Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài

Những câu hỏi liên quan
nami
Xem chi tiết
Barbie Vietnam
2 tháng 5 2018 lúc 9:41

1. Về mặt xã hội: Trẻ em sống trong một thế giới mất an toàn cả ở thành thị và nông thôn. Trẻ em sống trong hoàn cảnh khó khăn và rủi ro: Nhiều trẻ em phải chứng kiến bạo lục gia đình đặc biệt là trẻ em gái ở nông thôn và bạo lực học đường với trẻ em ở thành phố.Đó là những vấn đề gây nhức nhối và thách thức trong xã hội Việt nam hiện nay. Ở thành thị các nguy cơ tai nạn giao thông, các tệ nạn xã hội như nghiện hút, tiêm chích… Thiếu sân chơi lành mạnh và môi trường sống ô nhiễm. Sự phân hóa giàu nghèo trong xã hội, sự chênh lệch lớn về đẳng cấp đã gây áp lực lớn lên trẻ em và chính không giải quyết được vấn đề nên trẻ em buông xuôi, phó mặc hay lao vào thế giới ảo của các trò Games Online. Trẻ em nông thôn thiếu thốn mọi bề: Thiếu kiến thức xã hội, không được dùng nước sạch, môi trường vệ sinh kém, chất lượng giác dục và y tế kém, đói nghèo đẩy các em ra khỏi gia đình và trường học, thiếu sân chơi lành mạnh, thiếu sự quan tâm sâu sát của các cấp chính quyền, cơ quan chức năng và gia đình, thiếu tư vấn và định hướng nghề nghiệp…

2. Các cơ quan chức năng: Buông lỏng quản lý, thiếu trách nhiệm, không dành sự quan tâm đúng mực cho trẻ em. Những người tâm huyết muốn mang lại những điều tốt lành nhất cho các em thì không có tiếng nói, không có cơ hội được cống hiến. Lạ thay chính quyền sử dụng lực lượng ra tù để dẹp trật tự ngoài chợ, bệnh viện hay những nơi công cộng khác.

3. Nhà trường: Thiếu trường lớp, thiếu các phòng chức năng dành cho trẻ em. Thiếu thầy cô tận tụy, tâm huyết với nghề. Nhiều thầy cô giảng trên lớp chỉ là hình thức, nạn dạy thêm tràn lan nên các em không có thời gian chơi và nhiều em phải chịu áp lực bị phân biệt đối xử do tài chính của gia đình không được dồi dào nên không thể tham gia các lớp học thêm. Các em phải chịu nhiều thiệt thòi do nền giáo dục áp đặt. Các em phải chấp hành bài vở theo đúng ba-rem, học hành theo kiểu sao chép nguyên vẹn: Văn phải học thuộc, toán phải làm đúng hướng dẫn…Chính nền giáo dục áp đặt đã làm học sinh không năng động, không sáng tạo và gây nhiều bức xúc cho trẻ bởi các cách giải sáng tạo không được thầy cô quan tâm và ghi nhận. Quan hệ gia đình, nhà trường và xã hội không được sâu sắc. Sự phân bổ học sinh của các trường không đồng đều, nơi quá đông, nơi quá vắng đã gây tâm lý không tốt cho trẻ em.

4. Gia đình: Ở thành phố nhiều gia đình có điều kiện kinh tế nên đầu tư tràn lan. Các phụ huynh quá kỳ vọng vào con em mình nên gây áp lực không nhỏ cho trẻ em. Có học sinh phải học gia sư nhiều ca trong ngày nên không có thời gian chơi và làm trẻ em quá mệt mỏi. Trẻ em trở nên thụ động và chỉ biết làm theo người lớn sắp đặt như một cái máy. Trẻ em không có quyền được nói lên mong muốn của mình nên đã có rất nhiều bạn trẻ bị trầm cảm hay trở nên thô thiển, cộc cằn, đánh bạn gây bạo lực học đường. Ăn uống thì bị ép uổng, thừa chất dẫn đến tình trạng trẻ em dậy thì sớm và đó là tiềm ẩn của nhiều loại bệnh tật. Trong khi đó thì trẻ em nông thôn thiếu thốn trăm bề. Uống sữa là chuyện quá xa xỉ với trẻ nhỏ, ăn uống đủ dinh dưỡng là chuyện chỉ biết cho vui, đi học thì sách vở không đầy đủ, con học lớp mấy bố mẹ cũng không biết… Cuộc sống quá chênh lệch khiến các em chán nản, buồn bã… và rồi các em lao vào chơi Games hay những ước mơ phi thực tế. Ở thành phố do thị hiếu chạy theo đồng tiền các phụ huynh không dành thời gian cho con cái, phó mặc các em với người giúp việc, gia sư và nhà trường và rồi bù đắp cho các em bằng tiền và vật chất đắt tiền… Suy nghĩ lệch lạc của người lớn chính là nỗi buồn lớn cho trẻ em và cũng gây nhiều thiệt thòi cho trẻ. Một số trẻ em tiêu tiền vô tội vạ và có nhiều em đã mắc phải các tệ nạn chết người. Trẻ em sống ích kỷ, coi thường kẻ nghèo, lý tưởng hóa cuộc sống và khi không đáp ứng được như ý thì đánh nhau gây bạo lực… Nhiều bố mẹ trẻ làm ra tiền nên coi thường các bậc tiền bối, không coi trọng nề nếp gia phong và truyền thống gia đình khiến trẻ em rơi vào những tình huống khó phân tích.

5. Bản thân trẻ: Ngày nay một phần lớn trẻ, kể cả ở thành thị và nông thôn đã bị ảnh hưởng lớn do suy nghĩ không đúng của người lớn nên trẻ sống thiếu lý tưởng. Trẻ em nghĩ quá nhiều đến hưởng thụ mà không quan tâm đến cống hiến. Trẻ không quan tâm đến người khác. Học sinh học hành đối phó thiếu động cơ trong học tập hay thiếu ý thức nên không phát huy được thế mạnh của bản thân. Một số học sinh có tiền lôi kéo các bạn khác gây bè phái, mất đoàn kết. Nhiều em không quan tâm đến các hoạt động gia đình, lười biếng…

VĂN LƯƠNG NGỌC DUYÊN
Xem chi tiết
nguyenthihab
30 tháng 9 2017 lúc 20:00

-nhiều trẻ em đến tuổi nhưng chưa đc đi học vì hoàn cảnh gia đình khó khăn

giải pháp:khuyến khích gđ,nhờ những tấm lòng hảo tâm giúp đỡ

-nghiện game,sống ảo bắt chước theo phim ảnh

giải pháp:hạn chế cho tre chơi các thiệt bi di động điện tử,xem các thứ lành mạnh,trong sáng có văn hóa giáo dục

-....

Nga Nguyễn Thị Thanh
28 tháng 9 2017 lúc 17:10

bạn ở qnam ak

Karina Nguyễn
27 tháng 5 2018 lúc 14:43
Trong những năm qua, Việt Nam đã đạt được những thành tựu nhất định trong công tác chăm sóc, bảo vệ trẻ em. Nhưng cũng phải thẳng thẳn nhìn nhận, tính đến năm 2013 hầu hết các mục tiêu quan trọng liên quan trực tiếp đến trẻ em thì chúng ta lại chưa đạt được. Tình trạng thiếu các điểm giải trí an toàn và phù hợp ở các xã phường, trẻ em bị tử vong do tai nạn thương tích, phải lao động trong điều kiện tồi tệ, tình trạng trẻ em bị bạo lực và xâm hại chưa giảm…

Trong đó, vấn đề trẻ em bị bạo lực và lạm dụng vẫn rất nhức nhối, chỉ tính riêng năm 2012 đã có hơn 3000 vụ bạo lực và xâm hại, trong đó gần 1.000 trường hợp bị xâm hại tình dục (theo thống kê năm 2013 của Cục Bảo vệ, chăm sóc trẻ em), đặc biệt trong năm 2013 đã xảy ra nhiều vụ bạo lực trẻ em và hiếp dâm tập thể rất nghiêm trọng. Bên cạnh đó, tai nạn thương tích như chết đuối, giao thông, bom mìn trẻ em nước ta vẫn cao gấp 8 lần so với các nước trong khu vực. Tình trạng lao động trẻ em cũng đang là một "điểm đen" khi còn 25.000 trẻ em phải lao động trong điều kiện nặng nhọc, độc hại và nguy hiểm. Chúng ta có tập trung vào giảm thiểu, tiến tới xóa bỏ lao động trẻ em, nhưng ngay cả định nghĩa, khái niệm về lao động trẻ em trong các văn bản vẫn còn chưa rõ ràng, vậy làm sao mà có những bước tiến nhanh được. Ngoài ra còn rất nhiều vấn đề khác nữa như trẻ em vi phạm pháp luật, trẻ sa vào game đen, bạo lực… khiến cho lúc nào cũng có cảm giác công tác chăm sóc và bảo vệ trẻ em còn bộn bề những điều cần lo nghĩ.
Thực tế trong công tác CSBVTE vẫn còn nhiều vấn đề bức xúc như vậy trong khi những số liệu, diễn giải của các địa phương đưa ra hàng năm vẫn tạo cảm giác dường như công tác chăm sóc và bảo vệ trẻ em luôn được đặt ở vị trí xứng tầm. Nguyên nhân gốc rễ chính là sự đầu tư nguồn lực của Nhà nước (cả trung ương và địa phương) chưa thỏa đáng. Chúng ta đã xây dựng được nhiều chương trình, dự án về CSBVTE, song, hầu hết các chương trình được phê duyệt nhưng không có nguồn ngân sách đảm bảo để thực hiện, hoặc nếu có thì phân bổ “nhỏ giọt” không tương xứng với nhu cầu. Do vậy, khả năng thực hiện được các mục tiêu của chương trình đề ra là rất khó. Thực tế, hàng năm Nhà nước đều phân bổ ngân sách cho địa phương để thực hiện các chương trình cho trẻ em, nhưng ngân sách tại địa phương dành cho trẻ em lại rất ít. Hiện có những tỉnh mỗi năm bỏ ra hàng chục tỷ đồng đầu tư cho công tác chăm sóc trẻ em, nhưng số địa phương như vậy cũng chỉ chiếm 1/3 số tỉnh, thành cả nước. Còn lại gần 2/3 số tỉnh đầu tư rất thấp, có tỉnh số lượng trẻ em đến gần 1 triệu mà ngân sách chỉ dành 400 triệu đồng/năm cho công tác này.
Cùng với đó là hệ thống mạng lưới cộng tác viên, nhân viên công tác xã hội để phát hiện sớm, phòng ngừa, thống kê báo cáo, phối hợp giải quyết can thiệp chăm sóc bảo vệ trẻ em ở cấp cơ sở còn nhiều lỗ hổng và rất mỏng yếu. Hiện tại ngành đang phải gây dựng lại mạng lưới cộng tác viên trong cộng đồng, nhưng mới có khoảng gần 50.000 người cho hơn 11.000 xã trên cả nước. Mặt khác, mức thù lao cho đội ngũ này quá thấp, chỉ 50.000 đồng/tháng, không đủ tiền đổ xăng đi tuyên truyền quanh xã, nhất là tại các xã có diện tích rộng và đông dân. Vì thế, dù nhiệt tình đến mấy cũng rất ít người có đủ tâm huyết để làm công việc này. Với thực trạng này, hầu như các vụ việc vi phạm quyền trẻ em đều trong tình trạng phát hiện muộn, xảy ra rồi mới trợ giúp, nhiều trường hợp khi được báo chí phát hiện thì sự đã rồi không thể cứu vãn được nữa.
Có thể nói rằng, nguyên nhân của tình trạng trên một phần là do hệ thống pháp luật của chúng ta chưa có quy định cụ thể về việc phòng ngừa và xử lý các nguy cơ xâm hại, bạo lực đối với trẻ em. Việt Nam là một trong những quốc gia đầu tiên tham gia Công ước Liên Hợp quốc về quyền trẻ em cũng như đã phê chuẩn các Nghị định thư bổ sung. Ở trong nước, hệ thống pháp luật về bảo vệ chăm sóc giáo dục trẻ em đã được điều chỉnh để đáp ứng những vấn đề nảy sinh và hài hoà với pháp luật quốc tế. Tuy nhiên, các "kẽ hở pháp luật" ở lĩnh vực này vẫn thể hiện qua việc thiếu những quy định, chế tài cụ thể về phòng ngừa, ngăn chặn và xử lý các hành vi xâm hại, bạo lực đối với trẻ em. Pháp luật cũng chưa có được quy định nhằm ràng buộc rõ trách nhiệm của các cơ quan Nhà nước, các tổ chức xã hội, nhà trường, gia đình và các cá nhân trong việc chăm sóc bảo vệ trẻ em nói chung và phòng ngừa cũng như xử lý các vi phạm quyền trẻ em, xâm hại, bạo hành trẻ em nói riêng. Các cơ chế luật pháp sẽ phải rà soát lại, sửa đổi các điều khoản, bổ sung chế tài, cần có quy định cụ thể về bảo vệ trẻ em là nạn nhân, nhân chứng tội phạm, bảo mật thông tin, bảo vệ người tố cáo. Bên cạnh đó, cơ cấu tổ chức, các thủ tục và quy trình phòng ngừa, trợ giúp và giải quyết các trường hợp trẻ em bị xâm hại, bạo lực cũng cần được quy định cụ thể trong các văn bản pháp luật hiện hành.
Cùng với việc bổ sung Luật pháp, thực thi chính sách cho trẻ em, điều quan trọng nhất là tăng cường nhận thức và sự cam kết vào cuộc của lãnh đạo các cấp cùng với nâng cao trách nhiệm của gia đình. Phải nhận thức đúng được ý nghĩa của các khẩu hiệu chúng ta vẫn đang đưa ra để có sự phân bổ ngân sách, nhân lực hợp lý cho công tác CSBVTE. Thứ nữa, mỗi gia đình phải nâng nhận thức trong chăm sóc, giáo dục trẻ em thay vì phó mặc cho người giúp việc, nhà trường, xã hội. Ngoài ra, cần củng cố và nâng cao năng lực của đội ngũ cán bộ, cộng tác viên bảo vệ chăm sóc trẻ em, phát triển hệ thống cung cấp dịch vụ, chăm sóc trẻ em, từ đó mới có thể xây dựng môi trường sống an toàn, thân thiện cho trẻ em.
Theo kết quả lấy ý kiến trẻ em để chuẩn bị cho việc sửa đổi Luật Chăm sóc và bảo vệ trẻ em, nhiều trẻ em trên cả nước bày tỏ nguyện vọng rất muốn được người lớn lắng nghe, chia sẻ nhiều hơn. Chúng ta luôn nói rằng " Hãy lắng nghe trẻ em nói", nhưng thực tế thì chưa phải như vậy. Chúng ta đều biết rằng, trẻ em phải được quyền chia sẻ thông tin từ gia đình ra xã hội. May mắn là hiện đã có những diễn đàn từ địa phương, quốc gia về quyền trẻ em, có những cuộc đối thoại giữa các nhà lãnh đạo và trẻ em. Nhưng việc này phải được bổ sung đưa vào trong Luật với những quy định cụ thể, cùng với các chương điều dự kiến sẽ được bổ sung như Bảo vệ trẻ em, Giám sát độc lập, Công tác xã hội trẻ em .v.v..
Giải pháp có tính hiệu quả thiết thực nhất để lấp đầy những khoảng trống trong công tác CSBVTE trong thời gian tới là phải phối hợp liên ngành. Chúng ta cần nhắc lại rằng, vấn đề không phải là hô khẩu hiệu mà rất cần các ngành, các cấp cùng chung tay hành động vì trẻ em. Mỗi năm, Tháng hành động vì trẻ em đều nhằm phát động toàn xã hội chung tay bảo vệ, giúp trẻ em được sống trong môi trường an toàn lành mạnh để phát triển toàn diện về thể chất, trí tuệ và tinh thần. Cuối cùng, giải pháp có tính căn bản, bao trùm là giảm đói nghèo, nâng cao đời sống kinh tế gia đình, vì đa số em bé bị nguy cơ bạo lực, lạm dụng, bị chết do tai nạn thương tích… đều rơi vào những gia đình nghèo. Đó là những công việc rất lớn, vô cùng nan giải cần tất cả bộ, ngành vào cuộc, nếu chỉ Cục Bảo vệ chăm sóc trẻ em hay Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội sẽ không làm nổi.

Tick cho cái!!!

Trang Trần thị Lệ
Xem chi tiết
Trịnh Thị Kim Chi
Xem chi tiết
Lê Thị Quyên
20 tháng 7 2017 lúc 3:02

Mỗi công dân đều có trách nhiệm góp phần thực hiện chính sách đối ngoại. Học sinh còn ngồi trên ghế nhà trường cần tích cực rèn luyện bản thân để tăng cường khả năng hội nhập, giữ gìn và quảng bá hình ảnh đất nước với bạn bè quốc tế. Vì vậy, ý kiến của A là không đúng và em nên phân tích cho bạn hiểu được trách nhiệm của mình với chính sách đối ngoại.

Đáp án cần chọn là: B

Phạm Quỳnh Chi
Xem chi tiết
Phạm Quỳnh Chi
24 tháng 10 2021 lúc 17:24

help me

Khách vãng lai đã xóa
VDT
Xem chi tiết
vu mai thu giang
Xem chi tiết
Đặng Châu Anh
Xem chi tiết
Đinh Thị Hường
Xem chi tiết
Tran An
11 tháng 11 2017 lúc 11:01

Gíup đỡ bạn làm quen với môi trường mới.