Quan sát hình 40, tìm những điểm giống nhau và khác nhau giữa bình nguyên và cao nguyên.
Quan sát hình 40, tìm những điểm giống nhau và khác nhau giữa bình nguyên và cao nguyên.
- Giống nhau: địa hình tương đối bằng phẳng, thuận lợi sản xuất nông nghiệp.
- Khác nhau:
+ Bình nguyên (đồng bằng) là dạng địa hình thấp, có độ cao tuyệt đối thường dưới 200m, được hình thành do phù sa của biển hay của các con sông bồi tụ hoặc do băng hà bào mòn. Bình nguyên thuận lợi cho việc trồng các loại cây lương thực và thực phẩm.
+ Cao nguyên là dạng địa hình cao, có độ cao tuyệt đối từ 500m trở lên và có sườn dốc, được hình thành do sự phong hóa của các loại đá (badan, vôi…) tạo thành. Cao nguyên thuận lợi cho việc trồng cây công nghiệp và chăn nuôi gia súc.
Bình nguyên và cao nguyên có những điểm giống nhau và khác nhau nào?
giống:bề mặt thấp tương đối bằng phẳng hoặc gợn sóng
khác:bình nguyên:độ cao tuyệt đối bé hơn hoặc bằng200m
ko có sườn
cao nguyên:độ cao tuyệt đối lớn hơn hoặc bằng 500m
có sườn dốc
Giống nhau: bề mặt tương đối bằng phẳng hoặc gợn sóng.
Khác nhau:
Bình nguyên: là dạng địa hình thấp, độ cao tuyệt đối dưới 200m, nhưng đôi khi cũng đạt tới 500m. Thường không có đồi dốc, tập trung nhiều dân cư, thích hợp trồng cây lương thực, thực phẩm. Có hai loại bình nguyên là: bình nguyên bào mòn và bình nguyên bồi tụ (do phù sa các con sông bồi đắp). Kinh tế ở bình nguyên phát triển hơn.
Cao nguyên: độ cao tuyệt đối trên 500m, địa hình dốc, dân cư thưa thớt chủ yếu là dân tộc ít người, là khu vực thích hợp trồng cây công nghiệp, chăn nuôi gia súc lớn. Kinh tế chậm phát triển hơn so với bình nguyên
Quan sát các hình 9.2 và 9.3, hãy rút ra những điểm giống nhau và khác nhau về quang hợp giữa thực vật C3 và thực vật C4.
Điểm giống nhau và khác nhau về quang hợp giữa thực vật C3 và thực vật C4.
* Giống nhau:
- Pha sáng
- Pha tối đều diễn ra chu trình Canvin.
* Khác nhau: Pha tối:
Tiêu chuẩn | Thực vật C3 | Thực vật C4 |
---|---|---|
Chất nhận CO2 đầu tiên | Ribulozo – 1,5 - diP | PEP |
Sản phẩm cố định CO2 đầu tiên | APG (3 cacbon) | AOA (4 cacbon) |
Tiến trình | Chỉ có 1 giai đoạn là chu trình Canvin (C3) xảy ra trong các tế bào nhu mô thịt lá | Gồm 2 chu trình: chu trình C4 và C3: + Giai đoạn 1: Chu trình C4 xảy ra trong tế bào nhu mô thịt lá. + Giai đoạn 2: Chu trình C3 xảy ra trong lục lạp của các tế bào bao bó mạch. |
Quan sát hình 7.3 và lập bảng liệt kê những đặc điểm cấu tạo giống nhau và khác nhau giữa tế bào thực vật và tế bào động vật
- Điểm giống nhau giữa tế bào động vật và tế bào thực vật:
+ Đều là tế bào nhân thực, được cấu tạo bởi 3 thành phần cơ bản là: Màng sinh chất, tế bào chất và nhân (nhân hoàn chỉnh có màng nhân bao bọc).
+ Tế bào chất đều được xoang hóa nhờ hệ thống nội màng.
+ Có cấu trúc phức tạp, đều có hệ thống các bào quan có màng và không có màng gồm nhân, ti thể, lưới nội chất, bộ máy Golgi, không bào, peroxisome, ribosome.
- Điểm khác nhau giữa tế bào thực vật và tế bào động vật:
Tế bào thực vật | Tế bào động vật |
Có thành cellulose bao quanh màng sinh chất | Không có thành cellulose bao quanh màng sinh chất |
Có lục lạp | Không có lục lạp |
Thường không có trung thể | Có trung thể |
Có không bào trung tâm lớn | Không có không bào hoặc có không bào nhưng có kích thước nhỏ |
Không có lysosome | Có lysosome |
Chất dự trữ là tinh bột, dầu | Chất dự trữ là glycogen, mỡ |
Quan sát hình 6.6 và nêu những đặc điểm giống nhau giữa tinh bột và glycogen, những đặc điểm khác nhau giữa tinh bột và cellulose về cấu tạo mạch carbon. Những đặc điểm này có gì liên quan đến chức năng dự trữ của tinh bột, glycogen và chức năng cấu trúc của cellulose?
Những đặc điểm giống nhau giữa tinh bột và glycogen là:
+ Đều là polysaccharide những hợp chất có cấu trúc đa phân
+ Các đơn phân glucose kết hợp với nhau bằng liên kết glycoside
+ Được hình thành do qua nhiều phản ứng ngưng tụ.
Những đặc điểm khác nhau giữa tinh bột và cellulose về cấu tạo mạch carbon:
+ Tinh bột: mạch phân nhánh bên
- Điểm giống nhau giữa tinh bột và glycogen:
+ Đều có cấu trúc đa phân mà đơn phân là glucose.
+ Mạch đều có sự phân nhánh (glycogen phân nhánh mạnh hơn).
+ Đều có chức năng dự trữ năng lượng.
- Điểm khác nhau giữa tinh bột và cellulose về cấu tạo mạch carbon là:
+ Tinh bột có 2 dạng cấu trúc xoắn hoặc phân nhánh. Nhìn chung, các loại tinh bột có cấu trúc ít phân nhánh.
+ Cellulose có dạng mạch thẳng, không phân nhánh, nhiều phân tử cellulose liên kết với nhau thành bó sợi dài nằm song song.
Có cấu trúc vững chắc là thành phần cấu tạo thành tế bào thực vật.
- Sự liên quan giữa cấu trúc đến chức năng dự trữ của tinh bột, glycogen và chức năng cấu trúc của cellulose:
+ Tinh bột là loại carbohydrate được dùng làm năng lượng dự trữ dài hạn ở thực vật vì tinh bột có cấu trúc ít phân nhánh, % tan trong nước không nhiều (khó sử dụng) phù hợp với thực vật có đời sống cố định, ít tiêu tốn năng lượng hơn động vật.
+ Glycogen là loại carbohydrate được dùng làm năng lượng dự trữ ngắn hạn ở động vật, một số loài nấm vì glycogen có cấu trúc phân nhánh nhiều, dễ phân hủy phù hợp với động vật thường xuyên di chuyển, hoạt động nhiều, đòi hỏi nhiều năng lượng hơn.
+ Cellulose được tạo nên từ những phân tử đường glucose liên kết với nhau dưới dạng mạch thẳng, không phân nhánh, tạo thành bó sợi dài nằm song song có cấu trúc vững chắc phù hợp để trở thành thành phần chính cấu tạo nên thành tế bào của thực vật cứng chắc.
1)_Quan sát các loại củ,tìm những đặc điểm chứng tỏ chúng là thân.
_ Kiểm tra cẩn thận các loại củ và phân loại chúng thành các nhóm dựa trên vị trí của nó so với mặt đất,hình dạng của củ.
_ Quan sát củ dong ta,củ rừng.Tìm những đặc điểm giống nhau giữa chúng.
_ Quan sát kĩ củ su hào,củ khoai tây.Ghi lại những điểm giống nhau và khác nhau giữa chúng.
_ Kiểm tra lại bằng cách xem và đối chiếu với H.18.1.
1.Chúng đều có chồi ngọn, chồi nách, lá
3.+Dều có chồi ngọn, chồi nách, lá -> Là thân
+ Phình to chứa chất dự trữ
Quan sát hình 25.2 và hình 25.4, cho biết điểm giống và khác nhau giữa virus cúm và HIV.
• Giống nhau:
- Đều được cấu tạo gồm 3 thành phần chính là: lõi nucleic acid, vỏ protein và vỏ ngoài.
- Lõi nucleic acid đều là RNA.
- Vỏ ngoài đều được cấu tạo từ phospholipid kép có các gai glycoprotein.
• Khác nhau:
Virus cúm A | HIV |
- Có vật chất di truyền gồm 7 đến 8 đoạn phân tử RNA ngắn. | - Chỉ chứa 2 phân tử RNA. |
- Có 2 nhóm gai glycoprotein được kí hiệu là H và N: + H có chức năng nhận biết và liên kết với các thụ thể đặc hiệu trên màng tế bào. + N là một loại enzyme có chức năng phá hủy tế bào chủ, giải phóng virus ra khỏi tế bào khi chúng được nhân lên. | - Chỉ có 1 nhóm gai glycoprotein giúp HIV liên kết được với các thụ thể đặc hiệu trên các tế bào bạch cầu của hệ miễn dịch ở người để xâm nhập vào các tế bào. |
- Không có enzyme phiên mã ngược: RNA của virus cúm khi vào trong tế bào được sử dụng như mRNA để dịch mã tạo ra các protein và làm khuôn để tổng hợp nên RNA làm vật liệu di truyền của các hạt virus mới. | - Có enzyme phiên mã ngược: RNA của virus HIV sử dụng RNA sợi đơn của virus được phiên mã thành DNA sợi đôi. Sau đó DNA này hợp nhất vào nhiễm sắc thể người. |
điểm khác nhau và giống nhau giữa đồi và cao nguyên
GIÚP MÌNH VỚI Ạ
- giống nhau : Bề mặt tương đối bằng phẳng. - khác nhau : Đồi : độ cao dưới 200 m + Cao nguyên : độ cao trên 500 m so với mực nước biển ,sườn dốc.
Điểm khác nhau giữa "đồi" và "cao nguyên" là:
1. Địa hình: Đồi là một dạng địa hình nhấp nhô, có độ cao thấp hơn so với môi trường xung quanh. Cao nguyên là một vùng đất phẳng hoặc nhẹ nhàng nâng cao, có độ cao lớn hơn so với môi trường xung quanh.
2. Độ dốc: Đồi thường có độ dốc nhẹ hoặc trung bình, trong khi cao nguyên có độ dốc ít hoặc không có độ dốc đáng kể.
3. Khí hậu: Cao nguyên thường có khí hậu lạnh hơn và có nhiều biến đổi khí hậu hơn so với đồi.
4. Đa dạng sinh học: Cao nguyên thường có đa dạng sinh học cao hơn do điều kiện địa lý và khí hậu khác biệt. Trong khi đó, đồi thường có đa dạng sinh học ít hơn.
Tuy nhiên, giống nhau giữa "đồi" và "cao nguyên" là cả hai đều là dạng địa hình đất liền và có thể có sự phân bố cây cỏ và động vật.
đây có đc ko bn.
Quan sát các phần bộ xương thỏ kết hợp với hình 47.1. Đối chiếu với bộ xương thằn lằn đã học, nêu những điểm giống và khác nhau giữa chúng.
- Giống nhau:
+ Xương đầu
+ Xương cột sống: xương sườn, xương mỏ ác
+ Xương chi: đai vai, đai hông, chi trên, chi dưới.
- Khác nhau:
Đặc điểm | Xương thỏ | Xương thằn lằn |
---|---|---|
Các đốt sống cổ | 7 đốt | Nhiều hơn |
Xương sườn | Kết hợp với đốt sống lung và xương ức tạo thành lồng ngực | Có cả ở đốt thắt lưng |
Xương các chi | Thẳng góc, nâng cơ thể len cao | Nằm ngang |