Vì sao đến mùa thu cây cối lại rụng lá
Trong đoạn văn sau, cây bàng ở mỗi mùa đều được gợi tả bằng hình ảnh tiêu biểu nào?
Em thích nhất hình ảnh cây bàng vào mùa nào? Vì sao?
"Mùa đông, cây vươn dài những cành khẳng khiu trụi lá. Xuân sang, cành trên, cành dưới chi chít những lộc non mơn mởn. Hè về, những tán lá xanh um che mát cả sân trường. Thu đến, từng chùm quả chín vàng trong kẽ lá."
mk thử :
hình ảnh tiêu biểu :
a, mùa đông :
- Cây vươn lên và trụi trơ ko còn lá
b, Mùa xuân :
- Là cây bàng đâm trôi nhưng cành lá mơn mởn .
c, Mùa hè :
- Lá um tùm bao cảnh sân trường
d, Mùa thu
Có những quả chín
Tôi thích nhất mùa Hè vì nó nhiều lá xanh um tùm
Trông rất đẹp .
hok tốt
trước sân trường có 1 cây bàng to lớn . Dưới gốc cây bàng nổi lên nhiều cái u rất to , cành lá bàng xòe ra rất rộng , mùa đông lá bàng màu đỏ . Mùa hè lá bàng lại màu xanh . Viết 7 đến 8 câu tả lại sự thay đổi của cây bàng
Ngôi trường thân yêu của tôi có rất nhiều loại cây cho bóng mát. Nhưng có lẽ không cây nào có bóng tre rợp mát bằng cây bàng. Nó đứng sừng sững giữa sân trường này không biết từ bao giờ chỉ biết từ khi tôi đặt chân đến trường đã thấy bàng rồi.
Nhìn từ xa, cây bàng như một chiếc ô khổng lồ nhiều tầng xoè tán chùm bóng mát cả một khoảng sân trường rộng cho chúng tôi vui chơi giải trí sau mỗi giờ học căng thẳng. Lại gần cây bàng tròn, thẳng mầu nâu sẫm như dãi giầu qua nhiều năm tháng. Cây bàng là một loại cây rất nhậy cảm với sự thay đổi của bốn mùa. Nhìn lá bàng người ta có thể nhận biết chính xác các mùa trong năm.
Vào mùa thu, khi tiết trời se lạnh những chiếc lá bàng to như hai bàn tay người lớn vốn mầu xanh đâm chuyển sang mầu vàng gạch quăn dần mép lá rồi vồng lên như hình mo cau. Lúc này nó đó biến sang mầu đỏ tía và khi những chị gió thu tinh nghịch thổi đến nó vội vã bứt ra khỏi cành chao liệng giữa không trung i hệt những cánh tay vẫy chào tạm biệt nơi đã sinh ra mình. Nhìn những chiếc lá bàng nằm trải dài trên sân trường trông mới tuyệt làm sao!
Cứ thế, những chiếc lá bàng chuyển dần mầu sắc cho đến khi những cơn gió lạnh buốt từ phương Bắc tràn về thì cây bàng không còn một chiếc lá nào nữa. Còn lại những cành trơ trụi trông có vẻ khẳng khiu gông mình chịu đựng cái rét lạnh buốt của mùa đông nhưng trong những cành khẳng khiu ấy vẫn trần trề nhựa sống.
Rồi tiết trời như ấm lại, xuân đã về. Chỉ một tuần thôi thì những trồi non xanh li ti đã điểm hết những cành to, cành nhỏ. Thoáng cái đã thấy mầu xanh non bao phủ lấy toàn thân cây và chuyển dần sang mầu xanh đậm. Những chiếc lá của tầng thấp, tầng cao phát triển nhanh đến kì lạ. Từ bé bằng bàn tay trẻ nhỏ mà nay đã phè phè như cái quạt mo.
Cho đến khi mùa hạ về, lá vàng rợp mát cả một khoảng sân và đây là thời điểm mà tụi nhỏ chúng tôi tụm năm tụm bẩy vui đùa nhảy nhót hết sức thỏa mái vào những giờ chơi dưới gốc bàng mát rượi thân yêu này. Bàng còn là nơi gọi chim về tụ hội ca hát nhảy múa trong vòm lá. Càng tô điểm cho cây vẻ đẹp mĩ miều.
Tụi nhỏ chúng tôi yêu cây bàng này lắm bởi nó đã gắn bó với ngôi trường tôi. Nó còn là nơi chứng kiến bao kỉ niệm vui buồn của chúng tôi. Dù mai này có phải xa mái trường, xa cây bàng yêu dấu này thì hình ảnh về cây bàng mãi mãi in đâm trong tâm trí tôi.
trước sân trường có 1 cây bàng to lớn . Dưới gốc cây bàng nổi lên nhiều cái u rất to , cành lá bàng xòe ra rất rộng , mùa đông lá bàng màu đỏ . Mùa hè lá bàng lại màu xanh . Viết 7 đến 8 câu tả lại sự thay đổi của cây bàng
( Ai nhanh mk tick !!!!! )
khi hết mùa hoa bàng, những cái lá trên cây cuối cùng cũng rời xuống sân trường kia.Cành bàng ko còn một chiếc lá nào trông cây bàng như người ko xương.Khi mùa hè lại sang , cành là xum xuê xòe ra.Cây có rất nhiều lá , làm cho khoảng sân râm .Cây bàng còn có quả to bằng nắm tay.Những quả bàng ấy có lúc rơi xuống
Thế là mùa đông rét mướt đã ra đi. Mùa xuân xinh đẹp lại về, cây cối đâm chồi nảy lộc, trăm hoa đua nở, vạn vật đầy sức sống mới.Em hãy văn tả cảnh nơi em ở vào mùa xuân tươi đẹp đó. ( mong mọi người giup em vs ạ)
Thế là một năm bận rộn đã qua đi, để lại cho ta bao cảm giác mới lạ và không khí se lạnh vào ngày đầu tiên của năm mới. Vậy là mùa xuân đã đến.
Thời tiết tuy lạnh nhưng trời lại hửng lên, mang theo hơi ấm của mùa xuân. Nhìn ra cửa sổ, bầu trời trong xanh, những cô mây, cậu mây bồng bềnh như những que kẹo bông đang chơi đùa với gió. Ông mặt trời vàng rực chiếu những tia nắng vàng ấm áp, mượt mà xuống mặt đất. Hai bên đường, hàng cây trơ trụi lá không còn nữa, thay vào đó là những chồi non mơn mởn. Trên cây, những chú chim họa mi hót líu lo như muốn chào đón nàng tiên mùa xuân. Khu phố em ở đã được quét dọn và sơn mới. Nó vui vẻ, hãnh diện khi có bộ cánh mới đón tết. Nhà nào cũng treo những lá cờ đỏ sao vàng bay phất phới. Không khí phấn khởi, náo nức chuẩn bị đón tết bao chùm khắp không gian. Mọi vật đều thay đổi.
Ai cũng hân hoan và vui vẻ, gạt bỏ những âu lo, bộn bề trong năm. Không còn vẻ mặt đăm chiêu hay những tiếng gắt gỏng. Ra đường mọi người cùng chúc nhau năm mới may mắn, vạn sự như ý. Tất cả trở nên tình cảm hơn. Bọn trẻ em được bố mẹ mừng tuổi và mua quần áo mới, trông đứa nào cũng đẹp, cũng xinh. Những tiếng nô đùa, reo hò làm không khí ngày xuân thêm tưng bừng. Những cửa hàng bánh, mứt chật kín người. Những cành hoa đào, mai được bày bán khắp phố. Mọi người tấp nập đi sắm tết.
Ngày xuân làm mọi người thêm gần nhau hơn, làm cho không khí thêm náo nhiệt, nhộn nhịp. Những người đi xa trở về quê hương, nhà nào cũng sum họp bên nhau đông đủ. Em rất thích mùa xuân.
sinh mùa đông tử mùa hè , lá ba khe cay trăm trẽ . sinh rồi lại tử
cây gì vậy các bạn ????
Vì sao quanh nhà có nhiều cây xanh , sông , hồ chúng ta lại cảm thấy dễ chịu , nhất là vào mùa hè ?
có nhiều cây xanh chúng ta sẽ thở một cách dễ dàng và thoải mái vì cây xanh cung cấp cho con người khí oxi và thải khí cacbonic độc hại . gần sông hồ ta thấy mát mẻ vì có đủ độ ẩm.
* chú ý: không nên trong quá nhiều cây xanh trong nhà đặc biệt khi đi ngủ ko được đóng kín cửa vì trong quá trình hô hấp vào ban đêm của cây xanh lấy khí oxi thải khí cacbonic bạn sẽ bị ngạt thở vì ko có ko khí từ bên ngoài vào chỉ có trong quá trình quang hợp vào ban ngày cây xanh mới thải ra khí oxi còn ban đêm thải khí cacbonic
Chúng ta cảm thấy mát vì các lý do sau :
- Cây xanh thải ra một lượng hơi nước và ôxi lớn
- Sông, hồ thải ra một lượng hơi nước lớn
Vì vậy nên ta cảm thấy mát, nhất là vào mùa hè
-Vì cây xanh tạo ra lượng hơi nước và khí oxi lớn. -Vì sông,hồ tạo ra lượng hơi nước lớn.
Trong thiên nhiên có những sự biến đổi thật kì diệu :mùa đông lá bàng chyển sang màu đỏ rồi rụng hết,sang xuân chi chít những mầm non nhú lên tràn trề nhựa sống .
Em hãy tưởng tượng và viết thành 1 câu chyện có các nhân vật :Cây Bàng,Đất Mẹ,lão già mùa đông, nàng tiên mùa Xuân để gợi tả điều kì diệu ấy.
- Chạm tay vào lá trinh nữ, hiện tượng xảy ra
- Sau năm phút, dùng thước kẻ chạm vào lá cây trinh nữ, hiện tượng xảy ra
- Vì sao lá cây trinh nữ cụp lại khi ngón tay ta chạm vào?
- vì sao co người có phản ứng toát mồ hôi khi nóng?
- Dùng kim nhọn châm nhẹ vào đầu, đuôi và ở giữa trên cơ thể giun đất và phản ứng của giun đất
- Hãy mô tả phản ứng của giun đất khi bị châm nhẹ vào các vị trí khác nhau trên cơ thể
- Vì sao giun đất có thể cảm nhận và phản ứng lại khi bị kim châm?
giúp em với em đang cần gấp ạ
- Chạm tay vào lá cây trinh nữ, những cánh lá sẽ bị cụp lại.
- Sau năm phút, dùng thước kẻ chạm vào lá cây trinh nữ, những cánh lá cũng sẽ bị cụp lại.
- Cây xấu hổ còn được gọi là cây trinh nữ. Khi bị đụng nhẹ, nó lập tức thể hiện ngay sự "e lệ" của mình bằng cách khép những cánh lá lại. Nếu bạn nặng tay, nó sẽ phản ứng cực kỳ mau lẹ. Chừng 10 giây, tất cả các lá đều cụp xuống.Điều này có liên quan tới "tác dụng sức căng" của lá xấu hổ. Ở cuối cuống lá có một mô tế bào mỏng gọi là bọng lá, bên trong chứa đầy nước. Khi bạn đụng tay vào, lá bị chấn động, nước trong tế bào bọng lá lập tức dồn lên hai bên phía trên. Thế là phần dưới bọng lá xẹp xuống như quả bóng xì hơi, còn phía trên lại như quả bóng bơm căng. Điều đó làm cuống lá sụp xuống, khép lại. Khi một lá khép lại, nó sẽ đưa tín hiệu kích thích lan rộng đến các lá khác, khiến chúng cũng lần lượt khép lại. Nhưng chỉ ít phút sau, bộ phận dưới bọng lá lại dần đầy nước, lá lại xoè ra nguyên dạng như cũ.
- Con người đổ mồ hôi để hạ nhiệt cơ thể hay nói cách khác, con người đổ mồ hôi để duy trì thân nhiệt (Chúng ta đều biết rằng, con người là động vật hằng nhiệt, chúng ta luôn cần duy trì thân nhiệt ở một nhiệt độ nhất định, khoảng 37oC. Mỗi khi nhiệt độ cơ thể có dấu hiệu tăng lên, não phát tín hiệu cho các tuyến mồ hôi hoạt động, tiết ra mồ hôi, là hỗn hợp của nước và muối. Đồng thời các mạch máu dưới da giãn ra. Chính sự bốc hơi của mồ hôi sẽ mang đi nhiệt lượng và làm mát các mạch máu dưới da. Sau đó, hệ tuần hoàn sẽ mang dòng máu mát đi khắp cơ thể. Thân nhiệt sẽ dần dần giảm xuống).
- Thí nghiệm với giun:
+ Khi dùng kim nhọn châm nhẹ vào đầu giun: Giun co lại rất nhanh
+ Khi dùng kim nhọn châm nhẹ vào giữa trên cơ thể giun đất: Giun co lại chậm hơn
+ Khi dùng kim nhọn châm nhẹ vào đuôi giun: giun co lại chậm hơn nữa
=> Giun đất có thể cảm nhận và phản ứng lại khi bị kim châm là do có sự điều khiển của hệ thần kinh (dạng chuỗi hạch).
Một buổi sáng em đi đến trường sớm để trực nhật. Bỗng em thấy một cây bàng non trong sân trường bị bẻ gãy cành rụng lá. Điều gì sẽ xảy ra. Em hãy tưởng tượng cuộc nói chyện của em với cây bàng non.
Giúp mình nhé,cảm ơn nhiều.