Quan sát hình 17.1, hãy xác định và nêu ý nghĩa vị trí địa lí của vùng.
Quan sát hình 17.1 (SGK trang 62), hãy xác định và nêu ý nghĩa vị trí địa lí của vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ.
- Phía Bắc giáp với Trung Quốc (các tỉnh Vân Nam và Quảng Tây), phía tây giáp Lào (vùng Thượng Lào), phía đông nam giáp biển, phía nam giáp với vùng Đồng bằng sông Hồng và vùng Bắc Trung Bộ.
- Ý nghĩa của vị trí địa lí:
+ Nằm gần sát với chí tuyến Bắc, nên khí hậu phân hóa có mùa đông lạnh làm cho tài nguyên sinh vật trở nên đa dạng
+ Có điều kiện giao lưư kinh tế và văn hoá với Trung Quốc, Lào và Đồng bằng sông Hồng và Vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ.
Quan sát hình 23.1 (SGK trang 82), hãy xác định giới hạn lãnh thổ và nêu ý nghĩa vị trí địa lí của vùng.
- Bắc Trung Bộ là một dãy đất hẹp ngang, kéo dài từ dãy Tam Điệp ở phía Bắc tới dãy Bạch Mã ở phía Nam.
- Phía bắc giáp Trung du và miền núi bắc bộ, vùng Đồng bằng sông Hồng, phía nam giáp Duyên hải Nam Trung Bộ, phía tây giáp Lào, phía đông là Biển Đông.
- Ý nghĩa địa lý của vùng:
+ Là cầu nối giữa Bắc Bộ với phía nam đất nước.
+ Là cửa ngõ của các nước Tiểu vùng sông Mê Công ra Biển Đông và ngược lại. Bắc Trung Bộ như là ngã tư đường đôi với trong nước và các nước trong khu vực
Quan sát hình 28.1 (SGK trang 102), hãy xác định giới hạn lãnh thổ và nêu ý nghĩa vị trí địa lí của vùng ?
- Tây Nguyên giáp Đông Nam bộ và Duyên hải Nam Trung Bộ, phía tây giáp Hạ Lào và Đông Bắc Cam-pu-chia. Là vùng duy nhất ở nước ta không giáp biển.
- Tây Nguyên có vị trí đặc biệt quan trọng về quốc phòng và xây dựng kinh tế. Vị trí ngã ba biên giới giữa 3 nước: Tây Nguyên (Việt Nam), Hạ Lào (Lào), Đông Bắc Cam-pu-chia (Cam-pu-chia) đem lại cho Tây Nguyên lợi thế về độ cao ở phía nam bán đảo Đông Dương cũng như cơ hội liên kết với các nước trong khu vực; Do đó Tây Nguyên có nhiều điều kiện để mở rộng giao lưư kinh tế, văn hoá với các vùng trong nước và các nước trong Tiểu vùng sông Mê Công.
Quan sát hình 23.1, hãy xác định giới hạn lãnh thổ và nêu ý nghĩa của vị trí địa lí của vùng.
+ Giới hạn lãnh thổ vùng Bắc Trung Bộ:
- Bắc Trung Bộ là dải đất hẹp ngang, kéo dài từ dãy Tam điệp ở phía Bắc tới dãy Bạch Mã ở phía nam, phía tây giáp Lào, phía đông giáp Biển Đông.
- Gồm 6 tỉnh: Thanh Hóa, Nghệ An, Hà tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên - Huế.
+ Ý nghĩa vị trí địa lí vùng Bắc Trung Bộ:
- Là cầu nối giữa phía Bắc và phía Nam nước ta, nằm trên các trục giao thồn huyết mạch của đất nước (quốc lộ 1, đường Hồ Chí Minh, đường sắt Thống Nhất…).
- Cửa ngõ của các nước Tiểu vùng sông Mê Công (Lào, thái Lan, Mianma) ra Biển Đông và ngược lại.
- Giáp vùng biển giàu tiềm năng (thủy sản, du lịch, giao thông vận tải biển…)
- Nằm trong vùng chịu ảnh hưởng của bão, gió phơn Tây Nam.
-> Có ý nghĩa chiến lược đối với sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, có điều kiện giao lưu hợp tác với các nước trong khu vực và thế giới, có điều kiện giao lưu hợp tác với các nước trong khu vực và thế giới, có thế mạnh về kinh tế biển, nhưng cũng có nhiều khó khăn do thiên tai (bão, lũ lụt, khô hạn, nạn cát bay…)
Trả lời:
- Bắc Trung Bộ hẹp ngang, kéo dài. Phía bắc giáp vùng Đồng bằng sông Hồng, phía nam giáp Duyên hải Nam Trung Bộ, phía tây giáp Lào, phía đông là Biển Đông.
- Bắc Trung Bộ là cầu nối Bắc Bộ với các vùng phía nam; là cửa ngõ của các nước Tiểu vùng sông Mê Công ra Biển Đông và ngược lại. Bắc Trung Bộ như là ngã tư đường đôi với trong nước và các nước trong khu vực.
+ Giới hạn lãnh thổ vùng Bắc Trung Bộ:
- Bắc Trung Bộ là dải đất hẹp ngang, kéo dài từ dãy Tam điệp ở phía Bắc tới dãy Bạch Mã ở phía nam, phía tây giáp Lào, phía đông giáp Biển Đông.
- Gồm 6 tỉnh: Thanh Hóa, Nghệ An, Hà tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên - Huế.
+ Ý nghĩa vị trí địa lí vùng Bắc Trung Bộ:
- Là cầu nối giữa phía Bắc và phía Nam nước ta, nằm trên các trục giao thồn huyết mạch của đất nước (quốc lộ 1, đường Hồ Chí Minh, đường sắt Thống Nhất…).
- Cửa ngõ của các nước Tiểu vùng sông Mê Công (Lào, thái Lan, Mianma) ra Biển Đông và ngược lại.
- Giáp vùng biển giàu tiềm năng (thủy sản, du lịch, giao thông vận tải biển…)
- Nằm trong vùng chịu ảnh hưởng của bão, gió phơn Tây Nam.
-> Có ý nghĩa chiến lược đối với sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, có điều kiện giao lưu hợp tác với các nước trong khu vực và thế giới, có điều kiện giao lưu hợp tác với các nước trong khu vực và thế giới, có thế mạnh về kinh tế biển, nhưng cũng có nhiều khó khăn do thiên tai (bão, lũ lụt, khô hạn, nạn cát bay…)
Dựa vào hình 35.1 (SGK trang 126), hãy xác định ranh giới và nêu ý nghĩa vị trí địa lí của vùng.
- Đồng bằng sông Cửu Long nằm ở vị trí liền kề phía tây vùng Đông Nam Bộ , phía bắc giáp Cam – pu – chia, phía tây nam giáp vịnh Thái Lan, phía đông nam là biển Đông.
- Ý nghĩa vị trí địa lý của vùng:
+ Về mặt địa lí tự nhiên, đồng bằng sông Cửu Long nằm ở phần cực nam đất nước. Khí hậu cận xích đạo, có mùa mưa, mùa khô rõ rệt. Nhiệt độ, bức xạ trung bình năm cao, lượng mưa khá lớn tạo điều kiện tốt để phát triển nông nghiệp , nhất là cây lúa nước.
+ Giáp Đông Nam Bộ , một vùng kinh tế phát triển năng động, đồng bằng sông Cửu Long nhận được sự hỗ trợ nhiều mặt như công nghiệp chế biến, thị trường tiêu thụ và xuất khẩu.
+ Giáp Cam – pu – chia; qua tuyến đường thủy trên sông Mê Công, có thể giao lưu với các nước trong lưu vực sông Mê Công.
+ Ba mặt là đường biển dài, thềm lục địa rộng với nguồn dầu khí lớn đã được thăm dò và đang được khai thác sẽ tác động mạnh tới sự nghiệp CNH, HDH ở vùng đồng bằng sông Cửu Long và các vùng khác. Nguồn lợi hải sản khá dồi dào. Điều kiện nuôi trồng và đánh bắt thủy , hải sản thuận lợi
Hệ quả tất yếu là có lợi thế giao lưu kinh tế, văn hóa với các vùng trong nước, với tiểu vùng sông Mê Công và các nước trong khu vực.
Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam hãy xác định vị trí, giới hạn lãnh thổ của vùng Trung du và Miền núi Bắc Bộ? Nêu ý nghĩa vị trí địa lí của vùng?
Tham khảo
Trung du và miền núi Bắc Bộ là vùng lãnh thổ phía bắc, chiếm 30,7% diện tích và 14,4% dân số cả nước (năm 2002).
I. Vị trí địa lí và giới hạn lãnh thổ
Trung du và miền núi Bắc Bộ là vùng lãnh thổ phía bắc, diện tích lớn nhất cả nước (chiếm 30,7% diện tích) và 14,4% dân số cả nước (năm 2002).
Các tỉnh, thành phố:
+ 4 tỉnh Tây Bắc: Điện Biên, Lai Châu, Sơn La, Hòa Bình.
+ 11 tỉnh Đông Bắc: Lào Cai, Yên Bái, Phú Thọ,Hà Giang, Tuyên Quang, Cao Bằng, Lạng Sơn, Bắc Cạn, Thái Nguyên, Bắc Giang và Quảng Ninh.
- Vị trí tiếp giáp:
+ Giáp Thượng Lào, Nam Trung Quốc. → Có ý nghĩa về an ninh quốc phòng và giao lưu kinh tế.
+ Đồng bằng Sông Hồng, Bắc Trung Bộ. → Tạo điều kiện để giao lưu về kinhh tế - xã hội.
+ Vịnh Bắc Bộ → Phát triển kinh tế biển.
Vị trí: Vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ là vùng lãnh thổ phía Bắc nước ta :
+ Phía Bắc giáp Trung Quốc
+ Phía Nam giáp vùng Bắc Trung Bộ
+ Phía Tây giáp Lào
+ Phía Đông giáp Vịnh Bắc Bộ
Giới hạn lãnh thổ:
+ Đường biên giới dài giáp Nam Trung Quốc và Thượng Lào.
+ Đường bờ biển kéo dài từ Móng Cái đến Quảng Yên
Ý nghĩa của vị trí địa lí :
+Có vị trí chiến lược về an ninh quốc phòng.
+ Có điều kiện giao lưu kinh tế với các vùng kinh tế trong nước cũng như với Lào, Trung Quốc....
+ Phát triển kinh tế cả đất liền và kinh tế biển.
Dựa vào hình 31.1 (SGK trang 114), hãy xác định ranh giới và nêu ý nghĩa vị trí địa lí của vùng Đông Nam Bộ.
- Phía Bắc và đông bắc giáp Tây Nguyên, Duyên hải Nam Trung Bộ, phía nam và tây nam giáp đồng băng sông Cửu Long, phía tây và tây bắc giáp Cam – pu – chia và đông nằm giáp biển đông.
- Ý nghĩa:
+ Là cầu nối Tây Nguyên, Duyên hải Nam Trung Bộ với Đồng bằng sông Cửu Long; nối giữa đất liền với Biển Đông giàu tiềm năng, đặc biệt tiềm năng về dầu khí trên thềm lục địa phía Nam.
+ Giáp Đồng bằng sông Cửu Long là vùng trọng điểm lương thực — thực phẩm số một của cả nước; giáp Tây Nguyên là vùng giàu tài nguyên rừng, cây công nghiệp, đặc biệt là cây cà phê. Biển Đông đem lại cho Đông Nam Bộ tiềm năng khai thác dầu khí ở thềm lục địa, nuôi trồng và đánh bắt thuỷ sản, phát triển du lịch, dịch vụ kinh tế biển.
+ Từ TP. Hồ Chí Minh (khoảng 2 giờ bay) có thể tới hầu hết thủ đô các nước trong khu vực Đông Nam Á, tạo ra lợi thê giao lưu kinh tế và văn hoá với các nước trong khu vực.
Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam hãy xác định vị trí, giới hạn lãnh thổ của vùng Bắc Trung Bộ? Nêu ý nghĩa vị trí địa lí của vùng?
tham khảo:
- Bắc Trung Bộ là dải đất hep ngang, kéo dài từ dãy Tam Điệp ở phía bắc tới dãy Bạch Mã ờ phía nam.
- Gồm 6 tỉnh, thành phố:
+ Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế.
- Vị trí tiếp giáp:
+ Phía Nam: giáp Duyên hải Nam Trung Bộ.
+ Phía Bắc giáp TDMNBB và ĐBSH.
+ Phía Tây: giáp Lào.
+ Phía Đông: giáp biển Đông rộng lớn.
- Ý nghĩa:
+ Bắc Trung Bộ là cầu nối giữa các tỉnh phía Bắc và phía Nam của đất nước.
+ Là cửa ngõ của các nước láng giềng ra biển Đông.
+ Dễ dàng giao lưu, phát triển kinh tế với Đồng bằng sông Hồng là vùng có nền kinh tế phát triển năng động, văn hóa, khoa học kĩ thuật phát triển.
Quan sát hình 26.1 xác định vị trí địa lí của Châu Phi? Ý nghĩa của kên đào Xuyê với giao thông đường biển?
ko bít hình 26.1 như nào
tham khảo
ý nghĩa của kênh Xuy-ê:
- Giảm cước phí và thời gian vận chuyển, tăng khả năng cạnh tranh của hàng hoá.
- Tránh được ảnh hưởng của thiên tai,an toàn hơn cho người và hàng hoá
- Đem lại nguồn thu lớn cho Ai-cập thông qua thuế hải quan
- Thúc đẩy giao lưu kinh tế giữa châu Âu, châu Phi, châu Á
ý nghĩa của kênh Xuy-ê:
- Giảm cước phí và thời gian vận chuyển, tăng khả năng cạnh tranh của hàng hoá.
- Tránh được ảnh hưởng của thiên tai,an toàn hơn cho người và hàng hoá
- Đem lại nguồn thu lớn cho Ai-cập thông qua thuế hải quan
- Thúc đẩy giao lưu kinh tế giữa châu Âu, châu Phi, châu Á