Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài

Những câu hỏi liên quan
Đoàn Hương Trà
Xem chi tiết
Nguyễn Bảo Trung
9 tháng 10 2017 lúc 18:42

Một năm có hai ngày hội dành riêng cho thiếu nhi, đó là Tết Thiếu nhi 1 - 6 và Tết Trung thu. So với Tết Thiếu nhi thì Tết Trung thu có phần được bọn trẻ con chúng tôi chờ đợi nhiều hơn. Vào ngày ấy, chúng tôi được cùng chung vui với mọi người, được hòa vào dòng người đông đúc trên phố, được phá cỗ đêm rằm cùng cả xóm hay đơn giản chỉ để được hưởng thụ một niềm vui nho nhỏ: cùng cả gia đình ngắm trăng. Với tôi, đêm trăng trung thu năm tôi tròn 12 tuổi là đêm trung thu nhiều ấn tượng nhất.

Trần Nguyễn Yến. Nhi
Xem chi tiết
Phong Y
30 tháng 5 2021 lúc 12:35

Tham khảo

Trăng từ lâu đã đi vào lòng người qua rất nhiều tác phẩm văn học. Trăng không rực rỡ chói chang như mặt trời, nhưng trăng lại là nguồn cảm xúc để cho ta gợi lên những nỗi niềm sâu lắng. Nguyễn Duy, nhà thơ trưởng thành trong cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước, đã góp vào kho tàng văn học Việt Nam bài thơ “Ánh trăng”.

Từ hồi về thành phố

quen ánh điện cửa gương

vầng trăng đi qua ngõ

như người dưng qua dường

Đoạn trích là lời tự nhắc nhở bản thân của nhà thơ về những năm tháng gian lao đã qua của cuộc đời người lính. Vầng trăng gắn bó với tác giả suốt cả một quãng đời tuổi thơ. Trăng lại tiếp tục dõi theo từng bước chân hành quân trong suốt cuộc chiến, cùng chia sẻ những khó khăn gian khổ và cùng tận hưởng chiến thắng. Người và trăng lúc ấy gắn bó với nhau như những người bạn tri âm tri kỉ.

Ngỡ như không bao giờ quên được “vầng trăng tình nghĩa” nhưng sự thay đổi của lòng người như một nhát chổi cuốn phăng đi tất cả những kỉ niệm, hình ảnh về vầng trăng. Chiến tranh kết thúc, những người lính rời khỏi chiến trường khốc liệt để trở về quê hương xứ sở. Họ tận hưởng một cuộc sống ngày càng trở nên hiện đại, văn minh hơn. Người lính ngày xưa bây giờ được sống trong “ánh điện, cửa gương” và vầng trăng dần dần bị phai nhạt trong kí ức của họ. Vầng trăng giờ đây không còn là “vầng trăng tri kỉ” hay “vầng trăng tình nghĩa” nữa mà đã trở thành một “người dưng”, một người không có bất kì mối quan hệ nào với người lính. Phép nhân hóa “người dưng qua đường” đã gây xúc động mạnh trong lòng người đọc. Nó đã làm nổi bật lên sự thay đổi của lòng người. Sự ồn ã của phố phường, sự bận bịu mưu sinh bươn chải kiếm sống cùng với sự vô tâm của người lính đã lấn át đi lí trí của họ mà xóa bỏ vầng trăng ra khỏi trí nhớ. Điều này cũng nói lên một thực tế: khi con người được tận hưởng sự sung sướng đến từ vật chất thì họ bắt đầu lãng quên những kí ức gắn bó với mình lúc khó khăn.

Thể thơ năm chữ cùng với nhịp thơ trôi chảy, tự nhiên và nhịp nhàng theo lời kể đã thể hiện được tâm trạng suy tư của tác giả. Giọng điệu tâm tình tự nhiên của nhà thơ cùng kết cấu độc đáo của đoạn thơ tạo nên tính chân thực, có sức truyền cảm sâu sắc cho người đọc. Cùng với phép nhân hóa và so sánh, vầng trăng hiện lên như một con người có tri giác, một người bạn tri âm tri kỉ không bao giờ bỏ rơi người lính.

Phong Y
3 tháng 6 2021 lúc 14:35

Tham khảo ạ (Phần khổ cuối của bài Bếp lửa)

Khổ thơ cuối là lời tư bạch của người cháu đi xa khi đã trưởng thành. Nhà thơ đã làm nổi bật sức mạnh cội nguồn ấy. Khoảng cách về không gian, thời gian và khói trăm tàu, lửa trăm nhà, niềm vui trăm ngả không thể làm cháu lãng quên ánh sáng và hơi ấm từ bếp lửa của bà, của quê hương, không quên được những lời dặn dò, tấm lòng ấm áp của bà, những tân tuy hi sinh vì tình nghĩa của bà…

Giờ cháu đã đi xa. Có ngọn khói trăm tàu,
Có lửa trăm nhà, niềm vui trăm ngả,
Nhưng vẫn chẳng lúc nào quên nhắc nhở
- Sớm mai này, bà nhóm bếp lên chưa?

Hình ảnh bếp lửa gọi lại trong lòng cháu kỷ niệm về năm lên bốn tuổi đói kém, bếp khói hun nhèm mắt. Rồi những mùa vải chín, chim tu hú kêu, những câu chuyện kể của bà. Những việc bà dạy bảo, bà chăm cháu học, bà lo lắng cho mọi người. Bếp lửa gợi lại những niềm vui của nồi xôi gạo mới, niềm yêu thương, những tâm tình tuổi thơ. Bếp lửa tượng trưng cho tình cảm vững bền của bà cháu, tình quê hương sâu nặng. Chính vì thế, khi người cháu đi xa, có những niềm vui mới, có những tình cảm mới, có những bến bờ mới, nhưng vẫn không thể quên bếp lửa, nơi ủ sẵn tình cảm bà cháu, quê hương. Đó là đạo lí thuỷ chung cao đẹp của con người Việt Nam được nuôi dưỡng trong mỗi tâm hồn con người từ thuở ấu thơ.

Tấm lòng mong nhớ, trân trọng, mến yêu của người cháu được kết thúc bằng câu hỏi tu từ: mai này bà nhóm bếp lên. Câu hỏi tu từ ấy gợi cho người đọc cảm nhận như có một nỗi nhớ khắc khoải, thường trực, một nỗi nhớ đau đáu khôn nguôi, luôn nhớ về bà. Nhớ về bà cũng chính là nhớ về quê hương, nhớ về cội nguồn. Đó là những tình cảm kính trọng, biết ơn, là nỗi nhớ thương da diết của đứa cháu dành cho người bà kính yêu của mình. Đôi mắt càng già càng thấm thía yêu thương. Dù da dẻ khô đi, vẻ ngoài cằn cỗi nhưng tấm lòng không hẹp lại. Đâu chỉ giàu kiên nhẫn mà bà còn nặng đức hi sinh.

Tác giả đã rất thành công trong việc sáng tạo một hình tượng vừa mang ý nghĩa thực, vừa mang ý nghĩa biểu tượng: Bếp lửa. Kết hợp miêu tả, biểu cảm, tự sự và bình luận: giọng điệu và thể thơ tám chữ phù hợp với cảm xúc, hồi tưởng và suy ngẫm.

Ga
Xem chi tiết
Trần Thị Luyến
7 tháng 11 2021 lúc 20:28

Viết về bạn là một đề tài thường gặp của các thi nhân xưa. Có lẽ sâu sắc hơn cả là tình bạn của Nguyễn Khuyến giành cho Dương Khuê khi ông qua đời. Và đặc biệt hơn trong bài Bạn đến chơi nhà tình cảm ấy lại được biểu lộ thật thân thiết và đáng kính trọng biết bao. Đồng thời Nguyễn Khuyến cùng bày tỏ một quan điểm về mối quan hệ giữa vật chất và tình cảm:

Đã bấy lâu nay, bác tới nhà

Trẻ thời đi vắng, chợ thời xa

Ao sâu nước cả, khôn chài cá

Vườn rộng rào thưa, khó đuổi gà

Cải chửa ra cây, cà mới nụ

Bầu vừa rụng rốn, mướp đương hoa

Đầu trò tiếp khách, trầu không có

Bác đến chơi đày, ta với ta.

Bạn hiền khi gặp lại nhau thì ai mà chẳng vui. Ở đây Nguyễn Khuyến cũng vui mừng xiết bao khi lâu ngày gặp lại bạn cũ. Lời chào tự nhiên thân mật bỗng biến thành câu thơ:

Đã bấy lâu nay, bác tới nhà

Cách xưng hô bác, tôi tự nhiên gần gũi trong niềm vui mừng khi được bạn hiền đến tận nhà thăm. Phải thân thiết lắm mới đến nhà, có lẽ chỉ bằng một câu thơ - lời chào thế hiện được hết niềm vui đón bạn của tác giả như thế nào? Sau lời chào đón bạn, câu thơ chuyển giọng lúng túng hơn khi tiếp bạn:

Trẻ thời đi vắng, chợ thời xa

Cách nói hóm hỉnh cho thấy trong tình huống ấy tất yếu phải tiếp bạn theo kiểu “cây nhà lá vườn” của mình. Ta thấy rằng Nguyễn Khuyên đã cường điệu hoá hoàn cảnh khó khăn thiêu thôn của mình đến nỗi chẳng có cái gì để tiếp bạn:

Trẻ thời đi vắng, chợ thời xa

Ao sâu nước cả, khôn chài cá

Vườn rộng rào thưa, khó đuổi gà

Cải chửa ra cây, cà mới nụ

Bầu vừa rụng rốn, mướp đương hoa

Ta hiểu vì sao sau lời chào hỏi bạn, tác giả nhắc đến chợ, chợ là thể hiện sự đầy đủ các món ngon để tiếp bạn. Tiếc thay chợ thì xa mà người nhà thì đi vắng cả. Trong không gian nghệ thuật này chúng ta thấy chỉ có tác giả và bạn mình (hai người) và tình huống.

Đầu trò tiếp khách, trầu không có

Đến cả miếng trầu cũng không có, thật là nghèo quá, miếng trầu là đầu câu chuyện cá, gà, bầu, mướp... những thứ tiếp bạn đều không có. Nhưng chính cái không có đó tác giả muốn nói lên một cái có thiêng liêng cao quý - tình bạn chân thành thắm thiết. Câu kết là một sự “bùng nổ” về ý và tình. Tiếp bạn chẳng cần có mâm cao cỗ đầy, cao lương mỹ vị, cơm gà cá mỡ, mà chỉ cần có một tấm lòng, một tình bạn chân thành thắm thiết.

Bác đến chơi đây, ta với ta

Lần thứ hai chữ bác lại xuất hiện trong bài thơ thể hiện sự trìu mến kính trọng. Bác đã không quản tuổi già sức yếu, đường xá xa xôi, đến thăm hỏi thì còn gì quý bằng. Tình bạn là trên hết, không một thứ vật chất nào có thể thay thế được tình bạn tri âm tri kỷ. Mọi thứ vật chất đều “không có” nhưng lại “có” tình bằng hữu thâm giao. Chữ ta là đại từ nhân xưng, trong bài thơ này là bác, là tôi, là hai chúng ta, không có gì ngăn cách nữa. Tuy hai người nhưng suy nghĩ, tình cảm, lý tưởng sống của họ hoàn toàn giống nhau. Họ coi thường vật chất, trọng tình cảm, họ thăm nhau đến với nhau là dựa trên tình cảm, niềm gắn bó keo sơn thắm thiết. Tình bạn của họ là thứ quý nhất không có gì sánh được. Ta còn nhớ rằng có lần khóc bạn Nguyễn Khuyến đã viết

Rượu ngon không có bạn hiền

Không mua không phải không tiền không mua

Câu thơ nghĩ, đắn đo muốn viết

Viết đưa ai, ai biết mà đưa?

Giường kia, treo những hững hờ

Đàn kia, gảy cũng ngẩn ngơ tiếng đàn

Có thể trong bài thơ: này chính là cuộc trò chuyện thăm hỏi của Nguyễn Khuyến với Dương Khuê. Tình bạn của Nguyễn Khuyến và Dương Khuê gắn bó keo sơn. Trong đoạn thơ trên ta thấy rằng khi uống rượu khi làm thơ... Họ đều có nhau. Không chỉ có bài thơ Khóc Dương Khuê.

Một số vần thơ khác của Nguyễn Khuyến cũng thể hiện tình bạn chân thành, đậm đà:

Từ trước bảng vàng nhà sẵn có

Chẳng qua trong bác với ngoài tôi

(Gửi bác Châu Cầu)

Đến thăm bác, bác đang đau ốm ,

Vừa thấy tôi bác nhổm dậy ngay

Bác bệnh tật, tôi yếu gầy

Giao du rồi biết sau này ra sao

(Gửi thăm quan Thượng Thư họ Dương)

Bài thơ này viết theo thể thất ngôn bát cú Đường luật, niêm, luật bằng trắc, đối chặt chế, hợp cách. Ngôn ngữ thuần nôm nghe thanh thoát nhẹ nhàng tự nhiên. Ta có cảm giác như Nguyễn Khuyến xuất khẩu thành thơ. Bài thơ nôm khó quên này cho thấy một hồn thơ đẹp, một tình bằng hữu thâm giao. Tình bạn của Nguyễn Khuyến thanh bạch, đẹp đẽ đối lập hẳn với nhân tình thế thái “Còn bạc còn tiền còn đệ tử - Hết cơm hết rượu hết ông tôi” mà Nguyễn Bỉnh Khiêm đã kịch liệt lên án. Hai nhà thơ Nguyễn Bỉnh Khiêm và Nguyễn Khuyến sống cách nhau mấy trăm năm mà có chung một tâm hồn lớn: nhân hậu, thủy chung, thanh bạch. Tấm lòng ấy thật xứng đáng là tấm gương đời để mọi người soi chung.

có thể ko hay nhưng đây là tâm huyết của mình đó !

hihi

Khách vãng lai đã xóa
Cao Tùng Lâm
7 tháng 11 2021 lúc 19:58

Tham khảo :

Đã bấy lâu nay bác tới nhà

Trẻ thời đi vắng chợ thời xa

Hai câu thơ đầu tiên đã cho chúng ta thấy hoàn cảnh khi hai người bạn gặp nhau. Lúc ấy, người bạn của nhà thơ tới chơi sau một khoảng thời gian khá lâu mà hai người mới gặp nhau. Thế nhưng, tình trạng lúc ấy, chỉ có một mình nhà thơ ở nhà, những người trẻ tuổi trong nhà đều đã đi vắng hết, ngay cả nơi để cho mọi người mua bán cũng lại không gần nhà. Những lí do hết sức khách quan ấy khiến cho nhà thơ không thể tìm được những đồ tốt để mời người bạn của mình.

Ao sâu nước cả, khôn chài cá

Vườn rộng rào thưa khó đuổi gà

Không đi được ra chợ, nhà thơ lại nhìn vào nhà mình xem có những đồ gì ngon để thiết đãi khách hay không. Từ cá ở dưới ao cho tới những chú gà được nuôi ở ngoài vườn. Thế nhưng, mọi thứ dường như đều không thể thực hiện được. Nước ao rất to, không thể nào mà bắt cá được, còn gà lại không ở trong chuồng mà lại thả ngoài. Đều là những thứ ngon, tác giả rất muốn mang tới cho người bạn của mình, thế nhưng mọi ý định của ông đều không thể trở thành sự thực. Những thứ muốn mua bắt đầu đơn giản dần.

Cải chửa ra cây, cà mới nụ

Bầu vừa rụng rốn, mướp đương hoa

Không có thịt, mà ngay cả những loại cây cà mướp cũng không có. Những thứ gần gũi với bữa ăn gia đình nhưng lại không có được loại cây nào có thể dùng để tiếp khách, nấu cho người bạn của mình một bữa ngon. Tất cả khiến cho nhà thơ có vẻ cảm thấy buồn, cũng bất lực trước những mong muốn của mình. Thế nhưng, biết làm như thế nào được. Hoàn cảnh của ông lúc bấy giờ thực sự là không thể thực hiện được một điều nào.

Đầu trò tiếp khách, trầu không có

Bác đến chơi đây, ta với ta

Theo tập tục của người Việt Nam chúng ta, miếng trầu là đầu câu chuyện. Thế nhưng, trong căn nhà của tác giả, thậm chí ngay cả một miếng trầu cũng không có mời khách. Thế nhưng, chính trong những hoàn cảnh như vậy, câu thơ cuối về tình bạn của ông mới được tỏa sáng. Đâu cần những vật chất bên ngoài, tình cảm bạn bè chẳng cần gì cả, chỉ cần có sự hòa hợp về chí hướng mà thôi. Với ông, người bạn, người tri kỉ đã không còn là người khác nữa mà là bản thân của ông. Hai người chính là một.

Tuy chỉ là một bài thơ ngắn, thế nhưng bài thơ đã khiến cho chúng ta xúc động trước tình bạn của những người tri kỉ cùng nhau. Đối với họ, không hề có vật chất xem vào mà chỉ có tình bạn luôn được tỏa sáng, là sự đồng điệu của hai tâm hồn mà thôi. Đó mới chính là giá trị lớn nhất của tình bạn.

Khách vãng lai đã xóa
𝚃̷ ❤𝚇̷❤ 𝙷̷
7 tháng 11 2021 lúc 19:59

TL

Đề 1 đây nha

Tham khảo

Mỗi chúng ta ai cũng có những người bạn để cùng nhau tâm tình và có được những phút giây chia sẻ những vui buồn trong cuộc sống. Có những người bạn, người tri kỉ bên cạnh chia sẻ, niềm vui sẽ được nhân lên gấp đôi, nỗi buồn cũng sẽ vơi đi một nửa. Những điều đó đã khiến cho cuộc sống của chúng ta có nhiều kỉ niệm và động lực hơn bao giờ hết. Nhưng không phải ai cũng may mắn có được những tình bạn như vậy. Và Nguyễn Khuyến nằm trong số những người may mắn đó. Ông có được một tình bạn rất đẹp và tình cảm ấy được thể hiện rất rõ trong bài thơ Bạn đến chơi nhà sau đây.

Đã bấy lâu nay bác tới nhà

Trẻ thời đi vắng chợ thời xa

Hai câu thơ đầu tiên đã cho chúng ta thấy hoàn cảnh khi hai người bạn gặp nhau. Lúc ấy, người bạn của nhà thơ tới chơi sau một khoảng thời gian khá lâu mà hai người mới gặp nhau. Thế nhưng, tình trạng lúc ấy, chỉ có một mình nhà thơ ở nhà, những người trẻ tuổi trong nhà đều đã đi vắng hết, ngay cả nơi để cho mọi người mua bán cũng lại không gần nhà. Những lí do hết sức khách quan ấy khiến cho nhà thơ không thể tìm được những đồ tốt để mời người bạn của mình.

Ao sâu nước cả, khôn chài cá

Vườn rộng rào thưa khó đuổi gà

Không đi được ra chợ, nhà thơ lại nhìn vào nhà mình xem có những đồ gì ngon để thiết đãi khách hay không. Từ cá ở dưới ao cho tới những chú gà được nuôi ở ngoài vườn. Thế nhưng, mọi thứ dường như đều không thể thực hiện được. Nước ao rất to, không thể nào mà bắt cá được, còn gà lại không ở trong chuồng mà lại thả ngoài. Đều là những thứ ngon, tác giả rất muốn mang tới cho người bạn của mình, thế nhưng mọi ý định của ông đều không thể trở thành sự thực. Những thứ muốn mua bắt đầu đơn giản dần.

Cải chửa ra cây, cà mới nụ

Bầu vừa rụng rốn, mướp đương hoa

Không có thịt, mà ngay cả những loại cây cà mướp cũng không có. Những thứ gần gũi với bữa ăn gia đình nhưng lại không có được loại cây nào có thể dùng để tiếp khách, nấu cho người bạn của mình một bữa ngon. Tất cả khiến cho nhà thơ có vẻ cảm thấy buồn, cũng bất lực trước những mong muốn của mình. Thế nhưng, biết làm như thế nào được. Hoàn cảnh của ông lúc bấy giờ thực sự là không thể thực hiện được một điều nào.

Đầu trò tiếp khách, trầu không có

Bác đến chơi đây, ta với ta

Theo tập tục của người Việt Nam chúng ta, miếng trầu là đầu câu chuyện. Thế nhưng, trong căn nhà của tác giả, thậm chí ngay cả một miếng trầu cũng không có mời khách. Thế nhưng, chính trong những hoàn cảnh như vậy, câu thơ cuối về tình bạn của ông mới được tỏa sáng. Đâu cần những vật chất bên ngoài, tình cảm bạn bè chẳng cần gì cả, chỉ cần có sự hòa hợp về chí hướng mà thôi. Với ông, người bạn, người tri kỉ đã không còn là người khác nữa mà là bản thân của ông. Hai người chính là một.

Tuy chỉ là một bài thơ ngắn, thế nhưng bài thơ đã khiến cho chúng ta xúc động trước tình bạn của những người tri kỉ cùng nhau. Đối với họ, không hề có vật chất xem vào mà chỉ có tình bạn luôn được tỏa sáng, là sự đồng điệu của hai tâm hồn mà thôi. Đó mới chính là giá trị lớn nhất của tình bạn.

Khách vãng lai đã xóa
Đoàn Hương Trà
Xem chi tiết
Lê Dung
9 tháng 10 2017 lúc 16:56

Quê hương là gì hở mẹ
Mà sao cô dạy phải yêu?
Quê hương là gì hở mẹ
Ai đi xa cũng nhớ nhiều ?
Ừ nhỉ ? Quê hương là gì mà mỗi khi đi xa lại khiến ta nhớ làm vậy ?
Với riêng tôi, hình ảnh quê hương là những gì gần gũi, giản đơn nhưng thân thuộc ở xung quanh đã cùng tôi lớn lên và gắn bó với tuổi thơ tôi: cánh đồng quê trải rộng, dòng sông Châu nhỏ bé, con đường làng hai bên bờ cỏ mọc, hàng trúc lắt léo dẫn vào những ngõ sâu hun hút... Nhưng chẳng hiểu sao, dù đã từng sống ở phố xá, hưởng ánh đèn cao áp sáng trưng nhưng trong tôi vẫn luôn hướng về những đêm trăng quê hương !
Ôi ! Những đêm trăng quê hương ! Quên sao được hình ảnh vầng trăng tròn vành vạnh lơ lửng trên không trung như chiếc đĩa bạc rắc xuống trần gian muôn ngàn tia sáng lung linh, huyền ảo. Trăng in hình xuống mặt sông như đang chiêm ngưỡng vẻ đẹp của mình, trăng hòa mình vào dòng nước với lũ cá dễ thương. Mặt nước gợn sóng lăn tăn, mặt trăng cũng lăn tăn gợn sóng...
Thuở nhỏ, làm gì đã có điện... Mỗi đêm trăng lên, lại trải chiến ngồi giữa sân. Ngửa cổ nhìn trăng mà thương chú Cuội già ! Ngày xưa, do bám vào cây thuốc quý mà chú Cuội bay lên cung trăng và sống ở đó. Hồi ấy, bé tí, đã biết gì đâu, mà đã bảo bà ngoại rằng, "chú Cuội thế mà buồn, chả được ở cùng bố mẹ ông bà"... Ờ nhỉ, ngay từ hồi bé tí, như là mặc định, trong mỗi chúng ta đã ngập tràn tình yêu dành cho gia đình, ông bà, bố mẹ... Ở đâu cũng chả thích bằng được ở nhà, ở quê hương để được hưởng tình yêu thương sự chăm lo của ông bà bố mẹ dành cho, hưởng những êm đềm của đêm trăng... Có phải thế không, bạn nhỉ ?
Nhớ làm sao mỗi đêm trăng sáng, được cùng những đứa bạn trẻ thơ hàng xóm chạy ra đường chơi đùa reo hò inh ỏi. Ôi, những trò chơi thuở nhỏ với những người bạn nhỏ bé xinh xinh ! Ôi, những hàng cây cao vút thắm đượm ánh trăng với những hình thù kỳ dị in xuống mặt đất! Ôi, những tiếng rì rầm trò chuyện với những tiếng mời chào cốc nước chè trên chiếc chiếu rách trải giữa sân nhà... Thú vị làm sao khi cả những chú chó cũng chạy ra đường ngắm trăng thỉnh thoảng cất tiếng sủa vu vơ... Quên sao được.. Tất cả đã đi vào tiềm thức, trở thành niềm thương nỗi nhớ trong tôi !
Trăng dù mang vẻ đẹp mộc mạc, giản dị vậy thôi mà đã là biểu tượng của làng quê, đã ghi sâu vào tâm trí của mỗi hồn quê. Dù có đi xa, có khó khăn vất vả, ta vẫn yêu tha thiết đêm trăng quê mình bằng tình yêu muôn thuở: tình yêu quê hương.... Với riêng tôi, từ bao giờ, tôi chẳng hay, những đêm trăng quê hương đã in sâu vào tâm trí như một hình ảnh gần gũi và yêu thương nhất ! Mỗi khi ngắm ánh trăng tròn, dù ở đâu, tôi cũng cứ tưởng như mình đang đứng giữa quê hương vậy !
Và bất chợt đêm nay, dẫu mưa, tôi vẫn muốn vén cả màn đêm để thấy bầu trời xanh thẳm treo ánh trăng vàng và những vì sao sáng lung linh trong lời ca lộng gió…
hoac bn lam bai nay:
Tôi rất yêu quê tôi.Cứ vào những tháng hè,tôi lại được ba mẹ chở về quê chơi.Những cảnh vật ở quê tôi rất thơ mộng nhưng điều mà tôi thích nhất ở quê tôi là đêm trăng sáng. Hôm nay là rằnm nên trăng lên rất sớm. Gió thổi làm vởi đi những cái nóng của ngày hè.Chúng đùa giỡn bên những lũy tre làng xanh mướt. Ánh trăng hiện lên,in bóng dưới bờ ao gần nhà.Trăng soi sáng từng ngõ xóm,ngõ làng.Trăng càng lên cao,gió càng thổi mạnh hơn,ánh trăng càng sáng tỏ. Vầng trăng tròn,trăng như một quả bóng mà lũ trẻ đầu làng đá lên trời.Lúc ấy,em như nghe văng vẳng bài thơ được phổ nhạc của Hoàng Trung Thông. Màn đêm càng tối thì những ngôi sao càng sáng,trăng cũng càng tỏ hơn.Những ngôi sao rải khắp bầu trời in bóng xuống ao như một bầu trời thứ hai. Ánh trăng sáng dìu dịu.Vầng trăng chiếu sáng khắp nơi.Những chú ve cùng hoà chung tiếng nhạc tạo nên một bảng nhạc dưới trăng.Em như đang ngồi trong một buổi biễu diễn hoà nhạc. Áng trăng lung linh dưới dòng sông uốn khúc quanh làng.Trăng soáng sánh trên vai chị gáng đêm khuya. Các anh đom đóm chăm chỉ đang đi gác đêm.CHị cò đi ăn đêm.Mùi lúa thơm nồng toả ra trong đêm trăng.Em như vừ thưởng thức hoà nhạc vừa thưởng thức nhũng món ăn ngon của đồng quê. Những đêm trăng khuyết,trăng như một chiếc thuyền trôi dạt trên bầu trời đen thẫm. Áng trăng lung linh cứ theo em như muốn cùng đi chơi,cùng nhảy muá với em.Trăng sà xuống như lắng nghe những câu truyện cổ tích của bà em.Trăng óng ánh cùng những vì sao tinh tú.Em thầm nghĩ:"Vì sao tinh tú của mình ở đâu nhỉ?"Những vì sao tinh tú đang đùa giỡn,chạy nhảy trên bầu trời. Bầu trời đêm thăm thẳm thật yên tĩnh.Tíng gió nồng nàng thổi mát rượi.Chén nước chè xanh ông em đang uống như càng đậm đà hương vị quê hương. Cùng tiếng dế,tiếng gió,ánh trăng đã làm dịu đi những cái nóng oi bức,làm khô đi những giọt mồ hôi của những người vất vả,cực khổ trên cánh đồng.

Trăng đêm nay thật sáng.Dưới ánh trăng này,làng quê em thật huyền ảo,nên thơ và trong lòng của em tình yêu quê hương,đất nước ngày càng sâu nặng.

Mai Hà Chi
9 tháng 10 2017 lúc 17:05

Một năm có bốn mùa, mùa nào cũng có những đêm trăng đẹp. Thế nhưng em vẫn thích nhất là đêm trăng rằm vào mùa hạ.
Ông mặt trời đỏ ối như một quả cầu lửa khổng lồ đã từ từ khuất hẳn phía xa. Trong xóm, mọi nhà đã lên đèn từ lúc nào. Bầu trời trong vắt, đen thẫm lại như khoác tấm áo nhung đen trên có đính những ngôi sao lấp lánh Sau luỹ tre làng, mặt trăng tròn vành vạnh nhô lên, toả ánh sáng vàng dịu lên những ngọn tre. Hàng trăm ngôi sao sáng long lanh, lúc ẩn lúc hiện tạo cho bầu trời một vẻ đẹp huyền ảo.
Một lúc sau, trăng đã gối đầu lên rặng cây phía xa để rồi sau đó lấp ló trên ngọn tre già. Lúc này trăng đã lên cao, toả ánh sáng êm dịu len lỏi vào khắp các đường làng, ngõ xóm. ánh trăng phết nhẹ lên các mái nhà, chiếu những tia sáng li ti qua các kẽ lá, soi xuống mặt đường như muôn vàn hạt ngọc nhỏ. Em và các bạn rủ nhau ra sông hóng mát, ngắm trăng. Chúng em đi đến đâu, trăng đi theo đến đónhư muốn cùng đi chơi với chúng em. Ngoài bờ sông, gió lồng lộng thổi vào mát rượi. Dòng sông ven làng được ánh trăng soi sáng gợn sóng lăn tăn, mặt sông óng ánh lung linh như dát vàng.
Mọi người trong xóm em đều tụ tập ở sân nhà để ngắm trăng. Trẻ em nô đùa chạy nhảy cười nói vui vẻ. Những chú chó cũng ra sân hóng mát , thỉnh thoảng lại ngó ra đường, cất tiếng sủa vu vơ. Ngoài đồng quang cảnh thật vắng lặng. Nước chảy róc rách trong các rãnh, mương nước. Hàng trăm anh đom đóm với những chiếc đèn lồng bé xíu toả ánh sáng nhấp nháy thật đẹp. Đó đây có tiếng côn trùng kêu ra rả. Cỏ cây thì thầm trò chuyện với nhau. Trời càng về khuya, quang cảnh càng yên ắng, tĩnh mịch hơn. Vạn vật say sưa chìm vào trong giấc ngủ êm đềm. Ánh trăng dìu dịu cùng hơi sương như đang ru ngủ muôn loài. Chỉ còn côn trùng vẫn cất tiếng ra rả cho khúc nhạc muôn thuở về đêm. Cảnh đêm trăng rằm mùa hạ thật đẹp.
Giữa đồng quê, ngắm cảnh một đêm trăng đẹp như vậy, em cảm thấy yêu thiên nhiên, cảnh vật quê quê hương hơn. Em sẽ cố gắng học giỏi để sau này lớn lên xây dựng quê hương ngày càng giàu đẹp.

Nguyễn Khuyên
Xem chi tiết
Kiara Nguyễn
Xem chi tiết
Tâm Trà
15 tháng 11 2018 lúc 19:52

Theo nhịp tuần hoàn của quy luật thiên nhiên, mùa hè trôi qua, mùa thu lại tới. Trên đầm, sen đã gần tàn, mùi hương chỉ còn phảng phất. Trong vườn, cúc vàng nở rộ, rung rinh trước ngọn gió mát lành, báo hiệu Tết Trung thu sắp đến. Cũng như bao bạn thiếu nhi khác, lòng em xôn xao, rạo rực mỗi khi nghĩ đến cảnh tưng bừng rước đèn, phá cỗ dưới trăng. Ôi! Đáng yêu biết bao cái Tết dành riêng cho tuổi thơ! Dẫu đã có tự ngàn năm nhưng ý nghĩa của nó vẫn nguyên vẹn như buổi ban đầu.

... Mặt trời đã lặn lâu. Màn đêm dịu dàng buông xuống. Bầu trời thăm thẳm, lấp lánh muôn vạn vì sao. Xa xa, phía cuối làng, vầng trăng đang từ từ nhô lên khỏi lũy tre tím mờ trong làn sương mỏng. Tiếng trống ếch khuấy động không khí vốn tĩnh lặng chốn thôn quê. Hôm nay là rằm tháng Tám, cả làng em náo nức chuẩn bị đón Tết Trung thu.

Mẹ bày cho em mâm cỗ đón trăng. Quả bưởi vàng rám nắng, cuống là tươi xanh được đặt ở giữa, xung quanh là những quả hồng đỏ tươi, chín mọng. Nải chuối tiêu lốm đốm trứng cuốc thật xứng với cốmm Vòng nõn nà màu ngọc gói trong lá sen tươi. Chiếc bánh nướng hình mẹ con đàn lợn nằm quây quần bên nhau trông mới ngộ nghĩnh làm sao! Một mùi hương dịu ngọt lan tỏa trong không gian đang rộn ràng tiếng cười tiếng nói trẻ thơ hòa cùng tiếng trống ếch rộn ràng.

Trăng đang lên cao, tròn vành vạnh như một chiếc đĩa bạc, nổi bật trên nền trời đêm. ÁNh trăng ngời ngời tỏa sáng, soi rõ từng cảnh vật trên mặt đất. Dòng sông uốn khúc quanh làng như dải lụa bạc lấp lánh trăng. Đồng lúa càng trở nên mênh mông dưới ánh trăng rằm.

Trên đường làng, từng đàn trẻ tung tăng nối đuôi nhau rước đèn. Hàng trăm ngọn nến lung linh. Đèn hình ông sao, hình con thỏ, con gà, con bướm, con chim, hình máy bay, trông thật vui mắt. Em thích nhất cái đèn ông sao của bạn Mai học cùng lớp được làm bằng giấy bóng kính đỏ, trong suốt, xung quanh ngôi sao là vòng tròn viền tua giấy ngũ sắc. Khi thắp nến lên, đèn tỏa ánh sáng lung linh. Biết em thích, thỉnh thoảng bạn Mai lại đổi đèn cho em cầm một lúc. Tiếng hát xen lẫn tiếng trống ếch, trống cơm náo nức:

Thùng thình, thùng thình trống rộn ràng ngoài đình,

Có con sư tử đang múa quanh vòng quanh.

Trung thu liên hoan trăng sáng ngập đường làng,

Dưới ánh trăng vàng đàn em hát vang vang...

Tại sân đình, chúng em được dự liên hoan văn nghệ và phá cỗ Trung thu; được nghe kể về sự tích tại sao chú Cuội lại phải mãi mãi ngồi dưới gốc đa trên cung Quảng.

Cuộc vui đã tàn, tiếng bước chân rậm rịch tỏa về khắp ngả. Chỉ một lát sau, làng em lại chìm trong vẻ êm đềm, tĩnh lặng quen thuộc của đêm quê. Trên cao, trăng vẫn rời rợi sáng. Những hàng cau, cây roưm, mái nhà... in bóng đen sẫm trên mặt đất. Tiếng bầy vạc ăn đêm gọi nhau văng vẳng, xa vời.

Đêm nay, trăng sáng quá! Khung cảnh làng em vốn đã đẹp, trong đêm trăng rằm lại càng thêm đẹp, giống như một bức tranh thiên nhiên thơ mộng, gợi cảm giác về một cuộc sống no đủ, thanh bình. Có một cái gì đó thật mơ hồ len nhẹ vào hồn làm cho em xúc động mỗi khi nghĩ đến hai tiếng quê hương!

số 20 Đặng Nguyễn Ngọc N...
Xem chi tiết
chuche
2 tháng 12 2021 lúc 13:45

Tham Khảo:

“Cảnh khuya” được Bác viết vào năm 1947, khi quân và dân ta đang thắng lớn trên chiến trường Việt Bắc. Bài thơ đã thể hiện cảm hứng yêu nước mãnh liệt dạt dào ánh sáng và âm thanh. Đó là ánh sáng của trăng Việt Bắc, của lòng yêu nước sâu sắc:

“Tiếng suối trong như tiếng hát xa
Trăng lồng cổ thụ bóng lồng hoa
Cảnh khuya như vẽ người chưa ngủ,
Chưa ngủ vì lo nỗi nước nhà”

Cùng với các bài thơ Cảnh rừng Việt Bắc, Đi thuyền trên sông Đáy, Cảnh khuya đã thể hiện tình yêu thiên nhiên, yêu nước sâu sắc của Bác trong một đêm trăng nơi núi rừng Việt Bắc.

Hai câu thơ đầu trong bài thơ tả cảnh đêm khuya nơi núi rừng Việt Bắc. Trăng càng về đêm càng sáng. Ánh trăng lan tỏa bao phủ khắp mặt đất. Đêm vắng, tiếng suối nghe càng rõ. Tiếng suối chảy êm đềm nghe rất trong rì rầm từ xa vọng đến. Có thể thấy được cảm nhận của Bác thật tinh tế, nghe suối chảy mà cảm nhận được mức độ trong của dòng nước. Tiếng suối trong đêm khuya như tiếng hát xa dịu êm vang vọng như âm thanh của tiếng hát sâu lắng. Bác đã vận dụng nghệ thuật lấy động tả tĩnh, tiếng suối rì rầm êm ả, vắng lặng trong đêm chiến khu. Tiếng suối và tiếng hát là nét vẽ tinh tế gợi tả núi rừng chiến khu thời máu lửa mang sức sống và hơi ấm của con người:

“Tiếng suối trong như tiếng hát xa”

“Bài ca Côn Sơn” đã có cảm nhận cực kỳ tinh tế về dòng suối Côn Sơn:

“Côn Sơn suối chảy rì rầm
Ta nghe như tiếng đàn cầm bên tai”

Tiếng suối nghe sao mà êm đềm thơ mộng đến thế. Nó như những giọt của cây đàn cầm vang vọng bên tai.

Sau tiếng suối nghe như tiếng hát xa kia là trăng chiến khu. Ánh trăng chiến khu sao mà sáng và đẹp thế. Tầng cao là trăng, tầng giữa là cổ thụ, tầng thấp là hoa - hoa rừng. Cả núi rừng Việt Bắc đang tràn ngập dưới ánh trăng. Ánh trăng bao phủ khắp không trung mát dịu, len lỏi xuyên qua kẽ lá, tán cây, ánh trăng như âu yếm, hoà quyện cùng thiên nhiên cây cỏ. Ánh trăng như xoáy và lồng vào những tán lá. Và trên mặt đất những đóa hoa rừng đang ngậm sương đêm cùng với bóng cổ thụ đan xen trên mặt đất. Đêm thanh, trên không trung dường như chỉ có vầng trăng ngự trị. Đêm vắng, trăng thanh mặt đất cỏ cây như ngừng thở để đón đợi ánh trăng mát lạnh dịu hiền mơn man ôm ấp:

“Trăng lồng cổ thụ bóng lồng hoa”

Chữ “lồng” được điệp lại hai lần đã nhân hoá vầng trăng, cổ thụ và hoa. Trăng như người mẹ hiền đang tiếp cho muôn vật trần gian dòng sữa ngọt ngào. Trăng trở nên thi vị, trữ tình lãng mạn. Chữ lồng gợi cho ta nhớ đến những câu thơ sau trong “Chinh phụ ngâm”:

“Hoa giãi nguyệt, nguyệt in một tấm
Nguyệt lồng hoa, hoa thắm từng bông,
Nguyệt hoa hoa nguyệt trùng trùng…”

Trong câu có tiểu đối “trăng lồng cổ thụ/bóng lồng hoa” tạo sự cân xứng trong bức tranh về “trăng”, ngôn ngữ thơ trang trọng, điêu luyện tạo nên bức tranh thiên nhiên tuyệt đẹp tràn đầy chất thơ. Cảnh khuya trong sáng, lung linh huyền ảo. Đọc vần thơ ta nghe như có nhạc, có hoạ, bức tranh cảnh núi rừng Việt Bắc thơ mộng biết bao. Người xưa từng nói thi trung hữu hoạ, thi trung hữu nhạc quả thật không sai. Đối với Bác trăng đã trở nên tri âm tri kỷ nên làm sao có thể hờ hững trước cảnh đẹp đêm nay. Trong ngục tối bị giam cầm, trước ánh trăng tuyệt đẹp Bác Hồ cũng đã có những vần thơ tuyệt diệu:

“Trong tù không rượu cũng không hoa
Cảnh đẹp đêm nay khó hững hờ…”

(Ngắm trăng)

Một thi sĩ với tâm hồn thanh cao đang sống những giây phút thần tiên giữa cảnh khuya chiến khu Việt Bắc. Giữa bức tranh thiên nhiên rộng lớn và hữu tình như vậy, tâm trạng thi sĩ bỗng vút cao thả hồn theo cảnh đẹp đêm trăng bởi đêm nay Bác không ngủ. Trước cảnh đẹp đêm trăng: có suối, có hoa lá, núi ngàn, và cả tâm trạng của Bác. Bác không chỉ xúc động trước cảnh đẹp thiên nhiên mà:

“Cảnh khuya như vẽ người chưa ngủ
Chưa ngủ vì lo nỗi nước nhà”

Nước nhà đang bị giặc xâm lăng giày xéo, biết bao đồng chí đang bị gông cùm xiềng xích. Cuộc đời còn lầm than cơ cực, bao năm Bác bôn ba hải ngoại tìm đường cứu nước giải phóng dân tộc khỏi ách nô lệ lầm than. Nay nước nhà còn đang chìm trong khói lửa đạn bom lòng Bác sao có thể ngủ yên giấc được. Chưa ngủ không hẳn chỉ vì cảnh đẹp đêm nay mà chưa ngủ vì nỗi nước nhà.

Nỗi nhớ nhà lo cho nước nhà làm cho trái tim Bác luôn thổn thức. Đã từng có rất nhiều đêm Bác không ngủ được:

“Một canh, hai canh, lại ba canh
Trằn trọc băn khoăn giấc chẳng thành
Canh bốn, canh năm vừa chợp mắt
Sao vàng năm cánh mộng hồn quanh”

(Không ngủ được)

Hình ảnh sao vàng chính là tự do độc lập, niềm thao thức mơ ngày mai ánh hồng soi đất nước hoà bình. Một tâm hồn nghệ sĩ thanh cao lồng trong cốt cách người chiến sĩ cộng sản kiên trung. Cảm hứng thiên nhiên chan hòa với cảm hứng yêu nước tha thiết của Bác.

Như vậy, Cảnh khuya là một trong những bài thơ trăng đẹp nhất của Bác.Khi đọc thơ Bác giúp ta càng biết ơn, yêu kính Bác Hồ hơn.

Nguyễn
2 tháng 12 2021 lúc 13:47

Tham khảo:

Dàn ý

 

1. Mở bài

 

- Giới thiệu về tác gia Hồ Chí Minh.

 

- Giới thiệu về bài thơ Cảnh .

 

2. Thân bài

 

- Vẻ đẹp thiên nhiên  (hai câu đầu).

 

- Bức tranh thiên nhiên hiện lên là một bức tranh động chứ không phải tĩnh do âm thanh và hình ảnh :

 

+ Tiếng suối thì thầm, róc rách, vang vọng như tiếng hát, tiếng ca ngọt ngào. Tiếng suối ấy ngọt ngào như tiếng ca của một cô gái giũa đất trời thiên nhiên.

 

-> Trước kia trong thơ trung đại thiên nhiên được lấy làm chuẩn mực để nói về vẻ đẹp của con người (biện pháp ước lệ tượng trưng); còn trong thơ Bác con người làm chuẩn mực để chỉ cái đẹp của thiên nhiên (Tiếng suối như tiếng hát).

 

+  Trăng mang ánh sáng huyền ảo, lung linh chở che, toả rạng nơi rừng núi chiến khu.  Ánh trăng bao trùm lên mọi cảnh vật, bao trùm những bóng cổ thụ già, bóng cây ấy lại bao bọc lấy những dặm hoa. ->  Điệp từ “lồng” nhấn mạnh vào sự tỏa, xuyên suốt của ánh sáng trăng khuya.

 

=> Thiên nhiên thơ mộng, hữu tình, đẹp đẽ gợi cảm khi vừa có âm thanh, có hình sắc.

 

- Vẻ đẹp tâm hồn người cách mạng

 

Đối ngược lại với thiên nhiên lung linh kia là tâm trạng của nhà thơ. Đó là một tâm trạng đầy bất trắc, âu lo vì nước nhà.

 

- Bác không ngủ:

 

+ Để ngắm thiên nhiên thơ mộng. Trong hoàn cảnh lúc đất nước ta đang gồng mình chống quân giặc. Trái ngược với sự khốc liệt thì vào ban đêm thiên nhiên lại yên bình và thơ mộng đến lạ thường. Điều đó khiến cho thi sĩ không thể không cất lên những vẫn thơ.

 

+ Bởi lòng vẫn đang nặng trĩu nỗi lo toan cho dân tộc, bác lo cho dân tộc ta nên mới thao thức, không ngủ được.

 

=> Một trái tim chưa giây phút nào thôi lo cho Tổ quốc, cho dân tộc, một tâm hồn luôn hướng về Tổ Quốc thân yêu.

 

- Nghệ thuật:

 

+ thể thơ thất ngôn tứ tuyệt

 

+ hình ảnh thơ mang màu sắc cổ điển mà bình dị, gần gũi…

 

3. Kết bài

 

- Nội dung của bài thơ

 

- Cảm nghĩ của bản thân

 

 

Nga Nguyễn
Xem chi tiết
Dong Thi Hong Anh
Xem chi tiết
lulilili
24 tháng 11 2017 lúc 21:58

Từ ánh trăng trong câu trên như để  chỉ người mẹ  ...mẹ là người thắp sáng những mảnh ghép tâm hồn. Ánh sáng ấy dịu nhẹ, man mác như ánh  trăng. Nó gieo dắt vào trái tim người con những tia sáng của tình yêu thương vô bờ bến. 

Đỗ Đức Đạt
25 tháng 11 2017 lúc 8:05

Từ ánh trăng trong câu trên là chỉ người mẹ. Mẹ là người đã thắp sáng cho con, cho con có giấc ngủ ngon. Mẹ như ánh trăng dịu dàng, êm đềm. Mẹ là người đã nuôi mình khôn lớn, đã dạy cho mình bao điều. Chúng ta phải quý trọng những người mẹ như vậy.