Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài

Những câu hỏi liên quan
lê quỳnh anh
Xem chi tiết
Lê Nguyên Hạo
19 tháng 8 2016 lúc 8:18

1. 

Truyền thuyết Con Rồng cháu Tiên có nhiều chi tiết thể hiện tính chất kì lạ, lớn lao, đẹp đẽ về nguồn gốc và hình dạng của Lạc Long Quân và Âu Cơ. Trước hết, cả hai đều thuộc dòng dõi các thần. Lạc Long Quân là con trai thần Long Nữ (thường ở dưới nước), Âu Cơ thuộc dòng họ Thần Nông (ở trên núi). Thứ hai, Lạc Long Quân có sức khoẻ vô địch, có nhiều phép lạ, thường giúp dân diệt trừ yêu quái, dạy dân cách trồng trọt, chăn nuôi; Âu Cơ xinh đẹp tuyệt trần. Về việc kết duyên của Lạc Long Quân cùng Âu Cơ và chuyện Âu Cơ sinh nở có nhiều điều kì lạ: Một vị thần sống dưới nước kết duyên cùng một người thuộc dòng họ Thần Nông ở trên núi cao; Âu Cơ không sinh nở theo cách bình thường. Nàng sinh ra một cái bọc một trăm trứng, trăm trứng lại nở ra một trăm người con đẹp đẽ lạ thường. Đàn con không cần bú mớm mà tự lớn lên như thổi, mặt mũi khôi ngô, khoẻ mạnh như thần. Lạc Long Quân và Âu Cơ chia con ra làm hai: năm mươi người theo cha xuống biển, năm mươi người theo mẹ lên núi. Chia như vậy là để khi có việc gì thì giúp đỡ lẫn nhau.2. 

Truyền thuyết Con rồng, cháu Tiên có nhiều chi tiết thể hiện tính chất kì lạ, lớn lao, đẹp đẽ về nguồn gốc và hình dạng của Lạc Long Quân và Âu Cơ. Trước hết, cả hai đều thuộc dòng dõi các thần. Lạc Long Quân là con trai Thần Long Nữ (thường ở dưới nước), Âu Cơ thuộc dòng họ Thần Nồng ở trên núi). Thứ hai, Lạc Long Quân có sức khẻ vô địch, có nhiều phép lạ, thường giúp dân diệt trừ yêu quái, dạy dân cách trồng trọt, chăn nuôi; Âu Cơ xinh đẹp tuyệt trần.

Việc kết duyên của Lạc Long Quân cùng Âu Cơ và chuyện Âu Cơ sinh nở có nhiều điều kì lạ: Một vị thần sống dưới nước kết duyên cùng một người thuộc dòng họ Thần Nông ở trên núi cao. Âu Cơ không sinh nở theo cách bình thường. Nàng sinh ra một cái bọc một trăm trứng, trăm trứng lại nở ra một trăm người con đẹp đẽ lạ thường. Đàn con không cần bú mớm mà tự lớn lên như thổi, mặt mũi khôi ngô, khoẻ mạnh như thần. Lạc Long Quân và Âu Cơ chia con ra làm hai: năm mươi người theo cha xuống biển, năm mươi người theo mẹ lên núi. Chia như vậy là để khi có việc gì thì giúp đỡ lẫn nhau.

Chi tiết tưởng tượng, kì ảo là những chi tiết không có thật. Đó là những chi tiết có tính chất hoang đường, kì lạ. Trong truyện truyền thuyết, nhân dân sáng tạo ra những chi tiết tưởng tượng, kì ảo nhằm dựng lên những câu chuyện thần kì, giải thích những sự kiện, sự việc chưa thể giải thích theo cách thông thường hoặc là  để thần thánh hoá các nhân vật mà nhân dân ngưỡng mộ, tôn sùng.

Trong truyền Con Rồng, cháu Tiên, những chi tiết này có vai trò tô đậm tính chất kì lạ, đẹp đẽ của các nhân vật (Lạc Long Quân và Âu Cơ), đồng thời chứng tỏ người Viẹt có nguồn gốc khác thường, rất cao quý và đẹp đẽ. Qua việc thần kì hoá, linh thiêng hoá nguồn gốc dân tộc, nhân dân ta muốn nhắn nhủ người đời sau hãy luôn luôn tự hào, tôn kính tổ tiên mình. Các chi tiết tưởng tượng, kì ảo trong truyện vừa phản ánh một trình độ hiểu biết nhất định ở giai đoạn lịch sử sơ khai, vừa là kết quả của óc tưởng tượng phi thường của người Lạc Việt.

Truyện Con Rồng, cháu Tiên tuy có những yếu tố tưởng tượng, kì ảo nhưng về cơ bản đã giải thích, suy tôn nguồn gốc của đất nước ta. Đồng thời truyện cũng thể hiện niềm tự hào dân tộc, ý nguyện đoàn kết, thống nhất từ xa xưa của cộng đồng người Viêt: dù ở bất cứ đâu, đồng bằng hay miền núi, trong Nam hay ngoài Bắc, người Việt Nam đều là con cháu các vua Hùng, có chung dòng dõi Con Rồng, cháu Tiên, vì thế phải biết thương yêu, đùm bọc lẫn nhau.

Lê Nguyên Hạo
19 tháng 8 2016 lúc 8:13

đăng roài mà

LIÊN
19 tháng 8 2016 lúc 9:15

Xưa, ở miền đất Lạc Việt có một vị thần thuộc nòi Rồng, tên là Lạc Long Quân. Trong một lần lên cạn giúp dân diệt trừ yêu quái, Lạc Long Quân đã gặp và kết duyên cùng nàng Âu Cơ vốn thuộc dòng họ Thần Nông, sống ở vùng núi cao phương Bắc. Sau đó Âu Cơ có mang và đẻ ra cái bọc một trăm trứng; nở ra một trăm người con. Vì Lạc Long Quân không quen sống trên cạn nên hai người đã chia nhau mỗi người mang năm mươi người con, người lên rừng, kẻ xuống biển. Người con trưởng theo Âu Cơ được tôn lên làm vua, xưng là Hùng Vương, đóng đô ở đất Phong Châu, đặt tên nước là Văn Lang. Khi vua cha chết thì truyền ngôi cho con trưởng, từ đó về sau cứ cha truyền con nối đến mười tám đời, đều lấy hiệu là Hùng Vương.

hihihehe

Thảo Nguyễn Karry
Xem chi tiết
Cô Pé Xinh Đẹp
21 tháng 10 2016 lúc 18:17

Truyện thánh gióng mà em đã hok là một văn bản tự sự . Văn bản tự sự này cho ta biết những điều gì? ( Truyện kể về ai , ở thời đại nào , làm việc gì , diễn biến của sự việc , kết quả ra sao , ý nghĩa của sự việc như thế nào ? ) Vì sao có thể nói truyện thánh gióng là truyện ngợi ca công đức của vị anh hùng làng gióng ? - Hãy liệt kê các sự việc theo thứ tự trước sau của truyện . Truyện bắt đầu từ đâu , diễn biến như thế nào , kết thúc ra sao ? Từ thứ tự các sự việc đó , em hãy suy ra đặc điểm của phương thức 9 cách thức ) tự sự

OoO_Nhok_Lạnh_Lùng_OoO
25 tháng 8 2017 lúc 9:11

- Truyện Thánh Gióng cho ta biết :

+ Thời Hùng Vương thứ sáu

+ Có 1 cậu bé ở làng Gióng

+ Thánh Gióng đã đánh tan giặc Ân cứu nước

- Diễn biến sự việc :

+ Sự ra đời kì lạ của Gióng

+ Lớn bỗng phi thường

+ Đánh giặc

+ Về trời

- Kết quả :

+ Gióng tiêu diệt giặc

+ Cưỡi ngựa bay về trời

- Vì : Gióng là tấm gương tiểu biểu cho người anh hùng đánh giặc cứu nước . Là biểu tượng cho lòng yêu nước có ý thức và hành động chống giặc ngoại xâm .

* Các sự việc trong truyện được sắp xếp theo thứ tự sau:

1. Sự ra đời kì lạ của Thánh Gióng.

2. Thánh Gióng biết nói và nhận trách nhiệm đánh giặc.

3. Thánh Gióng lớn nhanh như thổi.

4. Thánh Gióng vươn vai thành tráng sĩ cưỡi ngựa sắt, mặc áo giáp sắt, cầm roi sắt đi đánh giặc.

5. Thánh Gióng đánh tan giặc

6. Thánh Gióng lên núi, cởi bỏ áo giáp sắt bay về trời.

7. Vua lập đền thờ phong danh hiệu.

8. Những dấu tích còn lại của Thánh Gióng.

* Trong các sự việc trên thì:

- Sự việc 1 là sự việc mở đầu.

- Các sự việc từ 2 đến 7 là sự việc diễn biến.

- Sự việc 8 là sự việc kết thúc.

* Từ thứ tự các sự việc trên ta có thể suy ra đặc điểm của phương thức tự sự là phương thức trình bày một chuỗi các sự việc, sự việc này dẫn đến sự việc kia, cuối cùng dẫn đến một kết thúc, thể hiện một ý nghĩa.

Chúc bạn học tốt

Dung Nguyen
Xem chi tiết
Thảo Phương
7 tháng 9 2016 lúc 12:28

. Chuyện Thánh Gióng kể về

. - Cậu bé làng Gióng.

- Thời Hùng Vương thứ sáu.

- Thánh Gióng đã đánh tan giặc Ân cứu nước.

- Diễn biến sự việc :

+ Ra đời kì lạ.

+ Lớn bổng phi thường.

+ Đánh giặc.

+ Về trời.

- Kết quả :

+ Gióng tiêu diệt giặc. + Bay về trời

. - Ý nghĩa :

+ Gióng tiêu biểu cho người anh hùng đánh giặc cứu nước.

+ Là biểu tượng lòng yêu nước cho ý thức và hành động quật khởi chống ngoại xâm.

+ Gióng mang trong mình nhiều nguồn sức mạnh

. - Truyện Thánh Gióng ca ngợi công đức của vị anh hùng làng Gióng xem phần ý nghĩa trên.

- Liệt kê các sự việc theo thứ tự.

+ Ra đời kì lạ.

+ Tiếng nói đầu tiên xin đánh giặc.

+ Gióng đòi ngựa, giáp, roi sắt.

+ Bà con làng xóm vui lòng góp gạo nuôi Gióng.

+ Gióng lớn nhanh thành tráng sĩ.

+ Roi sắt gãy, Gióng nhổ tre đánh giặc.

+ Thắng giặc, Gióng cởi bỏ giáp sắt, bay về trời

. - Đặc điểm của phương thức tự sự :

+ Trình bày một chuỗi sự việc, sự việc này dẫn đến sự việc khác rồi kết thúc.

+ Nó thể hiện một hay nhiều ý nghĩa

. + Mục đích giao tiếp của tự sự là :

++Giải thích sự việc.

++ Tìm hiểu về con người, bày tỏ thái độ khen chê.

 

OoO_Nhok_Lạnh_Lùng_OoO
24 tháng 8 2017 lúc 22:14

- Truyện Thánh Gióng cho ta biết :

+ Thời Hùng Vương thứ sáu

+ Có 1 cậu bé ở làng Gióng

+ Thánh Gióng đã đánh tan giặc Ân cứu nước

- Diễn biến sự việc :

+ Sự ra đời kì lạ của Gióng

+ Lớn bỗng phi thường

+ Đánh giặc

+ Về trời

- Kết quả :

+ Gióng tiêu diệt giặc

+ Cưỡi ngựa bay về trời

- Vì : Gióng là tấm gương tiểu biểu cho người anh hùng đánh giặc cứu nước . Là biểu tượng cho lòng yêu nước có ý thức và hành động chống giặc ngoại xâm .

* Các sự việc trong truyện được sắp xếp theo thứ tự sau:

1. Sự ra đời kì lạ của Thánh Gióng.

2. Thánh Gióng biết nói và nhận trách nhiệm đánh giặc.

3. Thánh Gióng lớn nhanh như thổi.

4. Thánh Gióng vươn vai thành tráng sĩ cưỡi ngựa sắt, mặc áo giáp sắt, cầm roi sắt đi đánh giặc.

5. Thánh Gióng đánh tan giặc

6. Thánh Gióng lên núi, cởi bỏ áo giáp sắt bay về trời.

7. Vua lập đền thờ phong danh hiệu.

8. Những dấu tích còn lại của Thánh Gióng.

* Trong các sự việc trên thì:

- Sự việc 1 là sự việc mở đầu.

- Các sự việc từ 2 đến 7 là sự việc diễn biến.

- Sự việc 8 là sự việc kết thúc.

* Từ thứ tự các sự việc trên ta có thể suy ra đặc điểm của phương thức tự sự là phương thức trình bày một chuỗi các sự việc, sự việc này dẫn đến sự việc kia, cuối cùng dẫn đến một kết thúc, thể hiện một ý nghĩa.

Chúc bạn học tốt

Đinh Hoàng Yến Nhi
Xem chi tiết
Nguyễn Tuấn Dĩnh
19 tháng 7 2019 lúc 2:28

Truyện Thánh Gióng là một văn bản tự sự, vì:

- Truyện kể về cuộc đấu tranh chống giặc ngoại xâm của Gióng

- Thời gian: thời Hùng Vương thứ sáu

- Diễn biến: cậu bé Gióng 3 tuổi biết nói, lớn nhanh,cưỡi ngựa sắt, mặc áo giáp sắt, cầm roi đánh giặc → Gióng nhổ tre đánh giặc → giặc tan, Gióng bay về trời.

- Ý nghĩa: tinh thần yêu nước, quả cảm chống giặc của Gióng

- Sở dĩ nói truyện Thánh Gióng ca ngợi công đức của vị anh hùng làng Gióng:

     + Câu chuyện kể về sự ra đời, trưởng thành, chiến công chống giặc của vị anh hùng đầu tiên ở nước ta.

- Có thể sắp xếp thứ tự sự việc:

     + Gióng ra đời

     + Gióng biết nói và nhận lời sứ giả

     + Gióng lớn bổng, cưỡi ngựa đi đánh giặc

     + Giặc tan, Gióng cưỡi ngựa về trời

     + Vua lập đền thờ Gióng

ngô gia khánh
Xem chi tiết
Võ Diệu Trinh
28 tháng 9 2017 lúc 18:28

ukm ukm ukm

ϟтαzメαиιєᰔᩚ
Xem chi tiết
Đoàn Trần Quỳnh Hương
11 tháng 9 2023 lúc 22:56

Sự việc chính trong "Thánh Gióng" là:

- Sự ra đời kì lạ của Thánh Gióng

- Giặc Ân xâm lược, Gióng 3 tuổi vốn không biết nói biết cười nay xin nhận trách nhiệm đánh giặc

- Gióng lớn nhanh như thổi

- Gióng vươn vai thành tráng sĩ mặc áo giáp sắt, cưỡi ngựa sắt, cầm roi sắt ra trận đánh giặc

- Thánh Gióng dẹp sạch bóng quân thù

- Thánh Gióng lên núi, cởi giáp sắt bỏ lại, bay về trời

- Vua phong danh hiệu và lập đền thờ tưởng nhớ công ơn 

- Những dấu tích còn lại của Thánh Gióng.

Lê Nguyễn Diễm My
Xem chi tiết
kiều văn truyền
15 tháng 10 2016 lúc 20:40

                                             Con rồng cháu tiên:

  Ý nghĩa: giải thích, suy tôn nguồn gốc nòi giống (người VN ta là con cháu của các vua Hùng, là nòi giống rồng tiên), thể hiện ý nguyện đoàn kết, thống nhất cộng đồng người Việt.

  Sự thật lịch sử: là sự kết hợp giữa các bộ lạc Lạc Việt với Âu Lạc và nói nên nguồn gốc chung của các cư dân Bách Việt. Đền thờ Âu Cơ, vua Hùng, vùng đất Phong Châu.

                                              Bánh chưng bánh giầy:

  Ý nghĩa: giải thích nguồn gốc bánh chưng bánh giầy và tục làm hai loại bánh trong ngày Tết, đề cao lao động và nghề nông, đề cao sự thờ kính Trời, Đất, tổ tiên của nhân dân ta.

  Sự thật lịch sử: nhân vật Hùng Vương, tục làm bánh chưng bánh giầy.

                                      Sơn Tinh Thủy Tinh

  Ý nghĩa: giải thích hiện tượng lũ lụt hằng năm. Thể hiện sức mạnh, ước mơ chế ngự thiên tai của người Việt xưa. Suy tôn, ca ngợi công lao dựng nước và giữ nước của các vua Hùng.

  Sự thật lịch sử: núi Tản Viên (Ba Vì, Hà Tây), hiện tượng lũ lụt vẫn xảy ra hằng năm.

                                                    Thánh Gióng:

  Ý nghĩa: đề cao sức mạnh và ý thức bảo vệ đất nước. Thể hiện sức mạnh, ước mơ của nhân dân ta về người anh hùng cứu nước chống giặc ngoại xâm.

  Sự thật lịch sử: đền thờ thánh Gióng (Sóc Sơn), tre đằng ngà, ao hồ liên tiếp, làng Cháy.

                                                Sự tích hồ Gươm:

  Ý nghĩa: giải thích tên gọi hồ Gươm, ca ngợi tính chất chính nghĩa, tính chất nhân dân của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn, thể hiện khát vọng hòa bình của dân tộc.

  Sự thật lịch sử: tên người thật: Lê Lợi, Lê Thận. Tên địa danh thật: hồ Tả Vọng, hồ Gươm, Lam Sơn. Thời kỳ lịch sử có thật: khởi nghĩa Lam Sơn chống quân Minh đầu thế kỷ XV.

hahabài này mình mới học sáng nay xong!

khocroimình phải học tới tận 4 tiết lận đó, còn 1 tiết buổi chiều nữaoe ớn lắm!

jennie kim
Xem chi tiết
Nguyen Dieu Chau
16 tháng 12 2021 lúc 20:25

Để thể hiện lòng biết ơn các thương binh,liệt sĩ,Liên đội trường em thường tổ chức đến những gia đình thương binh,liệt sĩ có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn để tham hỏi sức khỏe và làm những việc vừa sức của mình.

Chi đội của em được Liên đội phân công chăm sóc,giúp đỡ chú Thắng bị cụt 2 chân hồi đánh Mĩ.Chú đi lại bằng xe lăn hoặc hai cái nang kẹp hai bên nách.Ngoài tiền trợ cấp hàng tháng,chú còn phải đi bán thêm vé số để có thu nhập nuôi hai con ăn học cấp II và cấp III.Vợ của chú đi làm thuê làm mướn,ai thuê gì làm nấy.

Hàng tuần,vào ngày chủ nhật,chúng em gồm 10 bạn đi đến nhà chú Thắng làm những công việc:quét dọn nhà cửa,chăm sóc vườn rau,kéo nước từ giếng khơi đủ đầy các lu,khạp.Viếc làm của chúng em tuy nhỏ nhưng đủ làm chú Thắng ấm lòng.Chú khen chúng em ngoan,biết giúp đỡ người khác và chú thường nhắc nhở chúng em rằng phải cố gắng học hành cho giỏi.

BẠN THÍCH THAY TÊN GÌ THÌ THAY NHÉ

Rykels
16 tháng 12 2021 lúc 20:27

Chúng ta được sinh ra trên cõi đời này là một hạnh phúc lớn lao, nhưng sống để hòa đồng, để yêu thương chia sẻ, chăm sóc lẫn nhau mới là hạnh phúc thật sự. Điều mà tôi muốn nói đến đây là lòng yêu thương con người. Trong đời sống cần phải có lòng thương yêu giữa người với người, như vậy gia đình mới hạnh phúc, xã hội được an ổn và cao hơn nữa là đem lại vùng trời bình yên cho thế giới.

Cho nên mới nói yêu thương là hạnh phúc cao nhất trong mỗi con người. Nhưng chúng ta phải thực hiện lòng yêu thương này như thế nào cho phù hợp mà không thiên về một phía nào. Trước tiên, chúng ta muốn thương yêu chia sẻ với người thì ta hãy yêu thương chính bản thân mình trước. Hãy sống một cách chân thật trong sáng, như vậy tình thương của chúng ta mọi người mới dễ dàng đón nhận. Gần hơn nữa là người thân trong gia đình, bởi cha mình không thương, mẹ mình không thương, mà thương yêu người khác thì có phải chăng là mưu đồ đạt được mục đích gì nơi người này chăng? Sau đó mới đem tình thương này đến chia sẻ với mọi người xung quanh. Nếu không làm được như vậy thì tình thương này không thể gọi là lòng yêu thương con người được. Bởi tình thương này không chân thật, không trong sáng, nên ít có ai đón nhận tình thương này vì nó chứa đầy sự giả dối. Khi chúng ta thực hiện lòng yêu thương con người thì phải biết quý trọng và quan tâm đến người khác, chúng ta phải tạo được lòng tin trong con người của họ.

 

Lòng thương yêu này không hạn chế ở một phương diện nào, mà luôn dang rộng vòng tay để chào đón mọi người. Không ghen tỵ, đố kỵ với sự thành đạt của người, không chê bai ghét bỏ khi người vấp phải sự thất bại, mà khi ấy ta hãy hóa thân thành một người bạn cùng chia sẻ những niềm vui nỗi buồn, thành công và thất bại, để họ đứng lên và vươn lên cao hơn nữa với sự thành công của mình, đó mới là một tình thương trọn vẹn. Cổ đức có câu: “Sanh ngã giả phụ mẫu, thành tác giả bằng hữu”. Chúng ta muốn thành công, thành đạt trong cuộc đời này thì hãy thương yêu con người, vì những người này sẻ là người bạn tốt của chúng ta, giúp cho chúng ta trở thành hoàn thiện. Chúng ta thương yêu bằng cả tấm lòng của chính mình, cả vật chất lẫn tinh thần, sẵn sàng giúp đỡ người khác khi họ gặp khó khăn hoạn nạn. Khi có một người nào đó gây cho ta khổ đau thì chúng ta cũng nên khoan dung tha thứ cho họ bằng tình thương và lòng quan tâm giúp đỡ. Cũng như vậy, chúng ta hãy biết chia sẻ lòng yêu thương với tất cả mọi người, mọi loài nhất là bây giờ hãy chung tay giúp đỡ đất nước Nhật Bản vừa qua đã bị một trận thiên tai rất nặng nề. Chính vì vậy chúng hãy giúp đỡ bằng lòng yêu thương trọn vẹn, không chỉ về tiền tài vật chất, mà còn phải củng cố tinh thần cho họ nữa. Chúng ta hãy gom tâm thành cầu nguyện cho họ được vạn sự bình an, muôn điều phước lạc, và nhất là người quá vãng thì siêu sanh tịnh độ. Điều gì đáng quý hơn khi chúng ta thực hiện trọn vẹn tình thương giữa con người với con người? Chúng ta thử nghĩ xem nếu nhân rộng tình thương này ra toàn thế giới, mọi người đều thương yêu chăm sóc lẫn nhau, cùng dìu nhau đi đến chân thiện mỹ, thì làm sao có thể có chiến tranh, bạo loạn, hay các vấn đề xã hội? Như vậy lòng yêu thương con người không thể thiếu trong mỗi con người chúng ta, nó là một nhân tố cấu tạo nên hòa bình và sự vắng mặt của chiến tranh đàn áp.

Trong lòng thương yêu này luôn ẩn chứa một phẩm giá tốt đẹp của mỗi con người, đó là đức tính hy sinh, khoan dung, và cần phải có đức tính nhẫn. Như vậy mới có thể giúp chúng ta vượt qua mọi thử thách khi thực hiện trọn vẹn sự yêu thương này. Trong yêu thương, không thể thiếu đức tính nhẫn. Nên người xưa có câu: “Có khi nhẫn để yêu thương. Có khi nhẫn để tìm đường lo toan. Có khi nhẫn để vẹn toàn. Có khi nhẫn để tránh tàn hại nhau”. Chúng ta muốn thực hiện trọn vẹn tình thương yêu đó thì hãy tập cho mình những đức tính tốt đẹp như: nhẫn nhục, khoan dung, tha thứ, nhường nhịn… và biết hy sinh. Phàm là một con người thì phải biết thương yêu chia sẻ lẫn nhau, nó xuất phát từ bản chất tự nhiên của cuộc sống trong ca dao cũng nói lên được điều này: “Bầu ơi thương lấy bí cùng, tuy rằng khác giống nhưng chung một giàn”. Nghĩa là chúng ta sinh ra trong một cộng đồng, cùng chung tộc loại thì cần phải thương yêu lẫn nhau, không phân biệt người đó ở đâu, xứ nào, hễ sinh ra trên cõi đời này điều đầu tiên cần phải biết đó là lòng thương yêu giữa người với người. Nếu con người chúng ta bị tách ra khỏi cộng đồng thì chắc chắn rằng không thể nào mà tồn tại được. Cho nên chúng ta muốn tồn tại, phát triển và trưởng thành hãy sống hòa đồng vào xã hội.

 

Trong mỗi thời đại, tình yêu thương luôn luôn cần và đủ để thực hiện một cách trọn vẹn. Yêu thương con người vốn là đức tính cao đẹp theo dòng chảy truyền thống văn hóa dân tộc từ xưa đến nay. Vì vậy chúng ta hãy trân trọng và phát huy đức tính cao đẹp ấy.

Do đó chúng ta phải giữ gìn xây dựng, vun bồi lòng yêu thương và hoàn thiện con người trong mỗi lúc mỗi nơi. Phải biết tôn trọng môi trường sống, môi trường làm việc của mỗi người. Bên cạnh đó chúng ta hãy sống một cách thiểu dục tri túc, không xa xỉ lãng phí, không xa hoa phung phí. Có như vậy chúng ta mới hoàn thiện được nhân cách của con người.

Lòng yêu thương con người đem lại hạnh phúc cho nhân loại, vì vậy hãy dành tình yêu thương của mình cho mọi người thật nhiều. Bởi yêu thương để sống, sống để yêu thương, đó mới chính là hạnh phúc cần có của con người. Nhất là trong thời đại hiện nay, thế giới đang phát triển, thì tuổi trẻ chúng ta phải có lòng yêu thương nhiều hơn, yêu thương để học tập, yêu thương để cống hiến. Giai đoạn này được coi là sự cống hiến hăng say nhất của tuổi trẻ. Chỉ có yêu thương mới có thể xoa dịu những ngăn cách giữa người giàu và nghèo, những bất đồng nghi kỵ. Phải biết yêu thương gắn bó, cảm thông chia sẻ và đôi lúc phải nhẫn chịu, nhường nhịn để giải quyết những vấn đề khuất mắt. Như vậy sẽ tạo ra thế giới hòa bình, nhân sanh an lạc, ngày càng hạnh phúc văn minh và giàu đẹp.

Hoàng Oanh
Xem chi tiết
Online  Math
19 tháng 11 2017 lúc 19:11
1. Truyền thuyết là loại truyện dân gian kể về các nhân vật và sự kiện có liên quan đến lịch sử thời quá khứ.Truyền thuyết là tác phẩm nghệ thuật truyền miệng nên nó thường có yếu tố tưởng tượng, kì ảo.Truyền thuyết thể hiện quan điểm, thái độ và cách đánh giá của nhân dân đối với các sự kiện và nhân vật lịch sử được kể.2. Truyền thuyết có mối quan hệ chặt chẽ với thần thoại. Các chi tiết hoang đường, kì ảo vốn là đặc trưng của thần thoại cũng thường xuyên được sử dụng trong truyền thuyết làm chức năng "huyền ảo hoá" các nhân vật, sự kiện; thể hiện sự tôn sùng, ngưỡng mộ của nhân dân đối với các nhân vật đã đi vào truyền thuyết. Có nhiều câu chuyện thần thoại được "lịch sử hoá" để trở thành truyền thuyết (ví dụ như truyền thuyết thời các vua Hùng), điều đó chứng tỏ sự phát triển tiếp nối của truyền thuyết sau thần thoại trong lịch sử văn học dân gian(1).3. Các truyền thuyết về thời đại Hùng Vương - thời đại mở đầu lịch sử Việt Nam (cách ngày nay khoảng bốn nghìn năm và kéo dài chừng hai nghìn năm) như: Con Rồng cháu Tiên; Bánh chưng, bánh giầy; Sơn Tinh, Thủy Tinh; Thánh Gióng... đều gắn với việc nhận thức về nguồn gốc dân tộc và công cuộc dựng nước, giữ nước dưới thời các vua Hùng.II. KIẾN THỨC CƠ BẢN1. Truyền thuyết Con Rồng cháu Tiên có nhiều chi tiết thể hiện tính chất kì lạ, lớn lao, đẹp đẽ về nguồn gốc và hình dạng của Lạc Long Quân và Âu Cơ. Trước hết, cả hai đều thuộc dòng dõi các thần. Lạc Long Quân là con trai thần Long Nữ (thường ở dưới nước), Âu Cơ thuộc dòng họ Thần Nông (ở trên núi). Thứ hai, Lạc Long Quân có sức khoẻ vô địch, có nhiều phép lạ, thường giúp dân diệt trừ yêu quái, dạy dân cách trồng trọt, chăn nuôi; Âu Cơ xinh đẹp tuyệt trần.2. Về việc kết duyên của Lạc Long Quân cùng Âu Cơ và chuyện Âu Cơ sinh nở có nhiều điều kì lạ: Một vị thần sống dưới nước kết duyên cùng một người thuộc dòng họ Thần Nông ở trên núi cao; Âu Cơ không sinh nở theo cách bình thường. Nàng sinh ra một cái bọc một trăm trứng, trăm trứng lại nở ra một trăm người con đẹp đẽ lạ thường. Đàn con không cần bú mớm mà tự lớn lên như thổi, mặt mũi khôi ngô, khoẻ mạnh như thần. Lạc Long Quân và Âu Cơ chia con ra làm hai: năm mươi người theo cha xuống biển, năm mươi người theo mẹ lên núi. Chia như vậy là để khi có việc gì thì giúp đỡ lẫn nhau.3. Chi tiết tưởng tượng, kì ảo là những chi tiết không có thật. Đó là những chi tiết có tính chất hoang đường, kì lạ. Trong truyện truyền thuyết, nhân dân sáng tạo ra những chi tiết tưởng tượng, kì ảo nhằm dựng lên những câu chuyện thần kì, giải thích những sự kiện, sự việc chưa thể giải thích theo cách thông thường hoặc là để thần thánh hoá các nhân vật mà nhân dân ngưỡng mộ, tôn sùng.Trong truyện Con Rồng cháu Tiên, những chi tiết này có vai trò tô đậm tính chất kì lạ, đẹp đẽ của các nhân vật (Lạc Long Quân và Âu Cơ), đồng thời chứng tỏ người Việt có nguồn gốc khác thường, rất cao quý và đẹp đẽ. Qua việc thần kì hoá, linh thiêng hoá nguồn gốc dân tộc, nhân dân ta muốn nhắn nhủ người đời sau hãy luôn luôn tự hào, tôn kính tổ tiên mình. Các chi tiết tưởng tượng, kì ảo trong truyện vừa phản ánh một trình độ hiểu biết nhất định ở giai đoạn lịch sử sơ khai, vừa là kết quả của óc tưởng tượng phi thường của người Lạc Việt.4. Truyện Con Rồng cháu Tiên tuy có những yếu tố tưởng tượng, kì ảo nhưng về cơ bản đã giải thích, suy tôn nguồn gốc của đất nước ta. Đồng thời truyện cũng thể hiện niềm tự hào dân tộc, ý nguyện đoàn kết, thống nhất từ xa xưa của cộng đồng người Việt: dù ở bất cứ đâu, đồng bằng hay miền núi, trong Nam hay ngoài Bắc, người Việt Nam đều là con cháu các vua Hùng, có chung dòng dõi "con Rồng cháu Tiên", vì thế phải biết thương yêu, đùm bọc lẫn nhau. (1) Về vấn đề này, nhà nghiên cứu Kiều Thu Hoạch trong tiểu luận Truyền thuyết anh hùng trong thời kì phong kiến cho rằng: "Truyền thuyết là một thể tài truyện kể truyền miệng, nằm trong loại hình tự sự dân gian; nội dung cốt truyện của nó là kể lại truyện tích các nhân vật lịch sử hoặc giải thích nguồn gốc các phong vật địa phương theo quan điểm của nhân dân; biện pháp nghệ thuật phổ biến của nó là khoa trương, phóng đại, đồng thời nó cũng sử dụng những yếu tố hư ảo, thần kì như cổ tích và thần thoại; nó khác cổ tích ở chỗ không nhằm phản ánh xung đột gia đình, sinh hoạt xã hội và số phận cá nhân mà thường phản ánh những vấn đề thuộc phạm vi quốc gia, dân tộc rộng lớn; nó khác thần thoại ở chỗ nhào nặn tự nhiên và xã hội trên cơ sở sự thật lịch sử cụ thể chứ không phải hoàn toàn trong trí tưởng tượng và bằng trí tưởng tượng" (Nhiều tác giả. Truyền thống anh hùng dân tộc trong loại hình tự sự dân gian Việt Nam, NXB Khoa học xã hội, H., 1971). III. RÈN LUYỆN KĨ NĂNG1*. Ở Việt Nam, còn có một số dân tộc khác cũng có một số truyện giải thích nguồn gốc dân tộc tương tự như truyện Con Rồng cháu Tiên, đó là truyện Quả trứng thiêng (trứng Điếng do đôi chim Ây cái Uá sinh ra trong sử thi thần thoại Đẻ đất đẻ nước của người Mường, là chiếc trứng thiêng do chim Ông Tôn sinh ra trong sử thi Ẳm ệt luông của người Thái), là hàng trăm dị bản về truyện Quả bầu mẹ từ vùng Tây Bắc xuống đến vùng Trung bộ.  Sự giống nhau này chứng tỏ, tuy có sự khác nhau về trình độ kinh tế nhưng quá trình nhận thức về cộng đồng huyết thống và sự phát triển tư duy của các dân tộc là một quá trình tự nhiên và tất yếu. Trong tâm thức cộng đồng, con người ra đời gắn bó chặt chẽ với tự nhiên, là sản phẩm của thiên nhiên.2. Tóm tắt: Xưa, ở miền đất Lạc Việt có một vị thần thuộc nòi Rồng, tên là Lạc Long Quân. Trong một lần lên cạn giúp dân diệt trừ yêu quái, Lạc Long Quân đã gặp và kết duyên cùng nàng Âu Cơ vốn thuộc dòng họ Thần Nông, sống ở vùng núi cao phương Bắc. Sau đó Âu Cơ có mang và đẻ ra cái bọc một trăm trứng; nở ra một trăm người con. Vì Lạc Long Quân không quen sống trên cạn nên hai người đã chia nhau mỗi người mang năm mươi người con, người lên rừng, kẻ xuống biển.Người con trưởng theo Âu Cơ được tôn lên làm vua, xưng là Hùng Vương, đóng đô ở đất Phong Châu, đặt tên nước là Văn Lang. Khi vua cha chết thì truyền ngôi cho con trưởng, từ đó về sau cứ cha truyền con nối đến mười tám đời, đều lấy hiệu là Hùng Vương.3. Lời kể: Muốn kể diễn cảm truyện Con Rồng cháu Tiên, cần bám sát các chi tiết cơ bản để xác định giọng kể.- Từ "Ngày xưa" đến "hiện lên" kể bằng giọng trầm.- Từ "Bấy giờ" đến "điện Long Trang" kể bằng giọng hồi tưởng, đến "như thần" thì ngừng lâu hơn khi kết thúc đoạn trước và khi kể "Thế rồi..." chuyển sang giọng cao hơn.- Chú ý thể hiện tính chất của lời thoại (giọng "than thở" của Âu Cơ, giọng "phân trần" của Lạc Long Quân). Đoạn cuối kể chậm và nhấn giọng, thể hiện niềm tự hào.

Diễn biến , sự việc :

- Giới thiệu Lạc Long Quân và Âu Cơ 

- Nàng Âu Cơ sinh nở kì lạ : Một bọc trứng nở ra 100 người con 

- Lạc Long Quân vì quen sống dưới nước bỏ Âu Cơ cùng 100 người con ở lại .

- Âu Cơ và Lạc Long Quân chia con : 50 người con theo cha xuống biển , 50 người con theo mẹ lên núi

- Người con trưởng lên làm vua lấy hiệu là Hùng Vương đặt tên nước là Văn Lang . 

P/s tham khảo nha

Không Tên Tuổi
11 tháng 9 2018 lúc 20:54

- Giới thiệu Lạc Long Quân và Âu Cơ 

- Nàng Âu Cơ sinh nở kì lạ : Một bọc trứng nở ra 100 người con 

- Lạc Long Quân vì quen sống dưới nước bỏ Âu Cơ cùng 100 người con ở lại .

- Âu Cơ và Lạc Long Quân chia con : 50 người con theo cha xuống biển , 50 người con theo mẹ lên núi

- Người con trưởng lên làm vua lấy hiệu là Hùng Vương đặt tên nước là Văn Lang .

HOK TỐT NHA