Khi em đi kiểm tr sức khỏe , bác sĩ dùng ống nghe để nghe nhịp tim của em. Thực tế bác sĩ đã nghe đc gì ?
HELP ME
Khi em đi kiểm tra sức khoẻ, bác sĩ dùng ống nghe để nghe nhịp tim của em. Tj]jc tế bác sĩ đã nghe được gì?
Giúp mình với nha, nhà mình k có ai là bs cả :( Cám ơn các bạn ^^
Khi em đi kiểm tra sức khoẻ, bác sĩ dùng ống nghe để nghe nhịp tim của em. Thực tế bác sĩ đã nghe được nhịp tim của chúng ta
thực tế bác sĩ đã nghe được:
. Hoạt động của tim truyền mau đến phổi
. Tiếng tim do sự co bóp tim mà ra
~~~ Chúc bạn học tốt nghen~~~~
Khi đi kiể, tra sức khỏe, bác sĩ dùng ống nghe để nghe nhịp tim, nhưng thật ra bác sĩ đã nghe thấy gì???
Có ai giúp mình với, mình đag cần gấp
Nếu em là 1 trong những chiến sĩ sau khi được nghe câu nói ấy của Bác tại Đền Hùng ,em sẽ nói vs Bác và chiến sĩ khác ntn? Hoặc là 1 hs em sẽ lm j để xứng đáng với lời căn dặn của Bác
Các Vua Hùng Đã Có Công Dựng Nước,Bác Cháu Ta Phải Cùng Nhau Giữ Lấy Nước
Các Vuy Hùng đã có công lập nước, Bác cháu ta phải giữ lấy nó! Việt Nam độc lập muôn năm#####
Đề bài: Em hãy tả bác sĩ đang khám bệnh cho bệnh nhân.
Từ bé em chưa phải lần nào đi khám bác sĩ, nhưng nghe mọi người kể thì trong tâm trí em bác sĩ là người không tốt, hay quát nạt bệnh nhân, đòi bồi dưỡng trước khi chăm sóc bệnh nhân. Nhưng từ khi lên thăm ông nội tại bệnh viện, gặp bác sĩ Hải, suy nghĩ của em đã thay đổi về những người làm nghề bác sĩ.
Bác sĩ Hải năm nay chừng 50 tuổi, dáng người cân đối khỏe mạnh, mái tóc thường chải ngược về phía sau để lộ vầng trán rộng điểm vài cọng tóc bạc. Bác sĩ có ánh mắt hiền từ và nét mặt biểu lộ những nét tươi tỉnh. Cũng như các cán bộ y tế khác, bác sĩ Hải mặc một chiếc áo bờ lu trắng, đầu đội chiếc mũ trắng có dấu chữ thập đỏ.
Khi ông được đưa vào giường bệnh, người bác sĩ vào thăm hỏi bệnh tình của ông là bác sĩ Hải. Bác sĩ đã một mình đỡ nội nằm xuống giường bệnh. Rồi bác sĩ quay lại nói với cô y tá chuẩn bị dụng cụ đo huyết áp cho nội. Dặn dò xong, bác sĩ sang giường bên cạnh để tiếp tục thăm khám cho bệnh nhân khác. Vừa khám và luôn hỏi han, động viên bệnh nhân. Cử chỉ thật ôn tồn thân thiết. Có lúc, em thấy nếp nhăn trên trán bác sĩ co lại thành những hằn sâu, chạy dài sang hai thái dương. Em nghĩ bác sĩ đang cố tìm, cắt nghĩa những diễn tiến của bệnh tình để có phương pháp điều trị đúng thuốc, đúng bệnh nên mới ưu tư đến như vậy.
- Khi nào bác thấy nhức mỏi trở lại, bảo y tá báo cho tôi biết.
- Cô hôm nay có đỡ hơn không? Cô có ăn hết phần cơm không?
Cứ ân cần, cẩn thận như thế, bác sĩ đi hết giường bệnh này đến giường bệnh khác. Cả phòng ai cũng nhìn bác sĩ với ánh mắt tin yêu, trìu mến. Em còn nhớ lúc quay lại giường nội, bác sĩ còn hỏi han việc học hành của em và dặn dò em lưu ý, động viên, an ủi nội.
Em thấy rất vui mừng khi gặp được bác sĩ Hải, em nhận ra rằng không phải bác sĩ nào cũng không tận tình với bệnh nhân. Tấm lòng của bác sĩ Hải với bệnh nhân thật cao cả, là người hết lòng vì bệnh nhân, chăm sóc bệnh nhân như người thân của mình. Phẩm chất đáng quý đó của người bác sĩ đó đã thôi thúc em có mơ ước học thật giỏi để trở thành một bác sĩ có cả đức cả tài, giúp ích cho dân cho nước.
Hãy làm thí nghiệm sau: Thiết kế 1 dụng cụ giống ống nghe của bác sĩ (hình 51 – 3) nhưng dùng 2 ống cao su nối với tai có độ dài khác nhau. Nhắm mắt và thử xác định xem có cảm nhận gì khi gãi trên màng cao su.
Ta có cảm giác âm thanh phát ra từ phía tương ứng với ống cao su ngắn.
bác sĩ thường nghe tim chẩn đoán bệnh còn thầy lang thì bắt mạch để kê đơn. vì sao
Con điền eo hay oeo vào những chỗ trống sau :
Đêm ấy, bé Vân sốt cao, phải vào bệnh viện. Em lo lắng nhìn ông bác sĩ già
đ .... kính trắng, cổ đ.... cái ống nghe như chiếc vòng bạc. Khi khám cho Vân, dô mày ông cứ nhíu lại như nghĩ ngợi điều gì.
Từ thích hợp :
Đêm ấy, bé Vân sốt cao, phải vào bệnh viện. Em lo lắng nhìn ông bác sĩ già đeo kính trắng, cổ đeo cái ống nghe như chiếc vòng bạc. Khi khám cho Vân, đôi mày ông cứ nhíu lại như nghĩ ngợi điều gì.
Nếu Là thỏ con trong câu truyện thỏ thay răng , e sẽ làm gì khi nghe những lời khuyên của bác sĩ hạc
Nghe kể chuyện và trả lời câu hỏi :
Qua suối
Một lần, trên đường đi công tác, Bác Hồ và các chiến sĩ bảo vệ phải qua một con suối. Trên dòng suối có những hòn đá bắc thành lối đi. Khi Bác đã sang đến bờ bên kia, một chiến sĩ đi phía sau bỗng sẩy chân bị ngã. Bác dừng lại, đợi anh chiến sĩ đi tới, ân cần hỏi.
- Chú ngã có đau không?
Anh chiến sĩ vội đáp:
- Thưa Bác, không đau ạ!
Bác bảo:
- Thế thì tốt. Nhưng tại sao chú bị ngã?
- Thưa Bác, tại hòn đá bị kênh ạ!
- Ta nên kê lại đế người khác qua suối không bị ngã nữa.
Anh chiến sĩ quay lại kê hòn đá cho chắc chắn. Xong đâu đấy, các Bác cháu mới tiếp tục lên đường.
a) Bác Hồ và các chiến sĩ bảo vệ đi đâu ?
b) Có chuyện gì xảy ra với anh chiến sĩ ?
c) Khi biết hòn đá bị kênh, Bác bảo anh chiến sĩ làm gì ?
d) Câu chuyện Qua suối nói lên điều gì về Bác Hồ ?
a) Bác Hồ và các chiến sĩ bảo vệ đi đâu ?
- Bác và các chiến sĩ đi công tác.
b) Có chuyện gì xảy ra với anh chiến sĩ ?
- Khi lội qua suối, một anh chiến sĩ sẩy chân bị ngã vì có một hòn đá kênh.
c) Khi biết hòn đá bị kênh, Bác bảo anh chiến sĩ làm gì ?
Bác bảo anh chiến sĩ kê lại cho chắc để người khác qua suối không bị ngã nữa.
d) Câu chuyện Qua suối nói lên điều gì về Bác Hồ ?
Bác rất quan tâm tới mọi người từ những việc nhỏ nhất trong đời sống sinh hoạt. Bác ân cần hỏi anh bị ngã có đau không và cho kê lại hòn đá để những người đi sau không bị ngã.