Tại Sao Ông lão lại thả con cá vàng
Kể lại kết thúc mới cho câu chuyện ông lão đánh cá và con cá vàng
Ông lão tần ngần đứng trên bờ biển đợi chờ mãi đành lủi thủi quay về. Tòa lâu đài và cung điện nguy nga đã biến đi đâu mất. Mụ vợ đang âu sầu rầu rĩ ngồi trước cái máng lợn sứt mẻ trong túp lều rách nát ngày nào.
hok tốt
1, Em có suy nghĩ như thế nào về nhân vật ông lão đánh cá trong truyện : " Ông lão đánh cá và con cá vàng "
2,Bài học rút ra từ bài " Ếch ngồi đáy giếng " có ý nghĩa trong cuộc sống ngày nay không ? Dựa vào đâu em có ý nghĩ vậy
1,
Việt Nam nổi tiếng bởi kho tàng văn học dân gian đồ sộ, phong phú với đầy đủ các thể loại. Đối với trẻ em Việt Nam mà nói những câu chuyện cổ tích dường như đã in sâu vào trong tâm thức tuổi thơ, đó là những câu chuyện mà bà, mẹ kể mỗi khi đêm về, hay khi gia đình cùng tụ tập bên bếp lửa. Cũng giống như Việt Nam, các nước trên thế giới cũng có rất nhiều những câu chuyện cổ tích hay, gắn liền với tuổi thơ của các bạn thiếu nhi và cũng truyền tải được những ý nghĩa nhân sinh sâu sắc. Trong chương trình học của sách ngữ văn lớp sáu tập một cũng đã được đưa vào một truyện cổ tích nước ngoài rất hay và ý nghĩa, đó là câu chuyện “Ông lão đánh cá và con cá vàng” của A. Pushkin.
Truyện cổ tích “Ông lão đánh cá và con cá vàng” khai thác xung quanh câu chuyện ông lão đánh cá đã cứu con cá vàng và được con cá này cho những những điều ước. Vốn bản tính thật thà ông lão đánh cá không hề đòi hỏi gì việc trả ơn cả. Nhưng vợ của lão không vậy, mụ ta là một mụ đàn bà tham lam và chính sự tham lam không có bờ bến ấy đã khiến cho mụ ta có một bài hoc đích đáng. Truyện ca ngợi những con người có tấm lòng nhân hậu và phê phán đối với những người tham lam, sống bội bạc, vì vật chất mà không màng đến tình nghĩa. Và chính sự tham lam ấy cuối cùng sẽ không nhận được bất kì sự mầu nhiệm nào, cuộc sống trở về xuất phát điểm như ban đầu của mụ ta, đó là bên chiếc máng lợn cũ.
Trong câu chuyện này không chỉ đề cập đến lòng tham không đáy gây phẫn nộ của mụ vợ còn nói về sự nhân hậu, hiền lành của ông lão. Hình ảnh ông lão hiện lên với vẻ chân chất, chịu thương, chịu khó và cũng chính vì quá hiền lành mà luôn bị mụ vợ bắt nạt, miệt thị nguyền rủa bằng những lời lẽ cay độc nhất. Trước hết, nhà văn Pushkin đã xây dựng ông lão đánh cá là một người ngư dân thật thà, nhân hậu. Cuộc sống của ông tuy nghèo nhưng ông không chán nản mà ngược lại có phần hạnh phúc. Nếu theo dõi hết câu chuyện cổ tích này ta có thể thấy giai đoạn đầu khi ông lão còn nghèo khó lại chính là khoảng thời gian mà ông cảm thấy hạnh phúc nhất, ông có cuộc sống nghèo đói, bên một túp lều nát nhưng vợ chồng yên ấm, hòa thuận làm ăn.
1.
Ông lão đánh cá là một trong hai nhân vật chính của truyện, một nhân vật đối lập với nhân vật mụ vợ.
Đọc tác phẩm, ta thấy mến ông lăo bởi cái bản tính lương thiện. Bản tính ấy được thể hiện ở những chi tiết rất nhỏ, mà nếu không chú ý kĩ, thì có thể ta sẽ bỏ qua. Ấy là một công việc lao động chân chính: thả lưới đánh cá trên biển. Một công việc không mấy dễ dàng được lão chọn và cần mẫn với nó. Tuy nhiên cái bản tính ấy càng được bộc lộ rõ kể từ khi gặp cá vàng.
Đầu tiên là việc thả cá vàng trở lại biển khơi. Đối với một người đánh cá, bắt được cá là mục đích của họ. Hơn nữa, vợ chồng lại rất nghèo (chỉ có một cái máng lợn sứt mẻ và một túp lều rách nát). Và ngày hôm ấy, đã hai lần kéo lưới, lão vẫn chỉ gặp bùn và rong biển. Lần thứ ba kéo được cá vàng (chắc sẽ bán được nhiều tiền vì con cá đẹp đến thế cơ mà). Thế nhưng, trước sự kêu van tha thiết của cá vàng, ông đã thả nó xuống biển mà không đòi hỏi gì (mặc dù cá vàng có hứa với ông lão là sẵn sàng đền ơn ông, muốn gi cũng được). Lòng thương người của ông thật là chân thành và trong sáng, sự cứu giúp người khác một cách vô tư, hào hiệp, không hề tính toán thiệt hơn, không mong đền ơn báo đáp. Việc làm ấy thể hiển bản tính lương thiện, hiền hậu của người lao động.
Tiếp theo, năm lần ông lảo đi ra biển nhờ cá vàng giúp đỡ theo yêu cầu của mụ vợ, ông cũng không đòi hỏi gì cho riêng mình, vẫn bằng lòng với cuộc sống vốn có của mình, tự kiếm sống bằng bàn tay lao động của mình. Thậm chí, khi mụ vợ đối xử tệ bạc với mình (quát mắng và bắt quét dọn chuồng ngựa), ông lão có thể xin cá vàng ban cho mình quyền lực lớn hơn: làm hoàng đế để mụ vợ không dám xem thường và sai khiẹn ông (vì mụ mới chỉ làm bà nhất phẩm phu nhân), ông lão vẫn không đòi hỏi gì, ở con người ông lão, chưa bao giờ lòng tham xuất hiện (dù chỉ là trong ý nghĩ). Thật là một tâm hồn trong sáng đáng trân trọng.
Nhìn về góc độ cổ tích, ông lão đánh cá là hình tượng nhân vật tượng trưng cho cái thiện, cho phẩm chất tốt đẹp của con người. Tuy nhiên, dưới con mắt và ngòi bút nghệ thuật của Pu- skin, nhân vật ông lão có thêm một tầng ý nghĩa mới. Ông là hình ảnh của nhân dân Nga cam chịu và nhẫn nhục.
Trong suốt câu chuyện, tả chưa thấy ông lão đánh cá một lần dám cãi lại, dám làm trái ý mụ vợ tham lam bội bạc. Bất cứ yêu cầu, đòi hỏi gì của mụ vợ cũng được ông răm rắp thực hiện. Hình bóng ông lão hết “lóc cóc”, rồi lại “lủi thủi” đi ra biển vừa đáng thương, vừa đáng giận. Đáng giận hơn nữa là cả khi mụ vợ bội bạc với chính ông (chửi mắng, đối xử như nô lệ, rồi đánh đuổi đi), ông lão cũng không hề dám kêu ca, phàn nàn, không dám phản ứng lại.
Tất cả những gì mụ vợ được hưởng (của cải, danh vọng, quyền lực), lẽ ra phải là của ông, chỉ có ông mới xứng đáng được hưởng (vì ông chính là ân nhân của cá vàng, người có công lớn với cá vàng). Thế mà ông lại cam chịu nhường lại những quyền lực đó cho kẻ khác (một kẻ đã không có công lao gì). Đến khi đã nhường hết công lao cho mụ vợ, lại bị đối xử tệ bạc, ông vẫn cam chịu.
2. Bài học: Không nên chủ quan, kiêu ngạo, phải cố gắng mở rộng tầm hiểu biết của mình, ko nên suy nghĩ nông cạn.
Dựa vào các chi tiết trong chuyện mà em có ý nghĩ như vậy.
viết 1 đoạn văn trình bày suy nghĩ của em về nhân vật mụ vợ trong truyên ông lão đánh cá và con cá vàng
Mình thấy bà vợ ấy rất lắm chuyện và tham lam hơn cả ông lão lúc thì đòi máng mới, nhà, danh vị,...
=>Mk thấy ông lão rất đáng thương và bà lão rất tham lam, bội bạc.
Học tốt!!!
#Just Crazy#
có một ông cụ đi chợ gặp 1 con cò đi lùi...
hỏi tại sao ông lão lại đi về?
Cò lùi là cò ko tiến cò ko tiến là tiền ko có
cò lùi là cò không tiến, cò không tiến là tiền ko có
cò lùi = cò ko tiến => tiền ko có
đi chợ mà ko có tiền thì quay về thôi
Em hãy sọan bài : Ông lão đánh cá và con cá vàng
I. TÓM TẮT TRUYỆN ÔNG LÃO ĐÁNH CÁ VÀ CON CÁ VÀNG
Một ông lão đánh cá nghèo ra biển. Lần thứ nhất kéo lưới chỉ thấy có bùn, lần thứ hai kéo lưới được cây rong, lần thứ ba thì bắt được con cá vàng. Cá vàng kêu van, hứa trả ơn và ông lão đã thả.
Mụ vợ biết chuyện, mắng lão một trận và năm lần bắt ông ra biển, đòi cá vàng đáp ứng những yêu cầu của mụ:
Lần thứ nhất, mụ đòi cá giúp cho một chiếc máng lợn mới.
Lần thứ hai, mụ vợ lại "quát to hơn" và bắt ông lão ra biển đòi cá vàng mội cái nhà rộng.
Lần thứ ba, mụ vợ "mắng như tát nước vào mặt" ông lão và đòi làm một bà nhất phẩm phu nhân.
Lần thứ tư, mụ vợ lại "nổi trận lôi đình" và đòi cá cho làm nữ hoàng.
Lần thứ năm, mụ muốn làm Long Vương để bắt cá vàng hầu hạ.
Cá vàng tức giận, lấy lại tất cả những thứ đã cho và ông lão trở về lại thấy túp lều nát ngày xưa, trên bậc cửa, mụ vợ đang ngồi trước cái máng lợn sứt mẻ.
II. TRẢ LỜI CÂU HỎI SGK
1. Trong truyện Ông lão đánh cá và con cá vàng có mấy lần ông lão ra biển gọi con cá vàng? Việc kể lại những lần ông lão ra biển gọi cá vàng là biện pháp lặp lại có chủ ý của truyện cổ tích. Hãy nêu tác dụng của biện pháp này.
Trả lời:
- Trong truyện Ông lão đánh cá và con cá vàng có năm lần ông lão ra biển gọi cá vàng.
+ Lần 1: Thế là ông lão đi ra biển
+ Lần 2: Thế là ông lão lại đi ra biển
+ Lần 3: Ông lão lại lóc cóc ra biển
+ Lần 4: Ông lão đành lủi thủi ra biển.
+ Lần 5: Ông lại đi ra biển
- Việc kể lại những lần ông, lão ra biển gọi cá vàng là biện pháp lặp lại có chủ ý của truyện cổ tích. Biện pháp này có mấy tác dụng sau:
+ Tạo nên tình huống, gây hồi hộp cho người nghe.
+ Sự lặp lại ở đây không phải là sự lặp lại nguyên xi mà có những chi tiết thay đổi, tăng tiến (cảnh biển thay đổi, lòng tham của mụ vợ tăng lên). Vì vậy, mỗi lần truyện lặp lại là mỗi lần có chi tiết mới xuất hiện. Đây là sự lặp lại tăng tiến.
+ Qua những lần lặp lại, tính cách các nhân vật (ông lão, mụ vợ, cá vàng) và chủ đề của truyện được tô đậm dần.
2. Mỗi lần ông lão ra biển gọi cá vàng, cảnh biển thay đổi như thế nào?
Trả lời:
Trong truyện, ông lão nầm lần ra biển gọi cá vàng, mỗi lần như thế cảnh biển lại thay đổi:
- Lần 1: Biển gợn sóng êm ả.
- Lần 2: Biển xanh đã nổi sóng.
- Lần 3: Biển xanh nổi sóng dữ dội.
- Lần 4: Biển nổi sóng mù mịt.
- Lần 5: Một cơn giông tố kinh khủng kéo đến, mặt biển nổi sóng ầm ầm.
⟹ Việc liệt kê tăng tiến, cho thấy rõ phản ứng của biển tương ứng với những đòi hỏi ngày càng vô lý, quá quắt của mụ vợ ông lão đánh cá.
3. Em có nhận xét gì về lòng tham và sự bội bạc của nhân vật mụ vợ? Sự bội bạc của mụ đối với chồng đã tăng lên như thế nào? Khi nào sự bội bạc của mụ đi đến tột cùng?
Trả lời:
* Lòng tham không đáy và sự bội bạc của mụ vợ ngày càng quá quắt:
- Lần 1: đòi máng lợn mới ⟹ đòi hỏi vật chất.
- Lần 2: đòi một cái nhà rộng ⟹ đòi hỏi vật chất (tăng lên).
- Lần 3: muốn làm nhất phẩm phu nhân ⟹ đòi hỏi của cải và danh vọng
- Lần 4: muốn làm nữ hoàng ⟹ đòi hỏi của cải, danh vọng và quyền lực.
- Lần 5: muốn làm Long Vương, bắt cá vàng hầu hạ và làm theo ý muốn của mụ ⟹ đòi hỏi một địa vị đầy quyền uy nhưng không có thật và một quyền phép vô hạn.
Lòng tham của mụ vợ cứ tăng mãi không có điểm dừng. Mụ muốn có tất cả mọi thứ: của cải, danh vọng, quyền phép vô hạn.
* Đốì với chồng, thái độ bội bạc của mụ ngày càng tăng lên:
- Mụ mắng chồng là đồ ngốc (đòi máng lớn)
- Mụ quát to hơn: đồ ngu (đòi nhà)
- Mụ mắng như tát nước vào mặt: "Đồ ngu, ngốc sao ngốc thể (đòi làm nhất phẩm phu nhân).
- Mụ giận dữ, nổi trận lôi đình tát vào mặt ông lão: "mày dám cãi... ” (đòi làm nữ hoàng).
- Mụ lại nổi cơn thịnh nộ, sai người đi bắt ông lão đến (đòi làm Long Vương)
Những chi tiết ấy chứng tỏ: lòng tham càng lớn thì tình nghĩa vợ chồng càng nhỏ lại, rồi tiêu biến.
Với lòng tham không đáy, mụ vợ đòi hỏi tất cả mọi thứ con người có thể có, chưa đủ, mụ còn muốn chính cá vàng cũng trở thành đầy tớ hầu hạ mụ để tuỳ mụ sai khiến. Mụ không muốn đòi hỏi cá vàng qua trung gian là ông lão đánh cá nữa, mụ muốn gạt bỏ ông lão đi - ân nhân đã trở thành chướng ngại. Sự bội bạc của mụ đến đây đã đi tới tột cùng, người và trời đều không dung tha.
4. Câu chuyện đã được kết thúc như thế nào? Ý nghĩa của cách kết thúc đó.
Trả lời:
Kết thúc truyện, vợ chồng ông lão trở về cảnh sống như xưa. Với ông lão kết thúc như thế, ông lão không mất gì cả mà chỉ như vừa qua một cơn ác mộng. Còn đối với mụ vợ thì đó là một sự trừng trị thích đáng. Cá vàng không chỉ lấy đi những gì nó đã cho mà còn lấy nhiều hơn thế. Mở đầu truyện, mụ vợ sống trong cảnh nghèo khó mà chưa hề nếm trải sung sướng giàu sang. Kết thúc truyện, sau khi mụ đã được sống qua tột đỉnh giàu sang, danh vọng mà lại phải trở về cảnh nghèo khó ban đầu, điều đó thực chẳng dễ chút nào.
5. Cá vàng trừng trị mụ vợ vì tội tham lam hay tội bội bạc? Hãy nêu ý nghĩa tượng trưng của hình tượng con cá vàng.
Trả lời:
* Cá vàng trừng trị mụ vợ vì cả hai tội. Cả hai tội đều nặng, nhưng có lẽ, tội bội bạc là tội lớn hơn.
* Ý nghĩa tượng trưng của hình tượng cá vàng:
- Cá vàng tượng trưng cho sự biết ơn, tấm lòng vàng củạ nhân dân đôì với những người nhân hậu đã cứu giúp cõi người khi hoạn nạn, khó khăn. Cá vàng đại diện cho lòng tốt, cái thiện.
- Cá vàng còn tượng trưng cho một chân lí khác của nhân dân: trừng trị đích đáng những kẻ tham lam, bội bạc.
LUYỆN TẬP
Có người cho rằng truyện này đặt tên là Mụ vợ ông lão đánh cá và con cá vàng. Ý kiến của em thế nào?
Trả lời:
Không thể đặt như vậy vì:
- Về mặt hình thức: nhan đề quá dài
- Mụ vợ ông lão đánh cá là nhân vật chính, triển khai theo mạch mức độ tăng tiến theo những đòi hỏi vô lý của mụ nhưng sự đối thoại trực tiếp trong truyện là ông lão - con cá.
- Câu chuyện tô đậm lòng tốt, tính thiện của con người.
Câu 1
Bố cục: 3 đoạn
- Đoạn 1 (Từ đầu ... đến “kéo sợi”): Giới thiệu nhân vật và tình huống truyện.
- Đoạn 2 (Tiếp theo ... đến “ý muốn của mụ”): Sự đền ơn của cá và lòng tham của mụ vợ.
- Đoạn 3 (Còn lại): Sự trừng trị của cá vàng.
Nội dung chính: Ca ngợi lòng biết ơn đối với những người nhân hậu. Phê phán, nêu ra bài học đích đáng cho thói nhu nhược, tham lam, bội bạc.
Trả lời câu 1 (trang 96, SGK Ngữ văn 6, tập 1):
- Trong truyện, có 5 lần ông lão ra biển gọi cá vàng.
- Tác dụng của biện pháp lặp lại này là: mang tính chất tăng tiến có tác dụng khắc sâu, tô đậm tính cách nhân vật (sự phản ứng của biển cả, thái độ của cá vàng và sự tham lam của mụ vợ).
Câu 2
Trả lời câu 2 (trang 96, SGK Ngữ văn 6, tập 1):
Năm lần ông lão ra biển gọi cá vàng, biển thay đổi như sau:
- Lần 1: biển gợn sóng êm ả.
- Lần 2: biển xanh đã nổi sóng.
- Lần 3: biển xanh nổi sóng dữ dội.
- Lần 4: biển nổi sóng mù mịt.
- Lần 5: cơn dông kéo đến, mặt biển nổi sóng ầm ầm.
=> Những thay đổi của biển tăng dần theo những đòi hỏi quá đáng của mụ vợ, thể hiện sự tức giận của thiên nhiên và cá vàng đối với sự tham lam.
Câu 3
Trả lời câu 3 (trang 96, SGK Ngữ văn 6, tập 1):
- Lòng tham và sự bội bạc của mụ vợ ngày càng tăng tiến, thể hiện sự quá quắt, không biết điều:
+ Lần 1: đòi máng lợn mới.
+ Lần 2: đòi một cái nhà rộng.
+ Lần 3: muốn làm nhất phẩm phu nhân.
+ Lần 4: muốn làm nữ hoàng.
+ Lần 5: muốn làm Long Vương, bắt cá vàng hầu hạ và làm theo ý muốn của mụ.
⟹ Lòng tham không đáy, được voi đòi tiên.
- Sự bội bạc của mụ đối với chồng:
+ Mụ mắng chồng là đồ ngốc khi đòi máng.
+ Mụ quát to hơn: đồ ngu khi đòi nhà.
+ Mụ mắng như tát nước vào mặt: “Đồ ngu! Ngốc sao ngốc thế!” khi đòi làm nhất phẩm phu nhân.
+ Mụ nổi trận lôi đình, tát vào mặt ông lão khi đòi làm nữ hoàng.
+ Mụ lại nổi cơn thịnh nộ đòi làm Long Vương.
- Sự bội bạc của mụ đi tới tột cùng là lúc mụ muốn làm Long Vương, bắt cá vàng hầu hạ. => Cạn tình cạn nghĩa, mọi thứ mà mụ muốn đã đi quá giới hạn, người và trời đều không dung tha.
Câu 4
Trả lời câu 4 (trang 96, SGK Ngữ văn 6, tập 1):
- Câu chuyện kết thúc với kết quả: ông lão và mụ vợ quay trở lại sống trong túp lều rách nát và cái máng lợn sứt mẻ.
- Ý nghĩa của cách kết thúc đó:
+ Những kẻ tham lam, bội bạc luôn bị trừng trị thích đáng.
+ Những gì không phải do bàn tay mình làm ra thì không bao giờ bền vững.
Câu 5
Trả lời câu 5 (trang 96, SGK Ngữ văn 6, tập 1):
- Cá vàng trừng trị mụ vì cả hai tội: tội tham lam và bội bạc.
- Ý nghĩa của tượng trưng của hình tượng con cá vàng:
+ Cá vàng tượng trưng cho sự biết ơn, tấm lòng vàng của nhân dân đối với những người nhân hậu đã cứu giúp con người trong hoàn cảnh khó khăn.
+ Cá vàng đại diện cho cái thiện.
+ Cá vàng còn tượng trưng cho một chân lí: những kẻ tham lam, bội bạc sẽ bị trừng trị thích đáng.
Tham khảo:
Câu 1 (trang 96 sgk ngữ văn 6 tập 1)
Trong truyện ông lão ra biển năm lần gặp cá vàng:
+ Lần 1: Thế là ông lão đi ra biển
+ Lần 2: Thế là ông lão lại đi ra biển
+ Lần 3: Ông lão lại lóc cóc ra biển
+ Lần 4: Ông lão đành lủi thủi ra biển.
+ Lần 5: Ông lại đi ra biển
- Việc lặp lại hành động này là chủ ý của truyện cổ tích, nhằm:
+ Gợi ra các tình huống cuốn hút người nghe, người đọc.
+ Mỗi lần lại xuất hiện chi tiết mới: lòng tham của mụ vợ tăng lên, cảnh biển và tâm trạng của ông lão thay đổi.
Câu 2 (Trang 96 sgk ngữ văn 6 tập 1)
Sự thay đổi cảnh biển trong mỗi lần ông lão ra cầu xin cá vàng:
+ Lần 1: biển gợn sóng yên ả
+ Lần 2: biển xanh nổi sóng
+ Lần 3: Biển xanh nổi sóng dữ dội
+ Lần 4: Biển nổi sóng mù mịt
+ Lần 5: Một cơn dông tố kinh khủng kéo đến, mặt biển nổi sóng ầm ầm
⇒ Việc liệt kê tăng tiến, cho thấy rõ phản ứng của biển tương ứng với những đòi hỏi ngày càng vô lý, quá quắt của mụ vợ ông lão đánh cá.
- Biểu hiện của biển chính là thái độ của nhân dân trước lòng tham của con người bội bạc.
Câu 3 (trang 96 sgk ngữ văn 6 tập 1)
Truyện phản ánh lòng tham và sự bội bạc của mụ vợ tăng dần:
+ Lần 1: đòi chiếc máng lợn ,ới
+ Lần 2: đòi nhà rộng
+ Lần 3: đòi làm nhất phẩm phu nhân
+ Lần 4: mụ vợ đòi làm nhất phẩm phu nhân
+ Lần 5: Mụ vợ muốn làm Long Vương
- Sự phát triển của cốt truyện dựa trên việc lòng tham, đòi hỏi của mụ vợ ngày càng không giới hạn. Mụ vợ không có công gì với cá vàng nhưng lại đưa ra những đòi hỏi vô lý.
- Sự bội bạc của mụ đối với chồng:
+ Chửi chồng “đồ ngốc”, “đồ ngu”, “ngốc sao ngốc thế”
+ Đỉnh điểm khi mụ tát vào mặt ông lão “Mày cãi à? Mày dám cãi một bà nhất phẩm phu nhân à?
- Sự bộ bạc đi tới cùng khi người chồng- cũng là ân nhân- mụ coi như chướng ngại vật, mụ gạt ra để cá vàng trực tiếp hầu hạ mụ.
Câu 4 (trang 96 sgk ngữ văn 6 tập 1)
- Câu chuyện được kết thúc bằng hình ảnh “ trước mắt ông lão lại thấy túp lều nát ngày xưa, và trên bậc cửa, mụ vợ đang ngồi trước cái máng lợn sứt mẻ”
- Hình ảnh này có ý nghĩa:
+ Với ông lão: cuộc sống trở về bình yên giản dị dù thiếu thốn.
+ Với mụ vợ: từng sống nghèo khổ, cũng từng được giàu sang nay lại nghèo khổ, đây là hình phạt cho lòng tham và sự bội bạc.
Câu 5 (trang 96 sgk ngữ văn 6 tập 1)
Cá vàng trừng trị mụ vợ vì cả hai tội: tham lam và bội bạc
+ Lòng tham khiến mụ mù quáng, mất lương tri. Sự bội bạc có ý nghĩa quyết định lòng tham trở nên vô hạn độ dẫn đến việc bị trừng trị thích đáng của cá vàng đối với mụ
- Hình tượng cá vàng trong truyện thể hiện chủ đề của truyện:
+ Cá vàng thể hiện sự biết ơn đối với tấm lòng nhân hậu.
+ Cá vàng thể hiện ước mơ công lí về sự trừng phạt đối với kẻ vong ân bội nghĩa, ích kỷ, tham lam vô độ.
Luyện tậpBài 1 ( trang 97 sgk ngữ văn 6 tập 1) Có thể đặt tên nhan đề là Mụ vợ ông lão đánh cá và con cá vàng. Không thể đặt như vậy vì:
- Về mặt hình thức: nhan đề quá dài
- Mụ vợ ông lão đánh cá là nhân vật chính, triển khai theo mạch mức độ tăng tiến theo những đòi hỏi vô lý của mụ nhưng sự đối thoại trực tiếp trong truyện là ông lão- con cá.
- Câu chuyện tô đậm lòng tốt, tính thiện của con người.
Em hãy tưởng tượng và thay kết thúc cho câu chuyện cổ tích ông lão đánh cá và con cá vàng.
Mạng cũng dc nhưng tự nghĩ thì càng tốt nha
Tham khảo nha:
Lần thứ năm ông lão ra biển nhờ cá vàng giúp đỡ cũng là lần biển cả nổi cơn dông tố kinh khủng nhất như để phản đối sự đòi hỏi quá mức của mụ vợ. Cá vàng thương ông lão - vị ân nhân tốt bụng của mình mà đã đáp ứng nhiều yêu cầu của mụ.
Lòng tham của mụ vợ ngày càng đi quá xa. Từ một nông dân quèn ngồi bên cái máng lợn cũ sứt mẻ thành một bà nhất phẩm phu nhân rồi nữ hoàng với cung điện nguy nga, lộng lẫy và người hầu kẻ hạ tấp nập. Sự tham lam đã làm mụ mờ mắt mà vô ơn quên đi, đối xử tệ bạc với người chồng tội nghiệp. Tưởng rằng đã thoả mãn nhu cầu của mụ vợ thì không ngờ một lần nữa ộng lão lại lóc cóc đi ra biển. Lần này không binh thường như những lần trước, mụ muốn làm Long Vương ngự trên biển và bắt cá vàng hầu hạ theo ý muốn. Có lẽ được hưởng quá nhiều sự sung sướng của cuộc sống trần gian mà mụ ta muốn được đến một không gian mới. Nhưng mụ đã không biết rằng, cá vàng rất tức giận và sẽ không bao giờ đáp ứng yêu cầu của mụ nữa.
Ông lão vẫn kiên nhẫn đứng trên bờ biển chờ đợi câu trả lời của cá vàng. Mặc dù biết lần này mụ vợ của lão đã quá đáng nhưng ông cũng mong cá vàng sẽ giúp như những lần trước để ông không phải khổ sở vì mụ ta. Một lúc lâu sau, cá vàng xuất hiện. Nhìn ông lão với ánh mắt thông cảm, cá vàng lên tiếng: “Ông lão ơi. Tôi rất biết ơn vì ông đã cứu mạng tôi. Nếu không có ông thì tôi cũng không thể vẫy vùng trên biển cả được nữa. Vậy nên tôi rất muốn trả ơn ông, trả ơn thật hậu để đáp đền lòng tốt của ông. Những lần trước tôi đều giúp ông làm cho mụ vợ thỏa nguyện. Nhưng lần này thì không được đâu ông lão ạ. Tôi không thể để mụ vợ ông ngang ngược làm Long Vương, lại càng không thể phục tùng mụ ta. Như thế, danh dự của một cá vàng thần kì của biển cả này sẽ bị xúc phạm. Dù không làm được điều ông mong muốn nhưng tôi có cách này giúp ông không bị mụ vợ la mắng...”. Ông lão khuôn mặt rạng ngời xin cá vàng giúp, ông lão thấy mình cũng không chịu được sự quái ác của mụ ta nữa.
Theo lời cá vàng chỉ dẫn, ông lão đi về nhà. Mụ vợ lúc này đang là nữ hoàng quyền uy nên lớn tiếng quát tháo tất cả mọi người. Thấy ông lão về mà mình vẫn chưa biến thành Long Vương mụ ta lại nổi cơn thịnh nộ, bắt ông đến gần doạ nạt. Ông lão binh tĩnh nhắn lại lời của cá vàng: Mụ đừng đòi hỏi gì thêm nữa, hãy yên vị là một nữ hoàng sang trọng đi. Ngay tức khắc, ông lão bị lôi ra đánh và rồi lại lủi thủi đi ra biển. Cá vàng hiện lên “Ông lão ơi, ông đừng buồn nhé. Nếu mụ ta không biết trân trọng ông, không biết trân trọng những gì đang có thì mụ ta sẽ mất tất cả. Ông cứ yên tâm quay về đi”. Ông lão nghe lời cá vàng ra về. Và ngạc nhiên, mụ vợ ông không còn là nữ hoàng kiêu sa nữa mà giờ đây trở về là bà nhất phẩm phu nhân rồi. Nhưng ông lão cũng không được yên. Mụ ta giày vò ông, nói cá vàng vô ơn, không đáp ứng được mong muốn của ân nhân mình. Mụ vợ nói nhiều quả khiến ông không chịu được đành phải đi ra biển. Cá vàng lại xuất hiện, khuyên ông lão yên tâm ra về. Và lần này mụ vợ ông không còn ngôi vị gì nữa mà trở về với ngôi nhà nhỏ bên bờ biển. Mụ ta bắt đầu thấy lo lắng. Mỗi lúc mụ ta lại mất đi một thứ vô cùng quí giá, mất hết quyền uy. tiền bạc, mất hết cung điện nguy nga, người hầu kẻ hạ, giờ chỉ còn duy nhất một căn nhà. Mụ ta đang thấy sự trừng phạt của cá vàng. Mụ ta lo sợ rằng nếu còn đòi hỏi nữa chắc sẽ phải quay về với căn lều nát và cái máng lợn sứt mẻ. Mụ ta vô cùng hoang mang, mụ không muốn mình nghèo khổ như xưa, đến một tấm lưới lành lặn cũng không có. Sống trong thiếu thốn, cực nhọc gần hết cuộc đời rồi mụ vẫn chưa một lần được sung sướng. Mụ mong muốn một lần trong đời được hưởng thụ tất cả. Thế nên nhân cơ hội cá vàng trả ơn mụ thực hiện điều ước đó. Mụ không ngờ cá vàng lại hào phóng đến thế nên mỗi ngày đòi hỏi cao thêm. Cuối cùng, mụ nhận ra mình đi quá xa rồi và muốn xin cá vàng một căn nhà rộng, đẹp. Như thức tỉnh sau cơn mê dài, mụ khẩn khoản nhờ ông lão dẫn ra biển gặp cá vàng.
Cá vàng xuất hiện. Không chờ mụ nói gì, cả vàng hô biến và trong chốc lát, mụ ta không chỉ còn cái máng lợn mới, tấm lưới đánh cá lành lặn mà còn cả ngôi nhà rộng đẹp, chắc chắn. Mụ ta ngạc nhiên và sung sướng lắm, tha thiết cảm ơn cá vàng. Cá vảng quẫy đuôi rồi lặn mất xuống đáy biển sâu.
Ông lão cùng vợ trở về nhà, trong lòng biết ơn cá vàng tốt bụng. Mụ vợ đã nhận ra lỗi cùa mình và xin ông lão tha thứ. Từ đó, dựa vào những gì cá vàng giúp đỡ hai vợ chồng ông lão chăm chỉ làm ăn, sống vui vẻ hoà thuận. Vợ ông lão cũng không còn mơ tưởng đến những gì quá xa xôi nữa.
Lần thứ năm ông lão ra biển nhờ cá vàng giúp đỡ cũng là lần biển cả nổi cơn dông tố kinh khủng nhất như để phản đối sự đòi hỏi quá mức của mụ vợ. Cá vàng thương ông lão - vị ân nhân tốt bụng của mình mà đã đáp ứng nhiều yêu cầu của mụ.
Lòng tham của mụ vợ ngày càng đi quá xa. Từ một nông dân quèn ngồi bên cái máng lợn cũ sứt mẻ thành một bà nhất phẩm phu nhân rồi nữ hoàng với cung điện nguy nga, lộng lẫy và người hầu kẻ hạ tấp nập. Sự tham lam đã làm mụ mờ mắt mà vô ơn quên đi, đối xử tệ bạc với người chồng tội nghiệp. Tưởng rằng đã thoả mãn nhu cầu của mụ vợ thì không ngờ một lần nữa ộng lão lại lóc cóc đi ra biển. Lần này không binh thường như những lần trước, mụ muốn làm Long Vương ngự trên biển và bắt cá vàng hầu hạ theo ý muốn. Có lẽ được hưởng quá nhiều sự sung sướng của cuộc sống trần gian mà mụ ta muốn được đến một không gian mới. Nhưng mụ đã không biết rằng, cá vàng rất tức giận và sẽ không bao giờ đáp ứng yêu cầu của mụ nữa.
Ông lão vẫn kiên nhẫn đứng trên bờ biển chờ đợi câu trả lời của cá vàng. Mặc dù biết lần này mụ vợ của lão đã quá đáng nhưng ông cũng mong cá vàng sẽ giúp như những lần trước để ông không phải khổ sở vì mụ ta. Một lúc lâu sau, cá vàng xuất hiện. Nhìn ông lão với ánh mắt thông cảm, cá vàng lên tiếng: “Ông lão ơi. Tôi rất biết ơn vì ông đã cứu mạng tôi. Nếu không có ông thì tôi cũng không thể vẫy vùng trên biển cả được nữa. Vậy nên tôi rất muốn trả ơn ông, trả ơn thật hậu để đáp đền lòng tốt của ông. Những lần trước tôi đều giúp ông làm cho mụ vợ thỏa nguyện. Nhưng lần này thì không được đâu ông lão ạ. Tôi không thể để mụ vợ ông ngang ngược làm Long Vương, lại càng không thể phục tùng mụ ta. Như thế, danh dự của một cá vàng thần kì của biển cả này sẽ bị xúc phạm. Dù không làm được điều ông mong muốn nhưng tôi có cách này giúp ông không bị mụ vợ la mắng...”. Ông lão khuôn mặt rạng ngời xin cá vàng giúp, ông lão thấy mình cũng không chịu được sự quái ác của mụ ta nữa.
Theo lời cá vàng chỉ dẫn, ông lão đi về nhà. Mụ vợ lúc này đang là nữ hoàng quyền uy nên lớn tiếng quát tháo tất cả mọi người. Thấy ông lão về mà mình vẫn chưa biến thành Long Vương mụ ta lại nổi cơn thịnh nộ, bắt ông đến gần doạ nạt. Ông lão binh tĩnh nhắn lại lời của cá vàng: Mụ đừng đòi hỏi gì thêm nữa, hãy yên vị là một nữ hoàng sang trọng đi. Ngay tức khắc, ông lão bị lôi ra đánh và rồi lại lủi thủi đi ra biển. Cá vàng hiện lên “Ông lão ơi, ông đừng buồn nhé. Nếu mụ ta không biết trân trọng ông, không biết trân trọng những gì đang có thì mụ ta sẽ mất tất cả. Ông cứ yên tâm quay về đi”. Ông lão nghe lời cá vàng ra về. Và ngạc nhiên, mụ vợ ông không còn là nữ hoàng kiêu sa nữa mà giờ đây trở về là bà nhất phẩm phu nhân rồi. Nhưng ông lão cũng không được yên. Mụ ta giày vò ông, nói cá vàng vô ơn, không đáp ứng được mong muốn của ân nhân mình. Mụ vợ nói nhiều quả khiến ông không chịu được đành phải đi ra biển. Cá vàng lại xuất hiện, khuyên ông lão yên tâm ra về. Và lần này mụ vợ ông không còn ngôi vị gì nữa mà trở về với ngôi nhà nhỏ bên bờ biển. Mụ ta bắt đầu thấy lo lắng. Mỗi lúc mụ ta lại mất đi một thứ vô cùng quí giá, mất hết quyền uy. tiền bạc, mất hết cung điện nguy nga, người hầu kẻ hạ, giờ chỉ còn duy nhất một căn nhà. Mụ ta đang thấy sự trừng phạt của cá vàng. Mụ ta lo sợ rằng nếu còn đòi hỏi nữa chắc sẽ phải quay về với căn lều nát và cái máng lợn sứt mẻ. Mụ ta vô cùng hoang mang, mụ không muốn mình nghèo khổ như xưa, đến một tấm lưới lành lặn cũng không có. Sống trong thiếu thốn, cực nhọc gần hết cuộc đời rồi mụ vẫn chưa một lần được sung sướng. Mụ mong muốn một lần trong đời được hưởng thụ tất cả. Thế nên nhân cơ hội cá vàng trả ơn mụ thực hiện điều ước đó. Mụ không ngờ cá vàng lại hào phóng đến thế nên mỗi ngày đòi hỏi cao thêm. Cuối cùng, mụ nhận ra mình đi quá xa rồi và muốn xin cá vàng một căn nhà rộng, đẹp. Như thức tỉnh sau cơn mê dài, mụ khẩn khoản nhờ ông lão dẫn ra biển gặp cá vàng.
Cá vàng xuất hiện. Không chờ mụ nói gì, cả vàng hô biến và trong chốc lát, mụ ta không chỉ còn cái máng lợn mới, tấm lưới đánh cá lành lặn mà còn cả ngôi nhà rộng đẹp, chắc chắn. Mụ ta ngạc nhiên và sung sướng lắm, tha thiết cảm ơn cá vàng. Cá vảng quẫy đuôi rồi lặn mất xuống đáy biển sâu.
Ông lão cùng vợ trở về nhà, trong lòng biết ơn cá vàng tốt bụng. Mụ vợ đã nhận ra lỗi cùa mình và xin ông lão tha thứ. Từ đó, dựa vào những gì cá vàng giúp đỡ hai vợ chồng ông lão chăm chỉ làm ăn, sống vui vẻ hoà thuận. Vợ ông lão cũng không còn mơ tưởng đến những gì quá xa xôi nữa.
Bạn xem phần nào bỏ được thì bỏ bớt để ngắn đi nhé,chúc bạn học tốt
Ông lão cùng vợ trở về nhà, trong lòng biết ơn cá vàng tốt bụng. Mụ vợ đã nhận ra lỗi cùa mình và xin ông lão tha thứ. Từ đó, dựa vào những gì cá vàng giúp đỡ hai vợ chồng ông lão chăm chỉ làm ăn, sống vui vẻ hoà thuận. Vợ ông lão cũng không còn mơ tưởng đến những gì quá xa xôi nữa.
HOK TỐT
Sau khi về đến nhà, ông lão (trong truyện ong lão đánh cá và con cá vàng_ ngữ văn lớp 6 tập 1 ) sửng sốt , lâu đài ,cung điên biến mất ; trước mặt ông lão lại thấy túp lều nát ngày xưa và trên bậc cửa , mụ vợ đang ngồi trước cái máng lợn sứt mẽ. Ong lão tâm sự với mụ vợ
đề bài Em hãy tưởng tượng và kể lại những lời tâm sự đó
Ông lão : Sao nhà cửa lại thế này ? Lâu đài , cung điện nguy nga đâu rồi ? Cả binh lính đứng gác nữa ?
Mụ vợ : Mất tất cả rồi ! Mất tất cả rồi !
Ông lão : Có gì bà kể tôi nghe đi , rồi tôi sẽ có cách giải quyết .
Mụ vợ : Tôi đang ở trong lâu đài cung điện đẹp đẽ thì bỗng nhiên " Bụp " một cái , tất cả chỉ trong nháy mắt biến mất !
Ông lão : Đấy , bà thấy chưa , " tham thì thâm " là rất đúng đấy ! Nếu bà chỉ ước một vài điều ước nhỏ nhoi thôi thì không đến nỗi ...
Mụ vợ : Tôi biết lỗi rồi , tha cho tôi nhé ! Tôi đã sai rồi ! Từ nay chúng ta sống hạnh phúc bên nhau và đừng có mối hiềm khích nữa nhé !
Thế là từ đó hai người sống hạnh phúc với nhau tới cuối đời .
Sau khi về đến nhà, ông lão (trong truyện ong lão đánh cá và con cá vàng_ ngữ văn lớp 6 tập 1 ) sửng sốt , lâu đài ,cung điên biến mất ; trước mặt ông lão lại thấy túp lều nát ngày xưa và trên bậc cửa , mụ vợ đang ngồi trước cái máng lợn sứt mẽ. Ong lão tâm sự với mụ vợ.
đè bài Em hãy tưởng tượng và kể lại những lời tâm sự đó
tl luôn hộ mik nha
(ông) Vợ à chuyện đã qua thì đừng có bận tậm nữa.
Tôi sẽ ngày ngày cố gằng làm việc để kiếm sống và làm giàu bản thân.
(vợ nói) Ông à tôi thật có lỗi với ông bởi tính kiêu ngạo ham giàu mới xảy ra việc nay tôi thật hối hận giờ tôi sẽ cùng ông đi làm viêc.
Ông lão: "Bà đã thấy tác hại của việc quá tham làm chưa?"
Bà lão: "Rồi, tôi đã thấy"
Ông: "Lúc đầu nhìn con cá vàng ấy, tôi chỉ muốn ước sao cho bà và tôi mãi hạnh phúc. Nhưng bà thấy đấy, chỉ vì nghĩ đến lợi ích của bản thân, bây giờ chúng ta phải ngồi lại và ngẫm nghĩ về cuộc sống này. Tôi và bà đã sống với nhau nhiều năm rồi, tôi biết bà tham lam như thế chỉ vì ham muốn của mình thôi. Tôi biết rõ tính bà, bởi vì tôi là chồng bà. Khi con cá thực hiện những điều ước đó, tôi đã nghĩ thà sống trong cuộc sống bần hàn mà tôi với bà bên nhau còn hơn. Bà thấy đấy, sự việc đã ra nông nỗi này rồi."
Bà: "Con người ai cũng có lúc tham lam. Có lẽ con cá đã tạo điều kiện để tôi có một bài học nhớ đời. Dù sao thì tôi cũng thích cuộc sống này hơn. Nào! Ông chồng của tôi, hãy cùng sống thật hạnh phúc nhé!"
Sau khi về đến nhà, ông lão( trong truyện Ông lão đánh cá và con cá vàng) sửng sốt, lâu đài,cung điệnb biến mất; trước mặt ông lão lại thấy túp lều nát ngày xưa và trên bậc cửa, mụ vợ đang ngồi trước cái máng lợn sứt mẻ. Ông lão tâm sự với vợ .
Em hãy tưởng tượng và kể lại những lời tâm sự đó.
Ông lão: " Bà đã thấy tác hại của việc quá tham lam chưa?"
Bà lão: " Rồi, tôi thấy rồi."
Ông lão: " Lúc đầu nhìn cá vàng ấy, tôi ước sao cho vợ chồng mình mãi được hạnh phúc. Nhưng bà thấy đấy, chỉ vì mải ham mê vật chất của cải, chỉ nghĩ đến bản thân mình, bây giờ chúng ta phả ngồi đây mà suy ngẫm về cuộc sống này. Tôi và bà đã chung sống nhiều năm rồi, tôi biết bà tham lam chỉ vì ham muốn của mình thôi. Tôi biết rõ tính bà, bởi vì tôi chính là chồng bà. Khi con cá thực hiện điều ước đó, tôi đành nghĩ thà sống trong cuộc sống bần hàn mà tôi với bà bên nhau còn hơn. Bà thấy đấy, sự việc cũng ra nông nỗi này rồi. Bà hãy xem đây là 1 bài học đắt giá mà bà phải trả."
Bà lão: " Con người ai cũng có lúc tham lam. Có lẽ con cá đã cho tôi 1 bài học nhớ đời. Dù sao thì tôi vẫn thích cuộc sống này hơn. Nào, ông chồng của tôi, hãy tha lỗi cho tôi và cùng sống thật hạnh phúc nhé!"
a. Mở bài
Giới thiệu nhân vật và hoàn cảnh xảy ra câu chuyện :
- Từ biển xanh trở về, ông lão buồn bã, lo sợ vì cá vàng không cho vợ lão được làm Long Vương.
- Đến nơi, ông sửng sốt khi thấy lâu đài, cung điện biến mất, mụ vợ lão đang ngồi trước cái máng lợn sứt mẻ.
b. Thân bài
Kể lại cuộc trò chuyện giữa hai vợ chồng ông lão.
- Nhắc lại những việc làm của vợ, của cá vàng trước đó đối với họ.
- Ông lão chia sẻ những điều không hợp lí, những yêu cầu quá đáng của vợ.
- Mụ vợ ân hận về sự tham lam quá quắt ; sự bội bạc đến tàn nhẫn của mình với chồng và với cá vàng.
- Ông lão an ủi vợ.
- Vợ ông lão hứa sẽ thay đổi tâm tính, không phạm những sai lầm như trước.
c. Kết bài
Hai vợ chồng ông lão cùng nhận thức ra và tâm niệm sẽ sống nhân hậu ; biết ơn những người đã giúp đỡ mình.