Lập dàn bài mùa hè ( chi tiết 1 chút nha )
Lập dàn ý chi tiết : bức tranh mùa hè trong tâm tưởng của nhà thơ tố hữu qua bài thơ khi con tu hú
1. Mở bài
- Giới thiệu những nét khái quát về Tố Hữu và tác phẩm "Khi con tu hú".
- Thiên nhiên trong tác phẩm là bức tranh sinh động, rực rỡ khi đất trời vào hè.
2. Thân bài: phân tích bức tranh thiên nhiên với cảnh đất trời vào hè
- Cảnh đất trời vào hè với nhiều âm thanh:
+ Tiếng chim tu hú
+ Tiếng ve ngân
+ Tiếng sáo diều
⇒ Âm thanh rộn rã, tươi vui.
- Bên cạnh đó có nhiều màu sắc
+ Vàng: Bắp, lúa
+ Xanh: Trời
+ Hồng: nắng
⇒ Màu sắc tươi tắn, rực rỡ.
- Nhiều hương vị:
+ Vị lúa chín
+ Vị ngọt của trái cây
⇒ Những hương vị hết sức ngọt ngào tinh khiết
- Không gian đất trời cao rộng, cánh diều chao liệng ⇒ Sự khoáng đạt đầy tự do
⇒ Kết hợp biện pháp tu từ cùng với những tính từ, từ láy ⇒ bức tranh trong tâm tưởng về mùa hè tươi đẹp của người chiến sĩ trong cảnh tù đày
3. Kết bài
- Khái quát những đặc sắc về nội dung và nghệ thuật của văn bản.
- Bài thơ là bức chân dung tinh thần tự họa của Tố Hữu, cho chúng ta hiểu thêm về hình ảnh người chiến sĩ cách mạng anh hùng.
giúp mình lập dàn bài cho đề văn: kể một kỉ niệm đáng nhớ trong hè ( dàn ý chi tiết nha!)
Tham khảo!!!
I. Mở bài
- Giới thiệu một kỉ niệm đáng nhơ
- ấn tượng của bạn về kỉ niệm đó
Chiều nay đi học về, trên đường về tôi gặp một cơn mưa và dừng lại trú mưa. Nhìn những hạt mưa bay bay cùng với những làn gió nhẹ thôi qua, chợt những kỉ niệm về mưa của tôi ùa về. có một kỉ niệm mà tôi nhơ nhất đó là năm cấp một. một lần đi chơi tôi đã dầm mưa và bị ốm cho nên phải nghỉ học. ba mẹ tôi bận việc nên không có nhà, và người chăm sóc tôi là cô giáo của tôi.
II. Thân bài
1. Miêu tả sơ nét về người mà làm nên kỉ niệm với bạn
- Hình dạng
- Tuổi tác
- Đặc điểm mà bạn ấn tượng
- Tính cách và cách cư xử của người đó
2. Giới thiệu kỉ niệm
- Đây là kỉ niệm buồn hay vui
- Xảy ra trong hoàn cảnh nào, thời gian nào
3. Kể lại tình huống, hoàn cảnh xảy ra câu chuyện.
- Kỉ niệm đó lien qua đến ai
- Người đó như thế nào?
4. Diễn biến của câu chuỵen
- Nêu mở đầu câu chuyện và diễn biến như thế nào
- Trình bày đỉnh điểm của câu chuyện
- Thái độ, tình cảm của nhân vật trong chuyện
5. Kết thúc câu chuyện
- Câu chuyện kết thúc như thế nào
- Nêu suy nghĩ và cảm nhận của bạn qua câu chuyện.
III. Kết bài
Câu chuyện là một kỉ niệm đẹp thời cắp sách đến trường. nó đã cho em một bài học qui giá và em sẽ không bao giờ quên kỉ niệm này.
giúp mình lập dàn bài cho đề văn: kể một kỉ niệm đáng nhớ trong hè ( dàn ý chi tiết nha!)
a. Mở bài
- Không khí tưng bừng của ngày 20 – 11 ở trường, ở lớp, ở ngoài xã hội.
- Nghĩ về thầy cô và nhớ kỉ niệm về người thầy.
b. Thân bài
· Giới thiệu câu chuyện (Sử dụng kết hợp yếu tố miêu tả):
- Không gian, thời gian, địa điểm.
- Hoàn cảnh xảy ra câu chuyện.
· Kể chuyện
a/ Giới thiệu về người thầy hay người cô (Sử dụng kết hợp yếu tố miêu tả).
- Tả diện mạo, tính tình, những nét cơ bản về khả năng, công việc, trách nhiệm… của thầy, cô.
- Tình cảm và sự đánh giá của học sinh đối với thầy cô.
b/ Diến biến câu chuyện (trọng tâm - (sử dụng kết hợp yếu tố miêu tả nội tâm, độc thoại nội tâm, biểu cảm):
- Sự phát triển của các tình tiết.
- Vai trò chủ đạo của nhân vật trong chuyện.
- Tình huống đặc biệt, chú ý kể bằng giọng kể chuyện về hồi ức xưa.
c/ Kết thúc và suy nghĩ của người kể: (sử dụng kết hợp yếu tố biểu cảm, nghị luận).
- Những nhận thức sâu sắc trong tâm hồn, tình cảm (hay trong ý chí viên lên, trong rèn luyện đạo đức…)
- Suy nghĩ: yêu thương, kính trọng, biết ơn (độc thoại, lời nhắn gửi tới thầy – cô và bạn. Sử dụng kết hợp yếu tố biểu cảm, nghị luận.
c. Kết bài
Câu chuyện là những kỉ niệm đẹp, đáng nhớ của tuổi học trò.
Bài viết
“Đại dương lớn bởi dung nạp trăm sông,con người lớn bởi rộng lòng bao dung cả những điều lầm lỗi”.Đó là bài học đầu tiên tui học được từ cô giáo của mình và cho đến tận bây giờ,những kỉ niệm yêu thương về cô giáo đầu tiên vẫn còn in đậm trong tâm trí của tôi!
Ngày ấy tui mới vào học lớp 1.Cô giáo của tui cao,gầy,mái tóc không mướt xanh mà lốm đốm nhiều sợi bạc,cô ăn mặc giản dị nhưng lịch thiệp.ấn tượng nhất ở cô là đôi mắt sáng,nghiêm nghị mà dịu dàng.Cái nhìn vừa yêu thương vừa như dò hỏi của cô cho đến bây giờ tui vẫn chẳng thể nào quên…
Hôm ấy là ngày thứ 7.Mai có một chiếc bút máy mới màu trắng sọc vàng với hàng chữ “My pen”lấp lánh và những bông hoa nhỏ xíu tinh xảo ẩn nấp kín đáo mà duyên dáng ở cổ bút.tui nhìn cây bút một cách thèm thuồng,thầm ao ước được cầm nó trong tay…
Đến giờ ra chơi,tui một mình coi lớp,không thể cưỡng lại ý thích của mình,tui mở cặp của Mai,ngắm nghía cây bút, đặt vào chỗ cũ rồi chẳng hiểu vì sao tui bỗng không muốn trả lại nữa.tui muốn được nhìn thấy nó hàng ngày,được tự mình sở hữu nó,được thấy nó trong cặp của chính mình…
Hết giờ ra chơi, các bạn chạy vào lớp,Mai lập tức mở cặp và khóc oà lên khi thấy chiếc bút đã không cánh mà bay!Cả lớp xôn xao,bạn thì lục tung sách vở,bạn lục ngăn bàn,có bạn bò cả xuống gầm bàn ngó nghiêng xem chiếc bút có bị rơi xuống đất không…Đúng lúc đó,cô giáo của chúng tui vào lớp!Sau khi nghe bạn lớp trưởng báo cáo và nghe Mai kể chi tiết về chiếc bút:nào là nó màu gì,có chữ gì, có điểm gì đặc biệt,ai cho,để ở đâu,mất vào lúc nào…Cô yên lặng ngồi xuống ghế.Lớp trưởng nhanh nhảu đề nghị:
-Cô cho xét cặp lớp mình đi cô ạ!
Cô hình như không nghe thấy lời nó nói, chỉ chậm rãi hỏi:
- Ra chơi hôm nay ai ở lại coi lớp?
Cả lớp nhìn tôi,vài giọng nói đề nghị xét cặp của tôi,những cái nhìn dò hỏi,nghi ngờ,tui thấy tay mình run bắn,mặt nóng ran nh có trăm ngàn con kiến đang bò trên má. Cô giáo tui nổi tiếng là nghiêm khắc nhất trờng,chỉ một cái gật đầu của cô lúc này,cái cặp bé nhỏ của tui sẽ được mở tung ra…Bạn bè sẽ thấy hết,sẽ chê cười,sẽ chẳng còn ai chơi cùng tui nữa…tui sợ hãi,ân hận,xấu hổ,bẽ bàng…tui oà khóc,tui muốn được xin lỗi cô và các bạn…Bỗng cô giáo của tui yêu cầu cả lớp im lặng,cô hứa thứ hai sẽ giải quyết tiếp,giờ học lặng lẽ trôi qua...
Sáng thứ hai,sau giờ chào cờ,cô bước vào lớp,gật đầu ra hiệu cho chúng tui ngồi xuống.Cô nhẹ nhàng đến bên Mai và bảo:
-Hôm thứ bảy bác bảo vệ có đưa cho cô cây bút và nói rằng bác nhặt được khi đi đóng khoá cửa lớp mình,có phải là cây bút của em không?
Mai cầm cây bút,nó sung sướng nhận là của mình,cô dặn dò cả lớp phải giữ gìn công cụ học tập cẩn thận,giờ học trôi qua êm ả,nhẹ nhàng…Ra chơi hôm ấy, các bạn lại ríu rít bên tui như muốn bù lại sự lạnh nhạt hôm trước.Chỉ riêng tui là biết rõ cây bút thật của Mai hiện ở nơi đâu…
Sau đó vài ngày cô có gặp riêng tôi,cô không trách móc cũng không giảng giải gì nhiều.Cô nhìn tui bằng cái nhìn bao dung và thông cảm,cô biết lỗi lầm của tui chỉ là sự dại dột nhất thời nên đã có cách ứng xử riêng để giúp tui không bị bạn bè khinh thường,coi rẻ…
Năm tháng qua đi,bí mật về cây bút vẫn chỉ có mình tui và cô biết.Nhưng hôm nay,nhân ngày 20/11, tui tự thấy mình đã đủ can đảm kể lại câu chuyện của chính mình nh là một cách thể hiện lòng biết ơn và kính trọng đối với người đã dạy tui bài học về sự bao dung và cách ứng xử tế nhị trong cuộc sống.
Giờ đây tui đã lớn,đã biết cân nhắc đúng sai trước mỗi việc mình làm, tui vẫn nhớ về bài học thuở thiếu thời mà cô đã dạy: Bài học về lỗi lầm và sự bao dung! Và có lẽ trong suốt cả cuộc đời mình,tui sẽ chẳng lúc nào nguôi nỗi nhớ về cô như nhớ về MỘT CON NGỜI CÓ TẤM LÒNG CAO CẢ!
LẬP dàn bài chi tiết cho 1 đề văn giải thích
LẬP dàn bài chi tiết cho 1 đề văn chứng minh
ai nhanh cho 3 tick nha
MB: giới thiệu câu tục ngữ
nêu tính đúng đắn của câu tục ngư
TB:
1. giải thik:
2.cho góc nhìn thực tiễn
KB:
Qua những điều trên cho ta một cái nhìn sâu sắc về giá trị của con người trong mối tương quan giữa của cải với nhân cách, tính mạng. Từ đó giúp ta có nhận định, đánh giá đúng đắn hơn về giá trị của mỗi người mà chúng ta tiếp xúc. Chắc hẳn đây sẽ là bài học kinh nghiệm quý báu cho cả thế hệ bây giờ và mai sau.
LẬP dàn bài chi tiết cho 1 đề văn giải thích
LẬP dàn bài chi tiết cho 1 đề văn chứng minh
ai nhanh cho 3 tick nha
bài 1
a,Mở bài:
*Yêu cầu:
-con người là sản phẩm hoàn hảo nhất của tạo hóa.
-của cải tuy quý giá nhưng không thể sánh với con người.
-chứng minh cho điều này cha ông ta đúc kết nên câu tục ngữ:".............."
b,Thân bài: cần đảm bảo những ý sau:
*giải thích câu tục ngữ:thế nào là một mặt người bằng mười mặt của?
-vì con người mới là thứ quý giá nhất
-còn người thì còn của:do con người tạo nên của cải.........
-câu tục ngữ so sánh mặt người mặt của theo tỉ lệ :1/10
=>đề cao giá trị con người
* Đưa một vài đẫn chứng để làm sáng tỏ cho lời giải thích:
- muôn đời nay xã hội luôn coi trọng con người hơn là của cải
-người ta sẵn sàng bàn hết nhà cửa đất đai, dánh đổi nhiếu thứ quý giá đế có được sinh mạng
-> hậu quả của điều đó
-> Khẳng định giá trị của con người
* Nêu thêm những câu tục ngữ có ý nghĩa tương tự: người sống, đống vàng; người là vàng, của là ngãi...để làm nổi bật thêm giá trị của con người trong cuộc sống.
c,Kết luận: ý nghĩa câu tục ngữ:
- Câu tục ngữ đề cao giá trị con người
- Nhắc nhở con người về giá trị của bãn thân mình và những người xung quanh.
bái 2
a. Mở bài:
- Con người là tài sản quý giá nhất. Câu tục ngữ “Một mặt người bằng mười mặt của” đã làm sáng tỏ tư tưởng trên.
b. Thân bài:
* Giải thích câu tục ngữ:
- Một mặt người là cách nói hoán dụ dùng bộ phận để chỉ toàn thể, có ý nghĩa tương đương như một người. Của là của cải vật chất. Mười mặt của ý nói đến số của cải rất nhiều
- Tác giả dân gian vừa dùng hình thức so sánh (bằng), vừa dùng hình thức đối lập giữa đơn vị chỉ số lượng ít và nhiều (một >< mười) để khẳng định sự quý giá gấp bội của con người so vớui của cải. Dị bản của câu tục ngữ này là: Một mặt người hơn mười mặt của càng khẳng định điều đó.
- Không phải nhân dân không coi trọng của cải, nhưng nhân dân đặt con người lên trên mọi thứ của cải, coi con người là thứ của cải quý báu nhất, không vàng ngọc nào sánh dược
* Chứng minh:
- Câu tục ngữ khuyên mọi người hãy yêu quý, tôn trọng và bảo vệ con người, không để của cải che lấp con người. Đây là một tư tưởng hoàn toàn đúng đắn.
+ Trong lao động, sản xuất: Của cải quý giá nhưng của cải là do con người làm ra, không có con người không có của cải: Người làm ra của, người sống đống vảng.
+ Trong quan hệ giữa người với người: Nếu chỉ coi trọng của cải, chúng ta sẽ dễ trở thành người cô độc, không người thân, bạn bè:
Có vàng vàng chẳng hay phô,
Có con nó nói trầm trồ dễ nghe
- Câu tục ngữ còn có thể sử dụng trong nhiều văn cảnh khác:
+ Phê phán những trường hợp coi của hơn người
+ An ủi, động viên những trường hợp mà nhân dân cho là “Của đi thay người”
+ Quan niệm về sinh đẻ trước đây: muốn đẻ nhiều con (Rậm người hơn rậm cỏ)
bài 3 Kho tàng ca dao, tục ngữ của dân tộc ta rất đa dạng và phong phú. Nó không chỉ đem lại những bài học về kinh nghiệm, quy tắc ứng xử mà còn cho chúng ta thấy cả những giá trị của con người. Trong đó có câu: “Một mặt người bằng mười mặt của”.
Đây là câu tục ngữ được hình thành từ lối so sánh, ví von rất sinh động và gần gũi với nhân dân. Từ việc so sánh ngang bằng giữa “một mặt người” và “mười mặt của” để ta thấy được giá trị to lớn của con người. “Của” ở đây là của cải, là tài sản mang ý nghĩa tiền bạc, kinh tế. So sánh giữa “một” và” mười” để khẳng định sự ơn hẳn của giá trị con người so với tiền tài phù phiếm. Qua đó còn nhằm phê phán những người coi trọng đồng tiền, coi trọng những lợi ích trước mắt mà quên đi giá trị vốn có của con người.
Thực tế trong xã hội ngày nay, khi mà giá trị con người ngày càng bị rẻ rúng, nhiều người mờ mắt trước đồng tiền thậm chí là đánh mất phẩm chất đạo đức của mình. Có rất nhiều người chỉ vì lợi ích cá nhân, lợi ích trước mắt mà làm những việc trái với lương tâm, trái với luân thường, đạo lý hay thậm chí là làm những việc trái pháp luật. Đây quả là một điều đáng thất vọng, đáng báo động trong xã hội hiện tại. Chính những lúc như vậy câu tục ngữ “Một mặt người bằng mười mặt của” vang lên như một hồi chuông cảnh tỉnh, nhắc nhở mỗi chúng ta phải biết trân trọng con người. Mỗi chúng ta cần phải luôn nhớ rằng con người mới làm nên của cải chứ của cải không thể tạo nen con người. Điều này có thể thấy ở ngay những người đanh đứng giữa ranh giới của sự sống và cái chết khi ấy người ta sẽ cảm nhận được ngay giá trị đích thực của con người nằm ở đâu. Khi mà bao nhiêu tiền bạc cũng không thể mua được sức khỏe, một thân thể khỏe mạnh khi đó ta mới biết rằng sinh mạng đáng quý như thế nào.
Bên cạnh đó không ít người có quan niệm sai trái rằng giá trị của mỗi con người nằm ở khối tài sản, của cải mà người đó nắm giữ. Đây là một quan niệm hoàn toàn sai lầm, của cải chỉ là thước đo sự giàu có về vật chất còn giá trị của con người còn được xem xét dựa trên trình độ, nhân cách. Khi một người giàu có về vật chế nhưng lại có nhân cách xấu xa thì sẽ không thể nhận được sự tôn trọng chân thành. Trái lại những người mặc dù nghèo khó nhưng họ lại là người biết đối nhân xử thế, biết yêu thương, đùm bọc, giúp đỡ người khác đó mới là những người “giàu”. Họ giàu có về tình yêu thương, về phẩm chất đạo đức tốt đẹp và chắn hẳn sẽ được mọi người yêu quý. Trái lại có những người luôn quanh quẩn suy nghĩ làm sao cho nhanh chóng đổi đời, có thật nhiều tiền để nâng giá trị bản thân trước người khác. Khi ấy họ thậm chí còn bất chấp làm những việc phạm pháp như buôn bán ma túy chỉ mong nhanh chóng đổi đời. Tuy nhiên đời chưa kịp đổi thì phải đối mặt với bản án trước vành móng ngựa. Khi ấy có hối hận, có nuổi tiếc thì cũng muộn.
Chẳng phải ngẫu nhiên mà ông cha ta thường hay nói “Của đi thay người” trước những hoạn nạn phải mất đi của cải, vật chất nào đó. Bởi người còn thì còn làm ra của cải, nếu của cải còn mà người mất thì của cũng đâu tự sinh sôi nảy nở được. Hay đặt trong bối cảnh phát triển của xã hội, hằng ngày những bậc cha mẹ đang phải chạy theo guồng quay của công việc, để kiếm tiền mà bỏ mặc không quan tâm đến con cái. Mặc dù chạy theo công việc để con cái có cuộc sống tốt hơn, để tích lũy của cải cho con cái mà lơ đãng việc dạy dỗ, quản lý con cái sẽ gây hậu quả nghiêm trọng. Dù giàu có, nhiều của cải đến mấy nhưng không chăm chút cho thế hệ sau thì “Miệng ăn núi lở” biết bao nhiêu cho vừa.
Qua những điều trên cho ta một cái nhìn sâu sắc về giá trị của con người trong mối tương quan giữa của cải với nhân cách, tính mạng. Từ đó giúp ta có nhận định, đánh giá đúng đắn hơn về giá trị của mỗi người mà chúng ta tiếp xúc. Chắc hẳn đây sẽ là bài học kinh nghiệm quý báu cho cả thế hệ bây giờ và mai sau.
LẬP dàn bài chi tiết cho 1 đề văn chứng minh A. Mở bài
Dẫn dắt ...- Nêu ra vấn đề cần chứng minh (luận đề)
B.Thân Bài :
*Từ luận đề suy ra những luận điểm
--> Sử dụng lí lẽ,dẫn chứng(luận cứ) đề chứng tỏ luận điểm
*Hoặc có thể có 3 luận điểm :
Trả lời câu hỏi ''Là gì?'' -> Nêu định nghĩa về vấn đề
Trả lời câu hỏi ''Tại sao?''--> Nêu nguyên nhân,lí do
Trả lời câu hỏi ''Như thế nào?'' ---> Nêu cách làm,cách khắc phục....(chỗ này chẳng biết diễn tả ntn nữa =))
KB:
- Khẳng định luận đề
- Liên hệ nâng cao
=> Thường là như vậy,còn cách liên hệ bản thân thỳ em nghĩ là 1 phần của luận điểm thôi
Đó là bố cục và cách làm bài nghị luận chứng minh của em nên còn nhiều thiếu sót,mọi người góp ý dùm em ạ .
các bạn giúp mình lập dàn ý cho bài văn này nha
dề: cây phượng và tiếng ve mùa hè
lập dàn ý chi tiết tả cảnh mùa xuân ở quê hương em ( chú ý tả đặc điểm nổi bật của mùa xuân là ngày tết ) ko chép mạng nha !
Tham khảo
a. Mở bài
Dẫn dắt, giới thiệu về mùa xuân và phong cảnh mùa xuân.Gợi ý: Mỗi năm có bốn mùa xuân - hạ - thu - đông luân phiên nhau đóng giữ nhân gian. Thiên nhiên, đất trời cũng theo đó mà thay đổi. Mỗi mùa lại đem đến một cảnh sắc với vẻ đẹp riêng. Nhưng với em, đất trời này đẹp nhất chính là khi bước vào mùa xuân.b. Thân bài
- Giới thiệu chung về mùa xuân:
Mùa xuân kéo dài trong bao lâu? Thường bắt đầu từ lúc nào?Khi chuyển từ mùa đông sang mùa xuân thì đất trời có những dấu hiệu, biến chuyển gì đặc biệt?- Thiên nhiên mùa xuân:
Bầu trời trở nên trong xanh, cao hơnKhông khí trở nên có phần ấm áp hơn, nắng ấm cũng nhiều hơnNhững loài chim bay đi tránh rét lũ lượt kéo về từng đànCác loài động vật ngủ đông cũng lục tục thức dậy, đón mùa xuân vềCác loài cây thi nhau đâm chồi, nảy lộc, muôn hoa đua nhau khoe sắc thắmBắt đầu xuất hiện những cơn mưa xuân lất phất trong tiết trời se lạnh của mùa xuân- Con người trong mùa xuân:
Mọi người vui vẻ, nô nức chào mùa xuân đếnĐường phố, nhà cửa, hàng quán… được trang hoàng rực rỡ để chào năm mớiCác hoạt động chào xuân được tổ chức nhiều, đông vui tấp nập- Ý nghĩa của mùa xuân:
Là khởi đầu mới của một năm, đem đến cho con người ta hi vọng về năm mới may mắnĐem đến sự sống cho thiên nhiên, cây cỏĐem đến những sum vầy, đoàn tụ và hạnh phúc cho con người vào dịp Tếtc. Kết bài
Khẳng định vẻ đẹp tuyệt vời của mùa xuân đối với thiên nhiên và con ngườiNhấn mạnh lần nữa ý nghĩa, vai trò không thể thiếu của mùa xuânLập dàn ý cho bài văn tả cảnh mùa hè ở trường em.
ở bài: Giới thiệu cảnh trường em trước giờ học. Ngôi trường nằm ở đâu ? (Trên đường Âu Cơ – Q.11) Em đến đây vào lúc nào ? (Mỗi sáng, lúc sáu giờ bốn mươi lăm) Để làm gì ? (Đi học; trực lớp) II. Thân bài: A./ Tả bao quát: - Trường có diện tích thế nào ? (Khá rộng, chung quanh có tường rào bao bọc) - Từ xa thấy cổng trường ra sao ? (Cánh cổng sắt to đồ sộ, được sơn màu xanh dương; trên cao một bảng tên trường nổi bật dòng chữ trắng “Trường Tiểu học Đại Thành” thật đẹp) - Sáng sớm khí trời thế nào ? (Mát mẻ, trong lành, cây bàng sừng sững, tươi xanh) Lập dàn ý tả trường em vào buổi sáng B./ Tả từng bộ phận: - Quang cảnh trường khi đến đây ? (Dãy lớp học nằm im lìm, sân trường chỉ lác đác vài bạn học sinh đến sớm) - Học sinh đến sớm làm gì ? (Ngồi truy bài, hỏi nhau về tình hình học tập, ăn sáng, …) - Cảnh sân trường khi trời sáng dần ? (Học sinh đến một lúc một đông, sân trường nhộn nhịp hẳn lên, tiếng cười tiếng nói, tiếng trò chuyện tíu tít, …) - Hoạt động của một nhóm bạn ? (Vài bạn chơi cầu lông, cầu bay qua bay lại nhịp nhàng; một số bạn nữ chơi nhảy dây; một số xúm xít ở căn tin để ăn sáng ; một số bạn đang trực lớp ; …) - Thầy cô thế nào ? (Tắt máy xe, dắt xe vào trường, vào phòng giáo viên, vài giáo viên đứng trên hành lang theo dõi học sinh chơi, …) - Giờ truy bài ? (Đến 7 giờ kém 15 phút, một hồi trống vang lên báo hiệu giờ truy bài, học sinh xếp hai hàng ngay ngắn theo lớp cùng ngồi xuống để kiểm tra bài, thầy cô chủ nhiệm về lớp kiểm tra, …) - Giờ lên lớp ? (Một hồi trống nữa lại vang lên, học sinh đứng lên chỉnh lại hàng ngũ để vào lớp học) C./ Tả cảnh vật liên quan: - Bầu trời sáng mai ? (Trong xanh, cao vời vợi; gió mát mẻ; ông mặt trời rọi những tia nắng ấm áp trải khắp sân trường.) - Chim chóc ? (Hót líu lo như nhắc chúng em cố gắng học tốt) III. Kết bài: Cảm nghĩ về cảnh trường em. Em có cảm nghĩ gì về trường em ? (Rất yêu mến ngôi trường, xem đây như ngôi nhà thứ hai của em) Em hứa gì ? (Em giữ gìn trường luôn sạch, đẹp. Cố gắng học giỏi, chăm ngoan, nghe lời thầy cô dạy bảo)
Mở bài:
Giới thiệu cảnh đẹp mà em yêu thích: Cảnh gì? ở đâu? Em đến vào dịp nào? (Một buổi sáng đẹp trời, tôi rảo bước trên đường làng quen thuộc và ngắm nhìn cánh đồng lúa chín vàng rộng mênh mông).
Thân bài:
a) Tả bao quát:
Màu sắc. mùi vị chung của toàn cảnh (rộng, hẹp...) như thế nào? (Buổi không khí trong lành, mát mẻ. Mùi lúa chín thơm ngào ngạt làm tôi sảng khoái hẳn lên. Lúa trải dài mênh mông như tấm lụa vàng...).
b) Tả chi tiết:
- Cảnh miêu tả cụ thể qua không gian, thời gian, màu sắc, hương vị...( Những thửa ruộng nối tiếp nhau. Giữa cánh đồng là những con kênh dẫn nước, lúa chín vàng, hạt nào hạt nấy căng tròn, mình chắc mẩy...).
- Sinh hoạt của con người trong cảnh (Các bác nông dân ra đồng sớm. Trên vai quang gánh, tay cầm liềm... Các bác vừa đi vừa trò chuyện vui vẻ, bắt đầu một ngày làm việc mới).
Kết bài:
Cảm nghĩ của em đối với cảnh đẹp đã tả (yêu mến, nhiều kỉ niệm. gắn bó, mong có dịp trở lại...); (Đứng giữa cánh đồng như đứng giữa một khu rừng thu nhỏ, hứa hẹn một mùa bội thu).
1.Lập dàn ý chi tiết cho đề văn : Tả cảnh đổi mới ở quê em.
2. Viết 1 bài văn tả cảnh con sông quê em vào 1 buối sáng mùa xuân
I. Mở bài: giới thiệu về những đổi mới ở quê em
Ví dụ:
Cùng với công cuộc công nghiệp hóa – hiện đại hóa thì sự thay đổi chóng mặt của cơ sở hạ tầng và kĩ thuật là một điều không thể tránh khỏi. ở quê tôi cũng vậy, tất cả mọi thứ đều thay đổi khi xã hội- kinh tế phát triển.
II. Thân bài: kể về sự đổi mới ở quê em
1. Kể về quê em chưa đổi mới
2. Kể về quê em khi đôi mới
a. Sự đổi mới của quê hương em về cơ sở hạ tầng
b. Sự dổi mới của quê hương em về đời sống người dân
Những cánh đồng lúa thẳng tắp thay bằng những khu giải trí, khu công nghiệp rộng lớnNgười dân có những công trình vui chơi giải trí thoải máiNgười dân không còn làm ruộngNhững cánh diều vi vu thay bằng những trò chơi điện từKhông còn những con trâu, con bò say sưa gặm cỏ.III. Kết bài: nêu cảm nghĩ của em về những đổi mới ở quê em
Ví dụ:
Sựu đổi mới đã mang đến cho quê em những tiện lợi cần thiết. nhưng đã không còn nữa những buổi chiều thả bò chăn trâu cùng bạn bè dưới quê.
Trên đây là Hướng dẫn lập dàn ý đề bài “Tả những đổi mới ở quê em” , bài trên đây được thể hiện chi tiết và ngắn gọn nhất dành cho bạn. hi vọng qua bài lập dàn ý các bạn đã có được những sự tham khảo hữu ích để làm văn tốt hơn. Chúc các bạn thành công, học tập tốt.
2 . khó quá bạn ơi
Bài 2 mk không biết là nên mk phải chép :
Quê hương tôi giờ đây lúc nào cũng đẹp. Nhưng đẹp hơn cả vẫn là buổi bình minh vào sáng đầu xuân ở làng quê tôi.
Chao ôi, cảnh buổi sáng đầu xuân thật tuyệt! Nó như bừng tỉnh sau một giấc ngủ dài. Ông mặt trời lúc này vẫn còn say ngủ trong chiếc chăn mỏng của màn mây ấy thế mà mấy chú chim đã dậy từ bao giờ, hót líu lo trên cành hòa nhịp với loa pjongs thanh của hợp tác xã tạo nên một bản nhạc du dương trầm bổng đón chào một ngày xuân mới. Tôi tung tăng chạy nhảy như một con sáo nhỏ ra đầu làng để tận hưởng bầu không khí trong lành, mát mẻ của làng quê. Một lúc sau, phía đằng đông, ông mặt trời thức dậy, vứt bỏ chiếc chăn mỏng, ông vươn vai, ban phát những tia nắng xuân vàng dịu xuống vạn vật. Tôi như nghe thấy tiếng cựa mình của cỏ cây, hoa lá trước sắc xuân.
Cây nào cây ấy cũng đều chọn cho mình bộ quần áo đẹp nhất để đón chào xuân mới. Nhìn cảnh quê hương lúc này như một lẵng hoa đầy mầu sắc. Chúng như đang lượn vòng trong các cành cây, như đang nô đùa, nhảy nhót dưới ánh nắng của mùa xuân. Bên lũy tre, cạnh bờ ao, cô gió đánh nhịp cho lá cây vui hát rì rào. Dưới mặt ao, ánh nắng chênh chếch chiếu xuống làm mặt ao lóng la lóng lánh như người ta vừa giát một mẻ vàng mới luyện song. Đứng giữa cánh đồng lúa, tôi như tưởng tượng mình đang lạc vào một thế giới cổ tích. Một mùa xuan đầy sức sống đang về trên quê hương tôi. Quê hương tôi thật đẹp phải không các bạn? Tôi mong ước quê mình mãi đẹp dưới sắc xuân.
Ôi, quê mình vào buổi sáng đầu xuân đẹp quá, đẹp quá đi! Tôi thật sung sướng và tự hào khi được sinh ra và lớn lên trên mảnh đất yêu dấu này. Tôi sẽ cố gắng học thật giỏi để sau này xây dựng quê hương ngày càng tươi đẹp hơn.
dàn ý chi tiết bài mùa xuân nho nhỏ
a. Cảm xúc trước mùa xuân thiên nhiên đất nước (Khổ 1)
- Nhà thơ vẽ ra trước mắt độc giả bức tranh thiên nhiên mùa xuân với:
+ Không gian: cao rộng của bầu trời, dài rộng của “dòng sông xanh”
+ Âm thanh: âm thanh rộn rã vui tươi của “chim chiền chiện”
+ Màu sắc: xanh của dòng sông, tím của hoa
⇒ Nghệ thuật đảo cú pháp: không gian cao rộng, màu sắc tươi sáng và âm thanh rộn ràng như thiết tha mời gọi níu giữ con người ở lại với cuộc sống, với mùa xuân xứ Huế tươi đẹp này
- Cảm xúc của tác giả trước mùa xuân của thiên nhiên:
+ Nhà thơ có cái nhìn trìu mến với cảnh vật
+ Đưa tay ra “hứng” “giọt long lanh”: là giọt sương, cũng có thể là ẩn dụ chuyển đổi cảm giác chỉ tiếng chim “hót vang trời”
⇒ Cảm xúc ngây ngất trước vẻ đẹp của mùa xuân của thiên nhiên, khao khát hòa mình với thiên nhiên đất trời. Tác giả đã sử dụng biện pháp tu từ ẩn dụ, nói về giọt long lanh và tiếng chim thực chất là nói về những điều tinh túy, đẹp đẽ của cuộc sống con người.
2. Cảm xúc về mùa xuân của đất nước và con người (khổ 2 + 3)
- Mùa xuân của đất nước gắn với hình ảnh người cầm súng (những người làm nhiệm vụ chiến đấu) và hình ảnh “người ra đồng”, “lộc”- niềm hi vọng tươi sáng đang theo họ đi khắp nơi hay hay chính họ đã đem mùa xuân đến mọi nơi trên đất nước.
- Nhịp độ khẩn trương : “Tất cả như…xôn xao” - Công cuộc xây dựng mùa xuân của đất nước diễn ra khẩn trương, sôi động.
⇒ Nghệ thuật điệp cấu trúc, từ láy…=> Nhà thơ như reo vui trước tinh thần lao động khẩn trương của con người làm nên mùa xuân của đất nước.
- Nhà thơ nhắc lại về lịch sử bốn nghìn năm “vất vả và gian lao” của đất nước đầy tự hào, đồng thời tin tưởng vào tương lai tươi đẹp của đất nước mai sau bằng hình ảnh so sánh đẹp mang nhiều ý nghĩa “Đất nước như vì sao…phía trước”.
c. Ước nguyện của tác giả
- Sự chuyển đổi ngôi thứ "tôi" -> "ta"
=> Nói lên quan hệ giữa cá nhân và cộng đồng
- Điệp ngữ "ta làm", nói lên sự quyết tâm, lối liệt kê :con chim, cành hoa, nốt nhạc -> Yếu tố tạo nên mùa xuân
- Nốt nhạc trầm là biểu tượng cho sự cống hiến thầm lặng
=> Liên tưởng anh thanh niên trong "Lặng lẽ Sapa", chị quét rác trong "Tiếng chổi tre"
- Giải thích tựa bài thơ
- Điệp ngữ "dù là"
=> Như lời nhắn nhủ giữa người đi trước và người đi sau
- Lối hoán dụ người tóc bạc, tuổi 20 -> tuổi trẻ -> tuổi già -> Sự cống hiến không phân biệt tuổi tác, thứ bậc, giới tính, giai cấp.
d. Lời ngợi ca quê hương đất nước qua điệu dân ca xứ Huế
- Giai điệu được cất lên chính là điệu hát truyền thống của xứ Huế mộng mơ
- “Mùa xuân ta xin hát”: không chỉ mở ra không gian nó còn mở ra niềm tự hào về lối sống nghĩa tình của cha ông.
=> Bài thơ thể hiện lòng yêu thiên nhiên, đất nước con người, sự cống hiến thầm lặng, mối quan hệ cá nhân và cộng đồng.
a. Ý nghĩa nhan đề:
Mùa đầu tiên trong một năm, với sự tươi đẹp, tràn trề sức sống của đất trời Nghĩa bóng chỉ phần tuổi trẻ đẹp đẽ nhất của mỗi con người, hoặc cũng là để chỉ phần đẹp đẽ nhất trong tâm hồn con người. Hai từ “mùa xuân” đứng bên cạnh từ “nho nhỏ” thể hiện thái độ khiêm nhường, và vô cùng chân thành của nhà thơ.b. Khổ thơ đầu: mùa xuân của thiên nhiên
Bức tranh thiên nhiên mùa xuân tươi đẹp, thanh mát với những gam màu sắc hài hòa cộng hưởng với âm thanh vang vọng rộn rã báo hiệu một mùa xuân rất sống động, trẻ trung. “Dòng sông xanh”, “bông hoa tím biếc” => Bút pháp chấm phá cổ điển, gợi mà không tả, mở ra khung cảnh mùa xuân xinh đẹp, thanh bình, tươi sáng vô cùng. Tiếng chim chiền chiện, thể hiện sự chuyển động linh hoạt, cùng sự náo nhiệt trong khung cảnh mùa xuân.c. Khổ thơ thứ 2 và 3: Mùa xuân của đất nước
Mùa xuân của đất nước được tạo nên từ hai nhiệm vụ cơ bản ấy là nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc của “mùa xuân người cầm súng” và nhiệm vụ xây dựng đất nước của “mùa xuân người ra đồng”. Hình ảnh “lộc”: tượng trưng cho những thành quả tốt đẹp, với người lính là sự tự do, độc lập, hạnh phúc của dân tộc, thì thành quả gắn với người lao động chính là sự ấm no, sung túc, giàu có, là sự đổi mới là sức xuân đang dâng trào mãnh liệt trên quê hương. Mùa xuân của đất nước đã được dựng lên từ cuộc đời, từ mùa xuân của biết bao nhiêu thế hệ đi trước, có vất vả, có gian lao. Phép so sánh “Đất nước như vì sao” còn thể hiện lòng tự hào, yêu thương của Thanh Hải với dải đất hình chữ S, nâng tầm Tổ quốc sánh ngang với tầm vóc vũ trụ, đẹp đẽ, rực rỡ và vĩ đại, khiến người người thiết tha ngưỡng mộ, tự hào.d. Khổ thơ 4 và 5: Ước vọng của nhà thơ:
Mong ước được làm chim, làm hoa, làm một nốt trầm để góp thêm vào vẻ đẹp của mùa xuân cuộc đời.=> Ước vọng của nhà thơ Thanh Hải thật giản đơn, thật khiêm nhường, sự chân thành tuyệt đối, thể hiện lòng yêu cuộc đời tha thiết, mãnh liệt, thể hiện vẻ đẹp trong tâm hồn của một thi nhân đã ở tuổi gần đất xa trời, nhưng tâm hồn vẫn trong trẻo và xuân sắc vô cùng.