Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài

Những câu hỏi liên quan
Đinh Hoàng Yến Nhi
Xem chi tiết
Nguyễn Tuấn Dĩnh
16 tháng 6 2018 lúc 1:55

Hình ảnh con cá kiếm được miêu tả lặp đi lặp lại mang nhiều hàm ý

Mặc dù cho thấy đã ba ngày hai đêm theo đuổi con cá kiếm nhưng ông lão chưa nhìn thấy con cá

    + Ông cảm nhận con cá qua sợi dây, qua vòng lượn từ rộng tới hẹp, từ gần tới xa, cho thấy ông lão giàu kinh nghiệm

    + Hình ảnh của con cá chính là khát vọng, hoài bão của con người, con người luôn theo đuổi ước mơ cua mình một cách bền bỉ

Nguyễn Phương Lan
Xem chi tiết
thanh
27 tháng 10 2016 lúc 20:24

ông lão đối với cá vàng rất tử tế.Thái độ của cá vàng cũng giống như thái độ của thiên nhiên với những đòi hỏi quá đáng của mụ và sau mỗi lần ông ra biển thì biển ngày càng dữ dội hơn :

-Biển gợn sóng êm ả

-Biển xanh đã nổi sóng

-Biển xanh nổi sóng dữ dội

-Biển xanh nổi sóng mù mịt

-Một cơn dông tố kinh hoàng ...

Và những lần như thế thể hiện thái độ của thiên nhiên đối với ông lão

thanh
27 tháng 10 2016 lúc 20:26

Cuộc sống của ông lão đã thay đổi rất nhiều nhưng lại càng khổ hơn vì người nắm quyền la mụ già láo toét

thanh
27 tháng 10 2016 lúc 20:28

câu 3 mình ko biết giải thích bạn tự làm nhé

 

Đinh Hoàng Yến Nhi
Xem chi tiết
Nguyễn Tuấn Dĩnh
17 tháng 2 2017 lúc 5:27
Con cá trước khi chết Con cá sau khi chết

- Khổng lồ, đẹp: đuôi lớn hơi hai lưỡi hái lớn, màu tím hồng, thân hình đồ sộ

- Phẩm chất: khôn ngoan, kiên cường, chịu đựng…

→ Mang tầm vóc, vẻ đẹp, sự oai hùng, kì vĩ, duyên dáng

- Vẫn mang nét kiêu hùng:

+ Cố vùng vẫy, nhô lên phô diễn cái đẹp, không chấp nhận cái chết

+ Con cá trắng bạc, thẳng đơ, bồng bềnh trôi theo sóng

→ Vẫn kiêu hùng, kì vĩ

Đinh Hoàng Yến Nhi
Xem chi tiết
Nguyễn Tuấn Dĩnh
1 tháng 11 2018 lúc 5:59

+ Đoạn ( a) câu: " Thôi đừng lo lắng." và " Cứ về đi."

    + Đoạn (b ) câu: " Đi thôi con."

    - Đặc điểm hình thức: Có các từ cầu khiến "Thôi", "đi".

    - Câu cầu khiến ở những đoạn trên dùng để: yêu cầu và đề nghị.

Đinh Hoàng Yến Nhi
Xem chi tiết
Nguyễn Tuấn Dĩnh
27 tháng 4 2019 lúc 3:43

Hình ảnh các vòng lượn được lặp đi lặp lại nhiều lần thể hiện những cố gắng cuối cùng nhưng hết sức mãnh liệt, kiên trì của con cá kiếm nhằm tìm cách thoát khỏi sợi dây câu của ông lão để dành lại cuộc sống tự do, tự nhiên theo bản năng.

Đáp án cần chọn là: D

Sách Giáo Khoa
Xem chi tiết
Đức Tín
3 tháng 6 2017 lúc 11:15

Nhà văn miêu tả vẻ đẹp của con cá cũng là đề cao vẻ đẹp của con người. Đối tượng chinh phục càng cao cả, đẹp đẽ thì vẻ đẹp của người đi chinh phục càng được tôn lên. Cuộc đấu tranh gian nan với biết bao thử thách đau đớn đã tôn vinh vẻ đẹp của người lao động: giản dị và ngoan cường thực hiện bằng được ước mơ của mình.

Sách Giáo Khoa
Xem chi tiết
Bình Trần Thị
13 tháng 5 2017 lúc 21:22

- Ngoài việc miêu tả bằng lời của người kể chuyện, còn có loại ngôn từ trực tiếp nói lên hành động và thái độ của ông lão trước con cá kiếm, đó là ngôn ngữ đối thoại nội tâm của nhân vật ông lão Xan-ti-a-gô, cũng như cuộc "đối thoại" giữa ông lão với con cá kiếm.

Có lúc nó là độc thoại nội tâm, có lúc là đối thoại với con cá kiếm:

+ "Đừng nhảy, cá" - Lão nói - "Đừng nhảy!"

+ "Cá ơi" - ông lão nói - "Cá này, dẫu sao thì mày cũng sẽ chất. Mày muốn tao cùng chết nữa à?".

+ "Mày đừng giết tao, cá à?" - ông lão nghỉ - "Mày có quyền làm thế!". "Tao chưa từng thấy bất kì ai hùng dũng, duyên dáng, bình tĩnh, cao thượng hơn mày, người anh em ạ!".

- Ý nghĩa của lời phát biểu trực tiếp:

+ Khiến người đọc cảm thấy như đang trực tiếp chứng kiến sự việc

+ Hình thức đôi thoại này chứng tỏ Xan-ti-a-gô chiêm ngưỡng, coi con cá kiếm như một con người.

+ Vẻ đẹp của con người trong hành trình theo đuổi và đạt được ước mơ của mình.

Đoạn văn tiêu biểu cho phong cách viết độc đáo của Hê-minh-uê: luôn đặt con người đơn độc trước thử thách. Con người phải vượt qua thử thách, vượt qua giới hạn của chính mình để vươn tới và đạt được ước mơ, khát vọng của mình. Hai hình tượng ông lão và con cá kiếm đều mang ý nghĩa biểu tượng gợi ra nhiều tầng nghĩa của tác phẩm. Đoạn văn tiêu biểu cho nguyên lí "tảng băng trôi" của Hê-minh-uê.

Đinh Hoàng Yến Nhi
Xem chi tiết
Nguyễn Tuấn Dĩnh
28 tháng 11 2019 lúc 4:39

Bằng sự nhạy bén của ông già nhiều năm kinh nghiệm, ông đã huy động mọi khả năng vào cuộc chiến

    + Về thị giác: phán đoán con cá thông qua đường bơi nghiêng, sức căng của sợi dây

    + Về xúc giác: Cảm nhận được từng cử động của nó qua sợi dây

    + Ông lão đâm trúng con cá, nó vụt lên khỏi mặt nước, phô hết vẻ khổng lồ, sức lực

→ Các chi tiết được sắp xếp theo trình tự cuộc chinh phục cá kiếm, từ quan sát, cảm nhận khi con cá cố vùng vẫy để thoát rồi sau đó tới gần hơn.

Trịnh Thanh Lâm
Xem chi tiết