Những câu hỏi liên quan
Nguyễn Thu Hương
Xem chi tiết
Nguyen
28 tháng 6 2019 lúc 16:21

Khi nói đến những anh hùng cách mạng, những người đã hy sinh, cống hiến tuổi thanh xuân và cả cuộc đời cho hòa bình, cho độc lập, tự do của Tổ quốc thì người đầu tiên phải nhắc đến là Bác. Bác là một vị lãnh tụ cách mạng vĩ đại của dân tộc, một danh nhân văn hóa thế giới, Bác chính là người đã khai sáng con đường độc lập, tự do của nước nhà và cũng chính là người tạo nên hình hài nước Cộng hòa XHCN Việt Nam hôm nay.

Ngày 05/06/1911, chuyến ra đi mang theo bao hoài bão và khát vọng lớn lao của một thanh niên 21 tuổi đã trở thành chuyến đi huyền thoại và là cột mốc quan trọng thay đổi vận mệnh nước nhà. Chàng thanh niên Nguyễn Tất Thành bước lên con tàu với hai bàn tay trắng, với trái tim mang nặng nỗi đau mất nước, với quyết tâm cháy bỏng: khôi phục lại nước Việt, mang hòa bình, độc lập về cho Tổ quốc và mang tự do về với mọi người dân. Chàng trai ấy đã đi vào lịch sử và đã viết nên lịch sử.

Hành trình “Tìm đường cứu nước” của Bác luôn đầy những chông gai và thử thách, luôn đầy những gian khổ và hy sinh. Chúng ta hãy cùng lắng đọng với những dòng thơ trong tác phẩm “Người đi tìm hình của nước” của nhà thơ Chế Lan Viên để hiểu thế nào là nỗi lòng của một lãnh tụ và hiểu thế nào là những hy sinh.

Đất nước đẹp vô cùng. Nhưng Bác phải ra đi
Cho tôi làm sóng dưới con tàu đưa tiễn Bác
Khi bờ bãi dần lui làng xóm khuất
Bốn phía nhìn không một bóng hàng tre

Đêm xa nước đầu tiên, ai nỡ ngủ
Sóng vỗ dưới thân tàu đâu phải sóng quê hương
Trời từ đây chẳng xanh màu xứ sở
Xa nước rồi, càng hiểu nước đau thương

Lũ chúng ta ngủ trong giường chiếu hẹp
Giấc mơ con đè nát cuộc đời con
Hạnh phúc đựng trong một tà áo đẹp
Một mái nhà yên rủ bóng xuống tâm hồn

Trăm cơn mơ không chống nổi một đêm dày
Ta lại mặc cho mưa tuôn và gió thổi
Lòng ta thành con rối

Cho cuộc đời giật dây


Quanh hồ Gươm không ai bàn chuyện vua Lê
Lòng ta đã thành rêu phong chuyện cũ
Hiểu sao hết những tấm lòng lãnh tụ
Tìm đường đi cho dân tộc theo đi

Hiểu sao hết "Người đi tìm hình của Nước"
Không phải hình một bài thơ đá tạc nên người
Một góc quê hương nửa đời quen thuộc
Hay một đấng vô hình sương khói xa xôi

Mà hình đất nước hoặc còn hoặc mất
Sắc vàng nghìn xưa, sắc đỏ tương lai
Thế đi đứng của toàn dân tộc
Một cách vin hoa cho hai mươi lăm triệu con người


Ba mươi năm bôn ba ở nước ngoài, với nhiều nghề khác nhau, nhiều tên khác nhau, Bác đã phải chịu rất nhiều cực khổ và gian lao. Vậy mà, chỉ với một đoạn thơ, Chế Lan Viên đã vẽ nên một bức tranh khổng lồ, kéo dài khắp thế giới.

Cả bài thơ như tái hiện lại trước mắt người đọc những năm tháng bôn ba, khó nhọc của Bác nơi đất khách, quê người một cách sinh động và chân thật nhất.

Có nhớ chăng hỡi gió rét thành Ba Lê
Một viên gạch hồng, Bác chống lại cả một mùa băng giá
Và sương mù thành Luân Đôn, ngươi có nhớ
Giọt mồ hôi Người nhỏ giữa đêm khuya?

Đời bồi tàu lênh đênh theo sóng bể
Người đi hỏi khắp bóng cờ châu Mỹ, châu Phi
Những đất tự do, những trời nô lệ
Những con đường cách mạng đang tìm đi


Tôi rất thích bài thơ này, đã đọc đi đọc lại không biết bao nhiêu lần và lần nào cũng đầm đìa nước mắt. Còn bạn, bạn có khóc không? Tôi nghĩ, dù là người có trái tim sắt đá nhất, khi nghe bài thơ này cũng không thể nào kìm nén được xúc động. Bởi lẽ, Bác luôn là người lo trước cái lo thiên hạ và vui sau cái vui thiên hạ. Bởi lẽ, nỗi đau mất nước luôn canh cánh trong lòng: “Ăn một miếng ngon cũng đắng lòng vì Tổ quốc” và bởi lẽ lòng yêu nước của Người là không gì có thể so sánh nổi.

Đêm mơ nước, ngày thấy hình của nước
Cây cỏ trong chiêm bao xanh sắc biếc quê nhà
Ăn một miếng ngon cũng đắng lòng vì Tổ quốc
Chẳng yên lòng khi ngắm một nhành hoa

Ngày mai dân ta sẽ sống sao đây?
Sông Hồng chảy về đâu? Và lịch sử?
Bao giờ dải Trường Sơn bừng giấc ngủ
Cánh tay thần Phù Đổng sẽ vươn mây?

Rồi cờ sẽ ra sao? Tiếng hát sẽ ra sao?
Nụ cười sẽ ra sao?

Ơi, độc lập!

Xanh biết mấy là trời xanh Tổ quốc
Khi tự do về chói ở trên đầu

Kìa mặt trời Nga bừng chói ở phương Đông
Cây cay đắng đã ra mùa quả ngọt
Người cay đắng đã chia phần hạnh phúc
Sao vàng bay theo liềm búa công nông

Luận cương đến Bác Hồ. Và Người đã khóc
Lệ Bác Hồ rơi trên chữ Lênin
Bốn bức tường im nghe Bác lật từng trang sách gấp
Tưởng bên ngoài, đất nước đợi mong tin

Bác reo lên một mình như nói cùng dân tộc
"Cơm áo là đây! Hạnh phúc đây rồi!"
Hình của Đảng lồng trong hình của Nước
Phút khóc đầu tiên là phút Bác Hồ cười


Tôi tâm đắc và cảm động vô cùng giây phút Bác vui mừng và xúc động khi tìm ra con đường giải phóng dân tộc. “Lệ Bác Hồ rơi trên chữ Lênin” đong sao hết niềm vui của Bác khi tiếp cận Luận cương của Lênin, đếm sao đầy những giọt nước mắt Người đã rơi vì nỗi đau dân tộc: “Trời từ đây chẳng xanh màu xứ sở - Xa nước rồi, càng hiểu nước đau thương”. Vậy mà, “Phút khóc đầu tiên là phút Bác Hồ cười”, có phải là điều kỳ lạ lắm không? Vâng, kỳ lạ là ở chỗ ấy, có nhiều người khi đọc qua sẽ đáp ngay rằng chủ thể ấy chính là Bác, Bác khóc chứ còn ai vào đây nữa? Nhưng nếu phân tích và tìm hiểu sâu hơn về bài thơ, điều thú vị nằm ở đó và nó tạo nên cái hay, cái độc đáo của tác phẩm. Con đường cứu nước, chính là con đường khai sinh ra đất nước, là “đi tìm hình của nước” giống như tiêu đề bài thơ. “Phút khóc đầu tiên” đó chính là phút khóc chào đời, xin cho tôi mượn những lời bình của TS. Chu Văn Sơn về giây phút chào đời ấy: “Đất nước Việt Nam mới đã chính thức tượng hình trong Bác, đã có mặt trên đời vào thời điểm Lệ Bác Hồ rơi trên chữ Lênin. Phút khóc đầu tiên của nó, tiếng khóc chào đời của nước Việt Nam trứng nước đã chuyển hóa thành tiếng cười tột cùng sung sướng của nhà cách mạng”. Để rồi, khi Người mang Luận cương Lênin, mang ánh sáng cách mạng về quê nhà: “Kìa, bóng Bác đang hôn lên hòn đất - Lắng nghe trong màu hồng, hình đất nước phôi thai” thì đất nước Việt Nam độc lập, tự do đã thực sự sản sinh từ đó.

Bác thấy:

dân ta bưng bát cơm mồ hôi nước mắt

Ruộng theo trâu về lại với người cày
Mỏ thiếc, hầm than, rừng vàng, bể bạc
Không còn người bỏ xác bên đường ray

Giặc nước đuổi xong rồi. Trời xanh thành tiếng hát
Điện theo trăng vào phòng ngủ công nhân
Những kẻ quê mùa đã thành trí thức
Tăm tối cần lao nay hóa những anh hùng

Nước Việt Nam nghìn năm Đinh Lý Trần Lê
Thành nước Việt nhân dân trong mát suối
Mái rạ nghìn năm hồng thay sắc ngói
Những đời thường cũng có bóng hoa che

Ôi! Đường đến với Lênin là đường về Tổ quốc...
Tuyết Mat-xcơ-va sáng ấy lạnh trăm lần
Trong tuyết trắng như đọng nhiều nước mắt
Lênin mất rồi. Nhưng Bác chẳng dừng chân

Luận cương của Lênin theo Người về quê Việt
Biên giới còn xa. Nhưng Bác thấy đã đến rồi
Kìa, bóng Bác đang hôn lên hòn đất
Lắng nghe trong màu hồng, hình đất nước phôi thai


Toàn bộ bài thơ là sự xúc động của tác giả trước vẻ đẹp lớn lao, kỳ vĩ của Chủ tịch Hồ Chí Minh, là việc khắc họa hình ảnh một con người siêu phàm nhưng bằng xương bằng thịt, bằng những biến cố lịch sử, bằng chính cuộc đời và sự nghiệp cách mạng của Người.

Có phải vì từ lâu rồi Bác đã sống trong tim của mỗi người dân Việt nên tác phẩm này chiếm được cảm tình của độc giả? Hay bởi những câu thơ quá chân thật và đầy xúc cảm của nhà thơ? Tôi nghĩ có lẽ cả hai yếu tố này đều góp phần làm nên thành công của tác phẩm. Cảm ơn nhà thơ Chế Lan Viên đã tái hiện sống động hình ảnh Bác Hồ chân thật, bình dị và gần gũi đến vậy. Cảm ơn Bác đã tạo nên hình hài đất nước, để hôm nay, cháu và những người đang ngồi đây không chỉ có hòa bình, cơm no, áo ấm, mà chúng cháu còn có thể tự hào nói rằng chúng cháu đang góp một phần công sức của mình để đưa nước Việt Nam “sánh vai với các cường quốc năm châu” như lời Bác hằng mong ước.

Hơn lúc nào hết tôi muốn thét lên một cách tự hào rằng: “Tôi là người Việt Nam, tôi yêu dân tộc Việt Nam”.

Bình luận (0)
B.Thị Anh Thơ
1 tháng 7 2019 lúc 19:52

Khi nói đến những anh hùng cách mạng, những người đã hy sinh, cống hiến tuổi thanh xuân và cả cuộc đời cho hòa bình, cho độc lập, tự do của Tổ quốc thì người đầu tiên phải nhắc đến là Bác. Bác là một vị lãnh tụ cách mạng vĩ đại của dân tộc, một danh nhân văn hóa thế giới, Bác chính là người đã khai sáng con đường độc lập, tự do của nước nhà và cũng chính là người tạo nên hình hài nước Cộng hòa XHCN Việt Nam hôm nay.

Ngày 05/06/1911, chuyến ra đi mang theo bao hoài bão và khát vọng lớn lao của một thanh niên 21 tuổi đã trở thành chuyến đi huyền thoại và là cột mốc quan trọng thay đổi vận mệnh nước nhà. Chàng thanh niên Nguyễn Tất Thành bước lên con tàu với hai bàn tay trắng, với trái tim mang nặng nỗi đau mất nước, với quyết tâm cháy bỏng: khôi phục lại nước Việt, mang hòa bình, độc lập về cho Tổ quốc và mang tự do về với mọi người dân. Chàng trai ấy đã đi vào lịch sử và đã viết nên lịch sử.

Hành trình “Tìm đường cứu nước” của Bác luôn đầy những chông gai và thử thách, luôn đầy những gian khổ và hy sinh. Chúng ta hãy cùng lắng đọng với những dòng thơ trong tác phẩm “Người đi tìm hình của nước” của nhà thơ Chế Lan Viên để hiểu thế nào là nỗi lòng của một lãnh tụ và hiểu thế nào là những hy sinh.

Đất nước đẹp vô cùng. Nhưng Bác phải ra đi
Cho tôi làm sóng dưới con tàu đưa tiễn Bác
Khi bờ bãi dần lui làng xóm khuất
Bốn phía nhìn không một bóng hàng tre

Đêm xa nước đầu tiên, ai nỡ ngủ
Sóng vỗ dưới thân tàu đâu phải sóng quê hương
Trời từ đây chẳng xanh màu xứ sở
Xa nước rồi, càng hiểu nước đau thương

Lũ chúng ta ngủ trong giường chiếu hẹp
Giấc mơ con đè nát cuộc đời con
Hạnh phúc đựng trong một tà áo đẹp
Một mái nhà yên rủ bóng xuống tâm hồn

Trăm cơn mơ không chống nổi một đêm dày
Ta lại mặc cho mưa tuôn và gió thổi
Lòng ta thành con rối

Cho cuộc đời giật dây


Quanh hồ Gươm không ai bàn chuyện vua Lê
Lòng ta đã thành rêu phong chuyện cũ
Hiểu sao hết những tấm lòng lãnh tụ
Tìm đường đi cho dân tộc theo đi

Hiểu sao hết "Người đi tìm hình của Nước"
Không phải hình một bài thơ đá tạc nên người
Một góc quê hương nửa đời quen thuộc
Hay một đấng vô hình sương khói xa xôi

Mà hình đất nước hoặc còn hoặc mất
Sắc vàng nghìn xưa, sắc đỏ tương lai
Thế đi đứng của toàn dân tộc
Một cách vin hoa cho hai mươi lăm triệu con người


Ba mươi năm bôn ba ở nước ngoài, với nhiều nghề khác nhau, nhiều tên khác nhau, Bác đã phải chịu rất nhiều cực khổ và gian lao. Vậy mà, chỉ với một đoạn thơ, Chế Lan Viên đã vẽ nên một bức tranh khổng lồ, kéo dài khắp thế giới.

Cả bài thơ như tái hiện lại trước mắt người đọc những năm tháng bôn ba, khó nhọc của Bác nơi đất khách, quê người một cách sinh động và chân thật nhất.

Có nhớ chăng hỡi gió rét thành Ba Lê
Một viên gạch hồng, Bác chống lại cả một mùa băng giá
Và sương mù thành Luân Đôn, ngươi có nhớ
Giọt mồ hôi Người nhỏ giữa đêm khuya?

Đời bồi tàu lênh đênh theo sóng bể
Người đi hỏi khắp bóng cờ châu Mỹ, châu Phi
Những đất tự do, những trời nô lệ
Những con đường cách mạng đang tìm đi


Tôi rất thích bài thơ này, đã đọc đi đọc lại không biết bao nhiêu lần và lần nào cũng đầm đìa nước mắt. Còn bạn, bạn có khóc không? Tôi nghĩ, dù là người có trái tim sắt đá nhất, khi nghe bài thơ này cũng không thể nào kìm nén được xúc động. Bởi lẽ, Bác luôn là người lo trước cái lo thiên hạ và vui sau cái vui thiên hạ. Bởi lẽ, nỗi đau mất nước luôn canh cánh trong lòng: “Ăn một miếng ngon cũng đắng lòng vì Tổ quốc” và bởi lẽ lòng yêu nước của Người là không gì có thể so sánh nổi.

Đêm mơ nước, ngày thấy hình của nước
Cây cỏ trong chiêm bao xanh sắc biếc quê nhà
Ăn một miếng ngon cũng đắng lòng vì Tổ quốc
Chẳng yên lòng khi ngắm một nhành hoa

Ngày mai dân ta sẽ sống sao đây?
Sông Hồng chảy về đâu? Và lịch sử?
Bao giờ dải Trường Sơn bừng giấc ngủ
Cánh tay thần Phù Đổng sẽ vươn mây?

Rồi cờ sẽ ra sao? Tiếng hát sẽ ra sao?
Nụ cười sẽ ra sao?

Ơi, độc lập!

Xanh biết mấy là trời xanh Tổ quốc
Khi tự do về chói ở trên đầu

Kìa mặt trời Nga bừng chói ở phương Đông
Cây cay đắng đã ra mùa quả ngọt
Người cay đắng đã chia phần hạnh phúc
Sao vàng bay theo liềm búa công nông

Luận cương đến Bác Hồ. Và Người đã khóc
Lệ Bác Hồ rơi trên chữ Lênin
Bốn bức tường im nghe Bác lật từng trang sách gấp
Tưởng bên ngoài, đất nước đợi mong tin

Bác reo lên một mình như nói cùng dân tộc
"Cơm áo là đây! Hạnh phúc đây rồi!"
Hình của Đảng lồng trong hình của Nước
Phút khóc đầu tiên là phút Bác Hồ cười


Tôi tâm đắc và cảm động vô cùng giây phút Bác vui mừng và xúc động khi tìm ra con đường giải phóng dân tộc. “Lệ Bác Hồ rơi trên chữ Lênin” đong sao hết niềm vui của Bác khi tiếp cận Luận cương của Lênin, đếm sao đầy những giọt nước mắt Người đã rơi vì nỗi đau dân tộc: “Trời từ đây chẳng xanh màu xứ sở - Xa nước rồi, càng hiểu nước đau thương”. Vậy mà, “Phút khóc đầu tiên là phút Bác Hồ cười”, có phải là điều kỳ lạ lắm không? Vâng, kỳ lạ là ở chỗ ấy, có nhiều người khi đọc qua sẽ đáp ngay rằng chủ thể ấy chính là Bác, Bác khóc chứ còn ai vào đây nữa? Nhưng nếu phân tích và tìm hiểu sâu hơn về bài thơ, điều thú vị nằm ở đó và nó tạo nên cái hay, cái độc đáo của tác phẩm. Con đường cứu nước, chính là con đường khai sinh ra đất nước, là “đi tìm hình của nước” giống như tiêu đề bài thơ. “Phút khóc đầu tiên” đó chính là phút khóc chào đời, xin cho tôi mượn những lời bình của TS. Chu Văn Sơn về giây phút chào đời ấy: “Đất nước Việt Nam mới đã chính thức tượng hình trong Bác, đã có mặt trên đời vào thời điểm Lệ Bác Hồ rơi trên chữ Lênin. Phút khóc đầu tiên của nó, tiếng khóc chào đời của nước Việt Nam trứng nước đã chuyển hóa thành tiếng cười tột cùng sung sướng của nhà cách mạng”. Để rồi, khi Người mang Luận cương Lênin, mang ánh sáng cách mạng về quê nhà: “Kìa, bóng Bác đang hôn lên hòn đất - Lắng nghe trong màu hồng, hình đất nước phôi thai” thì đất nước Việt Nam độc lập, tự do đã thực sự sản sinh từ đó.

Bác thấy:

dân ta bưng bát cơm mồ hôi nước mắt

Ruộng theo trâu về lại với người cày
Mỏ thiếc, hầm than, rừng vàng, bể bạc
Không còn người bỏ xác bên đường ray

Giặc nước đuổi xong rồi. Trời xanh thành tiếng hát
Điện theo trăng vào phòng ngủ công nhân
Những kẻ quê mùa đã thành trí thức
Tăm tối cần lao nay hóa những anh hùng

Nước Việt Nam nghìn năm Đinh Lý Trần Lê
Thành nước Việt nhân dân trong mát suối
Mái rạ nghìn năm hồng thay sắc ngói
Những đời thường cũng có bóng hoa che

Ôi! Đường đến với Lênin là đường về Tổ quốc...
Tuyết Mat-xcơ-va sáng ấy lạnh trăm lần
Trong tuyết trắng như đọng nhiều nước mắt
Lênin mất rồi. Nhưng Bác chẳng dừng chân

Luận cương của Lênin theo Người về quê Việt
Biên giới còn xa. Nhưng Bác thấy đã đến rồi
Kìa, bóng Bác đang hôn lên hòn đất
Lắng nghe trong màu hồng, hình đất nước phôi thai


Toàn bộ bài thơ là sự xúc động của tác giả trước vẻ đẹp lớn lao, kỳ vĩ của Chủ tịch Hồ Chí Minh, là việc khắc họa hình ảnh một con người siêu phàm nhưng bằng xương bằng thịt, bằng những biến cố lịch sử, bằng chính cuộc đời và sự nghiệp cách mạng của Người.

Có phải vì từ lâu rồi Bác đã sống trong tim của mỗi người dân Việt nên tác phẩm này chiếm được cảm tình của độc giả? Hay bởi những câu thơ quá chân thật và đầy xúc cảm của nhà thơ? Tôi nghĩ có lẽ cả hai yếu tố này đều góp phần làm nên thành công của tác phẩm. Cảm ơn nhà thơ Chế Lan Viên đã tái hiện sống động hình ảnh Bác Hồ chân thật, bình dị và gần gũi đến vậy. Cảm ơn Bác đã tạo nên hình hài đất nước, để hôm nay, cháu và những người đang ngồi đây không chỉ có hòa bình, cơm no, áo ấm, mà chúng cháu còn có thể tự hào nói rằng chúng cháu đang góp một phần công sức của mình để đưa nước Việt Nam “sánh vai với các cường quốc năm châu” như lời Bác hằng mong ước.

Hơn lúc nào hết tôi muốn thét lên một cách tự hào rằng: “Tôi là người Việt Nam, tôi yêu dân tộc Việt Nam”.

Bình luận (0)
Tường Vy
28 tháng 6 2019 lúc 23:30

Người đi tìm hình của nước sao lại là của Nguyễn Đình Thi vậy cô?

Bình luận (0)
Madoka
Xem chi tiết
Nguyễn Mai Linh
2 tháng 8 2017 lúc 11:18

+ 'lũ chúng ta' - lớp thi sĩ tiền chiến ( nhà thơ , trí thức , tiểu tư sản học sinh...) Khái niệm : lũ chúng mình , lũ chúng ta , ... đc nói đến nhiều trong thơ ca , khi nhân vật trữ tình xuất hiện nhằm diễn đạt 1 tâm sự , 1nỗi niềm chân thành sâu kín , cần giao cảm , trang trải ., đây cũng là một lối nói tâm tình của CHẾ LAN VIÊN , MANG HIỆU QUẢ nghệ thuật tạo nên tính đa thanh trong giọng điệu
+các hàm nghĩa sâu sắc , tạo nên tính đa nghĩa : ' ngủ' - sự chìm đắm trong u mê , 'đè nát ' - sự quằn quại đau thương , đáng buồn , ' đựng '- châm biếm 1 lối sống quá tầm thường , ' yên ngủ' - an phận thủ thường
+các tính từ góp phần sáng tao h/ả , gây án tượng c/x và thẩm mĩ đặc sắc: hẹp , con , đẹp
- tu từ hoán dụ , tượng trưng
+giường chiếu hẹp: c/s chật chội tầm thường
+giấc mơ con , cuộc đời con : ước mơ nhỏ nhoi , c/đ nhạt hẽo , tầm thường , đáng buồn
+một tà áo đẹp : hạnh phúc vật chất tầm thường
+1 mái nhà yên...: 1 lối sống yên phận
Qua đó ta thấy đc chất suy cảm , chất trí tuệ đc biểu đạt qua 1 hệ thống hình tượng đẹp
- điệp từ 'con , một ' làm cho giọng thơ giàu âm hưởng , ý thơ đc nhấn mạnh , gợi ra niềm xót xa về1 quá khứ nhạt nhẽo tầm thường
Tóm lại đây là 1 đoạn thơ hay , dặc sắc , cho thấy dấu ấn bút pháp nghệ thuật thơ chế lan viên , ngôn ngữ chọn lọc tinh tế vừa hình tượng vừa biểu cảm , chất trí tuệ hoà trong h/ả đầy chất thơ, các biện pháp tu từ vận dụng sáng tạo , độc đáo , tạo nên tính đa thanh và đa nghĩa trong thơ
Ngoài ra đặt đoạn thơ trong toàn bài mới thấy đc dụng ý nghệ thuật sâu sắc của t/g : đặt cái tôi hỏ bé tầm thườngv tương phản với người chiến sĩ đi tìm hình đất nc đã khác hoạ cốt cách vĩ đại , phi thường của bác hồ , giàu lòng yêu nc , có chí lớn và lí tưởng cao đẹp...

​Chúc bạn học tốt leuleu

Bình luận (0)
Nguyễn Mai Linh
2 tháng 8 2017 lúc 12:10

nhớ tick cho mình nha ok

Bình luận (0)
Trương Tố Phàm
Xem chi tiết
Bùi Hà My
22 tháng 3 2020 lúc 16:37

bn lên mạng mà tìm

Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa
Linh
22 tháng 3 2020 lúc 16:52

lên mạng mà tìm

Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa
LUU MINH TRANG
Xem chi tiết
ngô boitran
2 tháng 7 2019 lúc 19:35

Nội dung : nói về lời ru

Bình luận (0)
LUU MINH TRANG
3 tháng 7 2019 lúc 9:24

Cảm ơn bạn

Bình luận (0)
Bảo Anh
23 tháng 5 2021 lúc 20:25

mik ko biet

Bình luận (0)
Hoàng Thế Anh
Xem chi tiết
MiNe
30 tháng 8 2020 lúc 19:41

Bài làm

Bác Hồ-người cha già kính yêu của dân tộc.Bác là người luôn tự thôi thúc bản thân mang hạnh phúc ấm no đến cho hàng triệu người dân Việt Nam khác.Bác luôn dành một tình thương lớn lao với mọi người.Bác nhiều đêm thức trắng vì lo cho dân tộc,lo cho hành phúc của người Việt Nam ta.Bác quên bản thân vì lợi ích của hàng triệu người khác.Bác thật quá cao cả và bao dung đến chúng ta.Vì vậy,khi Bác ngủ,chúng ta hãy nhẹ chân vì tỏ lòng tôn kính đến Bác,trăng yên lặng cúi đầu vì sợ Người thức giấc.Cuộc đời Bác đầy sóng gió từ thời trai trẻ.Bác lo cho dân,cũng vì để cho đàn 'con' được êm ấm nghỉ.Nay Người ngủ,ta nguyện canh cho Người...

Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa
Huy Pham Quoc
Xem chi tiết
✿✿❑ĐạT̐®ŋɢย❐✿✿
2 tháng 2 2021 lúc 16:33

Những phép so sánh : In đậm.

a) Những ngôi sao thức ngoài kia 

Chẳng bằng mẹ đã thức vì chúng con 

Đêm nay con ngủ giấc tròn  

Mẹ ngọn gió của con suốt đời. 

(Trần Quốc Minh) 

b) Tâm hồn tôimột buổi trưa hè 

(Tế Hanh) 

c) Con đi trăm núi ngàn khe  

 Chưa bằng muôn nỗi tái tê lòng bầm. 

(Tố Hữu) 

d) Bóng Bác cao lồng lộng 

Ấm hơn ngọn lửa hồng. 

Bình luận (1)
Hàn Tiểu Diệp
Xem chi tiết
_Guiltykamikk_
5 tháng 3 2018 lúc 12:21

.

Đề dài vậy ngại đọc lắm!

.

Bình luận (0)
Ngọc Khánh Nguyễn
Xem chi tiết
Diễm Nguyễn
Xem chi tiết
Ngọc Nguyễn Minh
24 tháng 12 2016 lúc 21:45

hãy phân tích cái hay cái ddpj trong bài thơ sau

chúng ta hãy bước nhẹ chân nhẹ nữa

trăng ơi trăng hãy yên lặng cúi đầu

suốt cuộc đời bác có ngủ yên đâu

nay bác ngủ chung ta canh giac ngủ

 

(Chúng con canh giấc ngủ bá hồ ơi !---Hải như )

Nghệ thuật

Điệp ngữNhân hóaNói giảm nói tránh
Bình luận (0)
Trục Thanh
22 tháng 2 2017 lúc 22:45

Mình cũng đang cần gấp câu này, bạn nào có lòng luận bút thành văn giùm cái!!!

Bình luận (0)