Những câu hỏi liên quan
hieu luyen
Xem chi tiết
Thanh Đình Lê new:)
1 tháng 10 2023 lúc 21:48

Truyền thuyết về Hồ Gươm là một câu chuyện cổ xưa kể về nguồn gốc của hồ này. Theo truyền thuyết, từ lâu đời, trên vùng đất nay là Hà Nội, có một con rồng tên là Long Vương sống trong một hồ lớn. Long Vương là vị thần bảo vệ cho nhân dân và mang lại sự thịnh vượng cho vùng đất này.

Một ngày nọ, Long Vương đã xuất hiện trong giấc mơ của một người nông dân tên là Lạc Long Quân. Trong giấc mơ, Long Vương đã yêu cầu Lạc Long Quân xây dựng một thành phố mới và đặt tên là Thăng Long, tức là "Rồng bay lên". Lạc Long Quân, người sau này trở thành vua của vùng đất này, đã lắng nghe lời khuyên và tiến hành xây dựng thành phố Thăng Long.

Trong quá trình xây dựng thành phố, Lạc Long Quân đã nhìn thấy một con rồng trắng lớn bay lượn trên mặt nước. Con rồng này được cho là linh vật của Long Vương. Lạc Long Quân tin rằng đó là một điềm báo tốt và quyết định xây dựng một hồ lớn để làm nơi trú ngụ cho con rồng.

Hồ được đặt tên là Hồ Gươm, có ý nghĩa là "Hồ của con rồng". Nó trở thành biểu tượng của thành phố Thăng Long và sau này là Hà Nội. Người dân tin rằng việc xây dựng Hồ Gươm đã mang lại sự may mắn và bình an cho thành phố, và con rồng vẫn tiếp tục bảo vệ và gìn giữ sự thịnh vượng của vùng đất này.

Đến ngày nay, Hồ Gươm vẫn là một điểm đến du lịch nổi tiếng và mang trong mình những câu chuyện và truyền thuyết đầy màu sắc về lịch sử và văn hóa của Hà Nội.

Bình luận (0)
Lê Thị Tú Nguyên
Xem chi tiết
phương chi bi
6 tháng 10 2018 lúc 12:50

Ta là Lạc Long Quân, vốn thuộc nòi Rồng, con trai của Thần Long Nữ. Gia tộc ta định cư hàng ngàn năm nay tại vùng đất Lạc Việt phì nhiêu. Sinh ra, ta đã mang mình rồng, có sức khoẻ vô địch và biết rất nhiều phép lạ. Họ hàng nhà rồng của ta vốn quen sống dưới nước nên chỉ thỉnh thoảng mới lên trên mặt đất. Moi khi lên cạn, la thường dùng phép thần thông của mình để diệt trừ Ngư Tinh, Hồ Tinh, Mộc Tinh - những loài yêu quái bấy lâu làm hại dân lành. Thương đời sống cùa nhân dân còn cực khổ, ta bàn dạy họ trồng trọt, chăn nuôi và cách ăn ở. Xong việc, ta lại về thủy cung báo hiếu với Thần Long Nữ - mẫu hậu của mình. Chỉ khi có việc cần ta mới hiện lên.

Vào một ngày đẹp trời, trong khi đang đi thăm thú dân tình, ta gặp một người con gái xinh đẹp tuyệt trần đang dạo bước gần cung điện Long Trang. Hỏi ra mới biết nàng tên gọi Âu Cơ, thuộc dòng họ Thần Nông sinh sống ở vùng núi cao phương Bắc. Nghe tiếng vùng đất Lac có nhiều hoa thơm cỏ lạ, nàng tìm đến thăm. Sau nhiêu lần trò chuyện, ta và nàng đem lòng thương mến nhau rồi chúng ta kết duyên vợ chồng, cùng nhau chung sống trên cạn ở cung điện Long Trang.

Ta hạnh phúc vô cùng khi ít lâu sau Âu Cơ mang thai. Sau chín tháng mười ngày, thật kì lạ, nàng sinh ra một bọc trăm trứng. Kì lạ hơn nữa, trăm trứng nở ra một trăm chú bé con bụ bẫm, trắng trẻo, hồng hảo. Trông chúng mới đáng yêu làm sao. Bởi ta là giống Rồng, vợ ta - nàng Âu Cơ lại là giống Tiên nên những đứa con của chúng ta sinh ra không cần bú mớm mà tự lớn lên như thổi, mặt mũi khôi ngô và đứa con nào cũng có sức khoẻ như ta. Từ khi có đàn con khoẻ mạnh, xinh đẹp, cuộc sống của vợ chồng ta ngày càng hạnh phúc và vui vẻ. Cung điện lúc nào cũng rộn rã tiếng, cuới nói, nô đùa của bọn trẻ. Thế nhưng không hiểu sao trong lòng ta luôn cảm thấy một nỗi trống trải không yên. Đó là nỗi niềm nhớ sông, nhớ nước, nhớ quê hương...da diết. Nỗi nhớ cứ ngày một trào dâng trong lòng ta. Cuối cùng, không thể sống mãi trong nỗi nhớ nhung được nữa, ta đành từ biệt người vợ yêu và đàn con để trở về thuỷ cung. Thật tội nghiệp! Âu Cơ phải ở lại một mình nuôi con, tháng ngày chờ đợi mong ta quay về. Ta biết nàng buồn tủi cho phận mình lắm! Nhưng ta cũng không thể sống mãi trên cạn được. Ta vốn nòi Rồng ở miền nước thẳm, nàng là dòng Tiên ở chốn non cao. Kẻ ở cạn, người ở nước, tính tình tập quán khác nhau khó mà ăn ở cùng nhau lâu dài được. Cuối cùng, sau bao ngày trăn trở nghĩ suy, ta quyết định nói hết tâm ý của ta cho nàng. Hiểu được suy nghĩ và những khó khăn của ta, Âu Cơ đồng ý đưa năm mươi con lên núi. Năm mươi người con còn lại theo ta xuống biển. Tuy xa cách nhưng khi có việc vẫn giúp đỡ lẫn nhau, không bao giờ quên lời hẹn ước.

Với tài năng và sức mạnh của thần, người con trưởng của ta theo mẹ được tôn lên làm vua, lấy hiệu là Hùng Vương, đóng đô ở đất Phong Châu, đặt tên nước là Văn Lang. Trong triều đình có tướng văn, tướng võ. Những đứa cháu của ta sinh ra trai thì gọi là lang, gái thì gọi là Mị Nương. Con cháu ta thay phiên nhau đời đời cai quản đất Phong Châu. Hiệu Vùng Vương được giữ đến 18 đời. Cứ cha truyền con nối không hề thay đổi.

Dù sống xa sông cách núi nhưng con cháu của ta luôn tự nhắc nhở nhau biết mình đều là con Rồng, cháu Tiên, phải thương yêu, giúp đỡ nhau khi khó khăn hoạn nạn, làm cho nước nhà ngày càng thêm phồn vinh, hùng cường.

Bình luận (0)
☠✔AFK✪Kaito Kid✔☠
6 tháng 10 2018 lúc 12:54

bạn vào mạng là biết mà

hihihi

hahahaha

kết bạn với mình nha

Bình luận (0)
nkoc nhí nhảnh
Xem chi tiết
Nguyen Thi Mai
29 tháng 8 2016 lúc 15:09

1) Những chi tiết trong truyện thể hiện tính chất kì lạ, cao quý về nguồn gốc và hình dạng của Lạc Long Quân và Âu Cơ: 

+ Lạc Long Quân:
- Vị thần thuộc nòi rồng, con trai thần Long Nữ
- Thần mình rồng, thường ở dưới nước, thỉnh thoảng lên cạn
- Có sức khỏe vô địch, có nhiều phép lạ.
+ Âu Cơ
- Thuộc dòng họ Thần Nông
- Là dòng tiên ở trên núi cao phương Bắc
- Xinh đẹp tuyệt trần
=> Như vậy cả hai đều có nguồn gốc là thần, tiên kì lạ phi thường.

2) Việc kết duyên của Lạc Long Quân với Âu Cơ và chuyện Âu Cơ sinh nở có gì kì lạ? Lạc Long Quân và Âu Cơ chia con như thế nào và để làm gì? Theo truyện này thì người Việt là con cháu của ai?

+ Cuộc kết duyên của Lạc Long Quân và Âu Cơ: 
- Đây là cuộc hôn nhân giữa hai bậc thần kì, trai tài, gái sắc, một mối duyên tình đẹp đẽ ở chốn có nhiều hoa thơm cỏ lạ và cung điện Long Trang lộng lẫy.
+ Chuyện sinh đẻ kì lạ
- Sinh ra một cái bọc trăm trứng, trăm trứng nở ra một trăm người con.
- Tất cả đều hồng hào đẹp đẽ, mặt mũi khôi ngô.
- Đàn con không cần bú mớm, tự lớn lên như thổi, khỏe mạnh như thần.
+ Việc chia con
- 50 người con theo cha xuống biển
- 50 người con theo mẹ lên núi
- Để các con ở đều các phương, để kẻ miền núi, người miền biển khi có việc gì thì giúp nhau, đều là anh em một nhà.
+ Nguồn gốc của người Việt
- Theo truyện này thì người Việt chúng ta bắt nguồn từ nòi giống thần tiên, linh thiêng, tài giỏi, cao quý rất đáng tự hào.
- Đề cao ý thức dân tộc, ngợi ca cội nguồn tổ tiên => cách giải thích đẫm chất thơ và huyền thoại.

Bình luận (0)
Nguyen Thi Mai
29 tháng 8 2016 lúc 15:09

3) Em hiểu thế nào là chi tiết tưởng tượng kì ảo? Hãy nói rõ vai trò của các chi tiết này trong truyện.
+ Chi tiết tưởng tượng kì ảo là những chi tiết không có thật, có tính chất hoang đường, kì lạ do hư cấu tưởng tượng.
+ Vai trò của các chi tiết tưởng tượng kì ảo:
- Làm cho câu chuyện trở nên hấp dẫn, huyền ảo, lung linh
- Thần thánh hóa các nhân vật mà nhân dân ngưỡng mộ
- Giải thích các sự kiện theo cách riêng => Trình độ của mỗi thời đại

Bình luận (0)
Võ Đông Anh Tuấn
29 tháng 8 2016 lúc 17:31

Câu 1. Hãy tìm những chi tiết trong truyện thể hiện tính chất kì lạ, cao quý về nguồn gốc và hình dạng của Lạc Long Quân và Âu Cơ.
+ Lạc Long Quân:
- Vị thần thuộc nòi rồng, con trai thần Long Nữ
- Thần mình rồng, thường ở dưới nước, thỉnh thoảng lên cạn
- Có sức khỏe vô địch, có nhiều phép lạ.
+ Âu Cơ
- Thuộc dòng họ Thần Nông
- Là dòng tiên ở trên núi cao phương Bắc
- Xinh đẹp tuyệt trần
=> Như vậy cả hai đều có nguồn gốc là thần, tiên kì lạ phi thường.
Câu 2. Việc kết duyên của Lạc Long Quân với Âu Cơ và chuyện Âu Cơ sinh nở có gì kì lạ? Lạc Long Quân và Âu Cơ chia con như thế nào và để làm gì? Theo truyện này thì người Việt là con cháu của ai?
+ Cuộc kết duyên của Lạc Long Quân và Âu Cơ
- Đây là cuộc hôn nhân giữa hai bậc thần kì, trai tài, gái sắc, một mối duyên tình đẹp đẽ ở chốn có nhiều hoa thơm cỏ lạ và cung điện Long Trang lộng lẫy.
+ Chuyện sinh đẻ kì lạ
- Sinh ra một cái bọc trăm trứng, trăm trứng nở ra một trăm người con.
- Tất cả đều hồng hào đẹp đẽ, mặt mũi khôi ngô.
- Đàn con không cần bú mớm, tự lớn lên như thổi, khỏe mạnh như thần.
+ Việc chia con
- 50 người con theo cha xuống biển
- 50 người con theo mẹ lên núi
- Để các con ở đều các phương, để kẻ miền núi, người miền biển khi có việc gì thì giúp nhau, đều là anh em một nhà.
+ Nguồn gốc của người Việt
- Theo truyện này thì người Việt chúng ta bắt nguồn từ nòi giống thần tiên, linh thiêng, tài giỏi, cao quý rất đáng tự hào.
- Đề cao ý thức dân tộc, ngợi ca cội nguồn tổ tiên => cách giải thích đẫm chất thơ và huyền thoại.
Câu 3. Em hiểu thế nào là chi tiết tưởng tượng kì ảo? Hãy nói rõ vai trò của các chi tiết này trong truyện.
+ Chi tiết tưởng tượng kì ảo là những chi tiết không có thật, có tính chất hoang đường, kì lạ do hư cấu tưởng tượng.
+ Vai trò của các chi tiết tưởng tượng kì ảo:
- Làm cho câu chuyện trở nên hấp dẫn, huyền ảo, lung linh
- Thần thánh hóa các nhân vật mà nhân dân ngưỡng mộ
- Giải thích các sự kiện theo cách riêng => Trình độ của mỗi thời đại
Câu 4. Ý nghĩa của truyện “Con Rồng, cháu Tiên”
+ Tôn vinh nguồn gốc đẹp đẽ của dân tộc, nguồn gốc cao quý thiêng liêng con Rồng, cháu Tiên.
+ Thể hiện nguyện ước đoàn kết anh em giữa các dân tộc trên dải đất Việt Nam:
- Mọi người đều có chung một tổ tiên, có chung cha mẹ, đều là anh em ruột thịt một nhà.
- 50 người lên núi, 50 người xuống biển => Miền núi hay miền biển cũng đều là anh em, phải giúp đỡ nhau, thương yêu đoàn kết “cùng chung lưng đấu cật”.
 

Bình luận (0)
kiều văn truyền
Xem chi tiết
nguyen minh ngoc
12 tháng 1 2018 lúc 12:29

- Kể bác nông dân đang cày ruộng.

1. Mở bài: - Bác Tư ở xóm em là một người nông dân chất phác, luôn cặm cụi làm những công việc đồng áng. - Em được quan sát bác cày ruộng vào một buổi trưa hè. 2. Thân bài: a) Hình dáng: - Dáng người cao lớn. - Nước da ngăm đen. - Đầu đội nón lá. - Mặc bộ bà ba màu nâu đã sờn bạc. b) Tính tình, hoạt động: - Cần mẫn làm việc. - Chăm chú cày trên thửa ruộng. - Tay trái cầm roi tre. - Tay phải cầm cán cày. - Mắt đăm đắm hướng về trước. - Chân bước dài, chắc nịch. - Thao tác nhanh nhẹn, đưa cày để trâu đi vòng rất thành thạo. - Cày xong thửa ruộng bác cho trâu tắm dưới kênh. - Bác ngồi trên bò' nghỉ tay hút thuốc. - Bác rất hài lòng với kết quả lao động của mình. 3. Kết bài: - Em rất kính yêu bác Tư. - Bác Tư là người đã làm ra những hạt gạo thơm ngon đế nuôi sống con người.
Bình luận (0)
nguyen minh ngoc
12 tháng 1 2018 lúc 12:31

- Đóng vai thanh gươm thần kể lại sự tích hồ Gươm.

* Mở bài: - Giới thiệu, dẫn dắt câu chuyện bằng một chi tiết nào đó của truyền thuyết hoặc từ một “chuyện ngoài truyện”. - Nhân vật xưng tôi để kể chuyện. * Thân bài: - Kể lại cuộc xâm lược của giặc Minh và những khó khăn trong ngày đầu cuộc khởi nghĩa của Lê Lợi: + Tội ác giặc Minh. + Dân ta đứng lên chống giặc. + Lê Lợi phất cờ nghĩa, những khó khăn buổi đầu của nghĩa quân. - Kể lại việc Long Quân giúp Lê Lợi: + Nỗi lo lắng băn khoăn của Long Quân. + Cho Lê Lợi mượn gươm báu. + Giao trọng trách cho Rùa Vàng. + Nghĩ ra cách trao gươm: Trao lưỡi gươm cho Lê Thận, treo chuôi gươm ở một cây cổ thụ để Lê Lợi bắt được. + Nói rõ dụng ý của cách trao này. Kể lại chiến công của Lê Lợi và đoàn quân từ khi có gươm báu (kể ngắn. gọn). - Kể lại việc đòi gươm, trả gươm: + Thắng lợi, Lê Thái Tổ dạo chơi hồ Tả Vọng. + Rùa Vàng theo lệnh của Long Quân đòi gươm. + Lê Thái Tổ trả gươm. * Kết bài: - Lê Lợi đổi tên hồ Tả Vọng thành Hồ Gươm. - Cảm nghĩ của nhân vật (nếu có).
Bình luận (0)
Shizuka đáng yêu
Xem chi tiết
anhthu bui nguyen
17 tháng 8 2018 lúc 14:48

bạn xem thử nhé.:

Ta là Rùa Vàng, một vị quan dưới trướng Lạc Long Quân. Hôm ấy, trong lúc ta đang ghi chép sổ sách trong thư phòng thì được tin Đức Long Quân triệu kiến gấp. Ta bèn tức tốc vâng mệnh, đến điện gặp Ngài. Vừa tới nơi ta đã nghe giọng nói như sấm rền của Long Quân:

-   Ngày mai, lúc Lê Lợi cưỡi thuyền rồng trên hồ Tả Vọng dạo chơi, ngươi hãy nổi lên đòi lại thanh gươm thần cho ta.

Vâng mệnh Long Quân ta lui về thư phòng, chuẩn bị ngày mai thực thi mệnh lệnh.

Nhớ lại năm xưa, vào thời giặc Minh đặt ách đô hộ ở nước Nam, nhân dân cực khổ vô cùng. Bởi bọn giặc vô cùng hung ác, chúng coi người dân như cô rác, làm, nhiều điều bạo ngược, thiên hạ ai ai cũng căm giận đến tận xương tuỷ. Bấy giờ ở vùng Lam Sơn, nghĩa quân nổi dậy chống lại chúng. Nhưng trong buổi đầu thế lực còn non yếu nên đã nhiều lần thất bại. Thấy vậy, để giữ đúng lời hứa với nàng Âu Cơ năm xưa “khi có việc cần thì giúp đỡ lẫn nhau”, Đức Long Quân đã quyết định cho nghĩa quân mượn thanh gươm thần Ngài vẫn đeo bên người để con cháu đánh đuổi giặc ngoại xâm, giành lại đất nước. Lúc đó chính ta là người mang gươm cho nghĩa quân mượn.

Ta đã tìm hiểu rất kĩ và biết rằng ờ vùng Thanh Hoá có một người đánh cá tên là Lệ Thận, tính tình hiền lành, chất phác, sau này sẽ tham gia nghĩa quân nên ta quyết định chọn chàng làm sứ giả trao gươm báu.

Như thường lệ, vào một đêm trăng sáng, gió thổi mát lạnh, Lê Thận đem lưới thả xuống sông bắt cá. Đã chờ sẵn từ lâu, ta bí mật bỏ lưỡi gươm vào trong lưới của anh ta. Lúc kéo lưới lên, thấy nằng nặng, chàng đã mừng thầm, chắc hẳn là có cá to. Nhưng khi thò tay xuống chẳng thấy cá đâu mà chỉ thấy gươm báu dưới dạng một thanh sắt chàng, bèn vứt đi và lại thả lưới tiếp. Phải vất vả ba lần ta mới khiến anh chàng nhận ra đó là lưỡi gươm và chịu mang về.

Quả nhiên, về sau Lê Thận gia nhập đoàn quân khởi nghĩa Lam Sơn. Chàng hăng hái, gan dạ, không nề nguy hiểm. Vì vậy, một hôm chủ tướng Lê Lợi cùng mấy tuỳ tòng đến nhà Thận. Thanh gươm thần gặp được chủ tướng nên tự động sáng rực lên trong túp lều  tối om. Lấy làm lạ, Lê Lợi cầm lên xem và thấy hai chả “Thuận Thiên” khắc sâu vào lưỡi gươm. Song chuyện đó cũng nhanh chóng bị quên đi, không ai biết đó là báu vật.

Cho tới một hôm, bị giặc đuổi, Lê Lợi và các tướng sĩ rút lui mỗi người một ngã. Lúc chạy ngang qua một khu rừng, Lê Lợi bỗng thấy có ánh sáng trên ngọn cậy đa. Ông trèo lên mới biết đó là một chuôi gươm nạm ngọc (Đó chính là phẩn chuôi của thanh gươm thần vốn do Đức bà Âu Cơ cất giữ. Người cho chim thần đem đến đặt trên ngọn đa). Lê Lợi nhớ đến phần lưỡi gươm ở nhà Lê Thận bèn lấy chuôi gươm giắt vào lưng.

Ba ngày sau, khi gặp lại mọi người trong nhà Thận, Lê Lợi bèn đem chuyện bắt được chuôi gươm kể lại cho họ nghe. Và khi đem lưỡi gươm tra vào chuôi thì vừa như in.

Lê Thận bèn nâng gươm lên ngang đầu, cung kính nói với mọi người:

-    Đây là ý trời phó thác cho minh công làm việc lớn. Chúng tôi nguyện đem xương thịt của mình theo minh công, cùng thanh gươm thần này để báo đền Tổ quốc!

Đến đây, nhiệm vụ của ta đã hoàn thành, thanh gươm thần đã được đặt vào đúng vào vị trí của nó.

Thế mà cũng đã một năm trôi qua rồi. Qủa nhiên từ khi có thanh gươm thần giúp sức, nhuệ khí cùa nghĩa quân ngày một tăng mạnh, liên tiếp giành được thắng lợi, làm cho quân Minh bạt vía, kinh hồn. Lê Lợi giờ đã lên làm vua, lấy hiệu là Lê Thái Tổ.

Miên man trong những kỉ niệm của một năm trước, ta không ngờ trời đã sáng. Ta liền vội vã lên đường, thực hiện nhiệm vụ mà Long Quân giao. Kia rồi! Đoàn thuyền rồng đã hiện ra trước mắt. Ta từ từ nổi lên mặt nước và bơi ra đón truớc mũi thuyền. Ta cất giọng chậm rãi: “Xin bệ hạ hoàn gươm lại cho Long Quân”.

Sau khi nghe ta nói, Lê Lợi nâng guơm hướng về phía ta và nói: “Xin Thần Kim Quy về báo lại với Đức Long Quân rằng Lê Lợi thay mặt muôn dân kính cẩn đội ơn Ngài đã cho mượn gươm báu giúp dân, giúp nước. Xin cho chúng dân đổi tên hồ này thành hồ Hoàn Kiếm để đời đời nhớ đến công đức của Ngài”. Nghe xong, ta bèn ngậm gươm thần rồi lặn xuống nước.

Trở về Long Cung, ta tâu lại những điều Lê Lợi đã nói với Long Quân. Người rất vui và hài lòng. Người giao cho ta nhiệm vụ hàng năm nổi lên mặt hồ một lần để xem xét dân tình, kịp thời báo cho người khi con cháu lâm nguy. Rùa Thần ta rất đỗi vinh hạnh nhận sứ mệnh cao cả đó.

Bình luận (0)
休 宁 凯
17 tháng 8 2018 lúc 14:50

Ta là Rùa Vàng, một vị quan dưới trướng Lạc Long Quân. Hôm ấy, trong lúc ta đang ghi chép sổ sách trong thư phòng thì được tin Đức Long Quân triệu kiến gấp. Ta bèn tức tốc vâng mệnh, đến điện gặp Ngài. Vừa tới nơi ta đã nghe giọng nói như sấm rền của Long Quân:

- Ngày mai, lúc Lê Lợi cưỡi thuyền rồng trên hồ Tả Vọng dạo chơi, ngươi hãy nổi lên đòi lại thanh gươm thần cho ta.

Vâng mệnh Long Quân ta lui về thư phòng, chuẩn bị ngày mai thực thi mệnh lệnh.

Nhớ lại năm xưa, vào thời giặc Minh đặt ách đô hộ ở nước Nam, nhân dân cực khổ vô cùng. Bởi bọn giặc vô cùng hung ác, chúng coi người dân như cô rác, làm, nhiều điều bạo ngược, thiên hạ ai ai cũng căm giận đến tận xương tuỷ. Bấy giờ ở vùng Lam Sơn, nghĩa quân nổi dậy chống lại chúng. Nhưng trong buổi đầu thế lực còn non yếu nên đã nhiều lần thất bại. Thấy vậy, để giữ đúng lời hứa với nàng Âu Cơ năm xưa “khi có việc cần thì giúp đỡ lẫn nhau”, Đức Long Quân đã quyết định cho nghĩa quân mượn thanh gươm thần Ngài vẫn đeo bên người để con cháu đánh đuổi giặc ngoại xâm, giành lại đất nước. Lúc đó chính ta là người mang gươm cho nghĩa quân mượn.

Ta đã tìm hiểu rất kĩ và biết rằng ờ vùng Thanh Hoá có một người đánh cá tên là Lệ Thận, tính tình hiền lành, chất phác, sau này sẽ tham gia nghĩa quân nên ta quyết định chọn chàng làm sứ giả trao gươm báu.

Như thường lệ, vào một đêm trăng sáng, gió thổi mát lạnh, Lê Thận đem lưới thả xuống sông bắt cá. Đã chờ sẵn từ lâu, ta bí mật bỏ lưỡi gươm vào trong lưới của anh ta. Lúc kéo lưới lên, thấy nằng nặng, chàng đã mừng thầm, chắc hẳn là có cá to. Nhưng khi thò tay xuống chẳng thấy cá đâu mà chỉ thấy gươm báu dưới dạng một thanh sắt chàng, bèn vứt đi và lại thả lưới tiếp. Phải vất vả ba lần ta mới khiến anh chàng nhận ra đó là lưỡi gươm và chịu mang về.

Quả nhiên, về sau Lê Thận gia nhập đoàn quân khởi nghĩa Lam Sơn. Chàng hăng hái, gan dạ, không nề nguy hiểm. Vì vậy, một hôm chủ tướng Lê Lợi cùng mấy tuỳ tòng đến nhà Thận. Thanh gươm thần gặp được chủ tướng nên tự động sáng rực lên trong túp lều tối om. Lấy làm lạ, Lê Lợi cầm lên xem và thấy hai chả “Thuận Thiên” khắc sâu vào lưỡi gươm. Song chuyện đó cũng nhanh chóng bị quên đi, không ai biết đó là báu vật.

Cho tới một hôm, bị giặc đuổi, Lê Lợi và các tướng sĩ rút lui mỗi người một ngã. Lúc chạy ngang qua một khu rừng, Lê Lợi bỗng thấy có ánh sáng trên ngọn cậy đa. Ông trèo lên mới biết đó là một chuôi gươm nạm ngọc (Đó chính là phẩn chuôi của thanh gươm thần vốn do Đức bà Âu Cơ cất giữ. Người cho chim thần đem đến đặt trên ngọn đa). Lê Lợi nhớ đến phần lưỡi gươm ở nhà Lê Thận bèn lấy chuôi gươm giắt vào lưng.

Ba ngày sau, khi gặp lại mọi người trong nhà Thận, Lê Lợi bèn đem chuyện bắt được chuôi gươm kể lại cho họ nghe. Và khi đem lưỡi gươm tra vào chuôi thì vừa như in.

Lê Thận bèn nâng gươm lên ngang đầu, cung kính nói với mọi người:

- Đây là ý trời phó thác cho minh công làm việc lớn. Chúng tôi nguyện đem xương thịt của mình theo minh công, cùng thanh gươm thần này để báo đền Tổ quốc!

Đến đây, nhiệm vụ của ta đã hoàn thành, thanh gươm thần đã được đặt vào đúng vào vị trí của nó.

Thế mà cũng đã một năm trôi qua rồi. Qủa nhiên từ khi có thanh gươm thần giúp sức, nhuệ khí cùa nghĩa quân ngày một tăng mạnh, liên tiếp giành được thắng lợi, làm cho quân Minh bạt vía, kinh hồn. Lê Lợi giờ đã lên làm vua, lấy hiệu là Lê Thái Tổ.

Miên man trong những kỉ niệm của một năm trước, ta không ngờ trời đã sáng. Ta liền vội vã lên đường, thực hiện nhiệm vụ mà Long Quân giao. Kia rồi! Đoàn thuyền rồng đã hiện ra trước mắt. Ta từ từ nổi lên mặt nước và bơi ra đón truớc mũi thuyền. Ta cất giọng chậm rãi: “Xin bệ hạ hoàn gươm lại cho Long Quân”.

Sau khi nghe ta nói, Lê Lợi nâng guơm hướng về phía ta và nói: “Xin Thần Kim Quy về báo lại vói Đức Long Quân rằng Lê Lợi thay mặt muôn dân kính cẩn đội ơn Ngài đã cho mượn gươm báu giúp dân, giúp nước. Xin cho chúng dân đổi tên hồ này thành hồ Hoàn Kiếm để đời đời nhớ đến công đức của Ngài”. Nghe xong, ta bèn ngậm gươm thần rồi lặn xuống nước.

Trở về Long Cung, ta tâu lại những điều Lê Lợi đã nói với Long Quân. Người rất vui và hài lòng. Người giao cho ta nhiệm vụ hàng năm nổi lên mặt hồ một lần để xem xét dân tình, kịp thời báo cho người khi con cháu lâm nguy. Rùa Thần ta rất đỗi vinh hạnh nhận sứ mệnh cao cả đó.

Bình luận (0)
Nguyễn Thị Ngọc Ánh
17 tháng 8 2018 lúc 14:59

Vào thời ấy, giặc Minh đô hộ nước ta. Không ai là không biết những điều bạo ngược và những chính sách đô hộ tàn ác mà chúng đặt ra với nước ta làm cho thiên hạ mù mịt chướng khí, oán khí ngút trời. Đến nỗi mà ta ở dưới Long cung cũng không được yên, ta đã là một lão rùa trăm năm nay an ổn sống dưới Long cung nhưng bọn quân Minh ngày ngày bắt giết các đồng bào ấu lão của Long cung. Nhiều đến nỗi mà ta oán hận chúng không kém người dân Đại Ngu. Ta buộc phải bẩm chuyện với Đông Hải Long Vương lão quân. Đúng như ta đoán Long lão vương hừng hực tức giận, giận đến nỗi đứt mạch máu não, gần như hét vào lỗ tai ta: " Lão Rùa, thế sự trước nay ngươi cũng coi như hiểu biết ít nhiều. Vì vậy ta lệnh cho ngươi đến nhân gian một chuyến, giao thanh gươm này cho người hiền mà giúp nước. Nhớ là không được để cả thanh kiếm và chuôi kiếm xuất hiện cùng lúc nếu không họ sẽ biết là ta cố tình giúp sức."

Bình luận (0)
o0o_Mê đọc anime_o0o
Xem chi tiết
o0o nhật kiếm o0o
8 tháng 8 2018 lúc 14:48

 Lạc Long Quân con trai thần Long Nữ, dòng dõi ta thuộc nòi rồng. Chính vì vậy mà ta sống ở dưới nước, thỉnh thoảng ta lên cạn để giúp dân lành diệt trừ Ngư Tinh, Hồ Tinh, Mộc Tinh và các loài yêu quái. Ta còn dạy cho dân chúng cách trồng trọt, chăn nuôi và cách ăn ở. Khi ta xuất hiện trên cạn thì tất cả dân chúng đều rất kính trọng và khâm phục tài năng của ta.

Có lần, ta đã hoá phép giết chết năm loài quỷ quái, chuyên đi giết hại dân lành. Sau khi bọn quỷ quái bị ta giết, người dân ở vùng này vô cùng sung sướng, họ đã đem rất nhiều lễ vật quý báu đến dâng cho ta nhưng ta không hề nhận một thứ gì. Chính vì thế họ càng kính phục tin tưởng vào tài năng và tấm lòng nhân đức của ta. Mỗi khi làm xong việc ta lại trở về Thủy Cung và báo cáo với cha ta. Trước khi trở về Thuỷ Cung ta còn dặn lại dân chúng khi nào gặp tai ương, hoạn nạn thì xuống biển gọi ta lên giúp.

Một lần, ta đang cùng cha vui chơi dưới Thuỷ Cung, bỗng có tiếng kêu cứu của dân chúng. Ta vội vàng từ biệt cha lên đường. Khi ta xuất hiện, ta đã phải chứng kiến một cảnh thảm thương ở vùng núi phương Bắc. Đó là nạn Hồ Tinh, Mộc Tinh quấy nhiễu dân lành. Chúng ăn thịt biết bao người dân vô,tội nơi đây khiến xương trắng phơi đầy sau một quả núi to. Ta vô cùng căm phẫn đã truy tìm tới tận hang ổ của bọn Hồ Tinh và Mộc Tinh.

Ròng rã một tháng trời, ta mới quét sạch được lũ yêu ma này. Sau khi giết hết lũ Hồ Tinh và Mộc Tinh, cuộc sống của người dân ở vùng này lại trở lại bình yên. Để đền đáp công ơn của ta, họ đã mở hội ăn mừng to lắm: Bao nhiêu lễ vật họ đã dâng biếu cho ta cùng tiếng cồng, tiếng chiêng, tiếng trống và tiếng hò reo chào mừng chiến thắng náo động cả một vùng. Đã lâu nay ta mới cảm nhận được cuộc sống ở trên cạn có nhiều điều kì thú mà ở dưới Thuỷ Cung không có được. Cảnh núi non hùng vĩ với hoa lá chim muông thật đẹp và thơ mộng. Ta quyết định ở vùng này một thời gian để vãn cảnh. Thế rồi, vào một ngày đẹp trời, ta đang mải mê ngắm nhìn dòng sông chảy lững lờ quanh một sườn núi cỏ cây xanh biếc thì thấy xuất hiện một thiếu nữ xinh đẹp cùng các hầu nữ cũng đang hái hoa đuổi bướm dưới núi. Có lẽ vì mải mê với những bông hoa ven sườn núi mả nàng đã bị ngã. Không ngần ngại gì, ta vội chạy tới đỡ nàng lên. Sau một lúc trò chuyện ta đã biết được đó là nàng Âu Cơ thuộc dòng họ Thần Nông, xinh đẹp tuyệt trần. Tiếng tăm của nàng ta đã được nghe đã lâu mà nay mới thấy. Ta đã đem lòng yêu thương nàng và nàng cũng yêu ta. Ta và nàng đã trở thành vợ chồng cùng chung sông ở cung điện Long Trang.

Ít lâu sau, nàng có mang. Đến kì sinh, chuyện thật lạ, nàng sinh ra một cái bọc trăm trứng; trăm trứng nở ra một trăm người con hồng hào, đẹp đẽ lạ thường. Đàn con chẳng cần bú mớm mà tự lớn như thổi, mặt mũi khôi ngô, khoẻ mạnh như thần. Thế rồi một hôm, ở dưới Thuỷ Cung có việc lớn, cha ta gọi về. Ta đành phải từ biệt nàng và đàn con về Thuỷ Cung, ở dưới đó cha ta đã già yếu nên rất cần ta ở lại giúp việc, nên ta chưa thể về ngay với nàng cùng các con.

Âu Cơ ở lại một mình nuôi con, tháng ngày chờ mong buồn tủi. Cuối cùng nàng gọi ta lên mà than thở:

- Sao chàng bỏ thiếp mà di, không cùng thiếp nuôi các con?

Ta nói:

-Ta vốn nồi rồng ở miền nước thẳm, nàng là dòng tiên ở chốn non cao. Kẻ ở dưới nước kẻ ở cạn tính tình tập quán khác nhau, khó mà ăn ở cùng nhau một nơi lâu dài được. Nay ta đưa năm mươi con xuống biển, nàng đưa năm mươi con lên núi, chia nhau cai quản các phương. Kẻ miền núi, người miền biển, khi có việc gì thì giúp dỡ lẫn nhau, đừng quên lời hẹn.

Nàng đã nghe lời ta, rồi ta chia tay nàng cùng năm mươi con xuống vùng biển. Người con trưởng theo Âu Cơ được tôn làm vua, lấy hiệu là Hùng Vương, đóng đô ở đất Phong Châu, đặt tên nước là Văn Lang.

Triều đình có tướng văn, tướng võ; con trai gọi là Lang, con gái gọi là Mị Nương; khi cha chết thì ngôi được truyền cho con trưởng, mười mấy đời truyền ngôi vua đều lấy tên hiệu là Hùng Vương, không hề thay đổi.

Mốì tình của ta và nàng Âu Cơ đã trở thành một sự tích đẹp lưu truyền trong dân gian. Mỗi khi nhắc đến nguồn gốc của mình người Việt Nam thường tự xưng mình là con Rồng cháu Tiên.

Bình luận (0)
Vũ Mai Hương
8 tháng 8 2018 lúc 14:52

Ta là Lạc Long Quân con trai thần Long Nữ, dòng dõi ta thuộc nòi rồng. Chính vì vậy mà ta sống ở dưới nước, thỉnh thoảng ta lên cạn để giúp dân lành diệt trừ Ngư Tinh, Hồ Tinh, Mộc Tinh và các loài yêu quái. Ta còn dạy cho dân chúng cách trồng trọt, chăn nuôi và cách ăn ở. Khi ta xuất hiện trên cạn thì tất cả dân chúng đều rất kính trọng và khâm phục tài năng của ta.

Có lần, ta đã hoá phép giết chết năm loài quỷ quái, chuyên đi giết hại dân lành. Sau khi bọn quỷ quái bị ta giết, người dân ở vùng này vô cùng sung sướng, họ đã đem rất nhiều lễ vật quý báu đến dâng cho ta nhưng ta không hề nhận một thứ gì. Chính vì thế họ càng kính phục tin tưởng vào tài năng và tấm lòng nhân đức của ta. Mỗi khi làm xong việc ta lại trở về Thủy Cung và báo cáo với cha ta. Trước khi trở về Thuỷ Cung ta còn dặn lại dân chúng khi nào gặp tai ương, hoạn nạn thì xuống biển gọi ta lên giúp.

Một lần, ta đang cùng cha vui chơi dưới Thuỷ Cung, bỗng có tiếng kêu cứu của dân chúng. Ta vội vàng từ biệt cha lên đường. Khi ta xuất hiện, ta đã phải chứng kiến một cảnh thảm thương ở vùng núi phương Bắc. Đó là nạn Hồ Tinh, Mộc Tinh quấy nhiễu dân lành. Chúng ăn thịt biết bao người dân vô,tội nơi đây khiến xương trắng phơi đầy sau một quả núi to. Ta vô cùng căm phẫn đã truy tìm tới tận hang ổ của bọn Hồ Tinh và Mộc Tinh.

Ròng rã một tháng trời, ta mới quét sạch được lũ yêu ma này. Sau khi giết hết lũ Hồ Tinh và Mộc Tinh, cuộc sống của người dân ở vùng này lại trở lại bình yên. Để đền đáp công ơn của ta, họ đã mở hội ăn mừng to lắm: Bao nhiêu lễ vật họ đã dâng biếu cho ta cùng tiếng cồng, tiếng chiêng, tiếng trống và tiếng hò reo chào mừng chiến thắng náo động cả một vùng. Đã lâu nay ta mới cảm nhận được cuộc sống ở trên cạn có nhiều điều kì thú mà ở dưới Thuỷ Cung không có được. Cảnh núi non hùng vĩ với hoa lá chim muông thật đẹp và thơ mộng. Ta quyết định ở vùng này một thời gian để vãn cảnh. Thế rồi, vào một ngày đẹp trời, ta đang mải mê ngắm nhìn dòng sông chảy lững lờ quanh một sườn núi cỏ cây xanh biếc thì thấy xuất hiện một thiếu nữ xinh đẹp cùng các hầu nữ cũng đang hái hoa đuổi bướm dưới núi. Có lẽ vì mải mê với những bông hoa ven sườn núi mả nàng đã bị ngã. Không ngần ngại gì, ta vội chạy tới đỡ nàng lên. Sau một lúc trò chuyện ta đã biết được đó là nàng Âu Cơ thuộc dòng họ Thần Nông, xinh đẹp tuyệt trần. Tiếng tăm của nàng ta đã được nghe đã lâu mà nay mới thấy. Ta đã đem lòng yêu thương nàng và nàng cũng yêu ta. Ta và nàng đã trở thành vợ chồng cùng chung sông ở cung điện Long Trang.

Ít lâu sau, nàng có mang. Đến kì sinh, chuyện thật lạ, nàng sinh ra một cái bọc trăm trứng; trăm trứng nở ra một trăm người con hồng hào, đẹp đẽ lạ thường. Đàn con chẳng cần bú mớm mà tự lớn như thổi, mặt mũi khôi ngô, khoẻ mạnh như thần. Thế rồi một hôm, ở dưới Thuỷ Cung có việc lớn, cha ta gọi về. Ta đành phải từ biệt nàng và đàn con về Thuỷ Cung, ở dưới đó cha ta đã già yếu nên rất cần ta ở lại giúp việc, nên ta chưa thể về ngay với nàng cùng các con.

Âu Cơ ở lại một mình nuôi con, tháng ngày chờ mong buồn tủi. Cuối cùng nàng gọi ta lên mà than thở:

- Sao chàng bỏ thiếp mà di, không cùng thiếp nuôi các con?

Ta nói:

-Ta vốn nồi rồng ở miền nước thẳm, nàng là dòng tiên ở chốn non cao. Kẻ ở dưới nước kẻ ở cạn tính tình tập quán khác nhau, khó mà ăn ở cùng nhau một nơi lâu dài được. Nay ta đưa năm mươi con xuống biển, nàng đưa năm mươi con lên núi, chia nhau cai quản các phương. Kẻ miền núi, người miền biển, khi có việc gì thì giúp dỡ lẫn nhau, đừng quên lời hẹn.

Nàng đã nghe lời ta, rồi ta chia tay nàng cùng năm mươi con xuống vùng biển. Người con trưởng theo Âu Cơ được tôn làm vua, lấy hiệu là Hùng Vương, đóng đô ở đất Phong Châu, đặt tên nước là Văn Lang.

Triều đình có tướng văn, tướng võ; con trai gọi là Lang, con gái gọi là Mị Nương; khi cha chết thì ngôi được truyền cho con trưởng, mười mấy đời truyền ngôi vua đều lấy tên hiệu là Hùng Vương, không hề thay đổi.

Mốì tình của ta và nàng Âu Cơ đã trở thành một sự tích đẹp lưu truyền trong dân gian. Mỗi khi nhắc đến nguồn gốc của mình người Việt Nam thường tự xưng mình là con Rồng cháu Tiên.

Bình luận (0)
Nhok Ngịch Ngợm
8 tháng 8 2018 lúc 14:53

https://h.vn/ly-thuyet/de-bai-trong-vai-lac-long-quan-hay-ke-lai-cau-chuyen-con-rong-chau-tien.2520/

link đó

hok tốt

Bình luận (0)
Ko Biết
Xem chi tiết
Kurenai Aki
25 tháng 9 2016 lúc 19:14

Trong truyện Con Rồng cháu Tiên, những chi tiết này có vai trò tô đậm tính chất kì lạ, đẹp đẽ của các nhân vật (Lạc Long Quân và Âu Cơ), đồng thời chứng tỏ người Việt có nguồn gốc khác thường, rất cao quý và đẹp đẽ. Qua việc thần kì hoá, linh thiêng hoá nguồn gốc dân tộc, nhân dân ta muốn nhắn nhủ người đời sau hãy luôn luôn tự hào, tôn kính tổ tiên mình. Các chi tiết tưởng tượng, kì ảo trong truyện vừa phản ánh một trình độ hiểu biết nhất định ở giai đoạn lịch sử sơ khai, vừa là kết quả của óc tưởng tượng phi thường của người Lạc Việt.

_ Truyền thuyết Con Rồng cháu Tiên có nhiều chi tiết thể hiện tính chất kì lạ, lớn lao, đẹp đẽ về nguồn gốc và hình dạng của Lạc Long Quân và Âu Cơ. Trước hết, cả hai đều thuộc dòng dõi các thần. Lạc Long Quân là con trai thần Long Nữ (thường ở dưới nước), Âu Cơ thuộc dòng họ Thần Nông (ở trên núi). Thứ hai, Lạc Long Quân có sức khoẻ vô địch, có nhiều phép lạ, thường giúp dân diệt trừ yêu quái, dạy dân cách trồng trọt, chăn nuôi; Âu Cơ xinh đẹp tuyệt trần.

_ Âu Cơ không sinh nở theo cách bình thường. Nàng sinh ra một cái bọc một trăm trứng, trăm trứng lại nở ra một trăm người con đẹp đẽ lạ thường. Đàn con không cần bú mớm mà tự lớn lên như thổi, mặt mũi khôi ngô, khoẻ mạnh như thần.

 

 

Bình luận (0)
Đặng Huỳnh Qui
20 tháng 9 2016 lúc 21:52

chả có gì hết

Bình luận (0)
TAN
21 tháng 9 2016 lúc 7:16

hi

Bình luận (0)
Taonek:))
Xem chi tiết
Dark_Hole
18 tháng 2 2022 lúc 8:33

Tham khảo:

Câu chuyện Cây khế gồm có các sự kiện chính sau đây:

Ở một gia đình nọ, có một gia đình gồm bố mẹ, vợ chồng của người anh trai và cậu em trai cùng chung sống.Sau khi bố mẹ chết, người anh chia gia tài đã lấy hết tất cả, người em chỉ được cây khế.Người em lầm lũi dọn ra ở dưới túp lều cạnh cây khế, hằng ngày chăm sóc cho câyKhi cây khế có quả, chim đến ăn, người em phàn nàn và chim hẹn trả ơn bằng vàng, dặn người em may túi ba gang mang theo đựng vàngĐến hẹn, chim chở người em bay ra đảo lấy vàng, nhờ thế người em trở nên giàu có.Người anh biết chuyện, đổi gia tài mình lấy cây khế, người em bằng lòng.Chim lại đến ăn, mọi chuyện diễn ra như cũ nhưng người anh tham lam may cái túi mười hai gang để có thể lấy nhiều vàng hơn.Cuối cùng, do lấy quá nhiều vàng, chim không chở nổi, lại gặp bão nên người anh rơi xuống biển rồi chết.

Nắm được dàn ý và các sự việc chính của câu chuyện cây khế, các em học sinh cùng lên ý tưởng chuẩn bị cho bài kể chuyện trên lớp thông qua các bài văn mẫu sau đây. Các em học sinh tham khảo, tìm ý xây dựng lời văn cho riêng mình và không sao chép toàn bộ bài viết.

Bình luận (1)
Lê Huy Đăng
18 tháng 2 2022 lúc 8:34

Câu chuyện Cây khế gồm có các sự kiện chính sau đây:

Ở một gia đình nọ, có một gia đình gồm bố mẹ, vợ chồng của người anh trai và cậu em trai cùng chung sống.Sau khi bố mẹ chết, người anh chia gia tài đã lấy hết tất cả, người em chỉ được cây khế.Người em lầm lũi dọn ra ở dưới túp lều cạnh cây khế, hằng ngày chăm sóc cho câyKhi cây khế có quả, chim đến ăn, người em phàn nàn và chim hẹn trả ơn bằng vàng, dặn người em may túi ba gang mang theo đựng vàngĐến hẹn, chim chở người em bay ra đảo lấy vàng, nhờ thế người em trở nên giàu có.Người anh biết chuyện, đổi gia tài mình lấy cây khế, người em bằng lòng.Chim lại đến ăn, mọi chuyện diễn ra như cũ nhưng người anh tham lam may cái túi mười hai gang để có thể lấy nhiều vàng hơn.Cuối cùng, do lấy quá nhiều vàng, chim không chở nổi, lại gặp bão nên người anh rơi xuống biển rồi chết.

Nắm được dàn ý và các sự việc chính của câu chuyện cây khế, các em học sinh cùng lên ý tưởng chuẩn bị cho bài kể chuyện trên lớp thông qua các bài văn mẫu sau đây. Các em học sinh tham khảo, tìm ý xây dựng lời văn cho riêng mình và không sao chép toàn bộ bài viết.

Bình luận (0)
LÊ HÔNG NGOC
Xem chi tiết
ミ♬★-  Hery ⁀ᶦᵈᵒᶫᶫ ★♬彡
16 tháng 10 2018 lúc 20:38

Ta là Rùa Vàng, một vị quan dưới trướng Lạc Long Quân. Hôm ấy, trong lúc ta đang ghi chép sổ sách trong thư phòng thì được tin Đức Long Quân triệu kiến gấp. Ta bèn tức tốc vâng mệnh, đến điện gặp Ngài. Vừa tới nơi ta đã nghe giọng nói như sấm rền của Long Quân:

-   Ngày mai, lúc Lê Lợi cưỡi thuyền rồng trên hồ Tả Vọng dạo chơi, ngươi hãy nổi lên đòi lại thanh gươm thần cho ta.

Vâng mệnh Long Quân ta lui về thư phòng, chuẩn bị ngày mai thực thi mệnh lệnh.

Nhớ lại năm xưa, vào thời giặc Minh đặt ách đô hộ ở nước Nam, nhân dân cực khổ vô cùng. Bởi bọn giặc vô cùng hung ác, chúng coi người dân như cô rác, làm, nhiều điều bạo ngược, thiên hạ ai ai cũng căm giận đến tận xương tuỷ. Bấy giờ ở vùng Lam Sơn, nghĩa quân nổi dậy chống lại chúng. Nhưng trong buổi đầu thế lực còn non yếu nên đã nhiều lần thất bại. Thấy vậy, để giữ đúng lời hứa với nàng Âu Cơ năm xưa “khi có việc cần thì giúp đỡ lẫn nhau”, Đức Long Quân đã quyết định cho nghĩa quân mượn thanh gươm thần Ngài vẫn đeo bên người để con cháu đánh đuổi giặc ngoại xâm, giành lại đất nước. Lúc đó chính ta là người mang gươm cho nghĩa quân mượn.

Ta đã tìm hiểu rất kĩ và biết rằng ờ vùng Thanh Hoá có một người đánh cá tên là Lệ Thận, tính tình hiền lành, chất phác, sau này sẽ tham gia nghĩa quân nên ta quyết định chọn chàng làm sứ giả trao gươm báu.

Như thường lệ, vào một đêm trăng sáng, gió thổi mát lạnh, Lê Thận đem lưới thả xuống sông bắt cá. Đã chờ sẵn từ lâu, ta bí mật bỏ lưỡi gươm vào trong lưới của anh ta. Lúc kéo lưới lên, thấy nằng nặng, chàng đã mừng thầm, chắc hẳn là có cá to. Nhưng khi thò tay xuống chẳng thấy cá đâu mà chỉ thấy gươm báu dưới dạng một thanh sắt chàng, bèn vứt đi và lại thả lưới tiếp. Phải vất vả ba lần ta mới khiến anh chàng nhận ra đó là lưỡi gươm và chịu mang về.

Quả nhiên, về sau Lê Thận gia nhập đoàn quân khởi nghĩa Lam Sơn. Chàng hăng hái, gan dạ, không nề nguy hiểm. Vì vậy, một hôm chủ tướng Lê Lợi cùng mấy tuỳ tòng đến nhà Thận. Thanh gươm thần gặp được chủ tướng nên tự động sáng rực lên trong túp lều  tối om. Lấy làm lạ, Lê Lợi cầm lên xem và thấy hai chả “Thuận Thiên” khắc sâu vào lưỡi gươm. Song chuyện đó cũng nhanh chóng bị quên đi, không ai biết đó là báu vật.

Cho tới một hôm, bị giặc đuổi, Lê Lợi và các tướng sĩ rút lui mỗi người một ngã. Lúc chạy ngang qua một khu rừng, Lê Lợi bỗng thấy có ánh sáng trên ngọn cậy đa. Ông trèo lên mới biết đó là một chuôi gươm nạm ngọc (Đó chính là phẩn chuôi của thanh gươm thần vốn do Đức bà Âu Cơ cất giữ. Người cho chim thần đem đến đặt trên ngọn đa). Lê Lợi nhớ đến phần lưỡi gươm ở nhà Lê Thận bèn lấy chuôi gươm giắt vào lưng.

Ba ngày sau, khi gặp lại mọi người trong nhà Thận, Lê Lợi bèn đem chuyện bắt được chuôi gươm kể lại cho họ nghe. Và khi đem lưỡi gươm tra vào chuôi thì vừa như in.

Lê Thận bèn nâng gươm lên ngang đầu, cung kính nói với mọi người:
 

-    Đây là ý trời phó thác cho minh công làm việc lớn. Chúng tôi nguyện đem xương thịt của mình theo minh công, cùng thanh gươm thần này để báo đền Tổ quốc!

Đến đây, nhiệm vụ của ta đã hoàn thành, thanh gươm thần đã được đặt vào đúng vào vị trí của nó.

Thế mà cũng đã một năm trôi qua rồi. Qủa nhiên từ khi có thanh gươm thần giúp sức, nhuệ khí cùa nghĩa quân ngày một tăng mạnh, liên tiếp giành được thắng lợi, làm cho quân Minh bạt vía, kinh hồn. Lê Lợi giờ đã lên làm vua, lấy hiệu là Lê Thái Tổ.

Miên man trong những kỉ niệm của một năm trước, ta không ngờ trời đã sáng. Ta liền vội vã lên đường, thực hiện nhiệm vụ mà Long Quân giao. Kia rồi! Đoàn thuyền rồng đã hiện ra trước mắt. Ta từ từ nổi lên mặt nước và bơi ra đón truớc mũi thuyền. Ta cất giọng chậm rãi: “Xin bệ hạ hoàn gươm lại cho Long Quân”.

Sau khi nghe ta nói, Lê Lợi nâng guơm hướng về phía ta và nói: “Xin Thần Kim Quy về báo lại với Đức Long Quân rằng Lê Lợi thay mặt muôn dân kính cẩn đội ơn Ngài đã cho mượn gươm báu giúp dân, giúp nước. Xin cho chúng dân đổi tên hồ này thành hồ Hoàn Kiếm để đời đời nhớ đến công đức của Ngài”. Nghe xong, ta bèn ngậm gươm thần rồi lặn xuống nước.

Trở về Long Cung, ta tâu lại những điều Lê Lợi đã nói với Long Quân. Người rất vui và hài lòng. Người giao cho ta nhiệm vụ hàng năm nổi lên mặt hồ một lần để xem xét dân tình, kịp thời báo cho người khi con cháu lâm nguy. Rùa Thần ta rất đỗi vinh hạnh nhận sứ mệnh cao cả đó.

 

Bình luận (0)