tìm các từ láy và phép so sánh trong bài thơ Lượm và nêu tác dụng của nó
tìm những từ láy trong hai khổ thơ đầu của bài "Lượm" ,nó có tác dụng gì
Refer:
Các từ láy: Loắt choắt , xinh xinh,thoăn thoắt ,nghênh nghênh.
Tác dụng: Làm giàu âm điệu ,đoạn thơ trở nên sinh động .sử dụng biên pháp tu từ làm nổi rõ hình ảnh chú bé liên lạc vui tươi yêu đời tham gia cách mạng
Tìm các từ láy và biện pháp tu từ được sử dụng trong khổ thơ 2 và khổ thơ 3 của bài thơ "Lượm".
Em cho biết việc sử dụng các fg láy và biện pháp tu từ ấy có tác dụng gì trong việc thể hiện nội dung của 2 khổ thơ trên.
Chú bé loắt choắt,
Cái xắc xinh xinh,
Cái chân thoăn thoắt,
Cái đầu nghênh nghênh,
Ca-lô đội lệch,
Mồm huýt sáo vang,
Như con chim chích,
Nhảy trên đường vàng...
Sử dụng phép tu từ so sánh và sử dụng từ láy cho bài văn thêm sinh động, hồn nhiên vui tươi, thơ ngây đúng như cái tuổi của Lượm- cái tuổi đượm nhiều kỉ niệm và mơ ước, thể hiện sự nhanh nhẹn của chú bé khi làm công việc liên lạc!
từ chim chích không phải từ láy mà là 2 từ đơn nha bạn
chim là chỉ loài vật còn chích là tên của loài vật
Trong bài thơ Lượm của Tố Hữu có đoạn: Chú bé loắt choắt......Nhảy trên đường vàng
a, Phép so sánh ở đoạn thơ trên độc đáo ở chỗ nào?
Em hãy phân tích cái hay của phép so sánh độc đáo trong đoạn thơ
b, Các từ láy trong đoạn thơ thuộc từ loại nào? Tác dụng?
a) Trong đoạn thơ trên, nhà thơ Tố Hữu đã sử dụng rất tinh tế biện pháp so sánh.
Chú bé Lượm, một chú bé “loắt choắt” với “cái xắc xinh xinh”, “cái chân thoăn thoắt”, “cái đầu nghênh nghênh”, “ca lô đội lệch”, “mồm huýt sáo vang”, khiến tác giả liên tưởng đến hình ảnh “con Chim Chích nhảy trên đường vàng”. Chim Chích là loài chim gần gũi với hình ảnh những làng quê Việt Nam. Chim Chích nhỏ nhưng nhanh nhẹn, rất đáng yêu. So sánh hình ảnh chú bé Lượm với hình ảnh con chim chích, nhà thơ đã gợi lên dáng vẻ nhỏ nhắn, hoạt bát, tinh nghịch của chú. Không chỉ vậy, đó còn là “con Chim Chích nhảy trên đường vàng”. Hình ảnh “đường vàng” gợi đến hình ảnh con đường đầy nắng vàng mà chú bé Lượm đang tiến bước. “Con đường vàng” ấy cũng chính là con đường vinh quang của cách mạng mà Lượm đang dũng cảm bước đi.
Hình ảnh chú bé Lượm trong những câu thơ trên đã được lặp lại ở cuối bài thơ, đó giống như những dòng hồi ức, những dòng tưởng niệm về người đồng chí nhỏ của tác giả. Hình ảnh chú bé hồn nhiên, đáng yêu ngân vang mãi trong những dòng thơ cuối bài như một lời nhắn nhủ: Lượm sẽ còn sống mãi trong trái tim mỗi chúng ta.
b) -Từ láy là : loắt choắt (láy bộ phận). xinh xinh(láy toàn phần), thoăn thoắt, (láy bộ phận) ,nghênh nghênh (láy toàn phần).
Về giá trị biểu cảm:
- Tỉ lệ từ láy khá cao trong hai khổ thơ.
- Những từ láy làm rõ được tính cách của Lượm.
- Những từ láy thể hiện thái độ của nhà thơ mến yêu, trân trọng đối tượng miêu tả.
- Nhờ sử dụng từ láy đúng lúc, đúng chỗ, đúng mức, Lượm trở nên chú bé sinh động, đáng yêu.
Chỉ ra các biện pháp tu từ trong bài thơ đêm nay bác không ngủ và lượm chọn một câu và nêu tác dụng của phép tu từ đó
Các biện pháp tu từ đó là: So sánh, Ẩn Dụ và Biểu cảm
Hc tốt!?
Bài Đêm nay bác ko ngủ
_ Phép ẩn dụ :
+ Người cha
_ Tác dụng :
+ Phép ẩn dụ giúp câu văn diễn đạt thêm gợi hình, gợi cảm, tăng sức hấp dẫn, lôi cuốn người đọc.
+ Gợi ra hình ảnh một người cha luôn yêu thương, chăm sóc, bao bọc cho đứa con của mình, ở đây là những anh chiến sĩ.
+ Thể hiện tài năng liên tưởng, tưởng tượng sáng tạo của tác giả, đồng thời bộc lộ tình cảm yêu quý, kính trọng của tác giả dành cho Bác.
Bài Lượm
_ Phép so sánh : như con chim chích nhảy trên đường vàng.
_ Tác dụng :
+ Hình ảnh so sánh làm cho lời văn diễn đạt thêm gợi hình, gợi cảm, gây ấn tượng và tăng sự hấp dẫn.
+ Nhấn mạnh vẻ hồn nhiên trong sáng, hoạt bát, nhanh nhẹn của chú bé Lượm.
+ Thể hiện sự liên tưởng, tưởng tượng độc đáo, sáng tạo của tác giả. Đồng thời bộc lộ tình cảm yêu quý của tác giả dành cho Lượm.
Tìm các từ láy trong bài thơ. Chọn một từ để giải thích nghĩa và nêu tác dụng của việc dùng từ láy đó.
- Từ láy: đêm đêm, leng keng, sớm sớm, chiều chiều, lao xao, véo von, khúc khích, lửng lơ, xao xuyến, thẹn thò, ngọt ngào.
- Chọn một từ để giải thích nghĩa và nêu tác dụng: lao xao.
+ Nghĩa: là từ láy dùng chỉ những âm thanh hoặc tiếng động nhỏ rộn lên xen lẫn vào nhau, nghe không rõ, không đều
+ Tác dụng trong câu thơ: thể hiện được vẻ đẹp, trạng thái và sự vận động của thiên nhiên, từ đó làm cho những hình ảnh thiên nhiên trong bài thơ hiện lên có linh hồn, màu sắc hơn.
- Tìm các câu tục ngữ,ca dao,thành ngữ có sử dụng phép so sánh
- Tìm các câu văn có sử dụng phép so sánh trong văn bản ''Bài học đường đời đầu tiên'' và '' Sông nước Cà Mau''
-Tìm phép so sánh được sử dụng trong bài thơ lượm
1.Các câu ca dao:
1.anh em cùng một mẹ cha
cũng như cây cọ sinh ra nhiều cành
2.trên trời mây trắng như bông
ở giữa cánh đồng, bông trắng như mây
3.ua đình ngả nón trông đình
đình bao nhiêu ngói thương mình bấy nhiêu
4.cày đồng đang buổi ban trưa
mồ hôi thánh thót như mưa ruộng cày
5. Thân em như ớt trên cây
càng tươi ngoài vỏ, càng cay trong lòng
Các câu tục ngữ,thành ngữ:
6.Rách như tổ đỉa
7.Rối như bòng bong
8. Nhũn như chi chi
9. Nợ như chúa chổm
10. Lật đật như sa vật ống vải.
2.Những câu văn có sử dụng phép so sánh trong bài học đường đời đầu tiên:
-Những ngọn cỏ gẫy rạp, y như có nhát dao vừa lia qua.
-Hai cái răng đen nhánh lúc nào cũng nhai ngoàm tìgoạp như hai lưỡi liềm máy làm việc.
-Cái chàng Dế Choắt, người gầy gò và dài lêu nghêu như một gã nghiện thuốc phiện.
-Đã thanh niên rồi mủ cánh chỉ ngắn cùn đến giữa lưng, hở cả mạng sườn như người cởi trần mặc áo ghi-lê.
-Đến khi định thần lại, chị mới trợn tròn mắt, giương cánh lên, như sắp đánh nhau.
-Mỏ Cốc như cái dùi sắt, chọc xuyên cả đất.
.
tìm từ láy trong bài thơ "Lời của cây" và nêu tác dụng của từ láy đó?
- Tìm các câu tục ngữ,ca dao,thành ngữ có sử dụng phép so sánh
- Tìm các câu văn có sử dụng phép trong văn bản Bài học đường đời đầu tiên và Sông nước Cà Mau
- Tìm phép so sánh được sử dụng trong bài thơ lượm
TÁc dụng của các từ láy trong bài thơ lượm là?
giúp miêu tả rõ nét về hình dáng của lượm , làm cho người đọc cảm nhận được sự hồn nhiên , nhanh nhẹn , trong sáng của chú bé lượm trong đoạn thơ
Biện pháp tu từ của khổ thơ thứ 3 bài "Lượm" và nêu rõ tác dụng của nó.
Biện pháp tự từ ở đoạn 3 của bài thơ lượm là:như con chim chích.Tác dụng:cho ta thấy chú bé lượm là một người dũng cảm không sợ vất vả,gian lao.Chúc bạn học tốt❤️❤️❤️