì ?

Trả lời:

Khối lượng riêng là khối lượng của một mét khối một chất.

  b) Đơn vị của khối lượng riêng là gì ?

Trả lời:

Giải bài tập Vật Lý 6 | Để học tốt Vật Lý 6

5. Tóm tắt cách làm:

  Để đo được khối lượng riêng của sỏi, em phải thực hiện những công việc sau:

  a) Đo khối lượng của sỏi bằng ( dụng cụ gì ? ): Cân

  b) Đo thể tích của sỏi bằng ( dụng cụ gì ? ): Bình chia độ của GHD 100m3.

  c) Tính khối lượng riêng của sỏi theo công thức:Giải bài tập Vật Lý 6 | Để học tốt Vật Lý 6

6. Bảng kết quả đo:

Giải bài tập Vật Lý 6 | Để học tốt Vật Lý 6

  Giá trị trung bình của khối lượng riêng của sỏi là:

Giải bài tập Vật Lý 6 | Để học tốt Vật Lý 6

Nguyễn Thị Tố Uyên
Xem chi tiết
Đức Hải
13 tháng 10 2017 lúc 15:25

                                                                                  Bài làm

Côn Sơn - mảnh đất địa linh nhân kiệt. Đây thực sự là nơi vân du, ẩn dật và tu tâm dưỡng tính của các bậc danh nhân và bao tao nhân mặc khách, những người tiêu biểu cho tâm hồn, khí phách, văn hoá Việt Nam ở nhiều giai đoạn lịch sử. Trong số họ, Nguyễn Trãi người anh hùng dân tộc, danh nhân văn hoá thế giới đã nhiều lần, nhiều năm sống gắn bó, chan hòa cùng thiên nhiên tạo vật ở nơi đây. Ông đã coi Côn Sơn như "núi nhà", "quê cũ" và tìm thấy ở chốn này bạn bè tri âm tri kỷ.

            Cũng hiếm đâu như ở Côn Sơn lại có nhiều trí thức, văn nhân, những nhà văn hoá đến thăm, cảm hứng và sáng tạo như ở Côn Sơn. Đã có bao người làm thơ về Côn Sơn. Và Trần Đăng Khoa, thần đồng thơ ca xứ Đông là một trong những người làm thơ ấy.

            "Đêm Côn Sơn" được Trần Đăng Khoa viết khi chú bé mới 10 tuổi. Thi phẩm tựa như là một ghi chép bằng thơ về một đêm ngủ ở Côn Sơn khi tham quan. Bài thơ có hai phần rõ rệt: phần thứ nhất (6 dòng đầu) và phần thứ hai (8 dòng cuối) được ngăn cách và nối nhau bởi một giấc ngủ bị ngắt quãng đột ngột do tiếng sấm rền.

            Như một bức ký hoạ về chốn lâm tuyền, "Đêm Côn Sơn" có cả núi rừng, cây cối, chim chóc, suối và cả ánh trăng. Tuy nhiên "bức tranh" miêu tả cảnh về đêm, tất cả chỉ hiện hình qua những âm thanh mà chỉ thính giác con người mới cảm nhận được.

            Khi màn đêm buông xuống, cảnh vật ở Côn Sơn như bị che phủ bởi tấm nhung huyền; chỉ còn đâu đây"tiếng chim vách núi nhỏ dần". Bởi chim đã bay về tổ nên tiếng hót dần thưa thớt, mơ hồ... Dưới kia, tiếng suối "khi gần, khi xa" như "rì rầm" không dứt. Gần kề là tiếng lá đa ngoài thềm. Mọi âm thanh đều ở trạng thái giảm nhẹ ("nhỏ dần"), xa dần ("khi gần, khi xa"). Đêm nơi đây tĩnh lặng đến nỗi nghe thấy cả tiếng lá đa rơi.

            Câu thơ:

"Ngoài thềm rơi cái lá đa

Tiếng rơi rất mỏng như là rơi nghiêng"

như "thần cú" của bài thơ đã được nhiều người khen không tiếc lời. Nhà thơ Tố Hữu nói: "Giời đã mượn cái miệng trẻ con của Khoa để làm thơ cho người lớn đọc. Không hiểu sao một chú bé 8 tuổi (thực ra lúc này Khoa đã 10 tuổi) lại có được câu thơ như vậy. Đó là câu thơ của Giời." Nhà thơ Xuân Diệu thì lại khen Khoa nghe tinh, có giác quan tinh tế.

            Câu thơ hay vì ở đây có sự chuyển đổi cảm giác từ thính giác sang thị giác. "Nghe" tiếng lá đa rơi mà như "nhìn" thấy cả hình dáng chiếc lá ("rất mỏng") và độ rơi của nó ("rơi nghiêng")

            Phải chăng đó là khoảnh khắc chiếc lá lìa cành, buông mình vào hư vô và bắt đầu hành trình của nó. Chiếc lá khẽ lắc lư một chút, đung đưa một chút, xoay vần nhẹ trên không rồi khẽ khàng chạm xuống mặt đất. Nhà thơ "nhí" đã ghi lại cái khoảnh khắc dịu dàng ấy bằng từ "rơi nghiêng".

            Lấy "động" để tả "tĩnh", câu thơ đã tôn lên rất nhiều sự tĩnh lặng, tôn nghiêm của chốn linh thiêng Côn Sơn.

            Nhưng thực ra ở Côn Sơn không có cây đa. Chiếc "lá đa" ấy là do Khoa "hư cấu" ra và nó được ghép vào hợp lý đến nỗi không ai thoáng gợn chút hoài nghi. Khoa đã dùng một cái không có thật ("lá đa") để làm bật lên cái có thật, đó là sự yên tĩnh của Côn Sơn đêm nay.

            Về khuya, âm thanh càng nhỏ dần... và trước mắt chú bé Khoa chỉ còn hình ảnh "Mờ mờ ông bụt ngồi nghiêm" và "Nghĩ gì, ông vẫn ngồi yên lưng đền..." Trong cuốn "Chân dung và đối thoại", Trần Đăng Khoa kể lúc đầu Khoa viết là "Sợ gì" (trẻ con vốn hay sợ, Khoa mới lên 10 tuổi, đêm tối sợ ma đã đành nhưng bụt cũng sợ). Nhà thơ Xuân Diệu đã chữa cho cậu học trò của mình chữ "sợ" bằng chữ "nghĩ". Thế là ông bụt đã hoá thành cơ thể sống, đã thành sự sống. Xuân Diệu chỉ đổi một chữ mà thay đổi cả thần thái bài thơ.

            Phần hai của bài thơ bắt đầu bằng tiếng "sấm rền":

"Bỗng đâu vang tiếng sấm rền"

            Tiếng sấm rền ngoài trời hay tiếng sấm rền trong mơ? Và chú bé bừng tỉnh. Cảnh tượng huy hoàng, rực rỡ, sôi động khác hẳn phần đầu. Mọi âm thanh và ánh sáng đều ở cường độ mạnh. Đền thì "đỏ hương", chuông thì kêu "ngang trời", rừng thì "nổi gió", suối thì "tuôn ào ào", đồi thông thì "sáng" bừng lên dưới trăng cao. Cảnh càng kỳ ảo và mang tầm vóc vũ trụ hơn khi Khoa như nhìn thấy hồn thiêng Nguyễn Trãi "về thăm". Nguyễn Trãi vẫn nhớ về "quê cũ" (chẳng phải trong "Quốc âm thi tập" ông đã viết về Côn Sơn: "Náu về quê cũ bấy nhiêu xuân/ Lẳng thẳng chưa lìa chốn trần" đó sao?). Cảnh như thực như mơ. Sự chuyển vần của đất trời nơi núi rừng Côn Sơn hay giấc mơ thần diệu của nhà thơ khi đặt chân tới chốn linh thiêng này? Có lẽ cả hai. Ở đoạn thơ này Trần Đăng Khoa đã phóng bút với những câu thơ thật hào mại, lãng mạn, bay bổng.

            Như một lẽ tự nhiên, nói đến Nguyễn Trãi là phải nói đến thơ. Và thật hồn nhiên Khoa đã nghe thấy tiếng"thơ ngâm" huyền bí:

"Em nghe có tiếng thơ ngâm"

            Tiếng sấm rền có thể nghe trong mơ, vậy thì tiếng thơ ngâm có thật hay nghe bằng tâm tưởng, nghe trong ảo giác? Nguyễn Trãi hiện về đọc thơ chăng? Người đọc "Cáo bình Ngô" hay "Côn Sơn ca". Tiếng thơ của Người vẫn vang vọng giữa đất trời, non nước này; Tấm lòng của Người vẫn sáng như sao Khuê. Nếu vậy thì "Đêm Côn Sơn" là bài thơ chiêu tuyết cho Nguyễn Trãi - vị lão thần đầu bạc đã chết dưới lưỡi đao oan nghiệt của triều đình phong kiến. Đọc câu thơ này của Trần Đăng Khoa, tôi miên man cảm thức như vậy...

            ... Nhưng tiếng thơ ngâm ấy (có người nói) cũng có thể là của một chú bộ đội. Bởi vì:

"Ngoài kia nòng pháo ướt đầm sương khuya"

            Các chú bộ đội pháo cao xạ vẫn thức canh cho giấc ngủ của Côn Sơn yên tĩnh.

Côn Sơn, nơi lữu giữ những trầm tích lịch sử và văn hoá của dân tộc, là mảnh đất thiêng không chỉ với người dân xứ Đông mà còn với muôn triệu người dân đất Việt. Đêm nay, hồn thiêng của thánh thần ("bụt"), của người anh hùng dân tộc ("Nguyễn Trãi") cùng với núi rừng nơi đây, với người lính thời đại Hồ Chí Minh vẫn thức, giữ cho Côn Sơn mãi mãi bình yên. Điều đó càng có ý nghĩa hơn trong một đêm chiến tranh của năm 1968, khi giặc Mỹ bắt đầu leo thang bắn phá miền Bắc.

            Bài thơ của Trần Đăng Khoa không chỉ đem đến cho người đọc một "bức hoạ" đêm Côn Sơn đơn thuần mà còn là những nghĩ suy không kém phần sâu xa về đất nước.

Nguyễn Thị Tố Uyên
13 tháng 10 2017 lúc 15:52

Cảm ơn bạn

Phạm Trà  My
Xem chi tiết
Trần Hoàng Anh Thư
11 tháng 12 2021 lúc 20:34
Xưa kia, trong các loài nhưng loài ranh ma,xảo quyệt nhất là loài cáo chúng tôi. Không ai mà không bị tôi lừa nhưng chỉ duy nhất 1 lần tôi thất bại, đó là lần tôi lừa Gà Trống - con gà tinh ranh. Câu chuyện như sau: R Xong rồi cậu kể nhé!
Khách vãng lai đã xóa
Phạm Trà  My
12 tháng 12 2021 lúc 16:19

thank you Thư

Khách vãng lai đã xóa
Phạm Trà  My
Xem chi tiết
Nguyễn Long
Xem chi tiết
Etermintrude💫
5 tháng 5 2021 lúc 10:23
Mẫu báo cáo hoạt động 26/3

TỈNH ĐOÀN ..................... ĐOÀN TNCS HỒ CHÍ MINH

ĐOÀN TRƯỜNG ..............................

***

Số: ... BC/ĐTN

........., ngày ... tháng ... năm 20...

BÁO CÁO KẾT QUẢ THỰC HIỆN

CÁC HOẠT ĐỘNG KỶ NIỆM ... NĂM NGÀY THÀNH LẬP

ĐOÀN TNCS HỒ CHÍ MINH (26/3/1931 - 26/3/20...)

-----------------------------------

Thực hiện Kế hoạch số ... - KH/TĐTN - TG ngày .../.../20... của Tỉnh đoàn ........... về việc hành động Tháng thanh niên năm 20...

Căn cứ Kế hoạch số ... - KH/ĐTN ngày .../.../20... của Đoàn trường ............... về việc tổ chức các hoạt động Tháng thanh niên năm 20...;

Ban Thường vụ đoàn trường lập báo cáo kết quả thực hiện các hoạt động Tháng thanh niên năm 20..., cụ thể như sau:

I. Công tác tham mưu, chỉ đạo:

Ban chấp hành đoàn trường đã chủ động, tích cực tổ chức thực hiện các hoạt động chào mừng Tháng thanh niên cấp Tỉnh, cấp trường; đồng thời chỉ đạo, hướng dẫn các cơ sở đoàn triển khai các hoạt động tại cơ sở.

Kế hoạch số ... - KH/ĐTN ngày .../.../20... của Đoàn trường ............ về việc tổ chức các hoạt động Tháng thanh niên năm 20...;

 

Ban thường vụ đoàn trường đã kịp thời chỉ đạo, hướng dẫn các cơ sở đoàn trong quá trình tổ chức các hoạt động đảm bảo đúng nội dung, mang lại ý nghĩa thiết thực tạo được hiệu ứng rộng rãi trong đoàn viên thanh niên (ĐVTN).

II. Kết quả tổ chức thực hiện:

1. Công tác tuyên truyền, vận động:

Tích cực tuyên truyền, vận động ĐVTN về các hoạt động Tháng thanh niên bằng nhiều hình thức như: Thông qua các buổi sinh hoạt chi đoàn, các cuộc họp giao ban, thông qua hệ thống loa phát thanh, pano, appich... nhằm giúp đoàn viên thanh niên biết, hiểu rõ tầm quan trọng của Tháng thanh niên từ đó nâng cao tinh thần trách nhiệm, phát huy khả năng sáng tạo, nhiệt tình tham gia các hoạt động.

Nhờ làm tốt công tác tuyên truyền vận động mà các hoạt động được đông đảo cán bộ, giảng viên, HS-SV ủng hộ, hưởng ứng; cùng tham gia sức người, sức của góp phần làm nên thành công chung của Tháng thanh niên.

2. Kết quả các hoạt động trọng tâm:

- Tích cực tham gia và thực hiện các kế hoạch, chương trình hoạt động của Tỉnh đoàn, Hội Sinh viên Tỉnh chỉ đạo:

+ Sáng 28/3/20..., Đoàn trường huy động hơn 100 sinh viên và đội văn nghệ tham gia hoạt động hưởng ứng "Giờ trái đất" năm 20... do Tỉnh đoàn ............. tổ chức.

Qua việc tham gia các hoạt động, đoàn trường được ban chuyên môn, ban tổ chức các chương trình và Ban thường vụ tỉnh đoàn đánh giá cao, đem lại hình ảnh đẹp và nâng cao thương hiệu của nhà trường.

- Tổ chức các hoạt động chào mừng tháng Thanh niên năm 20... cấp trường:

+ Sáng ngày 06/03/20..., Đoàn trường .............. phối hợp với Chi bộ Phòng Công tác Học sinh - Sinh viên nhà trường long trọng tổ chức lễ Kết nạp cho 29 sinh viên là những đoàn viên ưu tú vào Đảng Cộng Sản Việt Nam.
+ Từ ngày 21/03 đến ngày 22/03/20..., Đoàn trường tham gia phục vụ Hội thao Cầu lông khối thi đua các trường Đại học, Cao đẳng tỉnh ...... năm học 20... - 20..., chào mừng ... năm ngày thành lập Đoàn TNCS Hồ Chí Minh (26/03/1931 - 26/03/20...).
+ Từ ngày 24/03/20... - 26/03/20..., Đoàn trường tổ chức giải bóng chuyền nam, nữ HS-SV lần thứ ... Chào mừng ... năm ngày thành lập Đoàn TNCS Hồ Chí Minh (26/03/1931 - 26/03/20...).
+ Sáng ngày 28/03/20..., Đoàn thanh niên, Hội sinh viên tổ nhà trường tổ chức Chương trình Hiến máu tình nguyện với 160 đơn vị máu được hiến.
+ Từ ngày 28/3 đến ngày 30/3, Đội bóng đá nam Đoàn trường tham gia Giải bóng đá HS-SV Đại học Vinh mở rộng năm 20.... Đạt giải ...

Đẩy mạnh việc kiện toàn củng cố các BCH cơ sở đoàn trực thuộc; chuẩn y các chức danh còn khuyết.

III. Nhận xét, đánh giá:

Ưu điểm:

Tháng Thanh niên năm 20... được tổ chức trong không khí vui tươi, phấn khởi thi đua chào mừng ... năm ngày thành lập Đoàn TNCS Hồ Chí Minh, thực hiện Nghị quyết Đại hội đoàn các cấp nhiệm kỳ 20... - 20... góp phần làm nổi bật khí thế thi đua của thanh niên, khẳng định vai trò và trách nhiệm của thanh niên trong xã hội.

Từ những kết quả đạt được có thể đánh giá rằng Tháng thanh niên năm 20... đã diễn ra thành công tốt đẹp trong không khí "Sôi nổi, lành mạnh, tiết kiệm". Đồng thời, đoàn trường luôn nhận được sự quan tâm, chỉ đạo của Tỉnh đoàn, Ban chuyên môn, Đảng uỷ, BGH, các phòng, khoa chuyên môn của nhà trường, sự nỗ lực, ý thức tham gia của ĐVTN đã làm nên tháng thanh niên đầy ý nghĩa.

 

Kế hoạch và chương trình hoạt động được xây dựng cụ thể, rõ ràng tạo điều kiện thuận lợi cho các cơ sở Đoàn, ĐVTN triển khai thực hiện đúng nội dung, thời gian quy định.

Có sự đoàn kết, nhất trí của ĐVTN, tinh thần nhiệt huyết của tuổi trẻ đã làm nên nhiều phần việc có ý nghĩa hết sức thiết thực và bổ ích. Thông qua các hoạt động đã cổ vũ, động viên ĐVTN phát huy tinh thần xung kích, tình nguyện, tích cực học tập, lao động sản xuất góp sức vào sự lớn mạnh của Công tác đoàn và phong trào thanh niên tỉnh nhà.

Hạn chế:

- Sự phối hợp và liên hệ giữa các cơ sở đoàn,

+ Các đơn vị trong các hoạt động chưa thực sự chặt chẽ, nhịp nhàng làm ảnh hưởng tới kết quả một số khâu trong quá trình tổ chức.

- Do có nhiều hoạt động được tổ chức nên công tác đôn đốc, kiểm tra giám sát của BTV đoàn trường đối với cơ sở còn hạn chế.

- Một số cơ sở đoàn chưa chủ động, sáng tạo trong quá trình tổ chức các hoạt động; một số hoạt động còn khá mờ nhạt, nội dung còn đơn điệu, chưa tạo được không khí sôi nổi và thu hút đông đảo ĐVTN tham gia.

IV. Đánh giá chung:

Mặc dù còn gặp một số khó khăn, hạn chế nhất định nhưng dưới sự hướng dẫn của BTV tỉnh đoàn, Hội sinh viên và Ban chuyên môn của tỉnh đoàn Nghệ An. Được sự quan tâm, chỉ đạo của Đảng uỷ, BGH nhà trường, các hoạt động chào mừng tháng thanh niên năm 20... tại trường ................. đã đạt được những kết quản nhất định. Được Đảng uỷ, BGH nhà trường, Hội sinh viên và Ban chuyên môn Tỉnh đoàn khen ngợi. Đó là nguồn động viên, là động lực lớn đối với đoàn trường và hội sinh viên trường Đại học ............... Những kết quả đạt được nêu trên của Đoàn trường, Hội sinh viên nhà trường trong đợt sinh hoạt chính trị vừa qua khẳng định sự phát triển của tổ chức Đoàn, Hội trong nhà trường. Góp sức mình vào sự lớn mạnh của phong trào thanh niên tỉnh nhà, góp phần thực hiện thắng lợi nhiệm vụ giáo dục và đào tạo của nhà trường.

Trên đây là báo cáo kết quả thực hiện tổ chức các hoạt động chào mừng ... năm ngày thành lập Đoàn TNCS Hồ Chí Minh (26/03/1931 - 26/03/20...) của Đoàn trường Đại học ................ báo cáo lên Đảng uỷ, BGH nhà trường, Tỉnh đoàn và Ban chuyên môn tỉnh đoàn ............./.

Nơi nhận:

- BTV Tỉnh đoàn. TM. BAN THƯỜNG VỤ ĐOÀN TRƯỜNG
- Vp Tỉnh đoàn. BÍ THƯ
- Các ban chuyên môn tỉnh đoàn. (đã ký)
- Đảng uỷ, BGH.
- Các Liên chi đoàn.
- Chi đoàn CB,GV.
- Lưu vp