Những câu hỏi liên quan
Quana Phạm
Xem chi tiết
Sơn Mai Thanh Hoàng
5 tháng 2 2022 lúc 21:54

biện pháp tụ từ trong bài thơ là : nhân hóa

phân tích : hai câu thơ được trích trong bài thơ ngụ ngôn " ông đồ " của nhà thơ vũ đình liên.

giấy đỏ buồn không thấm

mực đọng trong nguyên sầu

ở đây , tác giả đã sử dụng biện pháp nghệ thuật nhân hóa " buồn , đọng " thể hiện nổi buồn thê lương của ông . chút lưu luyến , thương tiết cuối cùng của lòng người cũng không có , khiến cảnh tựng nơi ông đồ ngồi viết trở nên thê lương , ẩm đạm vô cùng . những người đồng điệu yêu thích thư pháp này còn đâu để bút nguyên mực tươi rói , thơm phức mùa xuân nào , nay chỉ còn phủ lên lớp bụi thời gian - nổi buồn nhân thế

sky12
5 tháng 2 2022 lúc 22:25

-Biện pháp nghệ thuật được sử dụng trong hai câu thơ:

 “Giấy đỏ buồn không thắm

  Mực đọng trong nghiên sầu”?

   + Biện pháp nhân hóa giấy đỏ buồn,mực và nghiên sầu

   + Biện pháp đối giữa thanh nặng ở "chữ đọng,chữ mực: và thanh bằng ở "chữ sầu"

   Tác dụng:Hai biện pháp nghệ thuật đã khắc họa hình ảnh ông đồ thời tàn đầy cô đơn, thê lương,buồn bã và bẽ bàng thậm chí còn lan sang cảnh vật xung quanh như giấy,mực và nghiên.Đặc biệt cảm xúc xót xa,thương tiếc của tác giả được bộc lộ sâu sắc

 

Trần Mun
Xem chi tiết
Đỗ Tuệ Lâm
23 tháng 8 2023 lúc 10:18

Chỉ ra: giấy đỏ, mực, nghiên.

Phân tích tác dụng: tăng giá trị diễn đạt cảm xúc của ông đồ cùng tâm trạng nhà thơ rằng buồn, sầu khi mọi người không còn thích những giá trị văn hóa truyền thống như xin chữ vào ngày Tết nữa. Đồng thời câu thơ giàu giá trị gợi hình ảnh quen thuộc như giấy đỏ, mực, nghiên càng thể hiện đúng mạch cảm xúc lời thơ. Qua đó gây ấn tượng và hấp dẫn đọc giả hơn.

Trần Mun
Xem chi tiết
Đoàn Trần Quỳnh Hương
23 tháng 8 2023 lúc 10:32

Trường từ vựng: mực, giấy đỏ, nghiên

Tác dụng: 

- Tăng tính biểu hình biểu đạt cho đoạn thơ gây ấn tượng với người đọc

- Qua đó cho thấy những sự vật bên cạnh ông đồ như được thổi hồn và cũng mang tâm trạng và suy nghĩ buồn tủi của ông đồ 

- Thể hiện sự cảm thông dành cho ông đồ một cách thầm kín qua sự vật gần gũi

Đào Trí Bình
23 tháng 8 2023 lúc 10:37

làm giống hương ấy

31_ Minh Nhật
Xem chi tiết
Tryechun🥶
2 tháng 2 2023 lúc 9:31

“ Giấy đỏ buồn không thắm ; Mực đọng trong nghiên sầu...”

`-` Nghệ thuật:Nhân hóa(từ ngữ cho thấy đc nghệ thuật:buồn,đọng)

`-` Phân tích:Ở 2 câu thơ trên tác giả muốn nói lên nỗi buồn của ông đồ khi không có khác,mà ko có khách thì giấy và mực chả đc sử dụng nữa.Nói lên rằng nghề viết thư pháp chả còn đc ư chuộn gì ở thời này.Nghệ thuật nhân hóa cũng đã nói lên nỗi buồn của ông đồ,vì ko còn đc ai đến thuê viết thư pháp nữa,tác giả muốn chia sẻ sự cảm thông với ông đồ qua 2 câu thơ đó

\(#TaiHoc24\)

Pham Do Ha An
Xem chi tiết
Nguyền Hoàng Minh
Xem chi tiết
Đỗ Tuệ Lâm
4 tháng 8 2023 lúc 7:43

Bài 1: Hai câu thơ, văn sau đây chỉ ra thuộc phép tu từ nào?

 -  Giấy đỏ buồn không thắm => Phép tu từ nhân hóa

  Mực đọng trong nghiên sầu. => Phép tu từ nhân hóa

 - Cày đồng đang buổi ban trưa

Mồ hôi thánh thót như mưa rộng cày. => Phép tu từ so sánh

Bài 2: Vận dụng kiến thức đã học về một số phép tu từ vựng để phân tích nét nghệ thuật độc đáo của những câu thơ sau:

a, Người ngắm trăng soi ngoài cửa sổ

Trăng nhòm khe cửa ngắm nhà thơ

Phân tích nét nghệ thuật độc đáo: nhân hóa trăng "nhòm" làm câu thơ trở nên gợi hình ảnh sinh động, độc đáo khi trăng có hành động giống với con người (ở đây là nhà thơ) cho thấy sự gắn bó giữa người và trăng, họ là bạn nhau, trăng là tri kỉ của con người. Từ đó câu thơ bật được cảm xúc bạn bè gần gũi giữa con người và thiên nhiên hấp dẫn độc giả hơn.

b, Mặt trời của bắp thì nằm trên đồi

Mặt trời của mẹ, em nằm trên lưng

Phân tích nét nghệ thuật độc đáo: điệp ngữ "mặt trời" và hoán dụ "mặt trời" từ chỉ đứa con của mẹ làm câu thơ vừa có tính liên kết chặt chẽ không gò bó vừa gợi rõ tình cảm mẹ con. Đồng thời câu thơ thêm giàu giá trị gợi hình sinh động hơn, giàu giá trị cảm xúc hấp dẫn đọc giả.

Hai Anh
Xem chi tiết
Nguyễn Thị Ngọc Anh
16 tháng 1 2022 lúc 17:54

Tham khảo:
Qua bài thơ Ông Đồ của nhà thơ Vũ Đình Liên. Ta có thể cảm nhận được các hình ảnh tươi vui nhộn nhịp ngày chữ nho còn hưng thịnh mỗi khi dịp tết đến xuân về và sự đau thương, tiếc nuối trước vẻ đẹp văn hóa dần bị quên lãng và suy tàn. Cái hình ảnh cô đơn của Ông Đồ lúc chữ nho không còn được trọng dụng thể hiện rõ nét trong hai câu thơ :

Giấy đỏ buồn không thắm

Mực đọng trong nghiên sầu

Từng câu chữ bình dị nhưng lại thể hiện nên một khung cảnh rất sầu. Những tờ giấy đỏ đâu còn được thảo lên những dòng chữ Rồng bay Phượng múa, đỏ nhưng đã trở nên nhạt màu hơn. Còn cây bút ngày trước hoạt động liên hồi biết bao nhiêu giờ đây lại gác ở đấy. Mực đọng lại như giọt nước mắt không được thấm vào giấy đỏ. Chỉ với hai câu thơ, tác giả đã vẽ nên một bức tranh đầy tĩnh lặng và u sầu ngày chữ nho bị quên lãng giữa dòng đời nhộn nhịp.. 

Trương Gia Phong
Xem chi tiết
Kieu Diem
27 tháng 1 2021 lúc 20:43

Bai 1 

“Giấy đỏ” là giấy dùng để viết chữ của ông đồ. Thứ giấy ấy rất mỏng manh, chỉ một chút ẩm ướt giấy cũng có thể phai màu. "Giấy đỏ buồn không thắm”, “không thắm” bởi đã lâu ngày không được dùng đến nên phôi pha, úa tàn theo năm tháng. Mực cũng vậy: "mực đọng trong nghiên sầu”. Đó là thứ mực tàu đen thẫm, dùng để viết chữ lên “giấy đỏ”. Khi viết, phải mài mực rồi dùng bút lông họa lên những nét chữ “Như phượng múa rồng bay”. Nhưng nay “Mực đọng trong nghiên” có nghĩa là mực đã mài từ lâu, đã sẵn sàng cho bàn tay tài hoa của ông đồ thực hiện phép màu nhưng đành đợi chờ trong vô vọng. Các từ “buồn”, “sầu” như thổi hồn vào sự vật. Nhờ phép nhân hóa này, nỗi sầu tủi về thân phận của ông đồ như đã thâm sâu vào từng sự vật, nó bao trùm không gian và đè nặng mỗi tấm lòng. 

Bai 2

Hình ảnh “lá vàng” gợi đến sự tàn phai, rơi rụng. Nhưng đầu xuân sao lại có “lá vàng”? "Lá vàng rơi trên giấy”, giấy ấy chính là “Giấy đỏ buồn không thắm”. Hình ảnh “lá vàng” gợi đến thân phận ông đồ trong bài thơ. Ông đã bị xã hội bỏ rơi, ông đã gắng níu kéo cuộc đời thầm lặng bẽ bàng ngồi bên lề phố “đông người qua” nhưng so với thời đại mới đang sục sôi, bon chen thì ông chỉ là chiếc lá úa tàn đang rụng rơi cay đắng. Nỗi buồn ấy âm thầm và tê tái, nó khiến cơn mưa xuân vốn chứa đựng sức sống bền bỉ, dai dẳng cũng trở thành đìu hiu, xót xa:

“Ngoài giời mưa bụi bay”. “Giời” chứ không phải là “trời”. Đó là cách gọi của dân gian, của những “người muôn năm cũ", trong đó có ông đồ. Câu thơ gợi cái ngước nhìn buồn thẳm của ông trước làn mưa bụi nhạt nhòa. Dẫu chỉ là mưa bụi, mưa bay nhưng nó cũng đủ sức xóa mờ đi dấu vết của cả một lớp người. Âu cũng bởi lớp người ấy quá mong manh, bé nhỏ!

Lê Thị Quý Uyên
Xem chi tiết