các bạn cho mk hỏi một chút nhé trong phản ứng cháy của 1 hidrocacbon thì khối lượng của hidrocacbon đó có bằng khối lượng hơi nước tạo thành không
Đốt cháy hoàn toàn 2,24l hidrocacbon A thể khí thu được 6,72l khí CO2 và 5,4g hơi nước.
1) Xác định công thức phân tử của hidrocacbon, biết rằng thể tích khí đo ở đktc.
2) Tính khối lượng khí Oxi cần dùng cho phản ứng trên.
1) \(n_{CO_2}=\dfrac{6,72}{22,4}=0,3\left(mol\right)\)
=> nC = 0,3 (mol)
\(n_{H_2O}=\dfrac{5,4}{18}=0,3\left(mol\right)\)
=> nH = 0,6 (mol)
\(n_A=\dfrac{2,24}{22,4}=0,1\left(mol\right)\)
Số nguyên tử C = \(\dfrac{0,3}{0,1}=3\) (nguyên tử)
Số nguyên tử H = \(\dfrac{0,6}{0,1}=6\) (nguyên tử)
CTHH: C3H6
2)
PTHH: 2C3H6 + 9O2 --to--> 6CO2 + 6H2O
0,1--->0,45
=> mO2 = 0,45.32 = 14,4 (g)
Đốt cháy hoàn toàn 6,9 gam hợp chất hữu cơ A sau phản ứng thu được 13,2 gam khí CO2 và 8,1 gam nước a) Chứng minh A không phải là hidrocacbon b) Xác định CTPT của A. Biết tỉ khối hơi của A so với khí oxi bằng 1,4375 c) Cho hết lượng chất A trên vào Axit axetic thu được hỗn hợp B. Đun nóng hỗn hợp B với H2SO4 xúc tác. - Hỏi PƯHH có xảy ra không? Viết PTHH, cho biết tên phản ứng và tên sản phẩm hữu cơ (nếu có) - Trong trường hợp có xảy ra phản ứng và thu được 7,92 gam sản phẩm hữu cơ thì hiệu suất của phản ứng là bao nhiêu?
Trinitrotoluen là một loại thuốc nổ, có công thức phân tử C7H5N3O6, khi nổ tạo thành hỗn hợp khí cacbon monoxid, hơi nước, nitơ và muội than.
(a) Viết phản ứng nổ của TNT. Lưu ý phản ứng nổ không phải là phản ứng cháy.
(b) Hexanit là một loại chất nổ có chứa theo khối lượng 60% TNT và 40% HND (có công thức phân tử C12H5N7O12). Tính thành phần % theo khối lượng và theo số mol của các nguyên tố có trong Hexanit. Từ tỷ lệ số mol các nguyên tố, đề nghị các chất có thể tạo thành từ quá trình nổ Hexanit và tính hàm lượng % theo số mol của các chất đó.
(a) Phản ứng nổ của TNT: 2C7H5N3O6 → 3N2 + 5H2O + 7CO + 7C
(b) 100 gam thuốc nổ Hexanit có chứa 60 gam TNT và 40 gam HND.
Số mol của từng chất là:
Áp dụng định luật bảo toàn nguyên tố ta có:
- Phần trăm khối lượng mỗi nguyên tố trong Hexanit:
- Sản phẩm nổ của Hexanit là N2, H2O, CO, C
- Áp dụng định luật bảo toàn nguyên tố ta tính được số mol của các chất trong hỗn hợp sau khi nổ:
Phần trăm số mol của các chất trong hỗn hợp sau khi nổ:
Hai hidrocacbon Y1 và Y2 mạch hở có cùng số nguyên tử cacbon trong phân tử và cùng có phản ứng với AgNO3 trong NH3. Y1 có quan hệ với CH4 theo sơ đồ sau . Khi cho 1 mol X hoặc 1 mol Y2 phản ứng với lượng dư AgNO3 trong NH3 thì khối lượng kết tủa thu được đều lớn hơn khối lượng của X hoặc Y2 đã phản ứng là 214 gam. Công thức cấu tạo của Y2 là
Từ dữ kiện "Khi cho 1 mol X hoặc 1 mol Y2 phản ứng với lượng dư AgNO3 trong NH3 thì khối lượng kết tủa thu được đều lớn hơn khối lượng của X hoặc Y2 đã phản ứng là 214 gam" ta có X và Y2 phải thuộc 2 trường hợp sau: có 2 liên kết - C ≡ CH hoặc là C2H2.
Giả sử nếu Y2 là C2H2 thì Y1 cũng phải có 2 nguyên tử cacbon, loại vì không thỏa chuỗi chuyển hóa
Do đó Y2 có 2 liên kết - C ≡ CH .
Lưu ý chuỗi chuyên hóa
Đáp án C
Một nhà máy phát điện vận hành bằng các đốt cháy nhiên liệu phức hợp có công thức trung bình là C11H7S. Giả sử nguồn không khí cung cấp chỉ chứa N2 và O2 có tỷ lệ mol 3,76:1,00 và N2 không cho phản ứng. Ngoài nước tạo thành, lượng cacbon trong nhiên liệu được chuyển hóa hoàn toàn thành CO2 và lưu huỳnh chuyển hóa thành SO2.
(a) Viết phương trình phản ứng cháy của C11H7S.
(b) Để phản ứng cháy xảy ra hoàn toàn, thực tế cần dùng dư 20% lượng oxy so với tỷ lượng lý thuyết. Tính khối lượng (kg) và thể tích (ở đktc, m3) không khí cần sử dụng để đốt cháy hoàn toàn 1 tấn C11H7S.
(c) Tính tổng khối lượng CO2 và SO2 tạo thành trong điều kiện của câu (b) trên
Do lấy dư 20% oxi so với lượng cần đốt cháy nên lượng oxi đã lấy là:
Tổng khối lượng CO2 và SO2 :
Chú ý:
Lượng O2 lấy dư 20% so với với lượng cần thiết => tính mol O2 chính xác
Hỗn hợp X gồm 4 este mạch hở, trong đó có một este đơn chức và ba este hai chức là đồng phân của nhau. Đốt cháy hết 11,88 gam X cần 14,784 lít khí O2 (đktc), thu được 25,08 gam CO2. Đun nóng 11,88 gam X với 310 ml dung dịch NaOH 1M, cô cạn dung dịch sau phản ứng, thu được m gam chất rắn Y và phần hơi chỉ chứa một ancol đơn chức Z. Cho hết lượng Z tác dụng với Na dư thì khối lượng bình chứa Na tăng 5,85 gam. Trộn m gam Y với CaO rồi nung nóng (không có mặt oxi), thu được 2,016 lít khí (đktc) một hidrocacbon duy nhất. Các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Khối lượng của este đơn chức có trong X là:
A. 5 gam
B. 4 gam
C. 4,4 gam
D. 5,1 gam
Đáp án A
nO2=0,66 mol; nCO2=0,57 mol. Giả sử Z là ROH
BTKL=>mH2O=mX+mO2-mCO2=11,88+0,66.32-25,08=7,92 g
=> nH2O=0,44 mol
mO=mX-mC-mH=11,88-0,57.12-0,44.2=4,16 mol
=>nO=0,26 mol=> nROH=nCOO=0,5nO=0,13 mol
ROH+Na→RONa+H2
mbình Na tăng = mROH-mH2=0,13(R+17)-0,065.2=5,85=>R=29(C2H5)
Do trộn m gam Y với CaO rồi nung nóng (không có mặt oxi), thu được một hidrocacbon duy nhất
Ta có:
H-R’COOC2H5: x
C2H5OCO-R’-COOC2H5: y
x+2y=nCOO=0,13
x+y=nCnH2n+2=2,016/22,4=0,09
=> x=0,05; y=0,04
Ta có: 0,05(R’+74)+0,04(R’+146)=11,88=>R’=26 (-CH=CH-)
=> este đơn chức là CH2=CH-COOC2H5 0,05 mol
=> m=0,05.100=5 gam
Đốt cháy hoàn toàn 1,344 lít hỗn hợp X gồm : 3 hidro cacbon mạch hở ở thể khí rồi hấp thụ hết sản phẩm vào dung dịch Ba(OH)2 dư. Thấy tạo thành 17,73 gam kết tủa . Khối lượng dung dịch sau khi lọc bỏ kết tủa giảm 11.79 g so với khối lương Ba(OH)2 ban đầu . Nếu dẫn 672 ml hỗn hợp X qua dung dịch Brom thì chỉ có duy nhất một khí thoát ra nặng0,24 g và có 3,2 g Brom phản ứng .xác định cấu tạo phân tử của 3 hidrocacbon biết rằng trong phân tử của mỗi hidrocacbon có chứa không quá 2 liên kết kém bền.
Đốt cháy hoàn toàn một lượng hidrocacbon X. Hấp thụ toàn bộ sản phẩm cháy vào dung dịch Ba(OH)2 dư tạo ra 29,55 gam kết tủa, dung dịch sau phản ứng có khối lượng giảm 19,35 gam so với dung dịch Ba(OH)2 ban đầu. Công thức phân tử của X là?
A. C3H4
B. C2H6
C. C3H6
D. C3H8
Đáp án D
X là ankan
Số nguyên tử C trong X:
Vậy X là C3H8
Đốt cháy hoàn toàn một lượng hidrocacbon X. Hấp thụ toàn bộ sản phẩm cháy vào dung dịch Ba(OH)2 (dư) tạo ra 29,55g kết tủa, dung dịch sau phản ứng có khối lượng giảm 19,35 gam so với dung dịch Ba(OH)2 ban đầu. Công thức phân tử của X là:
A. C3H4
B. C2H6
C. C3H6
D. C3H8